Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gây gãy ngang thân Keo lai Acacia Mangium x Acacia Auriculiformis ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên, Tuyên Quang - 1


Bộ giáo dục và đào tạo Bộ nông nghiệp và Phát triển nT

Trường đại học lâm nghiệp

--------------------------------------------------


Trần Thị Quyên


Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gây gãy ngang thân Keo lai (Acacia Mangium Acacia Auriculiformis) ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên, Tuyên Quang


Luận Văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp


Hà Tây, 2007


Bộ giáo dục và đào tạo Bộ nông nghiệp và Phát triển NT

Trường đại học lâm nghiệp

--------------------------------------------------


Trần thị quyên


Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gây gãy ngang thân Keo lai (Acacia Mangium Acacia Auriculiformis) ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên, Tuyên Quang


Chuyên ngành: Lâm Học Mã số: 60.62.60


Luận Văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp


Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Hải Tuất


Hà Tây, 2007


Đặt vấn đề


Keo lai là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. Giống lai tự nhiên này được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, Viện khoa học Lâm nghiệp phát hiện và chủ trì nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, Keo lai có nhiều đặc tính sinh vật học, sinh thái học ưu việt hơn hẳn các loài cây bố, mẹ và một số loài cây khác như: sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, có khả năng thích ứng với nhiều loại đất, điều kiện lập địa khác nhau; Có một lượng nốt sần vi khuẩn cố định đạm lớn (lớn hơn so với loài cây bố, mẹ), có khả năng chịu hạn (Lê Đình Khả, 1999)… Gỗ Keo lai được sử dụng trong công nghiệp giấy, công nghiệp gia công chế biến các loại ván sàn, ván dăm, cung cấp gỗ trụ mỏ, củi và chất đốt tại chỗ cho người dân địa phương. Ngoài ra trong các mô hình nông lâm kết hợp, Keo lai còn có thể là một trong số các loài cây trồng kết hợp với các loài cây mục đích khác như: cà phê, chè, cây ăn quả… vừa có tác dụng phòng hộ vừa cho thêm sản phẩm phụ

để tăng thêm thu nhập, nâng cao hiệu quả của mô hình. Như vậy, có thể nói Keo lai là một loài cây đa tác dụng.

Năm 1995, Hội đồng khoa học của Bộ Lâm nghiệp (cũ) đã tổ chức đánh giá các dòng vô tính Keo lai tại Ba Vì. Hội đồng đã khuyến nghị đưa ra một số dòng vô tính tốt nhất đã được chọn lọc qua khảo nghiệm tại Ba Vì vào trồng thử nghiệm tại một số vùng sinh thái chính ở nước ta. Các mô hình dòng vô tính đó là: BV5, BV10, BV16, BV29, BV32 và BV33 (Lê Đình Khả, 1999).

Năm 2000, các dòng vô tính Keo lai BV10, BV16, BV32 của Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; TB03, TB05, TB06, TB12 của Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng và Trung tâm Khoa học Sản Xuất lâm nghiệp Đông Nam Bộ thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và dòng KL2 của Viện cây nguyên liệu giấy Phù Ninh đã

được công nhận là giống quốc gia [4]


Từ những ưu điểm đã nói ở trên mà trong những năm qua (đặc biệt là giai đoạn 1999 – 2004) Keo lai đã được gây trồng phổ biến ở nhiều vùng sinh thái trong cả nước và được đánh giá là một trong những giống cây trồng chủ lực, chiếm tỷ trọng trong các chương trình trồng rừng và khôi phục rừng ở nước ta. Chỉ tính riêng ở vùng Trung tâm Bắc Bộ, giai đoạn 2002 - 2004 đã gây trồng gần 5000 ha Keo lai, chiếm khoảng 26,5% tổng diện tích rừng cả vùng [42]. Và trong quyết định số 16/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 15/03/2005, Keo lai được xác định là 1 trong 48 loài cây trồng chính để trồng rừng sản xuất ở các vùng sinh thái [5].

Tuy nhiên, hiện nay ở 1 số địa phương, lâm trường xẩy ra hiện tượng Keo lai bị đổ gãy hàng loạt sau mỗi lần gió bão và ở một số nơi còn có hiện tượng Keo lai bị khô ngọn làm cho năng suất cũng như chất lượng rừng Keo lai giảm đi. Vì lý do đó mà diện tích trồng Keo lai đã dần bị thu hẹp.

Xuất phát từ thực tế trên, để xây dựng cơ sở khoa học làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp tối ưu, phục vụ cho nhu cầu thực tiễn kinh doanh rừng Keo lai trong cả nước nói chung và rừng Keo lai ở Hàm Yên nói riêng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gây gãy ngang thân Keo lai (Acacia Mangium Acacia Auriculiformis) ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên, Tuyên Quang”


Chương 1

tổng quan vấn đề nghiên cứu


1.1. Giới thiệu sơ lược về nguồn gốc cây Keo lai


Keo lai là tên gọi viết tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống lai tự nhiên này được Messrs Herburn và Shim phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 trong số các cây Keo tai tượng trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah của Malaysia. Sau này Tham (1972) cũng coi đó là giống lai (Lê Đình Khả, 1999 [20]).

Keo lai tự nhiên còn được phát hiện ở Papua New Guinea (Turnbull, 1986, Gun et al, 1987), ở một số nơi khác tại Malaisia (Rufelds, 1987; Darus, 1989) và Thái Lan (Kijkar, 1992). Ngoài ra, Keo lai tự nhiên còn được tìm thấy trong vườn ươm Keo tai tượng (lấy giống tại Malaysia) của trạm nghiên cứu Jon- Pu của viện nghiên cứu lâm nghiệp Đài Loan (Kiang Tao et al, 1988) và ở khu trồng Keo tai tượng ở Quảng Châu (Trung Quốc) (Lê Đình Khả, 1999 [20]).

Tại Việt Nam Keo lai được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) phát hiện tại Ba Vì (Hà Tây), Đông Nam Bộ và Tân Tạo (Thành Phố Hồ Chí Minh). Sau đó, Keo lai đã được phát hiện lác

đác tại nhiều nơi ở Đông Nam Bộ, ở Trung Bộ, Tây Nguyên và ở Bắc Bộ… Các cây lai này đã xuất hiện trong các rừng trồng Keo tai tượng lấy giống từ các khu khảo nghiệm Keo tai tượng trồng cạnh Keo lá tràm tại Đông Nam Bộ và tại Ba Vì. Vì thế có thể biết mẹ của chúng là Keo tai tượng và bố chúng là Keo lá tràm (Lê Đình Khả, 1997, 1999 [17], [20]).

1.2. Nghiên cứu Keo lai trên thế giới

Như đã nói ở trên, Keo lai được Messrs Herburn và Shim phát hiện lần

đầu tiên vào năm 1972 ở Sook Telupid thuộc bang Sabah của Malaysia. Sau


nhiều năm với nhiều công trình nghiên cứu, đến 7/1978 sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại Phòng tiêu bản thực vật ở Queensland (Australia), Pedgley đã công nhận đó là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm (Lê Đình Khả, 1997 [17]).

Những nghiên cứu về tỷ lệ xuất hiện cây Keo lai cho thấy: ở khu Ulukukut, Keo lai có thể xuất hiện với tỷ lệ 3-4 cây /ha, còn theo thông báo miệng của Wong (dẫn từ Pinso và Nasi, 1991) thì Keo lai đã xuất hiện với tỷ lệ 1 Keo lai: 500 Keo tai tượng và có thể thấy cây lai con gần các cây lai đã trưởng thành. Trong các vườn ươm tại Sabah: ở vườn ươm Keo tai tượng (trong trường hợp này Keo tai tượng là mẹ và Keo lá tràm là bố) tỷ lệ Keo lai xuất hiện có thể

đạt 3,3 – 9,3%, cá biệt có trường hợp có thể đạt 23%; Còn trong vườn ươm Keo lá tràm (Keo tai tượng là bố và Keo lá tràm là mẹ) tỷ lệ Keo lai xuất hiện là 6,8

– 10,3%, cá biệt có thể đến 22,5% (Gan and Sim Boon Liang, 1991) (Lê Đình Khả, 1999 [20]).

Rufelds, 1988 và Gan and Sim Boon Liang, 1991 khi nghiên cứu hình thái cây con Keo lai cho thấy: Keo lai xuất hiện lá giả sơm hơn Keo tai tượng và muộn hơn Keo lá tràm. Nói cách khác, cây lai thể hiện đặc tính trung gian giữa hai loài bố mẹ.

Tính trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm của Keo lai còn được phát hiện ở các tính trạng như hoa tự, hoa và hạt (Bowen, 1981), hình thái nhiễm sắc thể (Shukor et al, 1994) (Lê Đình Khả, 1997, 1999 [17], [20]).

Theo thông báo của Tham, 1976 thì cây lai thường cao hơn cả 2 loài bố mẹ, song vẫn giữ hình dáng kém của Keo lá tràm. Còn theo thông báo miệng của Wong thì trong nhiều trường hợp ở Sabah, cây lai vẫn giữ được hình dáng

đẹp của Keo tai tượng. Ông cũng thấy ưu thế lai thể hiện rất rõ ở Ulu Kukut và cây lai thường to và cao hơn hẳn so với các loài Keo Bố mẹ. Tuy vậy, Rufelds (1987) lại không tìm thấy sự sai khác nào đáng kể về sinh trưởng của Keo lai so với các loài bố mẹ (Lê Đình Khả, 1999 [20]).


Đánh giá Keo lai tại Sabah một cách tổng hợp của Pinso và Nasi, 1991

[44] cho thấy: cây lai có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Sinh trưởng của cây Keo lai tự nhiên

đời F1 tốt hơn xuất xứ Sabah của Keo tai tượng song kém hơn các xuất xứ ngoại lai như Oriomo River (Papua New Guinea) hoặc Claudie River (Queensland, Australia), còn sinh trưởng của những cây lai đời F2 trở đi thì rất không đồng đều với trị số trung bình còn kém hơn cả Keo tai tượng, mặc dù một số cây xuất sắc có khá hơn.

Khi đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai Pinso và Nasi (1991) thấy rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân, vv… ở Keo lai đều tốt hơn hai loài Keo bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp cho trồng rừng thương mại. Cây Keo lai còn có ưu điểm là có đỉnh ngọn sinh trưởng tốt, thân cây đơn trục và tỉa cành tự nhiên tốt (Pinyopusarerk, 1990) [44]

Keo lai đã được nghiên cứu nhân giống bằng hom (Griffin, 1988) hoặc nuôi cấy mô bằng môi trường cơ bản Murashige và Skooge (MS) có thêm 6-Benzyl amino purine (BAP) 0,5mg/l và cho ra rễ trong phòng hoặc nền cát sông 100% với khả năng ra rễ đến hơn 70% (Darus, 1991). Sau một năm cây mô có thể cao 1,09m (Lê Đình Khả, 1999 [20]).

Những nghiên cứu về tiềm năng bột giấy Keo lai ở Malaysia [45], 2002 cho kết quả: Keo lai đem lại sản lượng bột giấy cao hơn so với Keo tai tượng. Sản phẩm giấy tạo ra cũng có độ bền cơ học cao hơn về mặt khả năng chịu sự gấp nếp, chỉ số làm rách, vò. Nó tạo ra sự thuận lợi khi in và viết bởi đặc tính trơn và độ sáng cao. Hơn nữa, giấy sản xuất từ gỗ Keo lai có giá thành thấp hơn so giấy sản xuất từ gỗ Keo tai tượng.

1.3. Những nghiên cứu về Keo lai ở Việt Nam


ë Việt Nam, Keo lai xuất hiện lác đác tại một số nơi ở Nam Bộ như Tân Tạo, Trảng Bom, Sông Mây, Trị An và ở Ba Vì thuộc Bắc Bộ [13]. Những cây


lai này xuất hiện trong rừng Keo tai tượng với những tỷ lệ khác nhau. ë các tỉnh Miền Nam là 3-4%, còn ở Ba Vì là 8-10%. Riêng giống lai tự nhiên ở Ba Vì

được xác định là giữa A.mangium (xuất xứ Daintree thuộc bang Queensland) với

A.auriculiformis (xuất xứ Dar-win thuộc bang North territoria của Australia).


Những nghiên cứu về Keo lai tự nhiên của các tác giả Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Phạm Văn Tuấn, Hồ Quang Vinh, Trần Cự, Lưu Bá Thịnh (1993, 1995, 1997, 2001, 2005) [13], [15], [18], [34], [37] cho thấy: Keo lai là

một dạng lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lỏ tràm, có tỷ trọng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa hai loài Keo bố mẹ. Keo lai có có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng so với các loài bố mẹ. Điều tra sinh trưởng tại rừng trồng Keo tai tượng có xuất hiện Keo lai tại Ba Vì cho thấy, Keo lai có sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tượng 1,2-1,6 lần về chiều cao và 1,3-1,8 lần về

đường kính, ở giai đoạn 4, 5 tuổi Keo lai có thể tích gấp 2 lần Keo tai tượng. Tại Sông Mây, khi so sánh với Keo lỏ tràm cùng tuổi đã thấy rằng Keo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo lỏ tràm 1,3 lần về chiều cao, 1,5 lần về đường kính

Bảng 1.1. Sinh trưởng của Keo lai tại Ba Vì - Hà Tây và Sông Mây - Đồng Nai


Các chỉ tiêu sinh trưởng

Keo lai

Keo tai tượng

Keo lá tràm

Tại Ba Vì, làm đất cơ giới




(4.5 tuổi) Chiều cao Hvn (m)

9,68

7,95

Đường kính D1.3 (cm)

12,40

9,61

Thể tích V (dm3/cây)

58,45

28,83

Tại Song Mây, làm đất cơ giới




(3 tuổi) Chiều cao Hvn (m)

10,92

7,25

7,69

Đường kính D1.3 (cm)

9,29

5,59

6,16

Thể tích V (dm3/cây)

37,0

8,90

11,86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gây gãy ngang thân Keo lai Acacia Mangium x Acacia Auriculiformis ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên, Tuyên Quang - 1

Kết quả khảo nghiệm khác của các tác giả cũng cho thấy: Hầu hết các dòng Keo lai có sinh trưởng vượt trội hơn 2 loài Keo bố mẹ, ở giai đoạn 4 tuổi, cây hom của Keo lai đời F1 có thể tích gấp 1,6 - 2 lần Keo tai tượng và 3 - 4 lần

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí