Thực Tiễn Thực Hiện Các Biện Pháp Pháp Lý Chống Thất Thu Thuế Nhập Khẩu Ở Việt Nam

thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

1.3.2.4. Quy định về ấn định thuế nhập khẩu

Ấn định thuế là việc cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp và yêu cầu người nộp thuế chấp hành nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan thuế trong trường hợp người nộp thuế không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, trung thực.

Việc ấn định thuế phải bảo đảm khách quan, công bằng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế. Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp. Yếu tố ấn định có thể là doanh thu, chi phí, giá tính thuế hoặc có thể là một phần trong chi phí để xác định chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. Nguyên tắc này mang tính công bằng hơn đối với người nộp thuế, tránh được việc ấn định toàn bộ số thuế phải nộp trong khi người nộp thuế có thể vô tình hoặc cố ý kê khai sai một hoặc một số yếu tố, đồng thời cũng giảm tải bớt khối lượng công việc cho cơ quan thu quản lý thuế, nâng cao hiệu quả công việc, nhanh chóng, tiện lợi trong thủ tục hành chính [52, tr. 20].

Người nộp thuế phải nộp số thuế ấn định theo thông báo của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp không đồng ý với số thuế do cơ quan quản lý thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế.

Theo quy định tại Điều 39 Luật quản lý thuế năm 2006, cơ quan quản lý thuế nhập khẩu (cơ quan Hải quan) được ấn định thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:

- Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế;

- Người khai thuế từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định việc cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan Hải quan để xác định chính xác số thuế phải nộp;

- Cơ quan Hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;

- Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Như vậy, về nguyên tắc, người nộp thuế phải tự xác định số thuế phải nộp, kê khai và nộp số thuế kê khai vào ngân sách Nhà nước theo đúng thời hạn. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan hoặc do ý thức của người nộp thuế nên thực tế còn có trường hợp người nộp thuế cố tình chậm hoặc không kê khai thuế, kê khai sai; do đó quy định pháp luật về ấn định thuế có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở pháp lý để cơ quan thuế thực hiện quyền ấn định thuế nhằm chống tình trạng gian lận, trốn thuế, tránh thất thu thuế của Nhà nước.

Để ấn định số thuế nhập khẩu phải nộp đối với người nộp thuế, cơ quan Hải quan phải căn cứ vào các yếu tố như: thực tế hàng hóa nhập khẩu, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế nhập khẩu theo quy định pháp luật, tài liệu và các thông tin khác có liên quan để ấn định số thuế phải nộp. Trong đó, các

Các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu ở nước ta hiện nay - 6

yếu tố như số lượng hàng hóa, giá tính thuế, thuế suất là những yếu tố cơ bản, quan trọng nhất mà cơ quan Hải quan thường phải xác định do các thủ đoạn gian lận về số lượng hàng hóa, giá tính thuế, thuế suất nhằm trốn thuế nhập khẩu xảy ra khá phổ biến.

Về số lượng hàng hóa nhập khẩu: Số lượng hàng hóa nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu. Số lượng hàng hóa được xác định theo đơn vị trọng lượng như gam (g), kilogram (kg), tấn; đơn vị thể tích như: lít (l), mét khối (m3); đơn vị đếm như: cái, chiếc, bộ… tùy thuộc vào từng nhóm hàng hóa khác nhau.

Về giá tính thuế nhập khẩu: “Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế” [35, Điều 9]. Quy định cụ thể về giá tính thuế được tại Nghị định 87/2010/NĐ-CP, Thông tư số 205/2010/TT-BTC và Thông tư số 29/2014/TT-BTC. Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế. Các phương pháp xác định trị giá tính thuế là:

- Phương pháp trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, sau khi đã được điều chỉnh theo quy định pháp luật.

- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt: Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt.

- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự: Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch và phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt thì trị giá

tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, với điều kiện hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được cơ quan Hải quan chấp nhận xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế.

- Phương pháp trị giá khấu trừ: được xác định bằng đơn giá bán hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự trên thị trường nội địa Việt Nam và trừ các chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng nhập khẩu.

- Phương pháp trị giá tính toán: trị giá tính toán của hàng hoá nhập khẩu bao gồm các khoản sau: Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu (Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu); Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hoá cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam; Các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hoá nhập khẩu theo quy định quy pháp luật.

- Phương pháp suy luận: được xác định bằng cách áp dụng tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế trên và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế.

Nhìn chung, quy định pháp luật về giá tính thuế và các phương pháp xác định trị giá tính thuế đã khá cụ thể, thống nhất, tạo điều kiện cho việc xác định trị giá tính thuế chính xác, hiệu quả, góp một phần quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng gian lận về giá tính thuế nhập khẩu.

Về thuế suất: Thuế suất thuế nhập khẩu là thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng. Đây là một căn cứ cơ

bản và quan trọng để tính thuế nhập khẩu. Nhà nước quy định cụ thể biểu thuế suất thuế nhập khẩu. Các biểu thuế suất thuế nhập khẩu được phân loại theo danh mục và có mã số hàng hóa cụ thể. Do đó, cơ quan Hải quan cần xác định đúng tên hàng, chủng loại và mã số hàng hóa thì sẽ áp được thuế suất của mặt hàng đó. Các mức thuế suất cụ thể do Chính phủ quy định phù hợp với khung thuế suất do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành. Dựa trên tiêu chí quan hệ thương mại giữa các quốc gia thì thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường:

- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam;

- Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.

Trên thực tế, nhiều đối tượng nhập khẩu có hành vi gian lận về chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được hưởng mức thuế suất nhập khẩu thấp. Theo Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam, xuất xứ hàng hoá được định nghĩa như sau: “Là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hoá đó”. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã cam kết thực hiện các quy định của WTO bao gồm cả Hiệp định Quy tắc xuất xứ, các Quy tắc xuất xứ của ASEAN và với một số nước châu Á. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam xây dựng hệ thống pháp

luật và các quy tắc xuất xứ phục vụ công tác xác định, kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa. Hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam như Luật Hải quan 2014; Nghị định số 19/2006/NĐ-CP; Thông tư số 128/2013/TT-BTC; Thông tư số 07/2006/TT-BTM… là cơ sở pháp lý cơ bản phục vụ công tác xác định, kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật này quy định về vai trò, trách nhiệm của các Bộ ngành trong công tác xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xuất xứ hàng hóa; quy định quyền hạn, trách nhiệm của Hải quan trong công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu; trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác xác định, khai báo xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu. Đồng thời, các văn bản quy phạm pháp luật trên còn quy định về công tác quản lý và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ, điều kiện để khu vực được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế quan.

Kết luận chương 1


Qua những phân tích trên, ta thấy được thuế nhập khẩu giữ vai trò quan trọng đối với kinh tế và xã hội của bất cứ quốc gia nào trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Do đó, công tác chống thất thu thuế nhập khẩu là vô cùng cần thiết trong tình hình hiện nay ở Việt Nam.

Trong những biện pháp chống thất thu thuế nhập khẩu thì biện pháp pháp lý giữ vai trò chủ đạo và quan trọng nhất. Các biện pháp này đã có một cơ sở pháp lý khá vững chắc, cụ thể. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế

- xã hội, sự phát triển của hội nhập thế giới, các quy định pháp luật cũng như công tác tổ chức thực hiện các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu cũng cần đổi mới để phù hợp với tình hình thực tiễn. Vì vậy, tác giả luận văn sẽ phân tích sâu hơn về thực tiễn thực hiện các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu ở Việt Nam tại chương sau.

Chương 2

THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ CHỐNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ


2.1. Thực tiễn thực hiện các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu ở Việt Nam

2.1.1. Thực tiễn thực hiện biện pháp ban hành các quy định về chống thất thu thuế nhập khẩu

Pháp luật thuế nhập khẩu là danh từ pháp lý dùng để chỉ tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh từ các hoạt động liên quan tới thu – nộp thuế nhập khẩu như: đăng ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, xử lý các vi phạm về thuế nhập khẩu nhằm đảm bảo thu đúng thu đủ thuế nhập khẩu theo quy định.

Pháp luật thuế nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc thu thuế nhập khẩu, chống gian lận về thuế, bảo đảm nguồn thu từ thuế nhập khẩu cho Nhà nước ta và phát huy đúng vai trò của thuế nhập khẩu. Chính vì vậy, nước ta không ngừng xây dựng hệ thống pháp luật thuế nhập khẩu phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và sự phát triển, hội nhập quốc tế không ngừng của đất nước. Do thuế nhập khẩu liên quan đến hoạt động ngoại thương, quan hệ kinh tế quốc tế nên pháp luật thuế nhập khẩu bao gồm cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.

Các văn bản pháp luật quốc gia về thuế nhập khẩu

Trong thời gian qua; trước tình hình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, trước yêu cầu cải cách thủ tục trong lĩnh vực thuế và thực trạng gian lận thương mại trốn thuế diễn biến ngày càng phức tạp; Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về thuế nhập khẩu. Trong đó, phải kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 45/2005/QH11

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 21/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí