Quy Định Về Xử Lý Vi Phạm Pháp Luật Thuế Nhập Khẩu

trình và các nghiệp vụ trong quản lý thu thuế; thanh tra việc giải quyết các khiếu kiện và xử lý các vi phạm về thuế; các nội dung khác như tình hình tài chính, tổ chức nhân sự [52, tr. 45].

Hình thức thanh tra được quy định khá đa dạng, bao gồm: thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất; thanh tra toàn diện và thanh tra có trọng điểm; thanh tra tại chỗ và thanh tra từ xa.

Phương pháp thanh tra được quy định theo nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với mục đích, yêu cầu và đối tượng của các cuộc thanh tra. Thực tế cho thấy có một số phương pháp thường được áp dụng như phương pháp kiểm tra, đối chiếu và phương pháp phân tổ, thu thập các thông tin về sự việc [52, tr. 45].

Kết luận thanh tra có các nội dung sau: Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có); xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Các văn bản pháp luật cơ bản quy định về thanh tra thuế nhập khẩu là Luật Quản lý thuế năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012); Luật Hải quan năm 2014; Luật thanh tra năm 2010; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Quyết định số 694/QĐ- TCHQ về việc ban hành quy trình thanh tra thuế trong lĩnh vực hải quan.

Thứ hai, về các quy định liên quan đến kiểm tra thuế nhập khẩu.

Khác với hoạt động thanh tra thuế nhập khẩu, vốn do các cơ quan chuyên trách về thanh tra tiến hành theo quy định của pháp luật về thanh tra, hoạt động kiểm tra thuế nhập khẩu (hay còn gọi là kiểm tra Hải quan) chỉ do một cơ quan chuyên môn là Hải quan tiến hành theo quy định của pháp luật thuế và pháp luật Hải quan. Theo Điều 4 Luật Hải quan 2014, có thể hiểu

kiểm tra Hải quan là việc xem xét, xác định tính hợp pháp, chính xác, phù hợp giữa hồ sơ Hải quan, các chứng từ liên quan và hàng hóa thực tế do cơ quan Hải quan thực hiện.

Khi tiếp nhận hồ sơ hải quan, bước đầu tiên cơ quan Hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan và việc kiểm tra chỉ được thực hiện từ sau khi đối tượng đăng ký tờ khai hải quan. Nội dung kiểm tra là tính đầy đủ của bộ hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan, tính hợp pháp của các chứng từ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; kiểm tra việc đăng ký hồ sơ hải quan có theo đúng quy định của pháp luật hay không.

Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra hàng hóa trên thực tế (kiểm hóa) để đảm bảo rằng việc khai thuế là khách quan, trung thực, chính xác, đúng pháp luật. Cơ quan Hải quan căn cứ vào quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng, chính sách quản lý hàng hoá nhập khẩu của Nhà nước, tính chất, chủng loại, nguồn gốc hàng hoá nhập khẩu, hồ sơ hải quan và các thông tin khác có liên quan đến hàng hoá nhập khẩu để tiến hành kiểm tra Hải quan theo nguyên tắc quản lý rủi ro và quy trình thực hiện được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định về Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, quá trình kiểm tra hàng hóa trên thực tế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro. Đây là cơ chế quản lý hiện đại đã phổ biến ở nhiều nước phát triển trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro là việc dự đoán về những khả năng và mức độ hậu quả của sự việc có thể xảy ra, qua đó áp dụng những biện pháp để làm giảm độ không an toàn và thay đổi cách xem xét, hành động đối với sự việc đó. Trong lĩnh vực Hải quan, quản lý rủi ro là một hoạt động nghiệp vụ Hải quan, theo đó cơ quan Hải quan dựa trên việc thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về các đối tượng thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa…; về lịch sử tuân thủ

pháp luật của họ để phân loại các đối tượng trên theo những nhóm khác nhau như: nhóm người nộp thuế tuân thủ tốt; nhóm người nộp thuế tuân thủ nhưng đôi khi vẫn vi phạm; nhóm người nộp thuế chống đối không muốn tuân thủ; nhóm người nộp thuế cố tình không tuân thủ, trốn thuế. Tiếp theo, cơ quan Hải quan sẽ xác định thứ tự ưu tiên các biện pháp xử lý, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập trung quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng có nguy cơ không tuân thủ pháp luật [31, tr. 7 - 8].

Các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu ở nước ta hiện nay - 5

Như vậy, phương pháp quản lý rủi ro thực chất là một phương pháp kỹ thuật mang tính logic, hệ thống, hiện đại, hiệu quả, là một công cụ hữu hiệu áp dụng vừa đảm bảo thủ tục Hải quan được thực hiện nhanh chóng, vừa đảm bảo yêu cầu phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm. Luật Hải quan; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật quản lý thuế là khung pháp lý cơ bản, quan trọng cho việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế nhập khẩu nói riêng và quản lý thuế nói chung.

Sau khi đã làm xong thủ tục Hải quan, hàng hóa, phương tiện vận tải của doanh nghiệp nhập khẩu được thông quan. Tuy nhiên, sau khi được thông quan doanh nghiệp nhập khẩu vẫn có thể bị kiểm tra Hải quan. Việc kiểm tra Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu sau thông quan được gọi là kiểm tra sau thông quan. Kiểm tra sau thông quan có ý nghĩa to lớn không chỉ góp phần cải cách thủ tục Hải quan đơn giản hóa, nhanh chóng mà còn là khâu quan trọng trong cơ chế quản lý rủi ro, đảm bảo cho việc phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thuế nhập khẩu trong trường hợp bỏ lọt hành vi vi phạm trước đó; đồng thời góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện đối với hàng hoá nhập khẩu đã được thông quan trong các trường hợp sau: khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan hoặc xác định có khả năng vi phạm pháp luật Hải quan dựa trên kết quả phân tích thông tin của cơ

quan Hải quan hoặc theo kế hoạch để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật Hải quan của người khai Hải quan.

Quy trình kiểm tra sau thông quan hiện hành được quy định chi tiết tại Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ năm 2015, kiểm tra sau thông quan được tiến hành tại trụ sở cơ quan Hải quan hoặc tại trụ sở đơn vị được kiểm tra và đều được thực hiện từ bước kiểm tra hồ sơ, tài liệu, cơ sở thông tin cho đến kiểm tra hàng hóa thực tế. Thời hạn cơ quan Hải quan có thể tiến hành kiểm tra sau thông quan là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan. Ngoài ra, luật còn quy định nhằm khuyến khích sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp đó là ngoài thời hạn kiểm tra sau thông quan, doanh nghiệp đã có sai phạm tự rà soát và thực hiện khai bổ sung, nộp đủ tiền thuế theo quy định. Trường hợp phát hiện có sai sót, doanh nghiệp tự giác thông báo cho cơ quan Hải quan, tự nguyện khắc phục hậu quả trong thời hạn theo quy định của pháp luật được miễn xử phạt.

Việc kiểm tra hàng hóa trên thực tế được tiến hành bởi cán bộ Hải quan chuyên trách, có thể được tiến hành theo một trong hai cách: kiểm soi hoặc kiểm thủ công. Cơ quan Hải quan căn cứ vào kết quả phân tích hình ảnh từ kiểm tra bằng máy soi để quyết định có thông quan hay không. Nếu thấy nghi ngờ, cơ quan Hải quan có thể tiếp tục chuyển sang kiểm thủ công. Công tác kiểm tra yêu cầu cần phải đảm bảo đúng tên hàng hóa, mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu,...

Ngoài ra, cơ quan Hải quan còn có thể tiến hành thủ tục giám định đối với một số mặt hàng nhập khẩu để làm cơ sở xác định nghĩa vụ nộp thuế nếu xét thấy cần thiết. Việc giám định được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức giám định chuyên nghiệp theo sự chỉ định của cơ quan Hải quan dựa trên danh mục các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định, kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được Bộ khoa học công nghệ phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Tài chính quy định cụ thể.

Thứ ba, về giám sát hải quan.

Theo quy định tại Điều 4 Luật Hải quan 2014, có thể hiểu giám sát hải quan là việc cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý Hải quan. Giám sát hải quan được áp dụng đối với các đối tượng nhập khẩu sau: Hàng hóa từ khi nhập khẩu, phương tiện vận tải từ khi nhập cảnh tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan; hàng hóa, phương tiện vận tải từ khi quá cảnh tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; kho bãi lưu giữ hàng hóa nhập khẩu đang trong thời gian kiểm soát của Hải quan.

Giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải được thực hiện bằng các phương thức sau đây:

- Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện. Không áp dụng phương thức giám sát trực tiếp đối với hàng hoá được lưu giữ, vận chuyển ở ngoài phạm vi, địa bàn hoạt động của cơ quan Hải quan, trừ trường hợp cần thiết do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định. Quy định này nhằm nâng cao tính khách quan trong việc giám sát, hạn chế các hành vi tham ô, cấu kết với tội phạm của một số cán bộ hải quan, đồng thời tiết kiệm nhiều nhân lực và công sức do công tác giám sát ở ngoài phạm vi, địa bàn hoạt động của cơ quan Hải quan nhiều vất vả và khó khăn.

- Giám sát gián tiếp thông qua các biện pháp như niêm phong Hải quan hoặc bằng phương tiện kỹ thuật khác. Niêm phong Hải quan có thể thực hiện bằng giấy niêm phong Hải quan, bằng dây hoặc bằng khoá chuyên dụng Hải quan. Đối với hàng hóa nhập khẩu thì việc niêm phong phải được thực hiện trong các trường hợp sau: Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu; hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng được dỡ xuống cửa khẩu nhập và xếp lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển đến cảng đích. Giám sát Hải quan

còn có thể thực hiện bằng phương tiện kỹ thuật khác như camera theo hướng dẫn tại Quyết định số 1570/QĐ-TCHQ quy định về việc giám sát Hải quan bằng hệ thống camera tại khu vực cửa khẩu, cảng biển. Hiện nay, hoạt động mua bán hàng hóa giữa các nước, các khu vực trên thế giới phát triển ngày càng mạnh mẽ. Do đó, nếu chỉ thực hiện việc giám sát Hải quan trực tiếp bằng cán bộ Hải quan là không đủ đáp ứng yêu cầu thực tế và không đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng, tiện lợi trong thủ tục Hải quan. Vì vậy các biện pháp giám sát gián tiếp thay thế một phần cho cán bộ Hải quan thi hành công vụ, đồng thời sự phối hợp giữa các biện pháp đảm bảo sự hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm nhân lực, kinh tế.

1.3.2.3. Quy định về xử lý vi phạm pháp luật thuế nhập khẩu

Vi phạm pháp luật về thuế nhập khẩu là hành vi làm trái các quy định của pháp luật thuế nhập khẩu và các văn bản pháp luật liên quan, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại đến trật tự công cộng và phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi đó của mình.

Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế nhập khẩu là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhập khẩu.

Các văn bản pháp luật quan trọng và cơ bản quy định về vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm về thuế nhập khẩu, bao gồm: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005; Luật quản lý thuế năm 2006; Luật Hải quan năm 2014; Nghị định số 129/2013/NĐ-CP; Thông tư số 166/2013/TT-BTC; Nghị định số 127/2013/NĐ-CP; Thông tư số 190/2013/TT-BTC…

Các văn bản này đã quy định khá đầy đủ, chi tiết các nguyên tắc cơ bản, nội dung, trình tự, thủ tục về vi phạm pháp luật và xử lí vi phạm pháp luật thuế nhập khẩu, đảm bảo đáp ứng tình hình, diễn biến phức tạp trong quá trình đất nước ta đang đẩy mạnh giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế.

Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế nhập khẩu được thực hiện dưới hai hình thức: Xử lý vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý vi phạm hành chính về thuế nhập khẩu.

Những vi phạm hành chính chủ yếu trong lĩnh vực thuế nhập khẩu bao gồm: Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục Hải quan; vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan; vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa nhập khẩu; vi phạm các quy định pháp luật khác có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu, phương tiện vận tải nhập cảnh. Trong từng nhóm vi phạm nêu trên, pháp luật lại quy định cụ thể từng hành vi vi phạm và chế tài xử phạt tương ứng nhằm đảm bảo việc xử phạt được thực hiện, tuân thủ đầy đủ nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và đặc thù trong lĩnh vực Hải quan, thuế nhập khẩu nói riêng.

Theo quy định tại Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có 5 hình thức xử phạt. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ- CP ngày 15/10/2013, trong lĩnh vực Hải quan, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ áp dụng 03 hình thức xử phạt hành chính, đó là: Cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Theo quy định trên thì hình thức xử phạt “cảnh cáo”, “phạt tiền” chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt “Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính” được quy định là hình thức xử phạt bổ sung.

Bên cạnh việc phạt tiền đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ thuế nhập khẩu, các đối tượng vi phạm còn bị truy thu số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, số tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 5 năm về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế. Theo Điều 4 Thông tư 166/2013/TT-BTC về thời hạn truy thu thuế,

kể cả trong trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế tuy không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trong trường hợp, người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế.

Trong trường hợp đối tượng bị xử phạt hành chính mà không thực hiện đúng việc nộp thuế nhập khẩu, nộp phạt theo quyết định xử lý về thuế thì bị cưỡng chế bằng các biện pháp sau đây: Trích tiền trên tài khoản của người nộp thuế ở ngân hàng theo quy định của pháp luật; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật; thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Xử lý hình sự về thuế nhập khẩu.

Cùng với hoạt động xử lý vi phạm hành chính, cơ quan Hải quan và cơ quan Nhà nước hữu quan tổ chức, phối hợp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhập khẩu có dấu hiệu tội phạm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Trong quá trình

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 21/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí