Mật Độ Dân Cư Phân Theo Các Vùng Từ Năm 2003 Tới Năm 2006


nhân viên tiềm năng ngay tại chính nguồn lao động nội bộ của công ty. Việc dụng người tài như vậy là một yêu cầu khá cao cho ban giám đốc, thể hiện ở cách nhìn nhận và đánh giá nhân viên, nhưng để ban giám đốc khai thác triệt để tài năng của nhân viên cũng là một vấn đề không nhỏ. Bởi hầu hêt các nhân viên tham gia vào lĩnh vực thị trường may mặc thường bị đi theo một lối mòn cũ, một suy nghĩ đã cố hữu là không năng động nên tình trạng nhân viên bỏ dở những dự án cũng như tâm huyết của mình khá phổ biến. Đó là lí do giải thích tại sao, Kyung-Việt cũng đã từng thành lập một ban marketing nghiên cứu về mảng thị trường rất có hiệu quả nhưng lại đi tới chỗ thất bại. Có thể nói việc tham gia tìm kiếm thị trường mục tiêu của các nhân viên Marketing ở công ty Kyung-Việt bây giờ đang ở trạng thái thụ động và bị động. Hiên tại, nhân viên Marketing được phân cùng phòng ban với nhân viên phụ trách Xuất Nhập Khẩu (XNK), trợ giúp nhân viên XNK trong nghiệp vụ và bỏ lơi nghiệp vụ của chính mình mặc dù đã được đào tạo khá chuyên sâu. Hơn nữa, trong giai đoạn phát triển từ năm 2003- 2007, ban giám đốc của công ty đã chủ trương đi theo đường lối phát triển mảng gia công xuất khẩu và gia công nội địa, lấy đó làm bàn đạp để khai thác phát triển mảng tự sản xuất kinh doanh sau này. Do vậy, những động thái công ty áp dụng vào mảng nghiên cứu thị trường còn khiêm tốn, chỉ mang tính chất thăm dò và từng bước phát triển. Cụ thể, hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty diễn ra như sau:

Xác định mục tiêu nghiên cứu thị trường:

Hoạt động chính của công ty may liên doanh Kyung-Việt hiện thời chỉ tập trung vào mảng sản xuất gia công xuất khẩu và gia công nội địa. Những đơn hàng mà công ty đáp ứng thường cùa những nước phát triển về thời trang nên nhu cầu thời trang thường được công ty nắm bắt thông qua kênh gia công này. Chính vì vậy mục tiêu nghiên cứu thị trường của công ty thường không được đề cao, chủ yếu chỉ tập trung vào việc nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ đối với những mặt hàng sẵn có của mình.

Hoạt động thu thập và nghiên cứu thị trường:


Các phòng ban đều được trang bị máy tính có nối mạng Lan với nhau để có thể trao đổi các thông tin nội bộ. Hiện nay, công ty có 15 máy kết nối mạng Lan, trong đó 6 máy được kết nối mạng Internet để có thể liên tục cập nhật những thông tin mới nhất từ hệ thống mạng toàn cầu. Đặc biệt, nhiệm vụ của phòng Kế hoạch – XNK là phải thường xuyên theo dõi những biến động của nhu cầu thị trường, các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng, nắm bắt những chủ trương và chính sách của Nhà nước liên quan tới ngành nghề mà công ty kinh doanh nhằm phục vụ cho công tác lập kế hoạch sản xuất cho các nhà máy, đồng thời cung cấp những thông tin thiết yếu cho ban Giám đốc để ban Giám đốc có những chiến lược mở rộng mạng lưới tiêu thụ phù hợp. Những thông tin thứ cấp thường được các phòng ban trong công ty thu thập thông qua Internet, truyền hình, báo chí chuyên ngành, các văn bản pháp luật của nhà nước. Thông qua các phương tiện này công ty có thể nắm bắt được những biến động về giá xăng dầu có ảnh hưởng tới công tác vận chuyển hàng hóa của công ty tới khách hàng, thông tin về tỉ giá hối đoái ảnh hưởng tới giá nguyên liệu hay thanh toán. Thông tin như vậy rất dễ tìm, chi phí bỏ ra lại rẻ mà hiệu quả thu được không nhỏ. Tuy nhiên trong giai đoạn thông tin bùng nổ như hiện nay thì chỉ riêng những thông tin đại chúng như trên không thể đem lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, công ty đã tiến hành những cuộc điều tra nhỏ về thị trường thông qua những cuộc phỏng vấn trên điện thoại, hoặc thông qua e-mail với những khách hàng tiềm năng của mình. Phương thức này đã đem lại hiệu quả khá cao bởi những khách hàng công ty đã lựa chọn phỏng vấn đều dựa trên những suy xét đánh giá cẩn thận và do những mối quan hệ đã sẵn có hoặc được giới thiệu của công ty. Dựa trên những thông tin thân cận như vậy, công ty có thể đưa ra những quyết định mang tính đột phá và có tính chắc chắn cao. Ngoài ra, công ty còn tham gia những hội nghị của hiệp hội Dệt May, nhờ đó, công ty có thêm cơ hội để giao lưu với những khách hàng và chi nhánh phân phối lớn. Nhìn chung, việc thực hiện nghiên cứu thị trường của công ty may liên doanh Kyung-Việt vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu dựa vào quan sát và kinh nghiệm. Bản thân hoạt động nghiên cứu cũng còn rất


đơn giản với quy mô nhỏ hẹp. Công nghệ nghiên cứu cũng còn nhiều vấn đề cần phải được hoàn thiện, đặc biệt những phương pháp và kĩ thuật hiện đại chưa được khai thác sử dụng có hiệu quả vào khâu phân tích dữ liệu.

b. Phân đoạn thị trường

Sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ về thị trường, thông qua những kết quả có được, công ty may liên doanh Kyung-Việt đã nhận được những đặc tính chủ yếu tạo ra sự khác biệt giữa các thị trường và sử dụng làm tiêu thức phân đoạn thị trường. Các tiêu thức được kể đến phải nói tới là: tiêu thức địa lí, tiêu thức cơ cấu tuổi, tiêu thức thu nhập cá nhân.

Đặc tính địa lý:

Theo tiêu thức này, công ty phân ra làm hai thị trường: thị trường nội địa và thị trường quốc tế.

Thị trường quốc tế: Công ty nhận thấy rằng đây là một thị trường rộng lớn, gồm nhiều rất nhiều thị trường nhỏ cấu thành. Các thị trường này đều hết sức khác nhau về điều kiện địa lý, tập quán kinh doanh nên nhu cầu may mặc trên thị trường này thường rất đa dạng, phức tạp và phân tán. Mức độ cạnh tranh trên thị trường này cũng rất cao. Do vậy, nếu kinh doanh trên thị trường này công ty sẽ phải thường xuyên đối đầu với các đối thủ cạnh tranh tầm cỡ quốc tế.

Thị trường nội địa: So với thị trường quốc tế thì thị trường Việt Nam có quy mô hạn hẹp hơn nhiều, nhưng bù lại nhu cầu trên thị trường nội địa không phức tạp bằng. Trong thị trường không xuất hiện những đường biên giới quốc gia và những rào cản thương mại như: tập quán kinh doanh, thủ tục hải quan…Mức độ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam cũng không quá gay gắt và khắc nghiệt trên thị trường quốc tế.

Mức độ phân bố nhu cầu:

Thị trường Việt Nam được coi là một thị trường rộng lớn để tiến hành các nỗ lực Marketing. Nhu cầu thời trang trên thị trường cũng khá khác nhau do sự khác biệt về thời tiết cũng như tập quán văn hóa. Do đó công ty đã tiếp tục


phân chia thị trường Việt Nam thành ba thị trường cụ thể theo mức độ phân bố nhu cầu giữa các miền trên toàn quốc, bao gồm:

Thị trường miền Bắc: Đây là khu vực thị trường có điều kiện địa lí thuận lợi cho công ty. Nhu cầu trên thị trường này khá phong phú. Ở thị trường này tập trung nhiều những nhà phân phối cũng như các thành phố khác nhau như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương…

Thị trường miền Trung: Khu vực này hơi xa về mặt địa lý so với công ty nhưng nhu cầu về thời trang trên thị trường này khá thấp.

Thị trường miền Nam: Đây là trung tâm kinh tế lớn của cả nước với số lượng tầng lớp dân cư đa dạng, rải từ tầng lớp lao động với những nhu cầu thiết yếu tới những tầng lớp thượng lưu với nhu cầu rất cao.Tuy nhiên thị trường này lại có điều kiện địa lý xa nhất với trụ sở của công ty. Do đó, công tác vận chuyển phục vụ cho nhu cầu của thị trường sẽ phức tạp hơn so với thị trường miền Bắc.

Mật độ dân cư theo các vùng từ năm 2003 tới năm 2006 được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.8: Mật độ dân cư phân theo các vùng từ năm 2003 tới năm 2006

Số liệu

2003

2004

2005

2006

Cả nước

80902,4

82031,7

83106,3

84155,8

Miền Bắc

29259

2960,44

29946,1

30273,3

Miền Trung

17309,8

17485,2

17654,6

17799,7

Miền Nam

34333,6

34942,1

35505,6

36082,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Các giải pháp đối với việc lựa chọn thị trường mục tiêu cho Công ty may liên doanh Kyung - Việt - 8



Theo cơ cấu tuổi

Nguồn : số liệu thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam

Tháp tuổi của Việt Nam thể hiện tầng dân số trẻ của Việt Nam đang chiếm đa số với những nhu cầu thời trang ngày càng tăng do ảnh hưởng từ xu hướng thời trang của Châu Á và thế giới nói chung. Chính vì thế, công ty đã


quyết định phân thị trường thành ba phân đoạn thị trường nhỏ với những nhu cầu khác hẳn nhau:

Thị trường trẻ em(1): Khúc thị trường này có đặc điểm ưu tiên số 1 cho những mặt hàng dệt kim bởi do đối tượng trẻ em có nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm nhẹ, mát, thấm mồ hôi và không gây hai cho sức khỏe.

Thị trường thời trang (thanh niên)(2): Khúc thị trường này đang có xu hướng tiêu thụ những sản phẩm có độ co giãn cao, đem lại sự thoải mái và có kiểu cách. Tuy nhiên khó khăn gặp phải là giá thành cạnh tranh của công ty còn cao so với các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc.

Thị trường thời trang trung niên và lớn tuổi(3): Khúc thị trường này có nhu cầu cao, khả năng thanh toán tốt và luôn phù hợp với yêu cầu thoải mái, không gây hại sức khỏe của loại hình may mà công ty đang lựa chọn.

Theo cục Thống Kê Việt Nam, tỉ lệ số dân được chia theo tháp tuổi như sau:

Hình 2.3: Biều đồ phân bố dân cư theo tháp tuổi năm 2006

21 17

1

2

3

62

Nguồn: số liệu được trích từ số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê

Theo thang thu nhập cá nhân

Dựa trên những số liệu thống kê của Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người dân, bộ Thương Mại đã đưa ra mức thu nhập tầng trung là 5 triệu đồng đối với người Việt Nam và 8 triệu đồng đối với người nước ngoài(29). Như vậy, ta có thể đánh giá các mảng thị trường theo tiêu thức thang thu nhập cá nhân (xét riêng ở khu vực thành thị) như sau:

Đối với công dân Việt Nam (tính cho 1 hộ gia đình), tuy nhiên con số chỉ mang tính chất ước tính bởi nếu để có một con số chính xác thì rất khó khăn.


Hình 2.4: Thang thu nhập cá nhân đối với công dân Việt Nam


Nguồn: số liệu thống kê của Sở Thương Mại thành phố Hồ Chí Minh

5 triệu VND


3 triệu VND


Thu nhập thấp


Thu nhập trung

Thu nhập cao


Đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam

Hình 2.5: Thang thu nhập cá nhân đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam

Nguồn: số liệu thống kê của Sở Thương Mại thành phố Hồ Chí Minh

20 triệu VND


8 triệu VND


Thu nhập thấp


Thu nhập trung

Thu nhập cao


Thị trường có thu nhập thấp: Khúc thị trường này có khả năng thanh toán thấp, chỉ đủ đáp ứng những sản phẩm có giá thành không cao, cho nên sản phẩm họ tiêu thụ có chất lượng không cao, hoặc mẫu mã đơn giản. Người tiêu dùng trong thị trường này có xu hướng cân nhắc về giá thành nhiều hơn.


Thị trường có thu nhập tầng trung: Khúc thị trường này có mức đòi hỏi không cao về giá thành và chất lượng. Khi tiêu thụ họ có xu hướng cân nhắc cẩn thận về cả hai phương diện chất lượng và giá thành.

Thị trường có thu nhập cao: Khúc thị trường này có mức đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm, vì khả năng thanh toán của họ rất cao.

Vậy kết quả phân đoạn thị trường của công ty may Kyung-Việt như sau:


Hình 2.6. Kết quả phân đoạn thị trường của công ty may liên doanh Kyung_Việt


Thị trường thời trang

Thị trường Việt Nam

Thị trường quốc tế

Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

Trẻ em

Thanh niên

(1)

(2)

Trung niên, lớn tuổi (3)

1

2

3

1

2

3

TN thấp (cha mẹ)

TN thấp (4)

4

4

4

4

4

4

4

TN trung (cha mẹ)

TN trung (5)

5

5

5

5

5

5

5

TN cao (cha mẹ)

TN cao (6)

6

6

6

6

6

6

6


Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ ban Giám đốc của công ty may liên doanh Kyung-Việt


2.2.2.Thực trạng lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu của công ty

a. Đánh giá các khúc thị trường:

Dựa trên các khúc thị trường đã được phân chia, công ty may liên doanh Kyung-Việt đã tiến hành đánh giá mức độ hấp dẫn của các đoạn thị trường để lựa chọn ra đoạn thị trường mục tiêu mà công ty sẽ tiến hành các hoạt động Marketing để đạt được mức chỉ tiêu đã đưa ra.

Nhận định rằng thị trường quốc tế là một thị trường có quy mô lớn và khả năng tăng trưởng cao không chỉ trong hiện tại mà còn cả trong tương lai. Tuy nhiên, đối với công ty may liên doanh Kyung-Việt thì thực sự đây không phải là thị trường “vừa tầm” với mình. Bởi:

Thứ nhất, mức độ cạnh tranh trên thị trường này rất gay gắt và chủ yếu là các đối thủ cạnh tranh tầm cỡ thuộc các nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh. Vậy thì đối với một công ty tham gia trong nền kinh tế thị trường mới có 26 năm như Việt Nam so với một đối thủ cạnh tranh lăn lộn trên thị trường kinh tế thế giới đã tồn tại 250 năm thì đó có phải là một cuộc chiến cân sức không?

Thứ hai, năng lực hiện tại của công ty có thể không đáp ứng được ra biên giới quốc gia mà chỉ dừng lại ở hoạt động sản xuất gia công cho các đại gia khác trên thị trường thế giới như Spring Field hay Jensmart…

Chính vì vậy, công ty đã chỉ hướng ra thị trường quốc tế với tư cách là một công ty thuộc nước gia công thứ ba, thay vào đó công ty đã quyết định tập trung vào thị trường nội địa.

Trong thị trường nội địa công ty Kyung-Việt tiếp tục phân bố nhu cầu giữa các miền trên toàn quốc. Công ty đã nhận định rằng thị trường thời trang miền Bắc và miền Nam là hai thị trường có quy mô và mức tăng trưởng cao hơn thị trường miền Trung. Sự nhận định này dựa trên cơ sở chính là thị trường miền Trung có lượng người tiêu thụ ít hơn hẳn hai trung tâm của đất nước, kèm theo đó là đời sống người dân ở thị trường này không cao. Tuy nhiên mặt hàng thời trang lựa chọn đối tượng sử dụng của mình khá chặt chẽ, có những loại sản

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí