Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định - 11


KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Rừng ngập mặn VQG Xuân Thủy có nguồn tài nguyên sinh học rất đa dạng, theo tài liệu nghiên cứu trước đây, khảo sát nhanh và phỏng vấn nhanh chuyên gia ngoài hiện trường, cho thấy RNM VQG Xuân Thủy có 2 kiểu thảm thực vật phụ thổ nhưỡng RNM, 8 kiểu quần xã thực vật, 181 loài động vật nổi, 112 loài thực vật nổi, 156 loài cá, 219 loài chim và rất nhiều các loài khác. Trong đó chim là loài có số lượng nhiều nhất chiếm 26,94% tổng số loài.

Qua kết quả điều tra cho thấy thành phần thực vật rừng ngập mặn tương đối đơn giản, chỉ gồm một vài loài chủ yếu: Trang, Bần chua, Sú, Vẹt, Tra giá, Coc kèn, Phi lao...nhưng thành phần ở vùng nước mặn thấp hơn so với vùng nước lợ vì vùng nước lợ có độ mặn thấp, nên dễ dàng thích nghi với nhiều loại cây trồng hơn.

Điều tra tổng hợp giá trị phục vụ của HST, cho thấy HST RNM có giá trị rất to lớn, chỉ mới đánh giá khái quát đã cho biết tiềm năng của HST cụ thể: Hàng năm HST RNM đáp ứng giá trị khoảng 270.101.000.000 đồng/năm (chưa tính giá trị gỗ và một số giá trị sinh thái khác).

Người dân chủ yếu tham gia các hoạt động tạo thu nhập từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong đó nông nghiệp là ngành sản xuất chính nhưng chỉ để đảm bảo lương thực còn khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên và các hoạt động ngư nghiệp mới đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân nơi đây.

Công tác quản lý của VQG Xuân Thủy đang phải đối mặt với nhiều thách thức: Cơ sở vật chất, cơ cấu về tổ chức quản lý, đặc biệt là chưa nâng cao vai trò của người dân trong việc quản lý, một số giải pháp quản lý được áp dụng không theo phương pháp quản lý hệ sinh thái.

Vấn đề quản lý còn mang nặng lý thuyết, quá trình thực thi còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là có mâu thuẫn giữa người dân và VQG Xuân Thủy. Quản lý còn mang tính chất chồng chéo giữa VQG và huyện Giao Thủy.

Nguyên tắc quản lý hệ sinh thái là công cụ hữu hiệu trong đánh giá hiện trạng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.


quản lý HST của VQG Xuân Thủy, đã làm sáng tỏ một số giải pháp quản lý HST cần được áp dụng nhằm đảm bảo hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên và xã hội như:

Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định - 11

- Lồng ghép công tác quản lý và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Giao Thủy

- Tăng cường năng lực quản lý, năng lực giám sát tài nguyên và nghiên cứu khoa học cho cán bộ VQG Xuân Thủy.

- Xây dựng và hoàn thiện công tác phân vùng và quy hoạch VQG Xuân Thủy, lập kế hoạch và thực hiện quản lý Vườn theo nguyên tắc quản lý hệ sinh thái.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý HST RNM, xây dựng các buổi đối thoại với chính quyền, đặc biệt là các cơ quan lập kế hoạch tại địa phương.

Mặc dù đã phân chia ranh giới các khu vực chức năng của VQG Xuân Thủy, nhưng cần phổ biến hơn nữa tới người dân để góp phần quản lý HST RNM được tốt hơn.

2. Tồn tại

Nghiên cứu về quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất to lớn trước những biến đổi của môi trường hiện nay và những tác động làm thay đổi HST. Trong khuôn khổ đề tài thạc sỹ, đề tài mới chỉ nghiên cứu tổng quát về hiện trạng quản lý cùng với ứng dụng một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái.

Do hạn chế về thời gian, nên tôi nhận thấy luận văn tốt nghiệp còn một số tồn tại cần được nghiên cứu tiếp tục:

- Đề tài chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể về cấu trúc hệ sinh thái mà mới đi mô tả các thành phần cơ bản của HST

- Chưa đánh giá hết được tiềm năng về chức năng của hệ sinh thái rừng ngập mặn, mới chỉ nghiên cứu về giá trị phục vụ cơ bản.

- Nghiên cứu hiện trạng quản lý hệ sinh thái RNM mới chỉ đưa ra các vấn đề liên quan đến quản lý, mà chưa tập trung và đánh giá sâu về vấn đề quản lý gắn liền với nguyên tắc quản lý HST.

3. Khuyến nghị

Để có đánh giá sâu sắc hơn về vấn đề quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng


như đưa ra các đề xuất sát thực và khả thi để bảo vệ và phát triển bền vững HST RNM, các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung vào một số hướng sau:

- Nghiên cứu chi tiết hơn về kết cấu của HST RNM để có cơ sở đề xuất các giải pháp KTLS phù hợp.

- Nghiên cứu cụ thể vai trò về mặt xã hội và môi trường của rừng ngập mặn.

- Đánh giá giá trị môi trường của RNM và đề xuất hướng thử nghiệm.

- Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thông qua một số nguyên tắc của đa dạng sinh học.

- Nghiên cứu động thái về kết cấu và chức năng của HST RNM.

Nói chung, bước đầu tiếp cận các nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái là một giải pháp có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn tại địa phương. Đề nghị được nghiên cứu tiếp theo về bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn.



Tài liệu tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thanh Bình và nhón nghiên cứu (2003): Lê Thanh Bình và nhón nghiên cứu (2003): Xây dựng mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững Đa dạng sinh học, quản lý các hệ sinh thái nhạy cảm dựa vào cộng đồng tại vùng cửa sông ven biển Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định- Cục Bảo vệ môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2007), Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006- 2020, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Cục phát triển Lâm nghiệp (2000), Văn bản pháp quy về Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

4. Phạm Hoài Đức (1998), "Chứng chỉ rừng với vấn đề quản lý bền vững rừng tự nhiên", hội thảo Quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 37.

Phạm Hoài Đức (1999), "Báo cáo hội thảo tổ chức vùng ASEAN quản lý

5. rừng bền vững" Kuala Lumper.

6. Vũ Tiến Hinh và cộng sự (2006), Nghiên cứu các giải pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi ở một số tỉnh, miền núi phía Bắc Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006.

7. Phạm Xuân Hoàn (Chủ biên), Triệu Văn Hùng, Phạm Văn Điển, Nguyễn Trung Thành, Võ Đại Hải (2004). Một số vấn đề trong lâm học nhiệt đới. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Phan Nguyên Hồng (1970), Đặc điểm sinh thái, phân bố thực vật và thảm thực vật ven biển miền Bắc Việt Nam, Luận án cấp II, Đại học sư phạm Hà Nội.

9. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án tiến sĩ Sinh học, Đại học sư phạm Hà Nội.

11. Phan Nguyên Hồng (chủ biên), Trần Văn Ba, Hoàng Thị Sản, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng Trí, Mai Sĩ Tuấn, Lê Xuân Tuấn (1997), Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam, kỹ thuật trồng và chăm sóc, NXB Nông nghiệp.


12. Phan Nguyên Hồng (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Phan Nguyên Hồng, Vũ Thục Hiền, Nguyễn Hữu Thọ (2004), “Một số đặc điểm điều kiện tự nhiên ở các vùng bãi bồi có rừng ngập mặn cửa sông ven biển Thái Bình- Nam Định”, Hệ sinh thái Rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng: Đa dạng sinh học, sinh thái học, kinh tế- xã hội- quản lý và giáo dục. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 3- 10.

14. Phạm Đinh Việt Hồng, Nguyễn Viết Cách Lê Thanh Bình, Nguyễn Xuân Dũng (2007), Vấn đề quản lý ở Vườn quốc gia Xuân Thủy, MERC - MCD, Hà Nội, Việt Nam.

15. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Phan Thị Anh Đào (2007), Đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Xuân Thủy, MERC - MCD, Hà Nội, Việt Nam.

16. http://www.giaothuy.com

17. http://www.vuonquocgiaxuanthuy.org.vn

18. http://vi.wikipedia.org/wiki/vuonquocgiaxuanthuy

19. Nguyễn Trường Khoa (1999), “Dẫn liệu bước đầu về thực vật ngập mặn vùng cửa sông tỉnh Quảng Trị”, Tuyển tập hội thảo khoa học: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường đất ngập nước cửa sông ven biển, Hà Nội, tr. 97- 99.

20. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Phạm Đức Lân và Lê Huy Cường (1998), "Quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững lưu vực sông Sê San", hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 57.

22. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan (2005), Sinh thái rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Nguyễn Hữu Ninh và cộng sự (2003), Lượng giá kinh tế một số vùng đất ngập nước ven biển Việt nam, Cục bảo vệ môi trường, Hà Nội, Việt Nam.

24. Ngô Đình Quế (2003), Một số kết quả nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Hà Nội, Việt Nam.


25. Hồ Viết Sắc (1998), "Quản lý bền vững rừng Khộp ở Ea Súp- Đắc Lắc, "hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng", NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 83.

26. Đỗ Đình Sâm (1998), "Du canh với vấn đề quản lý rừng bền vững ở Việt Nam", "hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng", NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 66.

27. Trần Thị Mai Sen (Khóa luận tốt nghiệp, 2001): Bước đầu nghiên cứu đặc điểm phân bố vùng của các loài cây trong rừng ngập mặn tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy- Nam Định.

28. Thủ tướng Chính phủ (2004), Luật bảo vệ và phát triển rừng.

29. Tổ công tác quốc gia Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (2002), Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Hà Nội. Tổ chức FSC (2001), về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Tài liệu hội thảo.

30. Đỗ Anh Tuân (2001), Nghiên cứu ảnh hưởng của bảo tồn tới kế sinh nhai của cộng đồng địa phương và thái độ của họ về chính sách bảo tồn, Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

31. Trần Hữu Viên - QHSDĐ và giao đất có sự tham gia của người dân, tài liệu tập huấn dự án hỗ trợ LNXH, trường ĐHLN, 1997.

Tài liệu dịch

32. Dien Dai Luan (2005), Giáo trình sinh thái học cao cấp, NXB Trung Quốc.

33. Mazda, Y., Michimasa, M., Motohiko, K. and Phan Nguyen Hong (1997), Mangroves as a coastal protection from waves in the Tong King delta, Viet Nam, Mangrov and Salt Marshes 1: 127- 135.

34. N. H. Tri, Phan Nguyen Hong, W. Neil Adger and P. Mick Kelly (2002), Mangrove conservation and restoration for enhanced resilience. In D. J. Rapport, W. L. Lasley, D. E. Rolston, N. O. Nielsen, C. O. Qualset, and A.

B. Damania [Eds.]. Managing for Healthy Ecosytem. Lewis publishers, Boca Raton, Florida, USA, 1184 pp. (in press).


MỤC LỤC

Nội dung Trang

Danh mục các chữ viết tắt i

Danh mục các bảng ii

Danh mục các hình iii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1. Nghiên cứu chức năng của HSTR 3

1.2. Một số vấn đề về quản lý rừng 6

1.3. Một số nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài 14

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.18 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 18

2.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 18

2.3. Nội dung nghiên cứu 18

2.4. Phương pháp nghiên cứu 19

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 24

3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 24

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 30

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

4.1. Điều tra kết cấu HST RNM 35

4.1.1. Khái quát chung 35

4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên của VQG Xuân Thủy 37

4.2. Đánh giá chức năng phục vụ HST RNM tại VQG XUÂN THUỶ 39

4.2.1. Chức năng kinh tế 39

4.2.2. Giá trị sinh thái 44

4.2.3. Giá trị về mặt xã hội 47

4.2.4. Đánh giá giá trị phục vụ tổng hợp của HST RNM 49

4.3. Hiện trạng QLHST tại VQG XUÂN THUỶ 50


4.3.1. Ranh giới hành chính và diện tích 50

4.3.2. Phân khu chức năng của Vườn quốc gia Xuân Thủy 52

4.3.3. Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường 56

4.3.4. Cơ cấu tổ chức và nguồn lực 57

4.3.5. Các hoạt động của VQG Xuân Thủy 59

4.3.6. Vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên 65

4.3.7. Hiện trạng quản lý tài nguyên chim 67

4.3.8. Đánh giá tổng quát về công tác quản lý bảo tồn và phát triển VQG Xuân Thủy 70

4.4. Giải pháp quản lý VQG Xuân Thủy 73

4.4.1. Những định hướng quản lý VQG Xuân Thủy 73

4.4.2. Giải pháp liên quan đến chính sách và tuyên truyền 74

4.4.3. Giải pháp liên quan đến kỹ thuật 78

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 80

1. Kết luận 80

2. Tồn tại 81

3. Khuyến nghị 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí