Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - 2

của hoạt động điều tra là tội phạm đã xảy ra. Những phương tiện, biện pháp được áp dụng trong hoạt động điều tra phải phù hợp với pháp luật, không trái với giá trị pháp lý của kết quả điều tra vụ án.

1.1.2. Nhiệm vụ

Nhanh chóng khám phá từng vụ án xảy ra: Nhanh chóng khám phá từng vụ án xảy ra còn là một yếu tố đảm bảo hiệu quả của hoạt động điều tra, bởi vì nếu không nhanh chóng thì nhiều dấu vết, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án có thể bị thay đổi, bị phá hủy và do đó sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, thu thập, đưa hoạt động điều tra vào chỗ bế tắc, không khám phá được vụ án.

Một vụ án hình sự chỉ được thừa nhận là đã được khám phá khi cơ quan điều tra đã làm rò được những vấn đề cần phải chứng minh được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, đó là bốn yếu tố cấu thành tội phạm, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, nguyên nhân và điều kiện phạm tội và những tình tiết khác liên quan đến vụ án.

Nhiệm vụ thứ hai của giai đoạn điều tra là lập hồ sơ và đề nghị truy tố bị can của vụ án. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Điều tra viên phải có tác phong thận trọng, khách quan khi đánh giá những tài liệu chứng cứ đã thu thập được về vụ án hình sự và hành vi phạm tội của bị can. Điều tra viên cần phải có thái độ vô tư, không định kiến khi thu thập, đánh giá và sử dụng những tài liệu, chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can.

Giai đoạn này cũng tạo điều kiện thuận lợi để truy tố, xét xử vụ án. Trong quá trình điều tra, Điều tra viên phải mô tả, thu thập, kiểm tra, củng cố và đưa vào hồ sơ vụ án tất cả những tài liệu chứng cứ chứng minh tội phạm và hành vi phạm tội của bị can. Chứng minh sự thật của vụ án là một quá trình liên tục, bắt đầu từ thời điểm khởi tố vụ án và kết thúc vào thời điểm Tòa án ra bản án cuối cùng kết luận bị cáo có tội hay không có tội, hình phạt và các

biện pháp tư pháp khác. Sự thật của vụ án được làm sáng tỏ trong giai đoạn điều tra khi Điều tra viên đã thu thập, kiểm tra một cách đầy đủ những tài liệu, chứng cứ của vụ án và đưa vào hồ sơ vụ án. Để tạo điều kiện cho quá trình truy tố, xét xử một cách khách quan, toàn diện, trong quá trình điều tra, Điều tra viên cần phải áp dụng mọi biện pháp được pháp luật cho phép để thực hiện quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là quyền khiếu nại, tố cáo của người bị hại, của bị can, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.

Nhiệm vụ tiếp theo của giai đoạn điều tra là đảm bảo bồi thường thiệt hại: nhiệm vụ này phải được thực hiện nhanh chóng từ giai đoạn điều tra, nếu thực hiện chậm trễ sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thực hiện được do những đối tượng liên quan đến vụ án đã cất giấu, tẩu tán, tiêu thụ, hợp lý hóa nguồn gốc của những tài sản chiếm đoạt được bằng con đường phạm tội.

Nhiệm vụ này được thực hiện khi trong quá trình điều tra, Điều tra viên thu giữ được những tài sản, tiền bạc và những giá trị vật chất khác bị bọn tội phạm chiếm đoạt và trao trả cho cơ quan, tổ chức và công dân có lợi ích bị bọn phạm tội xâm hại. Trong những trường hợp không thực hiện được việc trao trả tài sản, tiền bạc và những giá trị vật chất khác cho cơ quan, tổ chức xã hội và công dân có lợi ích bị bọn phạm tội xâm hại, thì hoạt động điều tra phải làm rò chính xác mức độ thiệt hại, những bị can nào phải bồi thường và mức độ bồi thường của từng bị can.

Trong quá trình điều tra, Điều tra viên cần khẩn trương tiến hành các biện pháp như khám xét, kê biên tài sản, tiền bạc và những giá trị vật chất khác để bảo đảm khả năng thực tế bồi thường thiệt hại. Đặc biệt, Điều tra viên, cán bộ điều tra phải giải thích cặn kẽ cho những người tham gia tố tụng quyền khiếu nại dân sự và thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn dân sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong giai đoạn điều tra là làm rò các nguyên nhân, điều kiện phạm tội để đề xuất những biện pháp khắc phục, ngăn ngừa không để vụ án tương tự xảy ra trong tương lai.

Những nguyên nhân, điều kiện phạm tội này có thể là những sơ hở, không đầy đủ, chặt chẽ của những văn bản pháp luật, nguyên tắc quản lý kinh tế, công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, những thiếu sót của công tác quản lý về trật tự, an toàn xã hội, những sơ hở, mất cảnh giác của người bị hại… Những tình tiết này hoàn toàn có thể làm rò được trong quá trình điều tra. Để phòng ngừa tội phạm, Điều tra viên phải giáo dục mọi người nắm được pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật, vận động quần chúng nhân dân giúp đỡ cơ quan Điều tra trong quá trình điều tra vụ án; giáo dục, làm cho bị can nhận thức được hành vi phạm tội của mình, ăn năn hối cải một cách thành thực, tự nguyện trở lại con đường làm ăn lương thiện.

Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - 2

1.1.3. Nguyên tắc của hoạt động điều tra

Hoạt động điều tra là một trong những hoạt động tố tụng hình sự. Vì vậy, hoạt động điều tra phải tuân thủ toàn bộ các nguyên tắc tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.

Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh một số nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc đầu tiên là tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ hoạt động điều tra vụ án hình sự.

Nguyên tắc này có thể được hiểu là khi kết thúc giai đoạn điều tra vụ án thì những hành vi phạm tội của bị can phải được làm rò, đúng sự thật như trong thực tế đã xảy ra, không được xuyên tạc, cố ý bóp méo hay làm sai sự thật do nhiều động cơ, mục đích khác nhau.

Hoạt động điều tra được tiến hành công khai theo đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự quy định nhằm chứng minh sự thật của vụ án

đúng như trong thực tế đã xảy ra, không suy diễn theo ý muốn chủ quan của Điều tra viên. Điều tra viên phải có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết đúng đắn, kịp thời những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án của những người tham gia tố tụng, nhất là người bị hại, bị can.

Toàn diện trong hoạt động điều tra có nghĩa là hoạt động điều tra phải làm rò tất cả những tình tiết của vụ án bằng cách xây dựng tất cả những giả thuyết điều tra nhằm giải thích các tình tiết chưa rò của vụ án và kiểm tra những giả thuyết đó. Toàn diện của hoạt động điều tra đòi hỏi Điều tra viên phải điều tra làm rò sự thật của vụ án ở mọi phương diện.

Đầy đủ trong hoạt động điều tra có nghĩa là hoạt động điều tra phải làm rò tất cả những vấn đề cần chứng minh theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đủ để giải quyết đúng đắn vụ án. Điều tra viên không những phải xác định chính xác những vấn đề cần chứng minh mà còn phải lập luận chứng minh từng vấn đề đó bằng những chứng cứ cần thiết để có đủ cơ sở chắc chắn, tin cậy đi đến kết luận cuối cùng về sự thật của vụ án. Khi lập hồ sơ vụ án và đề nghị truy tố, Điều tra viên cần đưa vào hồ sơ những tài liệu, chứng cứ cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xét xử vụ án.

- Nguyên tắc thứ hai: Mọi hoạt động điều tra phải tuân theo pháp luật, chấp hành các nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trong quá trình điều tra, Điều tra viên không chỉ đơn thuần chấp hành những yêu cầu của pháp luật, nhất là Bộ luật Tố tụng hình sự mà còn áp dụng hiệu quả những thủ thuật, chiến thuật, những phương tiện kỹ thuật trong hoạt động điều tra. Nguyên tắc này không cho phép áp dụng trong hoạt động điều tra những biện pháp, phương tiện trái pháp luật, chống lại pháp luật. Tất cả những biện pháp được áp dụng trong hoạt động điều tra phải theo đúng thủ tục, trình tự, kết quả tiến hành phải được phản ánh chính xác, khách quan trong các văn bản tố tụng.

Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định không được tiết lộ bí mật của hoạt động điều tra. Những tài liệu về vụ án chỉ được thông báo công khai khi có quyết định của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong phạm vi cho phép. Quy định này giúp cho Điều tra viên tránh được âm mưu, thủ đoạn đối phó với hoạt động điều tra của bị can và những người có lợi ích đối với vụ án. Bản chất của bọn tội phạm là tìm mọi cách che giấu tội phạm để tránh bị trừng phạt và những người có lợi ích trong vụ án thường tìm cách nắm được những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra để đối phó với cơ quan điều tra và Điều tra viên.

Mặt khác, trong quá trình điều tra, Điều tra viên có thể sử dụng bí mật của hoạt động điều tra như là một vũ khí chiến thuật, nhất là trong quá trình hỏi cung bị can để thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án. Ngoài ra, giữ bí mật của hoạt động điều tra còn nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của bị can, quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác.

Nguyên tắc thứ ba: Hoạt động điều tra được thực hiện trên cơ sở tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung, người tham gia tố tụng nói riêng.

Hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự đụng chạm nhiều đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Các biện pháp điều tra được áp dụng, nhất là các biện pháp cưỡng chế tố tụng phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật cho phép, không được xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm, tài sản, sức khỏe của công dân.

Đặc biệt, người tiến hành tố tụng không được có hành vi bức cung, dùng nhục hình… đối với bị can, bị cáo. Bộ luật Hình sự nước ta quy định hành vi bức cung, dùng nhục hình trong tố tụng hình sự là tội phạm. Đó là một trong những bảo đảm pháp lý quan trọng để thực hiện nguyên tắc này.

Nguyên tắc thứ tư: Cơ quan điều tra cấp dưới chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan điều tra cấp trên.

Cơ quan điều tra cấp dưới chịu trách nhiệm báo cáo với cơ quan điều tra cấp trên về phương hướng công tác điều tra khám phá tội phạm trong từng thời kỳ để xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan điều tra cấp trên. Cơ quan điều tra cấp trên có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo cơ quan điều tra cấp dưới về tất cả những vấn đề liên quan đến công tác điều tra nói chung và hoạt động điều tra từng vụ án cụ thể nói riêng.

Pháp luật còn quy định cụ thể mối quan hệ giữa Thủ trưởng cơ quan Điều tra với Điều tra viên nhằm gạt bỏ sự chuyên quyền, độc đoán, tự tiện trong hoạt động điều tra.

Để thực hiện tốt nguyên tắc này nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động điều tra, đòi hỏi cơ quan điều tra các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo giữa cơ quan điều tra cấp trên và cơ quan điều tra cấp dưới do pháp luật quy định. Mặt khác, công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động điều tra phải mang tính trực tiếp để đảm bảo sự nhanh chóng của hoạt động điều tra, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của cơ quan điều tra các cấp, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra và Điều tra viên trong quá trình điều tra v.v…

1.1.4. Yêu cầu của hoạt động điều tra vụ án hình sự

Để hoạt động điều tra vụ án hình sự được tiến hành bảo đảm chặt chẽ và đúng quy định của pháp luật, đạt hiệu quả cao, khi điều tra vụ án hình sự cần phải chú ý tới những yêu cầu sau:

- Thứ nhất: Hoạt động điều tra phải được tiến hành có kế hoạch

Khi làm bất cứ công việc gì, việc lập kế hoạch cũng mang lại hiệu quả lớn. Trước tiên, nó giúp hoạt động điều tra thực hiện một cách có khoa học hơn,

có trình tự hơn và đầy đủ hơn. Hoạt động điều tra là một hoạt động phức tạp nhằm xác minh sự thật của một vụ án. Sự thành công, tính hiệu quả của hoạt động điều tra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết là việc lập kế hoạch điều tra vụ án có hợp lý, có khoa học hay không. Để lập kế hoạch điều tra vụ án có hiệu quả, đạt kết quả tốt, thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên và các cán bộ tham gia điều tra chẳng những phải có tri thức về điều tra vụ án hình sự mà còn phải có sự hiểu biết về khoa học và kiến thức xã hội sâu rộng.

Hoạt động điều tra được tiến hành theo kế hoạch sẽ được tiến hành một cách khoa học, có trình tự hợp lý, hạn chế đến mức thấp nhất những chi phí cho quá trình điều tra. Đồng thời, hoạt động điều tra được tiến hành theo kế hoạch sẽ đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ, yêu cầu chính trị trong quá trình điều tra vụ án.

- Thứ hai: tiến hành nhanh chóng và linh hoạt

Hoạt động điều tra vụ án hình sự là hoạt động có tính chất phức tạp nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Mỗi một vụ án hình sự diễn ra đều có tính chất và mức độ khác nhau, không vụ nào giống vụ nào. Đồng thời, mỗi một tình tiết của vụ án xảy ra đều lưu giữ lại thế giới vật chất một dấu hiệu nào đó rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, những dấu hiệu này chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định rồi sẽ mất đi. Chính vì vậy, hoạt động điều tra phải được tiến hành nhanh chóng và linh hoạt để có thể khai thác được tối đa các dấu hiệu được lưu lại. Điều đó giúp cho các Điều tra viên có thể tìm tới sự thật khách quan của vụ án được thuận lợi hơn. Sự nhanh chóng, linh hoạt của hoạt động điều tra còn được thể hiện ở chỗ Điều tra viên có thể sử dụng nhiều biện pháp điều tra cùng một lúc để tìm hiểu sự thật khách quan ở nhiều phương diện hơn. Trong Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định nhiều biện pháp điều tra, mỗi biện pháp được sử dụng trong một điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Đối với một vụ án hình sự, có thể chỉ cần sử dụng một biện pháp điều

tra cũng có thể làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, nhưng cũng có những vụ án hình sự cần phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp. Điều này không được quy định quy chuẩn trong văn bản pháp luật hay một hướng dẫn nghiệp vụ nào mà đều phụ thuộc vào khả năng, kinh nghiệm của Điều tra viên.

- Thứ ba: sử dụng có hiệu quả những biện pháp trinh sát, những phương tiện kỹ thuật trong quá trình điều tra

Biện pháp trinh sát là một biện pháp được sử dụng để khám phá tội phạm, nhưng khác với biện pháp điều tra là nhằm chứng minh sự thật khách quan của vụ án, biện pháp trinh sát lại có nhiệm vụ tìm kiếm, xác định và phát hiện những chứng cứ có liên quan đến vụ án, có thể nói, biện pháp trinh sát được thực hiện nhằm hỗ trợ cho hoạt động điều tra một cách có hiệu quả. Ngoài ra, hoạt động điều tra còn được hỗ trợ bởi các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Yếu tố con người trong hoạt động điều tra là yếu tố chủ yếu, song không phải là tất cả. Tội phạm càng tinh vi thì cán bộ điều tra cần phải sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật để giúp tìm kiếm ra những chứng cứ quan trọng mà con người, bằng mắt thường có thể không phát hiện ra. Phương tiện kỹ thuật không chỉ quan trọng trong quá trình tìm ra chứng cứ, mà có nhiều phương tiện còn có tác dụng lưu giữ chứng cứ lâu dài, điều đó phục vụ tốt cho các giai đoạn sau của quá trình giải quyết một vụ án hình sự.

- Thứ tư: vận động quần chúng tham gia vào hoạt động điều tra

Quần chúng nhân dân luôn đóng một vai trò quan trọng trong mọi hoạt động. "Đẩy thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân", hay "lấy dân làm gốc" là đạo lý bao đời nay của các nhà lãnh đạo kiệt xuất. Thế mới hay vai trò của quần chúng nhân dân là rất quan trọng nếu ta biết tận dụng khôn khéo. Trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, mặc dù pháp luật có quy định: Tổ chức, công dân có quyền, nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan điều tra và các cơ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022