LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Minh
MỤC LỤC
Có thể bạn quan tâm!
- Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - 2
- Khái Quát Các Quy Định Của Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Về Biện Pháp Điều Tra Trong Tố Tụng Hình Sự
- Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - 4
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
mở đầu 1
Chương 1: những vấn đề lý luận cơ bản về điều tra trong tố tụng hình sự5
1.1. Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc, yêu cầu của hoạt động điều 5 tra trong tố tụng hình sự
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.2. Nhiệm vụ 6
1.1.3. Nguyên tắc của hoạt động điều tra 8
1.1.4. Yêu cầu của hoạt động điều tra vụ án hình sự 11
1.2. Các biện pháp điều tra 14
1.3. Khái quát các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện 16 pháp điều tra trong tố tụng hình sự
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1989 16
1.3.2. Từ năm 1989 đến năm 2003 19
1.3.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay 21
Chương 2: quy định của luật tố tụng hình sự việt nam về các biện pháp 25
điều tra
2.1. Khởi tố bị can và hỏi cung bị can 25
2.1.1. Khởi tố bị can 25
2.1.2. Hỏi cung bị can 26
2.2. Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, 31 bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
2.2.1. Lấy lời khai người làm chứng 31
2.2.2. Lấy lời khai của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân 36
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
2.3. Đối chất 36
2.4. Nhận dạng 39
2.5. Khám xét 43
2.5.1. Khám người 46
2.5.2. Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm 47
2.5.3. Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại 48 bưu điện
2.6. Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu 50 vết trên thân thể
2.6.1. Khám nghiệm hiện trường 50
2.6.2. Khám nghiệm tử thi 53
2.6.3. Xem xét dấu vết trên thân thể 55
2.7. Thực nghiệm điều tra 56
2.8. Trưng cầu giám định 58
2.8.1. Việc tiến hành giám định 63
2.8.2. Nội dung kết luận giám định 64
2.8.3. Giám định bổ sung hoặc giám định lại 65
Chương 3: giải pháp nâng cao hiệu quả các biện pháp điều tra trong tố 66
tụng hình sự
3.1. Dự báo tình hình tội phạm và những yêu cầu đối với công tác 66 điều tra trong giai đoạn mới
3.2. Những giải pháp 70
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tố tụng hình sự, đặc biệt là 70 pháp luật về điều tra trong tố tụng hình sự
3.2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác điều tra 73
kết luận 81
danh mục tài liệu tham khảo 84
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật tố tụng hình sự được ban hành nhằm đảm bảo việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ý nghĩa đó được thể hiện trong suốt quá trình tố tụng ở giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Để đạt được mục đích đó, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan và người tiến hành tố tụng (gồm các cơ quan chức năng của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân) nhằm phát hiện và xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Trong quá trình đổi mới đất nước, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình tội phạm ở nước ta trong thời gian vừa qua và trong những năm tới đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, chưa có chiều hướng giảm. Tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt về thủ đoạn, phương thức và ngày càng nghiêm trọng về tính chất, mức độ nguy hiểm. Điều tra là một hoạt động trong tố tụng hình sự được tiến hành nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Công tác điều tra rất quan trọng, điều tra đúng là cơ sở để xét xử đúng; điều tra sai là sai ngay từ bước đầu, dễ dẫn tới xét xử sai, vi phạm nghiêm trọng tới quyền, lợi ích của công dân.
Ngày 17/3/2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 388/NQ-UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, đã nhận được sự hưởng ứng đồng tình từ phía đông đảo nhân dân. Điều này không chỉ có ý nghĩa lớn đối với những người bị oan sai mà còn ảnh hưởng lớn tới tâm lý của tất cả mọi người, tạo cho người dân yên tâm, tin tưởng hơn nữa vào chính sách pháp luật của Nhà nước ta. Đồng thời, Nghị quyết này còn đặt ra một thách thức,
yêu cầu lớn cho những người tiến hành tố tụng. Họ phải thận trọng, tỷ mỷ trong hoạt động của mình để tránh gây ra tổn thất về tinh thần cũng như vật chất cho những người tham gia tố tụng. Muốn như vậy, ngay từ bước điều tra ban đầu cần phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, yêu cầu trình độ chuyên môn cao, làm việc một cách khách quan và hoàn toàn phục vụ vì công lý.
Điều tra trong tố tụng hình sự là giai đoạn đầu tiên có vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Chính vì vậy mà pháp luật tố tụng hình sự quy định rất chặt chẽ về các biện pháp điều tra. Điều này được thể hiện trong Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và các văn bản chuyên ngành khác. Vì vậy việc nghiên cứu cụ thể về các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự và thực tiễn hoạt động điều tra, phân tích làm sáng tỏ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về các biện pháp điều tra, để từ đó có những giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng về điều tra, nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra có ý nghĩa rất quan trọng về lý luận cũng như thực tiễn. Những phân tích đó lý giải cho việc chúng tôi chọn đề tài "Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự" để làm luận văn Thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, điều tra trong tố tụng hình sự cũng là một vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu của các chuyên gia luật học cả về lý luận lẫn thực tiễn, đáng chú ý là các công trình: "Sổ tay điều tra hình sự" (Nhà xuất bản Công an nhân dân); "Khoa học Điều tra hình sự" (Trường Đại học Luật Hà Nội), "Giáo trình Điều tra hình sự" (Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội) và một số bài báo được công bố trong một số tạp chí... Đây là những công trình nghiên cứu cơ bản các vấn đề thuộc lĩnh vực điều tra hình sự, đã đề cập đến các biện pháp điều tra hình sự. Tuy nhiên các công trình này mới chỉ đề cập tới vấn đề mang tính bình luận các quy định của pháp luật hoặc chiến thuật điều tra mà chưa đi phân tích thực tiễn hoạt động điều tra,
phân tích các bất cập, hạn chế, từ đó đưa ra đề xuất về giải pháp hoàn thiện, cũng như những kiến nghị trong việc hoàn thiện pháp luật về các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự.
Cho đến nay, trong khoa học pháp lý Việt Nam chưa có một công trình chuyên khảo nghiên cứu sâu, toàn diện, đầy đủ về biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích
Trên cơ sở luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về điều tra hình sự cũng như các biện pháp điều tra hình sự cụ thể, luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản về các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
+ Nghiên cứu một số vấn đề chung về biện pháp điều tra;
+ Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp điều tra và thực tiễn áp dụng các biện pháp đó;
+ Đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp điều tra trong thực tiễn.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự cả về phương diện quy phạm pháp luật cũng như về thực tiễn
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các
văn bản pháp luật về vấn đề điều tra trong tố tụng hình sự và các văn bản khác, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan tới đề tài.
Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng và kết hợp chặt chẽ phương pháp lôgíc với phương pháp lịch sử, phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, thống kê, khảo sát, điều tra, tổng kết thực tiễn.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Luận văn là một công trình nghiên cứu về các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự một cách hệ thống, toàn diện. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự; đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng điều tra trong tố tụng hình sự hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về điều tra trong tố tụng hình
sự.
Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về các
biện pháp điều tra.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ, NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU CỦA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1.1. Khái niệm
Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó cơ quan Điều tra và các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra được sử dụng các biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội và những vấn đề khác có liên quan đến vụ án làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án. Đồng thời, thông qua hoạt động điều tra xác định nguyên nhân điều kiện phạm tội đối với từng vụ án cụ thể và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa với các cơ quan và tổ chức hữu quan.
Điều tra là hoạt động của cơ quan, người tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, tài liệu, để xác định sự thật khách quan về hành vi phạm tội, người phạm tội và những tình tiết khác liên quan đến tội phạm để làm cơ sở cho việc xử lý tội phạm.
Cơ quan điều tra có nhiệm vụ điều tra ban đầu để làm kết luận điều tra và đề nghị truy tố. Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động điều tra vụ án của cơ quan điều tra và khi cần thiết có thể trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra. Tòa án thực hiện nhiệm vụ điều tra thông qua việc xét hỏi, kiểm tra công khai các tài liệu, chứng cứ và những tình tiết của vụ án tại phiên tòa.
Điều tra vụ án hình sự là một dạng hoạt động nhận thức đặc biệt, bởi vì hoạt động điều tra có đặc điểm pháp lý, thể hiện ở chỗ đối tượng nhận thức