Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG


CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Hà Nội – 2009


Các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG


CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật quốc tế

Mã số : 60 38 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HỒNG BẮC


Hà nội - 2009

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Hoàng Phương

Danh mục các từ viết tắt

1) Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em: BVCSGDTE

2) Bảo vệ quyền trẻ em: BVQTE

3) Chương trình quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em: IPEC

4) Lao động trẻ em: LĐTE

5) Người chưa thành niên: NCTN

6) Ngân hàng thế giới :WB

7) Quỹ Dân số của Liên hợp quốc: UNFPA

8) Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc: UNICEF

9) Quyền trẻ em: QTE

10) Tổ chức Lao động quốc tế: ILO

11) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá: UNESCO

12) Thu nhập quốc dân tính trên đầu người trong một năm : GDP

13) Trách nhiệm hữu hạn : TNHH

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ 5

CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM

1.1. Khái niệm trẻ em, LĐTE và pháp luật về trẻ em 5

1.1.1. Trẻ em 5

1.1.2. Lao động trẻ em 8

1.1.3. Pháp luật về trẻ em 10

1.2. Những vấn đề chung về LĐTE 12

1.2.1. Các hình thức của lao động trẻ em 12

1.2.2. Nguyên nhân của tình trạng LĐTE 16

1.2.3. Hậu quả của tình trạng trẻ em phải lao động sớm 19

1.3. Các công ước quốc tế về lao động trẻ em 22

1.3.1. Vai trò và hoạt động của tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong việc xây 22

dựng các công ước quốc tế về LĐTE

Sự cần thiết nghiên cứu các công ước của tổ chức lao động quốc tế về 24

1.3.2.

LĐTE

1.3.3. Các công ước quốc tế về LĐTE 26

Kết luận chương 140

Chương 2 - THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ41

ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI THỰC THI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM

2.1. Thực trạng lao động trẻ em41

2.1.1. Tình hình lao động trẻ em một số nước trên thế giới 41

2.1.2. Thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam 45

2.2. Thực trạng chính sách, pháp luật về LĐTE 53

2.2.1. Thực trạng chính sách của Việt Nam về LĐTE 53

2.2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về LĐTE 57

Đánh giá thực trạng LĐTE, pháp luật LĐTE khi Việt Nam thực thi 73

2.3. các công ước quốc tế về LĐTE

2.3.1 Những kết quả đạt được 73

2.3.2. Những khó khăn, tồn tại 78

Kết luận chương 2 82

Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT83

NAM VỀ LĐTE TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Mục tiêu, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn 83

3.1.

đề LĐTE

Một số giải pháp nhằm hạn chế và chấm dứt tình trạng trẻ em phải làm 88

3.2.

việc nặng nhọc trong môi trường độc hại, nguy hiểm ở Việt Nam

3.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về LĐTE 88

Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật và tăng cường công tác thanh tra,92

3.2.2. kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề LĐTE

3.2.3. Giải pháp về chính sách xã hội 93

96

3.2.4. Cần xóa bỏ các hình thức lạm dụng LĐTE thông qua các giải pháp “phi luật pháp”

3.3. Một số biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện giải pháp 97

3.3.1 Đối với các địa phương có ngành nghề truyền thống 97

Đối với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, trẻ em cấp quận, 97

3.3.2

huyện; cấp tỉnh, thành phố

3.3.3. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố 98

3.3.4 Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 98

Kết luận chương 3100

KẾT LUẬN CHUNG 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Hoàng Phương

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là nội dung hoạt động cơ bản trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Ở nước nào cũng vậy, trẻ em sinh ra và lớn lên trong những điều kiện hoàn cảnh gia đình, cộng đồng đa dạng và không giống nhau. Mỗi em một vẻ, mỗi em một hoàn cảnh và mỗi em mang theo mình một tâm sự buồn vui khác nhau. Nhưng các em đều có chung một nhu cầu khẩn thiết, nhu cầu được sự giúp đỡ, cưu mang của xã hội.

Tiến trình toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã góp phần làm thay đổi nhanh chóng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội; đời sống vật chất - tinh thần của đông đảo các tầng lớp xã hội không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu xã hội không thể phủ nhận thì còn tồn tại một thực tiễn không mong muốn đó là tình trạng trẻ em bị bóc lột, bị lao động cực nhọc trong các công trường, hầm mỏ; trẻ em vẫn phải xả súng vào chính đồng loại của mình; trẻ em lang thang trên đường phố, bị sử dụng vào các mục đích vô nhân đạo... Đó đang là những thách thức đối với nhân loại tiến bộ trong công cuộc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, bảo vệ thế hệ tương lai của nhân loại.

Trong xu hướng toàn cầu hóa, quyền con người nói chung và quyền của trẻ em nói riêng không còn là vấn đề quan tâm của từng quốc gia đơn lẻ, mà nó đã và luôn được cả cộng đồng quốc tế quan tâm. Trong Tuyên ngôn về quyền của trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1959 đã ghi nhận “Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất”; Công ước quốc tế về quyền chính trị - dân sự năm 1966 (Việt Nam gia nhập năm 1982) chỉ ra rằng: "Mọi trẻ em… đều có quyền được hưởng sự bảo hộ của gia đình, xã hội và của nhà nước" (Điều 24); Công ước quốc tế về quyền kinh tế - xã hội và văn hoá năm 1966 (Việt Nam gia nhập năm 1982) khẳng định: "Thanh thiếu niên cần được bảo vệ và không bị bóc lột về kinh tế - xã hội, cấm bóc lột lao động trẻ em" (Điều 10). Năm 1989, với sự nỗ lực của một số quốc gia, Công ước quốc tế về quyền trẻ em (Việt Nam là

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 03/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí