Khái Quát Các Quy Định Của Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Về Biện Pháp Điều Tra Trong Tố Tụng Hình Sự

quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra [14, Điều 7]. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể khai thác được yêu cầu này một cách đơn giản, có những tổ chức, cá nhân không hoàn toàn tự nguyện cung cấp cho cơ quan điều tra, cán bộ điều tra những thông tin hữu ích cho hoạt động điều tra. Điều này sẽ gây cản trở cho quá trình điều tra tìm ra sự thật của vụ án. Quần chúng nhân dân có thể là những người trực tiếp biết được nội dung tình tiết của vụ án, đồng thời cũng giúp cho cơ quan điều tra, Điều tra viên thực hiện các biện pháp ngăn chặn cần thiết để đảm bảo cho hoạt động điều tra được tiến hành tốt.

1.2. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA


Nhiệm vụ chính của hoạt động điều tra là xác định sự thật khách quan của vụ án một cách đầy đủ, toàn diện, làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án. Hay nói cách khác, nhiệm vụ chính đó là chứng minh tội phạm và người phạm tội.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó và các nhiệm vụ khác, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định các biện pháp cụ thể nhằm thu thập chứng cứ phục vụ cho quá trình chứng minh. Đó chính là các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự.

Như vậy, biện pháp điều tra là những biện pháp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định mà cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng để thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án.

Là hoạt động thu thập chứng cứ, các biện pháp điều tra được xác định trên cơ sở các loại chứng cứ và biện pháp thu thập chứng cứ được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự nước ta.

Theo khoản 2 Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự thì chứng cứ bao gồm:

- Vật chứng;

- Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

- Kết luận giám định;

- Biên bản hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.

Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - 3

Để thu thập được những chứng cứ đó, Điều 65 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án; trưng cầu giám định; tiến hành khám xét; khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác…; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

Xuất phát từ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, theo chúng tôi các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự bao gồm:

- Khởi tố bị can và hỏi cung bị can;

- Lấy lời khai;

- Thu giữ vật chứng;

- Đối chất;

- Nhận dạng;

- Khám xét, thu giữ tài liệu, vật chứng;

- Khám nghiệm hiện trường, tử thi, xem xét dấu vết;

- Thực nghiệm điều tra;

- Trưng cầu giám định.

Trong quá trình điều tra, tùy từng vụ án cụ thể mà các biện pháp điều tra được thực hiện toàn bộ hay một phần. Có những biện pháp luôn luôn bắt buộc phải thực hiện (như khởi tố bị can, hỏi cung bị can, lấy lời khai người

tham gia tố tụng), có những biện pháp có thể không bắt buộc phải thực hiện tùy theo nhu cầu điều tra.

Trong nhiều trường hợp, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định biện pháp điều tra này hay biện pháp điều tra khác là bắt buộc. Ví dụ: Trong các vụ án có hậu quả chết người, gây thương tích cho người khác, vụ án mà đối tượng phạm tội là chất độc, chất phóng xạ… thì bắt buộc cơ quan điều tra phải trưng cầu giám định về nguyên nhân cái chết, mức độ thương tật, xác định chất độc, chất phóng xạ…

Cũng đều là biện pháp điều tra nhưng mỗi biện pháp có đối tượng, cách thức và phương pháp khác nhau nên Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định các điều kiện, trình tự, thủ tục tiến hành khác nhau nhằm thu thập đầy đủ, chính xác, khách quan các chứng cứ của vụ án thông qua biện pháp được tiến hành.

Việc xác định phạm vi, giới hạn các biện pháp điều tra có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Việc điều tra phiến diện, không đầy đủ là một trong những căn cứ để Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung (Điều 168, 179 Bộ luật Tố tụng hình sự) hoặc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 273 Bộ luật Tố tụng hình sự) v.v…


1.3. KHÁI QUÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1989

Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với nhân dân toàn thế giới về sự độc lập, tự chủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong chế độ mới, mọi công dân không phân biệt nam nữ, dân tộc, tín ngưỡng, giàu nghèo đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nông dân nghèo chiếm đại đa số trong xã hội, được giảm tô, giảm tức. Lần đầu tiên, người lao động được làm chủ vận mệnh của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi nhân tài tích cực góp

phần xây dựng đất nước. Tệ tham ô, lạm nhũng của những "quan cách mạng" chớm nhú đã bị lên án, đấu tranh. Chính sách tăng gia sản xuất đã chấm dứt nạn đói khủng khiếp. Quân đội quốc gia và dân quân, tự vệ là chỗ dựa và niềm tin của chế độ mới, nhanh chóng phát triển đã chứng tỏ tinh thần và sức mạnh của mình trên chiến trường.

Trong thời kỳ mới thành lập nước, chính quyền non trẻ có rất nhiều việc phải làm, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là kiện toàn hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn, không thể gấp rút hoàn thành một hệ thống pháp luật đầy đủ. Vì lẽ đó, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 47 về việc cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn còi nước Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam Bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với những điều thay đổi ấn định trong Sắc lệnh này. Đồng thời xóa bỏ toàn bộ những văn bản quy định đặc quyền đặc lợi của thực dân, tay sai, phong kiến trên đất nước ta.

Liên quan đến hoạt động điều tra, ngày 21/2/1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 23/NV, thành lập Việt Nam công vụ thuộc Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở Cảnh sát với Sở Liêm phóng trên toàn quốc. Việt Nam công vụ có nhiệm vụ tìm kiếm và tập trung các tin tức và tài liệu liên can đến sự an toàn của quốc gia hoặc bề trong hoặc bề ngoài; đề nghị và thi hành các phương pháp đề phòng những hành động có thể làm rối việc trị an và trật tự trong nước, bất cứ sự hoạt động đó là do người Việt Nam hay người nước ngoài; điều tra về những hành động trái phép nói trên và truy tìm người can phạm để giúp tòa án trong sự trừng trị.

Ngày 20/7/2946, Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 131 về tổ chức công an tư pháp, trong đó quy định Tư pháp công an có nhiệm vụ truy tầm tất cả các sự phạm pháp (đại

hình, tiểu hình hoặc vi cảnh), sưu tập các tang chứng, bắt giao người phạm pháp cho các Tòa án xét xử trong phạm vi luật pháp ấn định. Sắc lệnh này có quy định cụ thể trường hợp khám nhà: Muốn khám nhà ngoài trường hợp phạm pháp quả tang thì phải khám sau 6 giờ sáng và trước 6 giờ chiều. Nếu đã bắt đầu khám trước 6 giờ chiều thì vẫn có quyền tiếp tục khám nhà đến khi xong.

Trong các nhà mở cho công chúng tự do xuất nhập, thí dụ hàng cà phê, nhà hay gá cờ bạc... thì giờ có thể khám nhà lùi đến lúc khách hàng hoặc người làm việc phạm pháp ra về hết.

Ngoài ra, còn có ba trường hợp đặc biệt được vào nhà tư nhân ban đêm: cháy nhà, lụt hoặc có tiếng cấp cứu ở trong nhà phát ra.

Sau khi khám nhà, nếu bắt được hay không bắt được tang vật, đều phải có biên bản. Biên bản này phải kê rò đã tịch thu những tang vật gì, niêm phong như thế nào, giao cho ai. Chủ nhà bị khám sẽ ký vào biên bản; chủ nhà vắng mặt thì thân nhân ký thay. Nếu chủ nhà hoặc thân nhân không chịu ký, không biết ký hoặc không thể ký được thì nói rò trong biên bản. Có thể nói Sắc lệnh số 131 đã nêu ra được một số vấn đề cơ bản của biện pháp điều tra cụ thể là biện pháp khám nhà. Tiếp theo đó, Sắc lệnh 117-SL ngày 18/10/1949 đã bổ sung thêm một số quy định trong trường hợp đặc biệt được vào nhà tư nhân ban đêm, đó là trường hợp khi chủ nhà chứa chấp những kẻ đào thoát, bị giam cứu, thành án hay bị án trí, hoặc đang bị truy nã theo lệnh của Ủy ban kháng chiến hành chính hay Tòa án.

Về thủ tục giám định pháp y, ngày 12/12/1956, Liên bộ Y tế - Bộ Tư pháp có Thông tư số 2795/HC-TP quy định về một số điểm cụ thể trong công tác giám định pháp y. Trong đó có nêu rò giám định viên pháp y cũng như cơ quan điều tra cần có quan niệm đúng về công tác giám định pháp y. Về phía giám định viên là đem sự hiểu biết chuyên môn của mình đóng góp vào việc điều tra, khám phá các vụ phạm pháp để bảo vệ trật tự an ninh, trấn áp bọn

phá hoại. Do đó cần nhận rò trách nhiệm chính của mình để có thái độ tích cực, chủ động trong phạm vi trách nhiệm của mình; không có thái độ bàng quan, trái lại, cộng tác chặt chẽ với cơ quan điều tra tiến hành cuộc khám nghiệm cho có kết quả tốt.

Về phía cơ quan điều tra cũng cần quan niệm đúng về công tác giám định pháp y để không có thái độ ỷ lại vào giám định viên hoặc đòi hỏi quá khả năng của giám định viên. Trên sự hiểu biết khoa học, giám định viên cho ta biết những hiện tượng khách quan để làm gợi ý cho cuộc điều tra. Do đó cơ quan điều tra cần phối hợp chặt chẽ với giám định viên để giúp cho giám định viên biết sự việc đã xảy ra, đời sống lý lịch của người được khám nghiệm. Như vậy, cuộc khám nghiệm mới tiến hành đúng hướng và phúc đáp được yêu cầu của cuộc điều tra. Dĩ nhiên là cơ quan điều tra không phải nói hết kết quả của cuộc điều tra, những điểm cần giữ bí mật nếu tiết lộ thì trở ngại cho việc khám phá ra việc phạm pháp mà chính giám định viên biết cũng không có lợi ích gì cho việc khám nghiệm.

Có thể nói, trong giai đoạn trước năm 1989, các quy định pháp lý về hoạt động điều tra hình sự được ban hành với số lượng chưa lớn và chủ yếu dưới dạng các văn bản dưới luật, nội dung chưa đầy đủ, phần lớn mới chỉ quy định về tổ chức cơ quan điều tra và thẩm quyền điều tra. Về nội dung này, tính hợp lý vẫn chưa cao. Điều đó không chỉ làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn cho thấy hoạt động lập pháp tố tụng hình sự còn rất nhiều nhiệm vụ khá nặng nề phía trước.

1.3.2. Từ năm 1989 đến năm 2003

Bộ luật Tố tụng hình sự đầu tiên ra đời năm 1989 là một điểm mốc lớn trong lịch sử phát triển pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, có tác động tích cực trong quá trình tố tụng hình sự nói chung và hoạt động điều tra hình sự nói riêng. Bộ luật đã dành 6 chương với 49 điều luật để quy định những vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động điều tra hình sự. Phần lớn các điều luật

này được dành để quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các biện pháp điều tra cụ thể.

Bộ luật Tố tụng hình sự quy định các biện pháp điều tra cụ thể sau đây:

- Khởi tố bị can và hỏi cung bị can;

- Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đối chất, nhận dạng;

- Khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản;

- Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, giám định.

Bám sát thực tiễn điều tra hình sự, các cơ quan chức năng đã kịp thời ban hành bổ sung các văn bản pháp luật theo thẩm quyền nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc phát sinh trong hoạt động này.

Theo quy định tại Điều 17 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989 và Thông tư số 79/TT ngày 15/9/1989 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, cơ quan điều tra Viện kiểm sát được thành lập ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát quân sự quân khu, quân chủng, quân đoàn, tổng cục. Trong khi đó, cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh vừa ít việc và cũng rất ít khi trực tiếp điều tra. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã quy định cơ quan điều tra chỉ được thành lập ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương.

Đối với cơ quan cảnh sát điều tra, sau 3 năm tổ chức và hoạt động theo mô hình được quy định trong Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989 đã bộc lộ một số hạn chế như thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra ở Bộ rất khó khăn trong việc chỉ đạo điều hành, phối hợp giữa các lực lượng ở từng cấp trong hoạt động điều tra, không nắm được tình hình điều tra tội phạm, diễn biến của những vụ án nghiêm trọng, không chỉ đạo được cơ quan điều tra. Vì vậy, Bộ Công an đã ban hành Chỉ thị số 26 ngày 22/12/1993 và Quyết

định số 262 ngày 27/5/1993, trong đó quy định: Ở Bộ công an, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát làm thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra là phó thủ trưởng thứ nhất, Cục trưởng các Cục cảnh sát kinh tế, cảnh sát hình sự và các Phó Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra làm Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra. Ở công an cấp tỉnh, Phó giám đốc phụ trách cảnh sát làm Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, Trưởng phòng cảnh sát điều tra làm Phó thủ trưởng thứ nhất, các Trưởng phòng cảnh sát kinh tế, cảnh sát hình sự và cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy làm Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra.

Những thay đổi của Bộ luật Hình sự năm 1999 về phân loại tội phạm còn có ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động điều tra hình sự và đòi hỏi cần có sự điều chỉnh trong pháp luật tố tụng hình sự. Do đó, trong lần sửa đổi, bổ sung thứ ba đối với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, vấn đề thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam để điều tra các loại tội phạm đã được quy định lại một cách cụ thể phù hợp với sự thay đổi nêu trên của Bộ luật Hình sự năm 1999, tạo thuận lợi cho việc áp dụng các chế định này trong thực tế điều tra hình sự.

1.3.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

Trong giai đoạn này đã xây dựng được hệ thống các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khá hợp lý, bước đầu đảm bảo được tính chuyên sâu. Đồng thời bổ sung những quy định làm cơ sở pháp lý cho việc tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa điều tra theo tố tụng và điều tra trinh sát.

Nhìn chung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã kế thừa và phát triển các quy định về hoạt động điều tra nói chung, các biện pháp điều tra nói riêng. Các biện pháp điều tra tuy vẫn giữ nguyên như cũ nhưng nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành các biện pháp điều tra được bổ sung nhiều theo hướng đảm bảo tính khách quan của biện pháp được thực hiện; tôn trọng, bảo vệ quyền

Ngày đăng: 23/07/2022