Cơ Sở Pháp Lý Để Hội Đồng Bảo An Áp Dụng Biện Pháp Trừng Phạt Bằng

Thứ tư, về tính chất: “Trừng phạt bằng vũ lực” mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc thi hành và tính tập thể. Trong đó, tính cưỡng chế, bắt buộc thi hành được thể hiện ở việc biện pháp nàyđược Hội đồng Bảo an thông qua trên cơ sở các nghị quyết có tính bắt buộc đối với các quốc gia thành viên. Khi lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an đối với một chủ thể nào đó có hiệu lực thì bất kì thành viên nào của Liên hợp quốc cũng phải tuân thủ một cách triệt để và phải như nhau không phụ thuộc vào quan hệ cụ thể của họ đối với quốc gia vi phạm. Tính tập thể được thể hiện ở việc những biện pháp này do nhiều quốc gia cùng đồng loạt áp dụng và tiến hành theo một cơ chế thống nhất.

Thứ năm, về điều kiện áp dụng: Các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” chỉ được thực hiện trong trường hợp xét thấy các biện pháp trừng phạt phi vũ trang không thích hợp hoặc tỏ ra không thích hợp. Với quy định này, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc không loại trừ việc áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang.Do đó, trong quá trình áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có thể vẫn tiến hành áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang như: Cấm xuất khẩu, nhập khẩu những hàng hóa nhất định;Phong tỏa tài sản của các ngân hàng, cá nhân, tổ chức của quốc gia đó tại nước ngoài mà có liên quan tới các họat động đe dọa hòa bình và an ninh thế giới; Cấm mọi giao dịch kinh tế, thương mại của quốc gia đó với các quốc gia khác; Cấm, hạn chế việc đi lại của công dân quốc gia đó; Cấm, hạn chế thực hiện các họat động giao thông với bên ngoài bằng những phương tiện nhất định; Yêu cầu các nước thành viên Liên hợp quốc không được mua bán, chuyển giao một cách trực tiếp hay gián tiếp bất kì loại hàng hóa, công nghệ nào liên quan tới các họat động đe dọa hòa bình, an ninh thế giới của quốc gia vi phạm cũng như các loại hàng hóa xác định khác, ngoại trừ các nhu yếu phẩm thiết yếu cho đời sống; phong hóa, đóng băng các quỹ, các trợ giúp về mặt tài chính…

Thứ sáu: về các hình thức thể hiện: Tùy vào mức độ, hành vi nguy hiểm cho xã hội và tổng thể thiệt hại đã gây ra mà biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” thể hiện dưới các hình thức khác nhau như: tấn công quân sự; biểu dương lực lượng; phong toả; bao vây; cấm vận vũ khí…

b. Mục đích, vai trò của các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hợp Quốc

Thực tiễn áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của liên hợp quốc cho thấy mục đích, vai trò của những biện pháp này được thể hiện trên những khía cạnh sau:

Thứ nhất, “Trừng phạt bằng vũ lực” là công cụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng bảo an trong quá trình duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Để có thể thực hiện được chức năng của mình trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, Hội đồng bảo an đã áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau dựa trên những quy định chung của luật quốc tế, quy chế họat động của Hội đồng bảo an và đặc biệt là dựa trên diễn biến của tình hình cụ thể, chẳng hạn: Nhằm giải quyết các tranh chấp hoặc tình thế nếu kéo dài có thể ảnh hưởng tới hòa bình và an ninh thế giới, Hội đồng bảo an có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của các quốc gia liên quan hoặc trên cơ sở đề nghị của Tổng thư ký hoặc Đại hội đồng: i) Yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình như đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, sử dụng các tổ chức hoặc điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp tự chọn khác; ii) Tiến hành điều tra; iii) Kiến nghị các thủ tục hoặc phương thức giải quyết thích đáng. Bên cạnh đó, trên cơ sở xác định những trường hợp đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc có hành vi xâm lược, Hội đồng bảo an sẽ quyết định các biện pháp cần thiết nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, trong đó có biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực”. Như vậy có thể khẳng định: “Trừng phạt bằng vũ lực” là một trong những công cụ để Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của mình. Thông qua biện pháp này, Hội đồng bảo an có có thể buộc các quốc gia vi phạm phải tuân thủ các cam kết quốc tế, đồng thời loại bỏ được các hành xâm hại hoặc đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.

Thứ hai, với tính chất là những biện pháp cưỡng chế của Liên hợp quốc, các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực được sử dụng nhằm mục đích đảm bảo thi hành các nghị quyết của của Hội đồng bảo an nói riêng và Liên hợp quốc nói chung. Mục tiêu này xuất phát từ thực tế là các Nghị quyết của của Hội đồng bảo an có hiệu lực pháp lý bắt buộc và các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải tuân thủ đầy đủ, phù hợp với hiến chương Liên hợp quốc. Tuy nhiên, không phải lúc nào quy định này cũng được các quốc gia thành viên tuyệt đối tuân thủ và sự vi phạm chính là cơ sở để Hội đồng bảo an ban hành những biện pháp cần thiết nhằm điều chỉnh thái độ và cách ứng xử của các chủ thể sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế. Bằng việc trực tiếp tác động tới lợi ích của quốc gia vi phạm, các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực tác động tới hành vi, ứng xử của các quốc gia, đặt các quốc gia vào một trong hai chọn lựa là tiếp tục vi phạm những nguyên tắc, quy định của Hiến chương Liên hợp quốc nói riêng và luật quốc tế nói chung và phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ các biện pháp trừng phạt

hay chấp hành đầy đủ những yêu cầu pháp lý đặt ra để những quyền lợi của mình được khôi phục.

Thứ ba, Trừng phạt bằng vũ lực” có vai trò quan trọng trong việc gắn kết các quốc gia trong việc cùng thực hiện một mục tiêu chung của nhân loại. Điều này cũng xuất phát từ tính chất bắt buộc của nghị quyết do Hội đồng bảo an ban hành.Theo đó, khi các biện pháp trừng phạt dưới sự chỉ đạo của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, các quốc gia chọn một mục tiêu chung.Mục tiêu chung“Trừng phạt bằng vũ lực” mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc thi hành và mang tính tập thể. Trong đó, tính cưỡng chế, bắt buộc thi hành được thể hiện ở việc biện pháp nàyđược Hội đồng Bảo an thông qua trên cơ sở các Nghị quyết có tính bắt buộc đối với các quốc gia thành viên và khi lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an đối với một chủ thể nào đó có hiệu lực thì bất kì thành viên nào của Liên hợp quốc cũng phải tuân thủ một cách triệt để và phải như nhau, không phụ thuộc vào quan hệ cụ thể của họ đối với quốc gia vi phạm. Tính tập thể được thể hiện ở việc những biện pháp này do nhiều quốc gia cùng đồng loạt áp dụng và tiến hành theo một cơ chế thống nhất dưới sự điều khiển của một cơ chế thống nhất;

Thứ tư, thể hiện sự quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong việc lên án, phản đốicác hành vi phạm luật quốc tế: Bằng việc thông qua một nghị quyết về trừng phạt của Hội đồng bảo an, các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực thể hiện sự lên án, phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với hành vi của quốc gia vi phạm. Trước những hành vi có nguy cơ đe dọa tới hòa bình và an ninh thế giới, tất cả các quốc gia với tinh thần yêu chuộng hòa bình mong muốn nhanh chóng thống nhất những biện pháp hữu hiệu để có thể đẩy lùi nguy cơ này, và một Nghị quyết được thông qua chính là sự thể hiện rõ ràng nhất mong muốn đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quốc gia vi phạm sẽ phải đối mặt với rất nhiều bất lợi khi trở thành mục tiêu của sự trừng phạt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Thứ năm, góp phần nâng cao nhận thức và quyết tâm tôn trọng pháp luật quốc tế của các chủ thể.Các biện pháp “trừng phạt vũ lực” có những tác động tích cực tới ý thức các hành vi tôn trọng luật pháp quốc tế của các chủ thể Luật quốc tế. Cụ thể, những hạn chế đối với các quốc gia mục tiêu được tạo ra trên cơ sở các biện pháp trừng phạt phi vũ trang chính là lời cảnh báo sâu sắc tới tất cả các chủ thể khác của Luật quốc tế về một hệ quả xấu có thể xảy ra nếu bất cứ chủ thể nào cố ý vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế. Điều này buộc các chủ thể phải có những cân nhắc thận

trọng trước khi có bất cứ hành vi nào có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. Đây không chỉ là mục đích riêng của các biện pháp trừng phạt mà là mục đích chung của tất cả các biện pháp cưỡng chế được quy định trong hiến chương Liên hợp quốc.

Các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc - 3

c. Mối quan hệ giữa các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực và trừng phạt phi vũ trang trong duy trì hoà bình và an ninh thế giới của Hội đồng bảo an

Chương VII Hiến chương Liên hợp quốc quy định những biện pháp được áp dụng trong trường hợp hòa bình và an ninh thế giới bị đe dọa, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược. Cụ thể, theo quy định tại Điều 39, Hội đồng bảo an có thẩm quyền trong việc xác định hành vi nào đó là sự đe dọa, phá hoại hòa bình hay xâm lược, từ đó đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định những biện pháp nào nên áp dụng phù hợp với các Điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh thế giới. Các biện pháp được nêu ở Điều 41, 42 được chia làm 2 loại: các biện pháp trừng phạt phi vũ trang và các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực. Tuy nhiên, Điều 39 trên lại không xác định rõ loại và tính chất của kiến nghị mà Hội đồng bảo an có thể thông qua trong các trường hợp trên. Điều này có nghĩa là Hội đồng bảo an có thể thông qua mọi loại kiến nghị. Bên cạnh đó, để ngăn chặn tình thế trở nên nghiêm trọng hơn, trước khi đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định yêu cầu các bên đương sự thi hành các biện pháp tạm thời mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết hoặc nên làm (Điều 40). Như vậy, trước khi các biện pháp trừng phạt phi vũ trang hoặc vũ trang được áp dụng thì các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng khi cần thiết.

Để gây áp lực với quốc gia có hành động đe dọa hòa bình, Hội đồng bảo an có thể ra quyết định yêu cầu các thành viên Liên hợp quốc áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang được quy định tại Điều 41. Theo quy định tại điều này, các biện pháp trừng phạt được áp dụng nhằm thi hành nghị quyết của Hội đồng bảo an. Điều này có nghĩa là trước khi các biện pháp trừng phạt phi vũ trang được áp dụng, Hội đồng đã có nghị quyết trong đó yêu cầu quốc gia thực hiện những nghĩa vụ nhất định nhưng quốc gia đó lại không tuân thủ. Sự không tuân thủ này là nguyên nhận cho ra đời một nghị quyết trừng phạt.

Trong trường hợp xét thấy viêc áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ lực trên không có hiệu quả, Hội đồng bảo an có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế

bằng vũ lực, bao gồm: biểu dương lực lượng, phong tỏa, các chiến dịch quân sự khác (Điều 42).

Như vậy, có thể nhận thấy một điều kiện tiên quyết để Hội đồng bảo an có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực là trước đó những biện pháp trừng phạt phi vũ lực đã được áp dụng nhưng tỏ ra không hiệu quả. Mọi trường hợp tiến hành ngay các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực mà bỏ qua các biện pháp trừng phạt phi vũ lực đều là vi phạm và không được chấp nhận. Bên cạnh đó, mặc dù không được quy định cụ thể trong Hiến chương nhưng cũng có thể suy luận một cách logic rằng trong khi các biện pháp trừng phạt vũ trang được áp dụng thì Hội đồng bảo an vẫn có thể tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt phi vũ lực.

1.3 Cơ sở pháp lý để Hội đồng bảo an áp dụng biện pháp trừng phạt bằng

vũ lực

Theo quy định tại Điều 42 Hiến chương Liên Hợp quốc năm 1945, trong trường

hợp nhận thấy những biện pháp quy định tại Điều 41 của Hiến chương không thích hợp hoặc tỏ ra là không thích hợp thì Hội đồng bảo an có quyền áp dụng các biện pháp quân sự như biểu dương lực lượng; phong toả; thực hiện các biện pháp quân sự khác bằng việc sử dụng các đơn vị hải quân, lục quân hoặc không quân do các nước thành viên cử đến. Các biện pháp mà Hội đồng bảo an đưa ra không nhất thiết phải có mức độ tăng dần và không nhất thiết phải nằm trong danh mục được quy định tại Điều 41 và Điều 42 của Hiến chương Liên hợp quốc.

Trong khuôn khổ pháp lý quốc tế,chế định trừng phạt vì xâm phạm đến hòa bình và an ninh quốc tế đã được trù định tại các Điều 39, 41 và 42 Hiến chương Liên hợp quốc. Ngoài ra, biện pháp này còn được ghi nhận trong các điều ước quốc tế mang tính chất toàn cầu khác như: Công ước quốc tế năm 1966 về các quyền dân sự, chính trị; Công ước quốc tế năm 1966 về các quyền Kinh tế -Văn hóa-Xã hội; hoặc Tuyên bố, Nghị Quyết của Hội Đồng Bảo An và Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Bên cạnh đó, các biện pháp trừng phạt còn được ghi nhận trong một số văn kiện của một số tổ chức quốc tế hoặc khu vực, chẳng hạn: Điều 11 Hiệp ước thành lập Liên minh Châu Âu năm 2006; Nghị quyết số 10198/1/04 REV1 của Hội đồng về các nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng các biện pháp hạn chế ngày 07/06/2004; Tài liệu của Hội đồng số15114/05 ngày 02/12/2005 về hướng dẫn thực hiện và đánh gía các

biện pháp hạn chế (trừng phạt) trong khuôn khổ của các nước ngoài EU và chính sách bảo mật; …

Trong khuôn khổ pháp luật quốc gia, chế định trừng phạt được quy định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật của của các quốc gia, trong đó tiêu biểu nhất là Hoa Kỳ. Quốc gia này đã rất tích cực trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt với một hệ thống các văn bản như: Đạo luật thuế quan Smooth-Hawley đưa ra năm 1930; Đạo luật buôn bán với kẻ thù (40 Stat.415); Đạo luật Hiệp định thương mại nhiều bên năm 1934; Luật Hỗ trợ nước ngoài (FAA) năm 1961; Luật thương mại năm 1974; Luật các tổ chức tài chính quốc tế năm 1977; Luật về các biện pháp trừng phạt thương mại năm 1984; Đạo luật về hợp tác phát triển và an ninh quốc tế năm 1985...

Thực tiễn pháp lý quốc tế đã chỉ ra rằng, các căn cứ pháp lý đó đã được ghi nhận một cách cụ thể tại Điều 38, Quy chế Tòa án Công lý quốc tế, trong đó bao gồm:

i) Điều ước quốc tế song phương và đa phương, tức là “một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”, trong đó có ghi nhận về biện pháp trừng phạt bằng vũ lực;

ii) Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật: Tập quán quốc tế được hiểu là “các quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là quy phạm có tính chất bắt buộc”;

iii) Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận, tức là “các nguyên tắc pháp lý được cả pháp luật quốc giavà pháp luật quốc tế thừa nhận và được áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia (theo Khoản 1, Điều 38, Quy chế Tòa án Công lý quốc tế”.

iv) Án lệ: Thực tiễn xét xử của các cơ quan tài phán quốc tế (bao gồm Tòa án và Trọng tài) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển của luật quốc tế nói chung và chế định “trừng phạt bằng vũ lực” nói riêng. Các án lệ này không chỉ làm rõ, khẳng định những quy định pháp lý của chế định “trừng phạt bằng vũ lực” ở dạng thành văn hoặc tập quán mà còn là điểm xuất phát để hình thành nên những quy phạm mới về trừng phạt trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn.

v) Học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau: Đó là “những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong các công trình nghiên cứu, tác phẩm và kết luận của các học giả, luật gia” về những vấn đề cơ bản của chế định “trừng phạt bằng vũ lực”.

vi) Hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia: Đây là sự thể hiện ý chí của một chủ thể luật quốc tế một cách độc lập. Hành vi pháp lý đơn phương được thể hiện dưới một số dạng chủ yếu sau: Công nhận; cam kết; phản đối; từ bỏ.

Ngoài các cơ sở pháp lý trên, chế định “trừng phạt bằng vũ lực” còn được ghi nhận trong nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên Chính phủ. Các văn kiện này có giá trị hiệu lực không đông nhất, gồm: các nghị quyết có hiệu lực bắt buộc và các nghị quyết không có hiệu lực bắt buộc đối với các quốc gia thành viên. Trong thực tiễn quốc tế, khi xác định hoặc giải thích các quy phạm của luật quốc tế nói chung và quy phạm về “trừng phạt bằng vũ lực” nói riêng, các quốc gia thường viện dẫn đến nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc và nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Mặc dù được được ghi nhận trong nhiều nguồn khác nhau, song cơ sở pháp lý trực tiếp điều chỉnh về các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” của Liên hợp quốc được ghi nhận một cách cụ thể trong Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945; các Nghị quyết của Đại hội đồng, đặc biệt là các Nghị quyết của Hội đồng bảo an và hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia, cụ thể như sau:

Ngay tại Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi nhận rằng: Liên hợp quốc theo đuổi mục đích “Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;và nhằm “đảm bảo cho Liên hợp quốc hành động nhanh chóng và hiệu quả, các thành viên Liên hợp quốc trao cho Hội đồng bảo an trách nhiệm chính trong sự nghiệp duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và thừa nhận khi làm những nhiệm vụ do trách nhiệm ấy đặt ra thì Hội đồng Bảo an hành động với tư cách thay mặt cho các thành viên Liên hợp quốc”.

Do Liên hợp quốc không có quân đội riêng nên để góp phần thực thi kịp thời và

hiệu quả biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” trên thực tế, các quốc gia thành viên có

nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng bảo an những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ, và mọi phương tiện khác, kể cả cho quân đội Liên hợp quốc qua lãnh thổ của mình. Việc huy động lực lượng vũ trang được tiến hành thông qua các thỏa thuận cụ thể giữa Hội đồng bảo an với các quốc gia thành viên, trong đó ấn định số lượng và binh chủng quân đội, mức độ chuẩn bị, sự bố trí và tính chất các phương tiện dịch vụ và giúp đỡ trang bị cho quân đội này.Những thỏa thuận trên phải được các quốc gia ký kết, phê chuẩn theo đúng trình tự luật định tại mỗi quốc gia đó. Nhằm cố vấn và giúp đỡ Hội đồng bảo an trong việc thực hiện các hoạt động quân sự, một Ủy ban tham mưu quân sự sẽ được thành lập, bao gồm các tham mưu trưởng của ủy viên thường trực Hội đồng bảo an hay đại diện của họ. Ủy ban này hoạt động dưới quyền của Hội đồng bảo an, chịu trách nhiệm về việc chỉ huy chiến lược tất cả những lực lượng vũ trang thuộc quyền điều hành của Hội đồng. Trong trường hợp được sự đồng ý của Hội đồng bảo an và sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức, khu vực hữu quan, Ủy ban tham mưu quân sự có thể lập ra các tiểu ban khu vực. Để đảm bảo cho Liên hợp quốc có thể áp dụng những biện pháp quân sự khẩn cấp, các thành viên phải đặt một số phi đội không quân vào tư thế sẵn sàng chiến đấu nhằm phối hợp các hành động quốc tế có tính chất cưỡng chế. Số lượng, mức độ chuẩn bị và kế hoạch phối hợp hành động của các phi đội này sẽ được Hội đồng bảo an, với sự giúp đỡ của Ủy ban tham mưu quân sự, ấn định theo những thỏa thuận đặc biệt nói trên.

Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng không thể không nhắc tới với tư cách là cơ sở pháp lý để Hội đồng Bảo an áp dụng các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” đó là hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia. Bởi lẽ, không phải trong mọi trường hợp Hội đồng bảo an đều có thể tiến hành áp dụng biện pháp này. Hơn nữa, các biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực”, suy cho cùng, chính là biện pháp bắt buộc các quốc gia phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi của mình. Theo quy định của luật quốc tế, cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế là sự vi phạm các cam kết quốc tế đã được định chế bằng các quy phạm của Luật quốc tế và sự hiện diện của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật, bao gồm:

- Có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, đó là “một hành vi hành động hoặc không hành động, mâu thuẫn với một quy phạm pháp luật quốc tế hiện đang có hiệu lực”, chẳng hạn như việc quốc gia không thực hiện hoặc thực hiện không đúng cam

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 12/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí