thời gian của DN. Đây là cơ sở để tính toán khoản trích lập dự phòng các khoản phải thu.
3.2.1.2 Về vấn đề khấu hao tài sản cố định
Đối với tài sản cố định trong các DNNY, thống kê cho thấy đa phần các doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, rất ít doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao khác, mặc dù chuẩn mực kế toán và Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, ngày 12-12-2003 của Bộ Tài chính, đều có quy định tất cả có 3 phương pháp khấu hao tài sản cố định, đó là:
Phương pháp khấu hao đường thằng.
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Sau khi tham khảo một số ý kiến của các DN niêm yết cho biết lý do không được sự thống nhất của cơ quan thuế, thiết nghĩ đây cũng là vấn đề cần được các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét lại, vì trong giai đoạn hiện nay các loại hình tài sản cố định trên thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng, có tốc độ hao mòn vô hình tăng nhanh do sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, các cơ quan quản lý nên linh động cho từng doanh nghiệp có giải trình về thay đổi trong cách tính toán hao mòn tài sản cố định, trước hết nhằm mục đích bảo toàn vốn và phản ảnh đúng thực trạng tài sản cố định của doanh nghiệp, sau nữa đáp ứng tình hình chung của đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
Tài sản cố định có khấu hao nhanh sẽ mau thu hồi vốn, tạo điều kiện cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động và hiệu quả hoạt động kinh doanh, như thế lợi nhuận cũng tăng lên, tức là thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng theo tương ứng.
Mặt khác DN khấu hao nhanh giá trị tài sản cố định, sau khi tài sản hết khấu hao, nếu còn tiếp tục được dùng trong sản xuất kinh doanh thì sẽ không còn khấu hao. Như vậy, lợi nhuận thấp ở những năm đầu, sẽ tăng lên ở những năm sau, tổng
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam - 6
- Các Giải Pháp Hoàn Thiện Vấn Đề Công Bố Thông Tin Của Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam.
- Hoàn Thiện Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá Chất Lượng Của Thông Tin Được Công Bố
- Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam - 10
- Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
số cũng không có gì khác biệt, nhưng lại tạo ra thuận lợi cho doanh nghiệp trong công tác sử dụng và quản lý tài sản cố định.
Tuy nhiên, tác động của phương pháp khấu hao là ảnh hưởng đến lợi nhuận
của doanh nghiệp, nếu khấu hao nhanh sẽ giảm lợi nhuận hiện tại từ đó:
- Khoản thu thuế bị giảm ảnh hưởng đến số thu của cơ quan thuế địa phương.
- Cổ tức của các cổ đông giảm sút, sẽ tác động tâm lý nhà đầu tư, kéo theo sự sụt giảm giá cổ phiếu của công ty.
Như vậy các DNNY cần xem xét cách tính khấu hao như thế nào để hài hoà, phù hợp với lợi ích của các chủ thể có liên quan, đồng thời tạo ra thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc quản lý tài sản cố định, và phương pháp khấu hao này phải được thuyết minh rò trong BCTC.
3.2.1.3 Về đánh giá tổng tài sản của doanh nghiệp
Nhằm để có thể đánh giá được khả năng bảo toàn vốn của doanh nghiệp, trong TMBCTC phải có thông tin so sánh mức biến động giữa tài sản và nguồn vốn cuối niên độ kế toán của DN. Tham khảo IFRS về giá trị hợp lý của tài sản tại thời điểm lập BCTC, TMBCTC cần có một mục trình bày phần đánh giá nói trên, nội dung đề nghị như sau:
A. Tình hình tài sản
1. Tổng giá trị tài sản tính đến 31.12.năm …. : …………………..đồng
2. Các khoản ghi giảm tài sản trong năm: …………………..đồng
2.1 Trích quỹ phúc lợi: …………………..đồng
2.2 Trích quỹ khen thưởng: …………………..đồng
2.3 Cổ tức phải trả: …………………..đồng
3. Tổng tài sản cuối kỳ: (1) – (2) …………………..đồng
4. Nợ phải trả …………………..đồng
5. Tổng tài sản thuần: (3) – (4) …………………..đồng
6. Chỉ số lạm phát (do GSO công bố): ………………….…..%
7. Giá trị tài sản thuần thực ước tính {(5) x (1- (6))}:…………………..đồng
B. Tình hình nguồn vốn
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu: …………….……..đồng
C. Chênh lệch (A.7) – (B.1): ( >0 : + ; <0 : -) ..………………… đồng
D. Phần tự đánh giá về tình hình tài sản doanh nghiệp của Ban Giám đốc:
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
3.2.1.4 Về tính pháp lý của báo cáo tài chính :
- BCTC trong CBTT phải là BCTC hợp pháp, tức là có đầy đủ con dấu và chữ ký trong trường hợp là BCTC giữa niên độ.
- Nếu là BCTC năm, ngoài những yêu cầu trên BCTC còn phải được công bố tất cả các nội dung theo quy định như : báo cáo của Ban giám đốc (Ban Tổng giám đốc), Báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính đã được kiểm toán và các báo cáo khác theo yêu cầu của UBCKNN (nếu có),
- Các chức danh trong các báo cáo phải được ký theo đúng quy định, trường
hợp không đúng phải công bố giấy ủy quyền kèm theo.
- Trong TMBCTC đề nghị có thêm một dòng:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: …………………………………..
- Các BCTC có kiểm toán phải có ý kiến kiểm toán viên là chấp nhận toàn phần, nếu có khoản ngoại trừ trọng yếu, doanh nghiệp phải công bố công văn giải trình nội dung ngoại trừ, các phương án xử lý và phải cam kết thực hiện đúng thời gian.
3.2.2. Giải pháp về phạm vi và hình thức công bố thông tin
- Điều kiện đầu tiên là các DNNY phải xây dựng trang web của chính mình và quản lý tốt, đây là giải pháp mang tính cơ bản trong nội dung công bố thông tin. Thông tin được đưa ra công chúng bằng nhiều kênh khác nhau sẽ đảm bảo yếu tố
kịp thời và cân xứng cho các đối tượng có nhu cầu cần thông tin, phục vụ mục đích
phân tích và ra quyết định đầu tư.
- Tài liệu được công bố trên cổng thông tin điện tử phải là các văn kiện có đầy đủ tư cách pháp lý, tức là phải đầy đủ chữ ký đúng chức danh, con dấu, giấy ủy quyền (nếu có) và các quy định khác của pháp luật.
- Các biểu mẫu quy định trong CBTT cần loại bớt các nội dung thừa, bổ sung các thông tin thiếu ví dụ: mẫu CBTT-02, CBTT-03 trong Thông Tư 38/2007/TT- BTC cần xem lại, nên chọn hình thức bổ sung các thông tin trong quy định trên vào báo cáo của Ban Giám đốc và bản TMBCTC, cũng như cần trình bày thêm chi tiết doanh thu so sánh giữa quý trước và quý này để nhà đầu tư đủ thông tin đánh giá.
- Báo cáo kiểm toán bắt buộc phải đăng toàn văn và phải có giải trình, các biện pháp xử lý nếu trong báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên có ý kiến ngoại trừ, và nếu là các vấn đề cần phải có thời gian mới xử lý được như xác định công nợ, thẩm định tài sản …, thì phải xác định rò thời gian công bố xử lý, đồng thời kèm theo thư xác nhận của kiểm toán viên phụ trách kiểm toán BCTC cho từng vấn đề cụ thể về ý kiến ngoại trừ trong BCTC.
- Các cơ quan quản lý phải có lộ trình theo dòi, kiểm tra, giám sát và xử lý những sai phạm định kỳ và đột xuất trong việc CBTT của các DNNY, nhằm mục đích đưa dần việc CBTT đi vào quy củ và nề nếp, đây là yếu tố cơ bản nhằm phát triển thị trường ổn định, bền vững.
3.2.3. Giải pháp về điều kiện và trách nhiệm công bố thông tin
- Quy định về điều kiện và trách nhiệm công bố thông tin phải cụ thể, rò ràng với những đối tượng có trách nhiệm phải cung cấp thông tin theo quy định, tuy nhiên trong tình hình hiện nay, trường hợp quá tải thông tin, thường xảy ra do hiện nay các công ty đại chúng đăng ký với UBCKNN đến thời điểm 31/12/2008 là 896 công ty, vì vậy nên chăng phải có quy định thêm thời gian cho việc công bố vì lý do phương tiện công bố thông tin chưa đáp ứng kịp.
- Tổng chung các yếu tố gây trở ngại trong việc công bố BCTC, các cơ quan quản lý nên xem xét tăng thêm thời gian cho các công ty có mức vốn lớn, số công ty con và đơn vị trực thuộc nhiều, DN đóng trên địa bàn kinh tế có giao thông đi lại khó khăn …, thời gian đề nghị là 1 tháng (30 ngày) cho BCTC giữa niên độ, và trong vòng 4 tháng (tương đương 120 ngày) cho BCTC có kiểm toán cuối niên độ cuả các DNNY.
- Ngoài ra UBCKNN cũng phải quy định cả với những cơ quan quản lý trực tiếp như SGDCK về thời gian công bố nhằm đảm bảo thông tin có thể đến với NĐT trong thời gian ngắn nhất, tránh tình trạng thời gian thông tin nằm chờ tại các cơ quan trung gian khá dài, đây cũng là nguyên nhân xảy ra tình trạng rò rỉ thông tin công bố trong những năm vừa qua (đề nghị quy định: nếu là ngày làm việc phải công bố trong ngày, trường hợp bất khả kháng có thể chậm trễ, nhưng thời gian chậm trễ không quá 2 ngày, kể cả trường hợp là ngày thứ bảy và chủ nhật).
3.2.4. Giải pháp đánh giá chất lượng thông tin công bố
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán cần có văn bản quy định về các mức độ ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán nếu có, từ mức độ bắt phải giải trình vấn đề ngoại trừ, các giải pháp xử lý, cho đến các trường hợp vi phạm trọng yếu, có thể bắt buộc phải thanh tra, hoặc kiểm toán lại, đồng thời cũng nên hướng dẫn cụ thể về trình tự thực hiện công việc kiểm toán mà DN phải thực hiện, nhằm tránh các lỗi sai cơ bản mà các DN có thể vấp phải như không mời công ty kiểm toán tham gia kiểm kê tài sản DN cuối kỳ, các khoản quy định trong xác nhận công nợ phải thu, phải trả, các vấn đề có liên quan đến miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…
- Ý kiến của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán cần quy định rò mức độ ngoại trừ trọng yếu, nếu có ảnh hưởng đến BCTC kiểm toán viên phải nói rò vấn đề ngoại trừ sẽ có ảnh hưởng như thế nào, trong báo cáo kiểm toán và đồng thời phải
có ý kiến căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán hiện hành, tránh trường hợp phát biểu
chung chung cho có lệ.
- Các cơ quan quản lý phải xây dựng một hệ thống thang điểm để đánh giá chất lượng thông tin của các DNNY công bố trong năm, cuối năm có tổng kết đánh giá việc thực hiện trách nhiệm CBTT và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng để các nhà đầu tư có thể so sánh, đánh giá.
- Các cơ quan điều hành vĩ mô TTCK nên tăng cường thêm một số chức năng cho các tổ chức hiệp hội chuyên ngành, tổ chức kiểm tra chéo, đánh giá tình hình thực hiện các công tác có liên quan đến thông tin được công bố trên TTCK.
3.2.5. Giải pháp xử lý các vi phạm – các biện pháp chế tài
Đơn vị trực tiếp theo dòi giám sát, thanh tra các tổ chức cá nhân hoạt động trên TTCK hiện nay do Ban thanh tra UBCKNN dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBCKNN, văn bản quy định về công tác này là Nghị định 36/2007/NĐ-CP, ngày 8-3-2007 của Chính phủ và Thông tư 97/2007/TT-BTC, ngày 8-8-2007 của BTC về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.
Thực trạng chấp hành CBTT là BCTC thường niên đang xảy ra nhiều vấn đề như hiện nay, nguyên do chính một phần cũng vì công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm chưa được rốt ráo, đến nơi đến chốn, tình hình thực tế là các CTCP tăng lên ngày càng nhiều, khối lượng công việc lớn, nhân sự thanh tra lại mỏng, tình hình sai phạm diễn biến ngày một phức tạp, mặt khác hệ thống văn bản luật pháp về chứng khoán còn chưa đồng bộ, nhất là trong lĩnh vực phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ đối với các CTCP chưa phải là công ty đại chúng.
Ngoài các lý do trên thì biện pháp chế tài hiện nay cũng chưa có tác động tích cực, hình thức xử lý, mức chế tài là phạt tiền theo khung quy định như hiện nay là quá nhẹ, không đủ tính răn đe. Căn cứ vào báo cáo xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK năm 2008 thì mức thấp nhất là 10 triệu đồng và mức cao nhất là 100 triệu đồng, trong đó phổ biến là mức phạt 20 đến 30 triệu đồng, so
với giá trị của những vụ việc vi phạm, mức phạt này là quá nhẹ, và chủ yếu là phạt vi phạm trong lĩnh vực phát hành chứng khoán mà thôi.
Giải pháp xử lý trong công tác theo dòi, kiểm tra, giám sát cần phải được xem là quan trọng, không thua kém việc xây dựng môi trường kinh doanh trên TTCK, môi trường kinh doanh có được bình đẳng, minh bạch, lành mạnh hay không, ảnh hưởng phần lớn từ chỗ pháp luật có được thực thi nghiêm minh, xử lý đúng người, đúng tội, đồng thời các biện pháp chế tài phải có đủ tính răn đe, chế ngự các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh hay không.
Ngoài ra cách xử lý thông tin phải nhanh chóng, kịp thời, thông tin xử lý còn phải được công bố rộng rãi trong công chúng, nếu có các biện pháp khắc phục hậu quả thì các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm phải cam kết, công bố kết quả việc khắc phục hậu quả trong thời gian bao lâu và phải thực hiện đúng theo cam kết trên.
Mặt khác các biện pháp chế tài như phạt tiền, nên tính theo phần trăm (%) giá trị của các vụ vi phạm, có quy định mức tối đa và tối thiểu, nhằm linh hoạt hoá biện pháp chế tài phù hợp với tốc độ phát triển chung về giá trị giao dịch trên thị trường trong giai đoạn hiện nay.
3.2.6 Giải pháp đối với công tác kiểm toán
a. Kiểm toán nội bộ:
Đây là vấn đề còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt nam nói chung, và các DNNY nói riêng, hiện nay theo mô hình công ty cổ phần, công tác kiểm tra nội bộ được hiểu như là công cụ phục vụ cho Ban giám đốc (Ban Tổng giám đốc) công ty, vì thế mặc dù đã có Quyết định 12/2007/QĐ – BTC ngày 13-3-2007, của Bộ Tài chính hướng dẫn các DNNY thực hiện xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhưng rất ít doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc quy chế này, điều này cũng dẫn đến khó khăn cho các kiểm toán viên độc lập khi thực hiện kiểm toán tại doanh nghiệp.
Nhiệm vụ chính của kiểm toán nội bộ được tập trung vào: kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ, thông thường kiểm toán nội bộ được chia thành 2 bộ phận kiểm soát về kế toán (Internal accounting controls) và kiểm soát về hành chính (Internal administrative controls)
Về nguyên tắc Ban kiểm toán nội bộ (hay thường gọi là Ban kiểm tra nội bộ) có tính độc lập tương đối với Ban điều hành doanh nghiệp, thì hiệu quả kiểm tra, giám sát mới hữu hiệu, tuy nhiên với nếp suy nghĩ trên, ban kiểm tra nôi bộ thường chỉ là kiêm nhiệm, hình thức và đối phó là chính.
Đề nghị các cấp quản lý cần hướng dẫn cụ thể hơn nữa về quy chế kiểm tra nội bộ, tổ chức này phải có thành viên có nghiệp vụ kế toán, đồng thời ban kiểm tra nội bộ nên trực thuộc hội đồng quản trị.
b. Kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và chính sách cổ phần hoá chuyển đổi mô hình DNNN thành công ty cổ phần , lúc này nhu cầu về kiểm toán BCTC của các công ty cổ phần là tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết …tăng nhanh do ưu thế của mô hình doanh nghiệp dạng này, vì vậy đòi hỏi kiểm toán độc lập cũng được phát triển nhằm đáp ứng như cầu trên.
Kiểm toán độc lập ở nước ta hoạt động hoạt động dựa trên các văn bản pháp lý sau:
Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 28-3-2003 của Bộ Tài chính ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 30-3-2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập.
Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29-6-2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán và quản lý kiểm toán viên hành nghề.
Quyết định số 59/2004/QĐ-BTC ngày 9-7-2004 của Bộ Tài chính về quy chế thi
tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên.