Nguyên Tắc, Điều Kiện Và Trình Tự Thủ Tục Hội Đồng Bảo An Áp Dụng Biện Pháp Trừng Phạt Bằng Vũ Lực

kết quốc tế hoặc nghĩa vụ quốc tế; làm trái với các văn bản quốc gia đơn phương ban hành, ngăn cản các quốc gia khác thực hiện quyền lợi chính đáng của họ.

- Hành vi vi phạm luật quốc tế phải gây ra thiệt hại cho chủ thể khác, có thể là thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất;

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật quốc tế và thiệt hại xảy ra.

Như vậy, cơ sở pháp lý của việc áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” của Liên hợp quốc là hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia mà suy cho cùng chính là mức độ vi phạm của hành vi cũng như nguy cơ đe dọa của hành vi đó đối với hòa bình và an ninh thế giới.

Ngoài ra, cơ sở pháp lý của việc áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc còn bao gồm các Nghị quyết của Hội đồng bảo an. Cụ thể, việc không tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc Nghị quyết của Hội đồng bảo an khiến cho nguy cơ và mức độ phá hoại hòa bình và an ninh thế giới gia tăng, đây là cơ sở để Hội đồng bảo an ban hành lệnh trừng phạt buộc các chủ thể phải thay đổi thái độ và cách hành xử sao cho phù hợp với các quy định chung của luật quốc tế. Trong thực tiễn hoạt động của mình, Hội đồng bảo an đã ban hành nhiều Nghị quyết áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực, trong đó tiêu biểu nhất là Nghị quyết số 678 của Hội đồng Bảo an thông qua ngày 29/11/1990 cho phép các quốc gia sử dụng “mọi biện pháp cần thiết” đối với Iraq, trong đó có biện pháp quân sự nếu Iraq không rút quân khỏi Kuwait trước ngày 15/1/1991. Nghị quyết này đã mở đường cho hàng loạt các chiến dịch quân sự được Hội đồng bảo an cho phép như: Nghị quyết 794 năm 1992 cho phép can thiệp quân sự tại Somalia; Nghị quyết 836 năm 1993 cho phép Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NaTo) can thiệp để bảo vệ các khu vực an ninh của Nam Tư cũ; Nghị quyết 929 năm 1994 cho phép nước Pháp triển khai chiến dịch Turquoise ở Ruvanda; Nghị quyết 1125 năm 1997 cho phép các quốc gia tham gia chiến dịch liên Châu Phi để triển khai các biện pháp cần thiết, kể cả việc sử dụng vũ lực để đảm bảo an ninh và tự do đi lại của cho các nhân viên của mình tại Cộng hòa Trung Phi.

1.4 Nguyên tắc, điều kiện và trình tự thủ tục Hội đồng bảo an áp dụng biện pháp trừng phạt bằng vũ lực

1.4.1 Nguyên tắc áp dụng biện pháp trừng phạt

Nhằm phát huy hiệu quả mục tiêu giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới, tạo mọi điều kiện cần thiết để giữ gìn công lý và tôn trọng những nghĩa vụ do những điều ước

và các nguồn khác do luật quốc tế đặt ra.Việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế và các nguyên tắc đặc thù được quy định tại Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, cụ thể:

Bên cạnh các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc còn phải tuân thủ các nguyên tắc đặc thù được quy định tại Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Thứ nhất: Các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc chỉ được tiến hành sau khi xác định được các biện pháp trừng phạt phi vũ trang không thích hợp hoặc tỏ ra là không thích hợp. Thông qua quy định này có thể thấy, không phải trong mọi trường hợp cứ có hành vi vi phạm hòa bình và an ninh thế giới xảy ra Hội đồng bảo an cũng có thể ra Nghị quyết áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực. Căn cứ vào thực tiễn áp dụng các biện pháp trừng phạt của Hội đồng bảo an có thể thấy có hai trường hợp để Hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực: i) đã áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang nhưng trong quá trình áp dụng, biện pháp này không mang lại hiệu quả như mong đợi và hành vi vi phạm vẫn tiếp diễn mà không bị ngăn chặn; ii) Chưa áp dụng biện pháp trừng phạt nào song xét thấy nếu áp dụng biện pháp trừng phạt phi vũ trang sẽ không mang lại hiệu quả nên Hội đồng bảo an quyết định áp dụng luôn chế tài mạnh hơn, đó là “trừng phạt bằng vũ lực”.

Thứ hai, trước khi Hội đồng bảo an quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết nói chung và các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực nói riêng, các cá nhân hoặc tập thể vẫn có quyền tiến hành các biện pháp tự vệ nhằm bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình. Điều được được quy định cụ thể tại Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc. Theo đó, các nước thành viên có thể thực hiện quyền tự vệ trong trường hợp “bị tấn công vũ trang" và "cho đến khi Hội đồng Bảo an đã có những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế". Nếu không, theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, “tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”.

Các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc - 4

Thứ ba, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên hợp quốc phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng vũ lực nói chung. Các nguyên tắc này được ghi nhận trong luật thời chiến (Jus in bello) nhằm mục tiêu nhân đạo trong thời chiến. Đó là các quy định điều chỉnh hành vi thời chiến rất chi tiết, đặc biệt là các quy định về đối xử với những người không trực tiếp tham chiến như thương binh, bệnh binh, tù nhân chiến tranh và đặc biệt là dân thường sống ở những khu vực bị chiếm đóng. Đồng thời, luật chiến tranh cũng có những quy định liên quan đến những người trực tiếp tham chiến.

Các nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ khi sử dụng vũ lực bao gồm:

i) Nguyên tắc không được phép tấn công thường dân hay còn gọi là nguyên tắc “phân biệt” (Nghị định thư số I năm 1977). Nguyên tắc này là một nguyên tắc tập quán, theo đó dân thường không phải là mục tiêu tấn công hợp pháp;

ii) Nguyên tắc “tỉ lệ”, theo đó không được phép tấn công một mục tiêu quân sự nếu như chiến dịch quân sự đó có thể gây ra tổn thất cho dân thường và các thiệt hại về quân sự. Nguyên tắc “phân biệt” vấp phải khó khăn trong cách thức phân biệt giữa mục tiêu quân sự và công trình dân sự trên thực tế;

iii) Nguyên tắc cấm sử dụng các loại vũ khí, đạn dược hay các dụng cụ khác có thể gây ra đau đớn cho binh lính (Điều 23, Bộ quy tắc La Haye năm 1977 và Điều 35Nghị định thư I năm 1977). Nguyên tắc này ra đời từ rất sớm nhưng việc tuân thủ lại không hề dễ dàng.

iv) Nguyên tắc các bên tham gia xung đột không có quyền vô hạn trong việc lựa chọn các phương tiện chiến tranh (Điều 22Phụ lục của Công ước La Haye IV năm 1907 về luật và tập quán chiến tranh; Điều 35 khoản 1 Nghị định thư I năm 1977). Đây là một nguyên tắc tập quán;

v) Nguyên tắc cấm sử dụng các loại chất độc, vũ khí hóa học, các chất lỏng và phương tiện tương tự đã được ghi nhận trong rất nhiều điều ước như: Tuyên bố Xanh Pê-téc-bua ngày 29/11-11/12/1986 về việc sử dụng một số loại súng trong thời chiến; Hiệp ước Geneva ngày 17/06/1925 về cấm sử dụng chất đọc gây ngạt hay các chất tương tự và các vũ khí vi khuẩn; Hiệp ước ngày 10/04/1972 về cấm sản xuất, tàng trữ vũ khí sinh học hay chất độc sinh học; Công ước ngày 10/10/1980 về cấm hoặc hạn chế sử dụng một số loại vũ khí thông thường có thể bị coi là gây tổn thương trầm trọng

hoặc bị coi là tấn công không phân biệt được mục tiêu; Công ước ngày 13/11/1993 về cấm sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học và về việc phá hủy các loại vũ khí này. Các loại vũ khí lần đầu là gây ngạt hoặc đầu độc đối phương đều bị cấm, nhất là theo tập quán quốc tế.

1.4.2. Điều kiện để Hội đồng bảo anáp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực

Dựa trên các quy định hiện hành của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” của Hội đồng bảo an sẽ được áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện sau:

Thứ nhất, Hội đồng đã ra Nghị quyết xác nhận có hành vi đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời yêu cầu quốc gia đã thực hiện những hành vi đó phải tuân thủ những quy định được đưa ra trong nghị quyết. Mặc dù thuật ngữ “đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế” được đề cập nhiều lần trong Hiến chương song Hiến chương lại không có bất cứ quy định nào giải thích khái niệm này mà trao cho Hội đồng bảo an thẩm quyền riêng biệt trong việc đánh giá và quyết định các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Thứ hai, quốc gia vi phạm không chấp hành những nghĩa vụ theo yêu cầu của Hội đồng bảo an, vẫn tiếp tục có hành vi được xác định là sự đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế;

Thứ ba, trên cơ sở xét thấy việc áp dụng các biện pháp trừng phạt vi vũ trang sẽ không mang lại hiệu quảhoặc tỏ ra không còn hiệu quả đối với hành vi vi phạm, Hội đồng bảo an sẽ ra nghị quyết áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực”. Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 27 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, các Nghị quyết không liên quan đến vấn đề thủ tục, trong đó có Nghị quyết về áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” chỉ có có hiệu lực khi được sự chấp thuận của ít nhất 9 ủy viên, trong đó tất cả năm Ủy viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Ngavà Trung Quốc phải bỏ phiếu thuận.

Việc chính thức thông qua một Nghị quyết về áp đặt các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc chính là cơ sở pháp lý là điều kiện cho việc áp đặt các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” đối với các chủ thể có hành vi vi phạm theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.


bảo an

1.4.3. Quy trình thủ tục áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Hội đồng


Theo quy định tại Điều 25 Hiến chương Liên hợp quốc, khi một nghị quyết của

Hội đồng bảo an được thông qua thì tất cả các quốc gia thành viên phải có trách nhiệm phục tùng và thực hiện các quyết định đó. Đây là nguyên tắc quan trọng thể hiện rõ nét vai trò chủ đạo của Hội đồng bảo an trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc thực thi có hiệu quả những biện pháp trừng phạt của mình, Hội đồng bảo an sẽ xem xét, nhận định xem các biện pháp này sẽ do tất cả các thành viên hay một số thành viên của Liên hợp quốc áp dụng. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp này sẽ được các quốc gia trực tiếp thi hành hay thi hành thông qua những hành động của quốc gia trong các cơ quan quốc tế hữu quan mà họ là quốc gia thành viên. Hơn nữa, để các biện pháp trừng phạt của Hội đồng bảo an có thể phát huy hiệu lực trong thực tế đòi hỏi quốc gia thành viên thành viên phải tiến hành một số điều chỉnh cần thiết đối với hệ thống pháp luật của quốc gia mình.

Dựa trên thực tiễn hoạt động của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có thể khẳng định rằng việc áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” là cả một quá trình với những trình tự, thủ tục phức tạp từ khâu thủ tục (ra quyết định, văn bản hướng dẫn thi hành) cho đến các khâu triển khai thực sự trên thực tế các biện pháp này với chủ thể vi phạm, trong nhiều trường hợp còn có cả giai đoạn khắc phục hậu quả.

a. Việc ra Nghị quyết về áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” và các văn bản hướng dẫn thi hành

Như đã phân tích điều kiện áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực”, để tạo cơ sở pháp lý cho việc thi hành các biện pháp này trên thực tế, Hội đồng Bảo an sẽ thông qua một Nghị quyết, trong đó quyết định áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” đối với chủ thể vi phạm. Sau khi Nghị quyết này được 05 thành viên thường trực và ít nhất 04 thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an thông qua, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành việc áp dụng các biện pháp trừng phạt này.

b. Thành lập các Ủy ban trừng phạt

Do tính chất phức tạp trong việc triển khai các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” trên thực tế nên để thực hiện một cách hiệu quả các biện pháp này, các Ủy ban

trừng phạt sẽ được thành lập. Hơn 60 năm qua quyền năng này đã được Hội đồng bảo an sử dụng hiệu quả để thiết lập các cơ quan trực thuộc. Trong đó, hình thức phổ biến là việc thành lập các Ủy ban trừng phạt là hình thức phổ biến hơn cả.

Thành phần của Ủy ban trừng phạt luôn bao gồm đại diện của tất cả 15 thành viên của Hội đồng bảo an. Chủ tịch Ủy ban do Hội đồng bổ nhiệm trên cơ sở lựa chọn một trong những đại diện thường trực của các thành viên trong Hội đồng. Hoạt động của mỗi Ủy ban trừng phạt được hỗ trợ bởi Bộ phận trừng phạt thuộc các vấn đề chính trị của Ban Thư ký Liên hợp quốc hoặc các đội giám sát, nhóm chuyên gia hoặc Ban chuyên gia do Tổng Thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm.

Ủy ban sẽ áp dụng các quy định về thủ tục cũng như những hướng dẫn về việc thực hiện các công việc của mình đối với mỗi biện pháp trừng phạt đã có hiệu lực. Ủy ban sẽ có một Chủ tịch và bốn Phó Chủ tịch được lựa chọn trong số các thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an trên cơ sở đại diện cho tất các các nhóm khu vực. Nguyên tắc và chức năng luân phiên của các thành viên trong văn phòng của Ủy được xác định cụ thể tại Bộ quy tắc thủ tục của Hội đồng Bảo an năm 1983. Việc tài trợ cho các hoạt động có liên quan của Chủ tịch và Phó Chủ tịch, trong đó bao gồm chuyến thăm của họ tới các nước và khu vực bị trừng phạt, cần được giải quyết trên cơ sở tham vấn với các cơ quan hữu quan của Liên hợp quốc và các bộ phận khác thuộc Ban Thư ký Liên hợp quốc.

c. Các cơ quan bổ trợ cho Ủy ban trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc

Trong quá trình áp dụng các biện pháp trừng phạt nói chung và biện pháp trừng phạt bằng vũ lực nói riêng,nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp này, bên cạnh các Ủy ban Trừng phạt còn có sự xuất hiện của Bộ phận trừng phạt thuộc Phòng các vấn đề chính trị của Ban Thư ký Liên hợp quốc hoặc các đội giám sát, nhóm chuyên gia hoặc Hội đồng chuyên gia do Tổng Thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm.

+ Nhóm công tác không chính thức về các vấn đề trừng phạt chung

Theo Văn bản số (S/2000/319) ngày 17/04/2000 của Chủ tịch Hội đồng bảo an, các vấn đề liên quan đến trừng phạt được nhóm công tác không chính thức của Hội đồng bảo an xem xét bao gồm:

i)Các phương pháp của Ủy ban trừng phạt và các Ủy ban có liên quan khác;

ii) Năng lực của Ban Thư ký Liên hợp quốc;

iii) Sự phối hợp của các cơ quan trong hệ thống Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế hoặc khu vực khác;

iv) Soạn thảo các nghị quyết về pháp trừng phạt kể cả điều kiện duy trì hoặc dỡ bỏ lệnh trừng phạt;

v) Báo cáo đánh giá trước và sau khi áp dụng các biện pháp trừng phạt cũng như việc đánh giá liên tục các biện pháp này; Giám sát và thi hành các biện pháp trừng phạt;

vi) Các tác động ngoài ý muốn trừng phạt;

vii) Miễn trừ nhân đạo;

viiii) Mục tiêu trừng phạt;

ix) Hỗ trợ các nước thành viên trong việc thực hiện các lệnh trừng phạt;

x) Thực hiện các kiến nghị trong văn bản S / 1999-1992 của Chủ tịch Hội đồng bảo an ngày 29/01/1999.

+ Bộ phận Trừng phạt thuộc Phòng các vấn đề Chính trị của Ban Thư ký Liên hợp quốc

Bộ phận này có các chức năng, nhiệm vụ sau:

i) Tiếp nhận danh sách các yêu cầu từ một nguyên đơn (có thể là cá nhân, tập thể hoặc tổ chứctheo danh sách của Ủy ban Trừng phạt)

ii) Xác minh đối với yêu cầu mới hoặc yêu cầu được lặp đi lặp lại;

iii) Trả lại cho chủ thể yêu cầu đơn nếu yêu cầu đệ trình lặp đi lặp lại và không chứa bất kỳ thông tin bổ sung nào;

b) Nếu bất kỳ chính phủ được lấy ý kiến về danh sách yêu cầu theo quy định tại Khoản 5 ở trên phản đối yêu cầu danh sách các yêu cầu của Ủy ban. Các đầu mối có trách nhiệm phải thông báo vấn đề này cho Ủy ban và cung cấp bản sao của yêu cầu đã niêm yết. Mọi thành viên của Ủy ban mà sở hữu các thông tin hỗ trợ cho các yêu cầu được niêm yết sẽ được khuyến khích để chia sẻ các thông tin đó với chính phủ mà xem xét lại danh sách các yêu cầu theo khoản 5 ở trên;

c) Nếu trong một thời gian hợp lý (3 tháng), không ai trong số các chính phủ xem xét các yêu cầu niêm yết theo khoản 5 ở trên bình luận hoặc chỉ ra danh họ đang tiến hành xem xét các yêu cầu đó với Ủy ban và yêu cầu gia hạn them thời gian, cơ

quan đầu mối sẽ thông báo cho tất các các thành viên của Ủy ban về vấn đề này cùng với bản danh sách các yêu cầu đã niêm yết. Sau khi tham khảo ý kiến của Chính phủ được chỉ định, mọi thành viên của Ủy ban có thể đề nghị chuyển tiếp bản sách các yêu cầu tới Chủ tịch Ủy ban trừng phạt kèm theo lời giải thích cụ thể. Nếu sau một tháng, không có thành viên nào của Ủy ban đưa ra ý kiến, bản danh sách các yêu cầu sẽ bị từ chối và Chủ tịch Ủy ban sẽ thông báo cho các cơ quan đầu mối theo những phương thức thích hợp;

+ Hội đồng chuyên gia hoặc Nhóm chuyên gia

Ngoài Nhóm công tác các vấn đề chung về trừng phạt vàBộ phận Trừng phạt thuộc Phòng các vấn đề Chính trị của Ban Thư ký Liên hợp quốc, hỗ trợ cho hoạt động của Ủy ban trừng phạt còn có Hội đồng chuyên gia hoặc Nhóm chuyên gia.

Nhóm chuyên gia/Hội đồng chuyên gia bao gồm có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các hoạt động cụ thể sau:

i) Hỗ trợ Trưởng Bộ phận trừng phạt và thư ký của Ủy ban Trừng phạt Hội đồng bảo an và các cơ quan trực thuộc khác trong việc cung cấp những hỗ trợ thiết yếu cho các cơ quan của Hội đồng cũng như đối với Nhóm chuyên gia hoặc nhóm giám sát;

ii) Tham gia vào việc nghiên cứu và phân tích nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp trừng phạt cũng như các tác động tiêu cực có thể xảy ra;

iii) Hỗ trợ Bộ phận trừng phạt trong việc xác định cách thức và địa điểm mà các quốc gia có thể tăng cường năng lực để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp trừng phạt;

iv) Duy trì liên lạc một cách có hiệu quả đối vớ các cơ quan khác của Liên hợp quốc, các quốc gia thành viện, đại diện các tổ chức khu vực, tổ chức phi chính phủ, tổ chức Bretton Woods trong việc liên kết thực hiện các biện pháp trừng phạt và cung cấp các giải thích về các vấn đề thực tế phát sinh liên quan đến việc thực hiện đó.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 12/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí