Thị Trường May Mặc Việt Nam Và Đặc Điểm Của Các Doanh Nghiệp Thuộc Ngành Hàng May Mặc Sản Xuất Dệt Kim Trên Thị Trường


Hình 1.6: Mô hình 3C

Giá dự kiến có thể


Giá quá

thấp



Giá thành

Giá của các đối thủ cạnh tranh và hàng hóa thay thế

Phẩm chất đặc biệt của hàng hóa


Giá quá

cao

Giá này

không thể có lãi

Giá này

không thể có lãi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Các giải pháp đối với việc lựa chọn thị trường mục tiêu cho Công ty may liên doanh Kyung - Việt - 5

Nguồn:Giáo trình Marketing thương mại-GS.TS Nguyễn Bách Khoa

-Đại học Thương Mại-NXB Thống Kê-2005

Phân phối (place):

Kênh phân phối là một tập hợp các công ty và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Các doanh nghiệp thường dựa theo mô hình các kênh phân phối như sau:

Hình 1.7: Mô hình các kênh phân phối

A B C D

Người sản xuất

Người sản xuất

Người sản xuất

Người sản xuất



Đại lý


Người bán buôn

Người bán buôn


Người bán lẻ

Người bán lẻ

Người bán lẻ


Người tiêu dùng

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng


Nguồn: Giáo trình Marketing căn bản-PGS.TS.Trần Minh Đạo

NXB Giáo dục-2002- trang324


o Xúc tiến và khuếch trương(promotion):

Bản chất của xúc tiến thương mại là quá trình truyền tin, được cụ thể hóa trong mô hình quá trình truyền thông Marketing. Bởi vậy:

Xúc tiến và khuếch trương là mọi hoạt động của công ty nhằm truyền bá những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty, bao gồm các hoạt động như: quảng cáo, kích thích tiêu thụ và các hoạt động khác.

Lý luận cơ bản về Marketing cụ thể là hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp luôn tỏ ra đúng đắn trong mọi thời đại, nhất là trong giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường, nơi diễn ra sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Mỗi doanh nghiệp phải có một chiến lược phù hợp đề xây dựng vững chắc vị thế của mình. Hoạt động sản xuất nếu được coi là hoạt động then chốt, cơ bản thì hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu được coi như là hoạt động nuôi sống doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình hơn. Tuy nhiên, công ty Liên doanh Kyung-Việt, đang ở giai đoạn khởi đầu trong quá trình kinh doanh của mình, đã và đang chưa có cái nhìn đúng mức về hoạt động đang được nhiều công ty chú trọng này. Và thực trạng của hoạt động lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty Liên doanh Kyung-Việt ra sao? Có tác động thế nào tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty? Chương II của khóa luận tốt nghiệp sẽ phân tích chi tiết về vấn đề này.


Chương II‌‌

Thực trạng lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty may liên doanh Kyung-Việt trong giai đoạn 2003-2007

I.Thị trường may mặc Việt Nam và đặc điểm của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng may mặc sản xuất dệt kim trên thị trường

1.1. Thị trường may mặc Việt Nam nói chung

1.1.1. Đặc điểm thị trường may mặc Việt Nam

Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hay nói cách khác, ngành dệt may Việt Nam đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển mạnh. Với những lợi thế riêng biệt về quy mô vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh, và có điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, thị trường may mặc Việt Nam đã dần bước gặt hái được những thành công ngoài sự mong đợi và xóa bỏ được một số định kiến không tốt dành riêng cho ngành loại hình công nghiệp được mệnh danh là “nhân công rẻ mạt” này. Tính tới thời điểm năm 2007, Việt Nam có hơn 2000 nhà máy dệt may, thu hút trên 2 triệu lao

động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản lượng sản xuất hàng năm tăng trên 10% (9). Những con số thống kê đáng khả quan này đã mang lại diện mạo mới cho ngành công nghiệp nhẹ của Việt Nam nói chung, cụ thể dệt may từ vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng các ngành xuất khẩu trong nước vào năm 2006 đã vươn lên vị trí dẫn đầu vào 6 tháng đầu năm 2007, vượt qua dầu khí.

Trong giai đoạn trước năm 1986, theo mô hình bao cấp và kinh tế bao tiêu của nhà nước, ngành dệt may được coi là một ngành công nghiệp phải gắn chặt với sự quản lí của các cấp chính quyền, phục vụ chỉ riêng nhu cầu trong nội bộ đất nước. Mô hình nhà nước hóa này đã đem lại cho ngành dệt may một nhược


(9): số liệu do Hiệp Hội dệt may Việt Nam tổng hợp


điểm rất lớn là: trì trệ, không sáng tạo và chậm tiến so với ngành dệt may vốn đã sôi động trên thế giới.

Bị ảnh hưởng từ vấn đề này mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, tới giai đoạn sau 1986, đã phải nai lưng ra để gia công cho các nước đại gia thời trang khác. Ta có thể thấy rõ điều này thông qua một loạt các mô hình công ty ở thị trường các doanh nghiệp dân dụng như May 10, May 40…hay ở thị trường các doanh nghiệp quân nhân như May 19, May 20….Với cách quản lí còn đậm tính quan liêu, cồng kềnh và đi theo lối mòn cũ, các doanh nghiệp phải rất nhanh chân và nhạy bén trong quá trình cải tổ lại mình để có thể tồn tại riêng biệt và đặc định được trên thị trường mới hiện đang được nhà nước và chính phủ hỗ trợ tạo điều kiện khá nhiều. Phải kể tới những ưu đãi về thuế, các hạng mục hỗ trợ phát triển thương mại cũng như những chính sách khai thông mở rộng thị trường mà chính phủ cho phép.

Từ bước ngoặt được gọi là khởi sắc của thị trường may mặc Việt Nam vào năm 1998, hiệp hội dệt may Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công đáng với công sức và nỗ lực mà các doanh nghiệp đã dồn tâm huyết nhưng bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những trở ngại lớn.

Để theo sát và củng cố từng bước phát triển của các doanh nghiệp Dệt May cá lẻ, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam đã ra đời vào năm 1998 và dựa theo khoảng thời gian 4 năm để phân chia một nhiệm kì cho ngành Dệt May nói chung. Tính tới năm 2007, Hiệp Hội đã trải qua 2 nhiệm kì: nhiệm kì I(1998- 2002), nhiệm kì 2(2002-2006_ và trải qua nhiều thăng trầm. Cụ thể trong nhiệm kì II (2002-2006), các doanh nghiệp Việt Nam đã trải qua một thời kì biến động, cạnh tranh gay gắt với việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2001, được loại bỏ hạn ngạch, đặc biệt là Jacket mà các doanh nghiệp đang có thế mạnh, cũng như việc kết thúc hiệp định Dệt May (ATC) năm 2005, loại bỏ hoàn toàn hạn ngạch cho các nước thành viên WTO trong khi hàng Dệt May Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kì vẫn bị áp dụng hạn ngạch tới đầu năm 2007. Đây là trở ngại lớn với cầu xuất của giới doanh nghiệp may


mặc Việt Nam. Ảnh hưởng không nhỏ từ vấn đề nóng bỏng này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã bị chịu nhiều thiệt thòi hơn nhiều so với các doanh nghiệp nước ngoài khác, dẫn tới kim ngạch xuất khẩu không đạt được mức tuyệt đối, tuy nhiên vẫn được cho là không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân trên 20%/năm.(10) Một phần thành quả này phải kể tới Hiệp định Thương Mại song phương Việt Nam-Hoa Kì cũng như việc tái áp dụng hạn ngạch của Hoa Kì, EU đối với Trung Quốc.

Nhận xét về vấn đề này, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam đã đưa ra nhận định như sau:

“Xét về kim ngạch xuất khẩu, năm 2006 Việt Nam đã đứng thứ 10 trong số các nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất chỉ sau: Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mexico, Hongkong, Bangladesh, xấp xỉ bằng Indonesia và Mỹ.”

Dưới đây là thống kê chi tiết về kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam vào các thị trường lớn như Mĩ, EU, Nhật Bản trong giai đoạn năm 2000-2007.

Bảng 2.1: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2000-2007


Thị trường

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng XK

1892

1962

2752

3654

4386

4838

5834

7500

Tăng trưởng

8.29%

3.70%

40.27%

32.78%

20.03%

10.31%

20.59%

28.56%

Mỹ

49.5

44.6

951

1973

2474

2603

3044

3800

Tăng trưởng

45.58%

-9.90%

2032.29

%

107.47%

25.39

5.21

16.94

24.84

EU

609

599

579

580

762

882

1243

1500

Tăng trưởng

10.97%

-1.64%

-3.34%

0.17%

31.38%

15.75%

40.93%

20.68%

Nhật Bản

620

588

521

514

531

604

628

800

Tăng trưởng

48.68%

-5.16%

-11.39%

-1.34%

3.31%

13.75%

3.97%

27.39%

Khác

614

730

701

587

619

749

919

1400

Nguồn: Hiệp Hội Dệt May Việt Nam



(10) : Nguồn của Hiệp Hội Dệt May Việt Nam


Để thấy rõ hơn sự khác biệt giữa các thị trường, ta sơ đồ hóa bảng số liệu trên thông qua sơ đồ sau:

Hình 2.1.Biểu đồ so sánh tăng trưởng của các thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007


8000

7000

T.T T.XK

American Eu Japan

Khác

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0s

T.T: Thị trường; T.XK: Tổng xuất khẩu; American: Mỹ; Japan: Nhật Bản

Nguồn: Hiệp Hội Dệt May Việt Nam

Bên cạnh đó, thị trường sản xuất và tiêu thụ nội địa trong nước lại không được các doanh nghiệp chú trọng hết mức nên theo ước tính của chuyên gia thì hàng may mặc tiêu thụ chiếm 7% trong tổng mức bán lẻ, ước thị trường nội địa năm 2006 đạt 28.8000 tỉ đổng (tương đương với 1,8 tỉ USD). Đây thực sự là một thị trường để ngỏ đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung khi mà đời sống của người dân Việt Nam ngày càng tăng. Họ không chỉ dừng lại ở mong muốn “ăn no mặc ấm” như vài thập kỉ trước mà đã vươn tới quan điểm “ăn ngon mặc diện”. Mà hơn nữa, đặc điểm nhân dạng học của người Việt Nam với đặc điểm nhân dạng học châu Á là một thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp thuộc các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông….len chân vào thị trường Việt Nam để gây dựng kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam trong nước. Có lẽ đây là một dấu hiệu khả quan cho thị trường may mặc Việt Nam khi mà sản phẩm mình sản xuất ra không bị chảy ra ra ngoài thị trường nước ngoài, thay vào đó lại được chính người dân của mình tiêu thụ. Khi thâm nhập được


vào thị trường Việt Nam các doanh nghiệp nước ngoài đã nhận thấy một mảng thị trường khá màu mỡ bên cạnh các mảng thị trường truyền thống đã tồn tại lâu đời như thị trường áo jacket, thị trường áo vest hay quần âu…..Đó là mảng thị trường hàng dệt kim. Vậy cơ sở nào khiến cho các doanh nghiệp nước ngoài quyết tâm khai thác mảng thị trường này ở Việt Nam? Câu trả lời sẽ được giải đáp ở phần sau với tiêu đề đặc điểm thị trường hàng sản xuất dệt kim Việt Nam. 1.1.2. Đặc điểm thị trường hàng sản xuất dệt kim ở Việt Nam

Trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc nói chung có tồn tại hai loại ngạch sản xuất chính, đó là ngạch sản xuất hàng dệt thoi và ngạch sản xuất hàng dệt kim. Ngạch dệt thoi chuyên sản xuất các loại sản phẩm may mặc có độ tướt vải và phần trăm cotton ít, ví dụ như sản phẩm áo jacket, áo vest, quần âu….Lấy ví dụ điển hình cho ngạch dệt thoi này ta không thể bỏ qua các thương hiệu có tiếng tăm đang xuất hiện trên thị trường Việt như Công ty may Nhà Bè chuyên sản xuất kinh doanh các loại thời trang công sở mà mảng trọng tâm là complete dành cho nam giới, Công ty may 10 với danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao với sản phẩm trọng điểm của mình là áo sơ mi kiểu dáng hiện đại hay Công ty may Việt Tiến, may Đức Giang. Đây là ngạch sản xuất kinh doanh được các doanh nghiệp Việt Nam ưa thích hơn cả. Tuy nhiên, bên cạnh đó ngạch sản xuất kinh doanh hàng dệt kim ứng dụng với các sản phẩm áo polo-shirt, T-shirt… cũng đã được khai sáng từ 48 năm nay cụ thể là vào năm 1958 với mô hình kinh doanh nhà nước đầu tiên của công ty Dệt Kim Đông Xuân. Trải qua nhiều thăng trầm cùng với sự phát triển của đất nước, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh của ngạch dệt kim hiện nay ở Việt Nam đang đứng lại ở con số 100, còn khá ít so với ngạch sản xuất dệt thoi hiện thời.

Bên cạnh đó, so với đặc thù sản phẩm của ngạch dệt thoi, sản phẩm dệt kim có độ phần trăm cotton cao, thấm mồ hôi và không hề gây hại cho sức khỏe nên sản phẩm dệt kim rất được ưa chuộng tại các nước phát triển. Chính do tính chất có độ phần trăm cotton cao nên sản phẩm có vòng đời ngắn, thời gian quay vòng các đơn hàng của doanh nghiệp sản xuất nhanh hơn, dẫn tới thời gian thu


lời nhanh hơn so với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt thoi. Đó là còn chưa kể tới số lượng mỗi đơn hàng mà doanh nghiệp sản xuất, có đơn hàng lên tới vài chục nghìn thậm chí vài trăm nghìn sản phẩm. Nhưng điều đáng nói ở đây là, sản phẩm dệt kim thường sử dụng rất ít nguyên phụ liệu, mẫu mã thường không phức tạp, thời gian để hoàn thành một sản phẩm trung bình nhanh hơn gấp 3 đến 5 lần so với hàng dệt thoi. Đây thực sự là một ngạch sản xuất đơn giản và màu mỡ hơn nhiều so với các ngạch sản xuất kinh doanh khác.

Hơn nữa, trong giai đoạn kinh tế và chất lượng cuộc sống phát triển năng động hiện nay, các tầng lớp dân cư thường hướng tới sử dụng loại sản phẩm dệt kim thoải mái mà rất thời trang, dẫn chứng cụ thể ta có thể thấy qua sự phát triển mạnh mẽ của các cửa hàng kinh doanh thời trang như Blue Exchange, PT2000 hay Ninomax…Nhưng thực sự với số lượng 84155,8(11) triệu dân như hiện nay ở Việt Nam thì số lượng các cửa hàng này vẫn chưa đáp ứng đủ.

Có thể nói rằng, thị trường sản xuất và kinh doanh hàng may mặc dệt kim nội địa tuy không phải là một thị trường mới mẻ, nhưng ẩn chứa vẫn là một thị trường khá màu mỡ, tiềm năng và vô cùng hứa hẹn cho các doanh nghiệp không những trong mà còn ngoài nước.Còn rất nhiều phân đoạn thị trường bị bỏ ngỏ, nhiều khúc khách hàng còn không được đáp ứng, thậm chí nếu có được hình thành thì chỉ ở dạng “chỉ để cho có”, dẫn chứng cụ thể là những sản phẩm của Dệt Kim Đông Xuân, Hanosimex, sản phẩm khá nhiều nhưng mức độ ứng dụng không cao. Đây là một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư có tầm nhìn, là một miếng bánh béo bở cho các doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề này, doanh nghiệp may Liên doanh Kyung Việt cũng đã quyết định tham gia vào làng các doanh nghiệp dệt kim Việt Nam với một phương châm: “sẵn sàng thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng”.

1.2.Khái quát chung về công ty may liên doanh Kyung-Việt

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

a. Thông tin chung về công ty:



(11): số liệu từ Tổng cục Thống kê

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí