Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Các Biện Pháp Pháp Lý Chống Thất Thu Thuế Nhập Khẩu Ở Việt Nam

Về công tác thu hồi nợ thuế: Kết quả thu hồi nợ đọng tính đến 31/12/2011: tổng số nợ quá hạn thuế chuyên thu là 5.012,03 tỷ đồng, toàn ngành đã thu được nợ thuế quá hạn quá 90 ngày là 1.816 tỷ đồng, vượt so với kế hoạch được giao là 1.000 tỷ đồng [44].

- Năm 2012: Tính đến hết ngày 15/12/2012, toàn ngành đã phát hiện, bắt giữ được 24.164 vụ việc vi phạm (tăng 19% so với năm 2011), trị giá hàng hoá vi phạm ước tính trên 378,789 tỷ đồng. Số đã xử lý, thu nộp ngân sách ước đạt 219,311 tỷ đồng (tăng 28% so với năm 2011)… Cơ quan Hải quan đã ra quyết định khởi tố 13 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 63 vụ [45].

Về công tác thanh tra, kiểm tra: Công tác thanh tra chuyên ngành trong năm qua đã hoàn thành 07 cuộc, đang tiến hành triển khai 02 cuộc. Qua đó, đã phát hiện những sơ hở, bất cập trong việc thực hiện cơ chế ưu đãi đầu tư, cơ chế ân hạn thuế... dẫn đến doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế, cũng như những thiếu sót trong quản lý Hải quan. Trên cơ sở đó, cơ quan đã cảnh báo, chấn chỉnh sai phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và kiến nghị truy thu hơn 486 tỷ đồng và 1,4 triệu USD. Trong công tác kiểm tra nội bộ, toàn ngành đã tiến hành kiểm tra 294 cuộc tại 402 đơn vị, kiến nghị truy thu thuế với tổng số tiền trên 12 tỷ đồng. Qua kiểm tra thấy các đơn vị cơ bản đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ công tác, bên cạnh đó vẫn còn thiếu sót tại các khâu nghiệp vụ, xử phạt vi phạm hành chính... [45].

Về công tác kiểm tra sau thông quan: Trong năm qua, Tổng cục Hải quan đã có những chỉ đạo quyết liệt về kiểm tra sau thông quan. Kết quả tính đến ngày 31/12/2012 như sau: Tổng số cuộc kiểm tra là 2.672 cuộc (2.331 cuộc tại trụ sở cơ quan Hải quan, 341 cuộc tại trụ sở doanh nghiệp); tổng số tiền phát hiện, truy thu là 1.373 tỷ đồng (gấp 2,5 lần cùng kỳ năm 2011, đạt 134% so với chỉ tiêu được giao); tổng số tiền đã truy thu là 881,37 tỷ đồng (bằng 196% so với năm 2011). Trong kết quả đó, có sự đóng góp đáng kể của

một số chuyên đề lớn, có số thu cao như: Cục Kiểm tra sau thông quan, với chuyên đề "mã số linh kiện xe máy" truy thu hơn 46 tỷ đồng; Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai với chuyên đề "định mức nguyên liệu loại hình sản xuất xuất khẩu" truy thu hơn 119 tỷ đồng; Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh với chuyên đề "mã số, thuế suất linh kiện ô tô" truy thu hơn 157 tỷ đồng và Kiểm tra sau thông quan tạm nhập, tái xuất các đầu mối xăng dầu [45].

Về công tác thu hồi nợ thuế: Trong năm 2012, trước tình hình có 54.261 doanh nghiệp phá sản, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giải thể, bỏ trốn gia tăng đã tạo áp lực tới thực hiện nhiệm vụ thu đòi nợ thuế. Tuy nhiên, toàn ngành Hải quan vẫn đạt được thành tích đáng khích lệ trong công tác thu hồi nợ thuế. Tổng số nợ thuế chuyên thu quá hạn của toàn ngành tính đến ngày 31/12/2012 là 6.246,22 tỷ đồng; đã thu hồi nợ thuế chuyên thu quá hạn quá 90 ngày và nợ thuế khó thu là 2.415,13 tỷ đồng, đạt 120,75% so với chỉ tiêu giao thu hồi, đạt 192, 82% so với cùng kỳ năm 2011. Để đạt được kết quả trên, toàn Ngành đã quyết liệt đôn đốc thu hồi nợ đọng, tích cực triển khai các biện pháp thu đòi nợ thuế cụ thể. Một số đơn vị có thành tích nổi bật trong công tác thu hồi nợ thuế là: Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng… [45].

- Năm 2013: Từ 16/12/2012 đến 15/12/2013, Tổng cục Hải quan đã phát hiện, bắt giữ được 22.012 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hoá vi phạm ước tính trên 565,426 tỷ đồng (số vụ vi phạm giảm 9,2%, trị giá tăng 9,36% so với năm 2012). Số đã xử lý, thu nộp ngân sách đạt 148,827 tỷ đồng... Cơ quan Hải quan ra quyết định khởi tố 30 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 45 vụ. Bên cạnh đó, công tác xử lý vi phạm hành chính về Hải quan cũng góp phần tích cực vào thành tích chung của toàn ngành. Tính đến 30/11/2013, toàn ngành Hải quan đã phát hiện và xử lý gần 20.000 vụ vi phạm hành chính, trị giá hàng vi phạm trên 550 tỷ đồng (số tiền phạt thu về ngân sách Nhà nước gần 100 tỷ đồng) [47].

Về công tác thanh tra, kiểm tra: Trong năm, ngành Hải quan đã hoàn thành 100% kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, tính đến ngày 15/12/2013, tổng số thuế kiến nghị truy thu là hơn 417 tỷ đồng, đã truy thu hơn 21 tỷ đồng. Trong đó, công tác kiểm tra nội bộ đã thực hiện 333 cuộc tại 447 đơn vị (theo kế hoạch là 189 cuộc, đột xuất là 144 cuộc); tổng số tiền kiến nghị truy thu là hơn 15,8 tỷ đồng. Công tác thanh tra chuyên ngành, chuyên đề đã tiến hành 44 cuộc tại 44 doanh nghiệp và đơn vị Hải quan; tổng số tiền kiến nghị truy thu là hơn 401,8 tỷ đồng [47].

Về công tác kiểm tra sau thông quan: Trong năm qua, toàn ngành Hải quan tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan đối với các loại hình, mặt hàng trọng điểm, có rủi ro cao (như trị giá thiết bị điện tử, điện lạnh, trị giá hàng hiệu, mã số thuế, thuế suất linh kiện điện tử...). Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá việc tuân thủ, chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. Tính đến ngày 31/12/2013 đã có 2.327 doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ pháp luật, trong đó 869 doanh nghiệp tuân thủ tốt, 840 doanh nghiệp tuân thủ chưa tốt và 618 doanh nghiệp tuân thủ ở mức độ trung bình. Bên cạnh đó, toàn ngành đã thực hiện 2.431 cuộc kiểm tra sau thông quan, ra quyết định ấn định và truy thu đạt 1.643,7 tỷ đồng, bằng 120% so với năm 2012; đã thu nộp ngân sách 1.407 tỷ đồng, bằng 160% so với năm 2012, đạt 123% so với chỉ tiêu được giao. Tỷ lệ số thực thu vào ngân sách/ tổng số quyết định ấn định thuế đạt 86%, cao hơn trung bình năm 2012 (64%). Tỷ lệ phát hiện vi phạm trên tổng số cuộc kiểm tra sau thông quan cao (39%), hơn mức cùng kỳ năm 2012 (34%) [47].

Về công tác thu hồi nợ thuế: Nợ thuế chuyên thu đến 30/11/2013 là 5.892 tỷ đồng (Nợ khó thu là 3.480 tỷ đồng; nợ chờ xóa, xét miễn là 285,6 tỷ đồng; nợ có khả năng thu là 2.126,3 tỷ đồng). Tính đến 31/12/2013, tổng số nợ thuế chuyên thu thu hồi được của những tờ khai đăng ký trước 31/12/2012 là 1.863 tỷ đồng, trong đó, tổng số tiền nợ có khả năng thu hồi được là 1.807 tỷ đồng, đạt 60,06% so với kế hoạch được giao [47].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Năm 2014: Tính đến ngày 15/12/2014, toàn ngành đã phát hiện, bắt giữ được 18.448 vụ (giảm 16,19% về số vụ so với cùng kỳ năm 2013), trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 400 tỷ 976 triệu đồng (giảm 29,08% so với cùng kỳ năm 2013), thu nộp ngân sách 134 tỷ 567 triệu đồng, đã khởi tố 25 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 59 vụ [49].

Về công tác thanh tra, kiểm tra: Năm 2014, công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng kế hoạch. Tính đến ngày 20/12/2014, tổng số thuế kiến nghị truy thu là hơn 40 tỷ đồng, đã nộp ngân sách hơn 25,4 tỷ đồng. Trong đó, công tác kiểm tra nội bộ đã thực hiện 268 cuộc tại 541 đơn vị; tổng số tiền kiến nghị truy thu là 7,66 tỷ đồng, đã nộp ngân sách hơn 9,7 tỷ đồng. Công tác thanh tra chuyên ngành, chuyên đề đã tiến hành 74 cuộc; tổng số tiền kiến nghị truy thu là 32,3 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính trên 748,7 triệu, đã nộp ngân sách 15,5 tỷ đồng [49].

Các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu ở nước ta hiện nay - 8

Về công tác kiểm tra sau thông quan: Trong năm 2014, công tác kiểm tra sau thông quan chú trọng vào các doanh nghiệp, lĩnh vực, mặt hàng có rủi ro cao; thực hiện hiệu quả chuyên đề kiểm tra sau thông quan thiết bị y tế nhập khẩu, hàng tiêu dùng nhạy cảm nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước ASEAN có dấu hiệu khai thấp trị giá để trốn thuế... Tính đến 20/12/2014, toàn lực lượng kiểm tra sau thông quan đã thực hiện kiểm tra 3.412 cuộc, gồm 2.675 cuộc kiểm tra tại cơ quan Hải quan và 737 cuộc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp; đã ra quyết định truy thu 1.091 tỷ đồng (bằng 123% so với cùng kỳ năm 2013), đã thực thu vào ngân sách 1.096 tỷ đồng (bằng 128% so với cùng kỳ năm 2013, bao gồm cả thu nợ từ những năm trước chuyển sang) [49].

Về công tác thu hồi nợ: Tổng số nợ thuế chuyên thu quá hạn tính đến ngày 23/12/2014 khoảng 5.328 tỷ đồng, giảm so với thời điểm 31/12/2013 16,89%; đã thu hồi và xử lý nợ thuế của các tờ khai quá hạn phát sinh từ năm 2013 trở về trước là 1.864 tỷ đồng, đạt 66,32% chỉ tiêu [49].

- Năm 2015: Tính từ ngày 16/12/2014 đến 15/6/2015 lực lượng Hải

quan toàn ngành đã chủ trì, phối hợp xử lý 9.670 vụ, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2014, trị giá hàng hóa vi phạm trên 85 tỷ đồng, thu nộp ngân sách 76,22 tỷ đồng tăng. Cơ quan Hải quan khởi tố, điều tra 07 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác khởi tố 37 vụ án hình sự [48].

Về công tác thanh tra, kiểm tra: Tính đến ngày 30/6/2015, tổng số thuế kiến nghị truy thu là hơn 34 tỷ đồng, đã nộp ngân sách hơn 48,7 tỷ đồng bao gồm số thu từ kiến nghị năm trước, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 835,7 triệu đồng. Trong đó, công tác kiểm tra nội bộ đã thực hiện 139 cuộc tại 174 đơn vị; tổng số tiền kiến nghị truy thu hơn 3,7 tỷ đồng, đã nộp ngân sách hơn 977,3 triệu đồng. Công tác thanh tra chuyên ngành, chuyên đề đã tiến hành 18 cuộc; tổng số tiền kiến nghị truy thu hơn 30 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính trên 161,1 triệu, đã nộp ngân sách 264,64 triệu đồng [48].

Về công tác kiểm tra sau thông quan: Triển khai thực hiện đề án “Tăng cường năng lực kiểm tra sau thông quan đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020”. Trong sáu tháng đầu năm, toàn ngành đã mở rộng thu thập, phân tích thông tin, tập trung trọng điểm vào các doanh nghiệp, lĩnh vực, mặt hàng có rủi ro cao, tích cực thực hiện các chuyên đề kiểm tra sau thông quan như mặt hàng xe máy, bia, rượu mạnh... Tính đến 30/6/2015, toàn lực lượng đã kiểm tra sau thông quan đã thực hiện kiểm tra 958 cuộc, gồm 447 cuộc kiểm tra tại cơ quan Hải quan và 511 cuộc kiểm tra tại trụ sở người khai Hải quan; đã ra quyết định truy thu 824,7 tỷ đồng (gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2014), đã thực thu vào ngân sách 761 tỷ đồng (gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2014), đạt 48% so với chỉ tiêu [48].

Về công tác thu hồi nợ thuế: trong 6 tháng đầu năm, tổng số nợ thuế chuyên thu quá hạn khoảng 4.633,6 tỷ đồng, giảm 6,3% so với thời điểm 31/12/2014; tổng số thu hồi nợ thuế chuyên thu quá hạn tính đến 15/6/2015 là 512 tỷ đồng (đạt 39% so với chỉ tiêu được giao).

Nhờ triển khai hiệu quả các biện pháp chống thất thu thuế nên trong

thời gian qua, ngành Hải quan đã đạt nhiều thành tích đáng khích lệ, đóng góp rất lớn vào nguồn thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn cần được phân tích, đánh giá để hoàn thiện hơn nữa công tác chống thất thu thuế nhập khẩu.

2.1.3. Đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu ở Việt Nam

2.1.3.1. Các thành tựu đạt được

Quá trình hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra trên phạm vi rộng lớn và sâu sắc. Ngày càng có nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam, nhờ đó mà kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm vừa qua không ngừng tăng lên nhanh chóng cả về số lượng, quy mô, loại hình xuất nhập khẩu và mặt hàng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, song song với nó là sự phát triển của các thủ đoạn gian lận thương mại, trốn thuế ngày càng tinh vi và phức tạp. Trước tình hình đó, qua những số liệu thống kê và phân tích trên, ta thấy được Nhà nước đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong đấu tranh phòng chống gian lận, trốn thuế và đã đem lại nhiều thành tích đáng kể:

Thứ nhất, các quy định pháp luật về chống thất thu thuế nhập khẩu ngày càng được quy định cụ thể, chi tiết, hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với tình hình thực tiễn công tác chống thất thu thuế nhập khẩu. Trong đó, đáng chú ý là Nhà nước đã ban hành quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý Hải quan; quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh... Thường xuyên xây dựng, cập nhật, đánh giá hệ thống tiêu chí quản lý rủi ro nhằm nâng cao tỷ lệ phát hiện vi phạm. Bên cạnh đó là sửa đổi các quy định theo hướng tăng cường và hoàn thiện hơn công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhập khẩu cũng như vấn đề xử lí vi phạm nhằm tạo ra hàng lang pháp lý vững chắc cho công tác chống thất thu thuế nhập khẩu.

Thứ hai, nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Tổng cục Hải quan, sự phối hợp chặt chẽ của các Chi cục Hải quan địa phương, công tác thu ngân sách và phòng chống gian lận, trốn thuế của lực lượng Hải quan đã đạt được nhiều thành tích, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phó. Từ năm 2010 đến nay, số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu nhìn chung vẫn giữ xu hướng tăng dần và đều vượt mức so với chỉ tiêu được giao.

Thứ ba, thực tiễn hoạt động thanh tra, kiểm tra của Hải quan thời gian quan qua đã góp phần tích cực chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại, cũng như kịp thời phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong các văn bản pháp luật. Lực lượng kiểm soát Hải quan các cấp đã vận hành hệ thống quản lý rủi ro một cách đồng bộ trong toàn ngành, cho phép đánh giá, phân loại rủi ro đối với lô hàng nhập khẩu; hỗ trợ đắc lực cho cấp Chi cục Hải quan quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu; giảm thời gian thông quan, giành thời gian tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát. Lực lượng Hải quan luôn chú trọng tăng cường, nâng cao số lượng và chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra qua các năm để đối phó với tình hình vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp. Điều này được thể hiện ở số lượng các vụ vi phạm bị phát hiện và giá trị hàng hóa vi phạm. Bên cạnh đó, nhiều cải tiến quan trọng về thủ tục Hải quan và kiểm tra, giám sát Hải quan theo hướng đơn giản, thống nhất và từng bước được hiện đại hóa. Ví dụ như: triển khai rộng rãi ứng dụng công nghệ thông tin từ khâu quản lý điều hành hoạt động chung của đơn vị, đến các khâu của nghiệp vụ quản lý Hải quan, bao gồm ứng dụng thủ tục Hải quan điện tử, hàng loạt hệ thống phần mềm về quản lý thuế, quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu và xử lý, công tác quản lý cán bộ, hệ điều hành Netoffice, giao ban trực tuyến và công tác hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật… Đồng thời, tăng cường và hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; như lắp đặt thêm

hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống máy soi và hệ thống phát hiện phóng xạ, lắp đặt và kết nối hệ thống camera giám sát... [17].

Thứ tư, cùng với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra thì số vụ vi phạm được phát hiện ngày càng nhiều, giá trị hàng hóa vi phạm ngày càng lớn và công tác xử lý vi phạm, truy thu thuế cũng được cơ quan Hải quan chú trọng, tích cực thực hiện. Trong quá trình thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính về Hải quan, về cơ bản các đơn vị trong toàn Ngành đã tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm, thẩm quyền ra quyết định xử phạt, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt, qua đó đã giảm hẳn trường hợp tổ chức, cá nhân khiếu nại, khởi kiện hành chính. Trong thời gian qua, công tác xử lý vi phạm hành chính về Hải quan ngày càng được củng cố, đạt hiệu quả và đáp ứng yêu cầu quản lý, đã kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người khai Hải quan và công chức Hải quan.

Thứ năm, bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, công tác thu hồi nợ thuế cũng được Tổng cục Hải quan triển khai quyết liệt nhiều biện pháp, cố gắng không để phát sinh nợ mới. Tổng cục Hải quan cũng đã cử nhiều đoàn đi hướng dẫn và kiểm tra tại các đơn vị Hải quan địa phương nhằm đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thực hiện công tác thu hồi nợ… để đảm bảo thu hồi hiệu quả nợ đọng thuế. Cục Thuế xuất nhập khẩu thực hiện hiệu quả việc tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình nợ thuế, xác định rõ nguyên nhân tăng, giảm nợ thuế tại Cục Hải quan địa phương. Đồng thời, các Cục Hải quan rà soát lại các khoản nợ, nếu quyết định truy thu, quyết định điều chỉnh thuế không đúng đối tượng, không đủ cơ sở pháp lý thì phải hủy hoặc điều chỉnh lại đảm bảo đúng quy định. Các Cục Hải quan thường xuyên tổ chức kiểm tra các Chi cục phát hiện các trường hợp giải tỏa cưỡng chế hoặc cho hưởng ân hạn thuế không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2023