Chỉ Tiêu Của Ngành Dệt May Trong Giai Đoạn 2007-2010


Tuy nhiên, trong thời gian qua, ngành may mặc Việt Nam cũng có nhiều biến động trong cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất. Trong khi năng lực sản xuất của toàn ngành vẫn tăng mạnh thì phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước lại gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Điều này một phần do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển, có quy mô lớn, một phần do năng lực quản lý của các doanh nghiệp quốc doanh còn yếu kém, bộ máy cồng kềnh, thực hiện đơn hàng mất nhiều thời gian, lỡ mất thời cơ. Sự suy giảm của các doanh nghiệp nhà nước đã gây ra một sự khủng hoảng nhỏ trong giới may mặc Việt nam, và vì thế cầu may mặc trong nước hầu hết được đáp ứng từ các nhà cung của Trung Quốc. Đây thực sự là một sự lãng phí rất lớn. Hơn nữa, còn rất nhiều các đối thủ cạnh tranh đáng gờm khác đang đe dọa ngành công nghiệp non trẻ này của Việt Nam. Chính vì thế, trong môi trường cạnh tranh gay gắt này của dệt may thế giới, ngành dệt may Việt Nam phải có một chiến lược và mục tiêu cụ thể để có thể đứng vững một cách tự tin trên làng dệt may toàn cầu. Với lợi thế cạnh tranh đang và sẽ tập trung về hầu hết các nước đang phát triển tại châu Á, trong đó Trung Quốc chiếm gần 50% thị phần, Ấn Độ chiếm 6% thị phần, Pakistan, Bangladesh, Srilanka, Việt Nam, Campuchia chia nhau 44% thị phần còn lại, thì ngành dệt may Việt Nam đã quyết tâm hiện hóa quan điểm của mình dựa trên những quan điểm chiến lược sau để có thể chiếm đại đa số thị phần:

Dệt may là ngành công nghiệp công nghiệp xuất khẩu chủ lực, tạo nhiều việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, cần được ưu tiên phát triển thao hướng đẩy nhanh việc hiện đại hóa, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả.

Phát triển dệt may phải đặt trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập và hợp tác quốc tế, tiếp nhận nhanh làn sóng dịch chuyển sản xuất dệt may từ các nước phát triển và các nước công nghiệp mới. Hết sức chú ý tăng cường mối liên kết hợp tác với các tập đoàn phân phối, bán lẻ trên thế giới nhằm ổn định khách hàng, thị trường, từng bước tham gia các chuỗi liên kết của họ. Liên


kết với các nhà sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu. Liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển dệt may theo hướng đa dạng hóa sở hữu và phát triển kinh tế nhiều thành phần. Đa dạng hóa qui mô và loại hình doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp dệt may thuộc sở hữu Nhà nước; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển với sự phân công và hợp tác hợp lý.

Phát triển dệt may theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa. Đầu tư ngay vào công nghệ mới, hiện đại nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng của sản phẩm, đầu tư và các công nghệ sạch, công nghệ tiết kiệm năng lượng. Phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.

Xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm thời trang của khu vực trong mối liên kết đa ngành Thương Mại-Văn hóa-Du lịch-Sản xuất thời trang.

Phát triển nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng là điều kiện then chốt cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam.

Cụ thể những quan điểm chiến lược của ngành và đưa vào chương trình hoạt động, ngành dệt may đã đưa ra mục tiêu chung

Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Trong đó:

Bảng 3.1. Chỉ tiêu của ngành Dệt May trong giai đoạn 2007-2010


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giai đoạn 2007-2010

Doanh thu

Tỉ USD

13-15

Xuất khẩu

Tỉ USD

10-12

Sản phẩm may

Triệu sản phẩm

2500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Các giải pháp đối với việc lựa chọn thị trường mục tiêu cho Công ty may liên doanh Kyung - Việt - 10

Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam


Đây thực sự là một sách lược có tầm lâu dài để trợ giúp ngành may mặc của Việt Nam phát triển. Và với nỗ lực của Việt Nam trong việc gia nhập WTO đã bước đầu mở ra những cơ hội lớn cho ngành may mặc của Việt Nam nói chung.

1.2. Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2007-2010

a. Mục tiêu và định hướng phát triển

Mục tiêu

Tiếp tục đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm để phấn đấu trở thành một đơn vị sản xuất và cung ứng các sản phẩm có uy tín trong ngành Dệt may và là một trong những nhà sản xuất quần áo chất lượng cao cung cấp cho thị trường EU, Mỹ, Hàn Quốc.

Mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Bảo đảm tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 16-18% đối với các chỉ tiêu GTSXCN và doanh thu, thu nhập người lao động tăng 4,1%.

Từng bước nắm vững thị trường nội địa và nâng cao vị thế cũng như thương hiệu.

Định hướng phát triển

Tập trung mọi nguồn lực, tăng nhanh vốn, tiếp tục mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất, thực hiện đa dạng sản phẩm kinh doanh, trước mắt đẩy mạnh mảng gia công và lấy đó làm bàn đạp để tiến sâu hơn nữa vào thị trường nội địa.

Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng và thực hiện tiêu chuẩn kiểm tra quốc tế AQL 2.5 và 4.0, các tiêu chuẩn khác như ISO 9001-2000, TQM, SA 8000 để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tập trung nghiên cứu phát triển những sản phẩm chất lượng cao và cạnh tranh.

Bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý để đáp ững yêu cầu của sản xuất, yêu cầu của nên kinh tế thị trường.

b. Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2007-2010


Tỷ trọng sản phẩm mà công ty đang sản xuất

Bảng 3.2. Tỷ trọng sản phẩm của công ty tính tới 6/2007


Sản phẩm nữ (%)

Sản phẩm nam (%)

Sản phẩm

cho trẻ sơ sinh/ trẻ em (%)

60

35

5

Nguồn: Phòng Tài vụ công ty may Liên doanh Kyung-Việt

Căn cứ vào mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2007-2010, cũng như tỷ trọng sản phẩm hiện thời, doanh thu trong 3 năm qua (2004-2006), công ty may liên doanh Kyung-Việt đã đưa ra kế hoạch sản xuất giai đoạn từ 2007 đến năm 2010 như sau:

Bảng 3.3. Sản lượng sản phẩm từ 2007-2010


Sản phẩm

Sản lượng (nghìn sp)

Tỷ trọng (%)

2007

4.000

60

2008

5680

42

2009

7668

35

2010

9815

28

Nguồn: Phòng Tài vụ công ty may Liên doanh Kyung-Việt

Chỉ trong 6 tháng năm 2007 vừa qua, công ty đã đạt được tổng lượng sản phẩm sản xuất ra ở mức 2.000.000 sản phẩm, bước đầu đã và đang vượt mức kế hoạch đề ra vào đầu năm, doanh thu do đó cũng đạt được 17.500 triệu đồng, ước tính gấp 1.9 lần so với mức doanh thu năm 2006. Dự kiến trong những năm tới công ty sẽ không ngừng nâng cao các chỉ tiêu đề ra và nỗ lực đạt được tốt các chỉ tiêu đó.

c. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2008

Quan điểm của công ty trong năm 2008 là phải quyết liệt hơn nữa trong sản xuất, năng động hơn trong việc mở rộng và củng cố thị trường, thúc đẩy phát


triển mạnh mảng thị trường nội địa trong nước, coi trọng đào tạo cán bộ chuyên môn cao, làm tốt công tác tài chính.

Từ quan điểm trên công ty đưa ra kế hoạch sản xuất trong năm 2008 với các chỉ tiêu sau:

Tổng sản phẩm: 5680 nghìn sản phẩm với cơ cấu như sau:

Bảng 3.4: Tỷ trọng sản phẩm của công ty may liên doanh Kyung-việt trong năm 2008



Sản phẩm nữ (%)

Sản phẩm nam (%)

Sản phẩm

cho trẻ sơ sinh/ trẻ em (%)

55

42

8


II. Các giải pháp cơ bản hòan thiện việc lựa chọn thị trường mục tiêu đối với công ty may liên doanh Kyung-Việt2.1. Hoàn thiện hoạt động nghiên cứu và phân đoạn thị trường

Hoạt động nghiên cứu và phân đoạn thị trường của công ty may liên doanh Kyung-Việt như đã đề cập ở chương II mới ở mức sơ cấp, chưa có phương pháp nào cụ thể mang tính chuyên sâu cao, chính vì thế hiệu quả hoạt động nghiên cứu chưa cao. Chính vì thế trong chương III này, em xin đưa ra một số đề xuất để có thể giúp công ty phần nào trong việc xây dựng hệ thống nghiên cứu và phân đoạn cũng như lựa chọn thị trường mục tiêu. Trước hết là quy trình phân đoạn thị trường:


Hình 3.1: Quy trình phân đoạn thị trường


Nghiên cứu và phân tích đặc tính nhu cầu thị trường

Nhận dạng các tiêu thức phân đoạn thị trường

Xác định đặc điểm của từng đoạn thị trường theo các tiêu thức, nhóm tiêu thức đã chọn

Tổ chức phân đoạn thị trường


Nguồn: Giáo trình Marketing thương mại-GS.TS Nguyễn Bách Khoa

-Đại học Thương Mại-NXB Thống Kê-2005


a. Nghiên cứu và phân tích đặc tính nhu cầu thị trường

Thăm dò và thu thập thông tin là dòng máu nuôi dưỡng mọi công ty, tạo khả năng thoả mãn nhu cầu cụ thể của khách hàng tiềm năng và hiện có, đồng thời luôn luôn nắm bắt được sự phát triển và những chiều hướng của thị trường. Thu thập thông tin phải gắn liền, không thể tách rời trong chiến lược chính của công ty và mỗi công ty luôn phải coi quy trình thu thập thông tin là kim chỉ nan dẫn đường của mình. Không có thông tin nào là không có ý nghĩa. Thu thập thông tin là đặc biệt thiết thực khi các tiếp xúc ban đầu được tiến hành với người có thể trở thành khách mua. Trong cơ chế thị trường hiện nay, thị trường luôn luôn biến động do vậy mọi diễn biến dù nhỏ nhất của thị trường đều phải được thông tin một cách chính xác, kịp thời và có những biện pháp giải quyết. Để làm được công tác này, công ty may liên doanh Kyung-việt phải tự thiết lập cho mình một


phòng chức năng riêng tách biệt với phòng Kinh doanh-Xuất nhập khẩu hiện thời-phòng Marketing, trực thuộc ban Giám đốc của công ty. Các nhân viên phòng Marketing của công ty phải được đào tạo thành cán bộ có chuyên môn trong việc thu thập và xử lí thông tin. Từ đó phục vụ cho quá trình nghiên cứu phân đoạn thị trường. Mục tiêu của quá trình này là công ty phải đánh giá được chi tiết thị trường để xác định:

Đâu là thị trường mà công ty có khả năng vươn tới?

Những đoạn thị trường nào là những đoạn thị trường trọng điểm đối với sản phẩm mà công ty đang kinh doanh?

Thế mạnh và khả năng cung ứng sản phẩm của công ty trên các đoạn thị trường đó là bao nhiêu?

Công ty cần có những chính sách Marketing khác biệt hóa như thế nào?

Từ đó cán bộ nghiên cứu thị trường của công ty phải đưa ra những nội dung cụ thể của quá trình nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu có thể bao gồm những vấn đề sau:

Sản xuất trong thị trường doanh nghiệp kinh doanh

Đặc trưng doanh nghiệp: thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp, khu vực hoạt động, quy mô doanh nghiệp.

Các thông số khai thác: Công nghệ, năng lực doanh nghiệp, vị thế và uy tín doanh nghiệp.

Các phương thức mua hàng: cách tổ chức mua, chính sách mua, thủ tục mua, tiêu chuẩn mua, cơ cấu trọng tâm mua, tần suất mua, quy mô đơn đặt hàng, tính khẩn cấp khi mua, các yêu cầu tồn kho….

Sự tương đồng giữa người mua/người bán.

Thái độ đối với rủi ro.

Mức độ trung thành trong mua.

Sản xuất trong thị trường người tiêu dùng trực tiếp


Dải tuổi của người tiêu dùng

Thu nhập của người tiêu dụng

Mức độ chịu chơi của người tiêu dùng

Mức độ thẩm mỹ của người tiêu dùng

Tóm lại, ta có thể sơ đồ hóa quá trình định hướng thị trường nội địa như sau:


Hình 3.2: Sơ đồ phân đoạn thị trường


Thị trường nội địa

Thị trường doanh nghiệp kinh doanh

Thị trường người tiêu dùng trực tiếp

Nghề nghiệp

Mức thu nhập

Dải tuổi

Tình trạng mua

Quy mô đơn hàng

Loại hình kinh doanh

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Để thu thập được những thông tin này, cán bộ nghiên cứu của công ty có thể sử dụng kết hợp một trong các phương pháp sau:

Tìm kiếm hồ sơ khách hàng của công ty.

Duyệt web, báo chí, các văn bản pháp luật.

Tiến hành phỏng vấn nhóm đối với những doanh nghiệp lớn trên thị trường thông qua hội thảo khách hàng.

Thiết kế bảng hỏi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022