Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gây gãy ngang thân Keo lai Acacia Mangium x Acacia Auriculiformis ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên, Tuyên Quang - 3


được lấy từ rừng trồng của các đơn vị kinh doanh. Điều này làm cho kết quả nghiên cứu phần nào mang tính chủ quan.

Vài năm gầy đây, vào mùa mưa bão, trong các lô rừng trồng Keo lai thường xuất hiện hiện tượng cây bị đổ, gãy hàng loạt làm thiệt hại đáng kể cho người làm nghề rừng. Hiện tượng này xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành có diện tích rừng trồng Keo lai từ Bắc vào Nam. Theo GS.TS Lê Đình Khả và một số tác giả khác thì Keo lai là giống cây ưa sáng mạnh lại sinh trưởng nhanh nên khi trồng ở nơi có mưa lớn và gió mạnh thường hay bị đổ gãy. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về các nguyên nhân dẫn

đến tình trạng đổ, gãy trên của Keo lai.


Chương 2

đặc điểm đối tượng nghiên cứu, Mục tiêu và giới hạn đề tài


2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu


2.1.1. Một số đặc điểm về cây Keo lai


Keo lai là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. Tên khoa học: Acacia mangium Wild. x Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth.

ư Một số đặc điểm chủ yếu: Cây gỗ thường xanh, cao 25 - 30m, đường kính 30 - 40cm. Thân thẳng, vỏ màu xám, hơi nứt dọc. Lá, hoa, quả và hạt đều có tính trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. Lá đơn, mọc cách 3 - 4 gân song song xuất phát từ gốc lá. Hoa tự bông đuôi sóc nhỏ, màu trắng vàng. Quả đậu, mặt cắt ngang hình bầu dục. Quả chín tự khai. Hạt đen, hình elip, dài 4 - 5mm, rộng 2,5 - 3,5mm. Sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm. Năng suất có thể đạt 45 m3/ha/năm.

ư Phân bố tự nhiên:


- Địa phương: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Australia, Ên

Độ và một số nước khác vùng Châu ¸ - Thái Bình Dương.


- Vĩ độ: 8 - 22o.

- Độ cao so với mặt nước biển: 5 - 300m


ư Điều kiện khí hậu nơi nguyên sản:


- Lượng mưa trung bình năm: 1300 - 2500mm/năm


- Nhiệt độ trung bình năm: 23 - 27oC

- Nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất: 31 - 34oC


- Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất: 15 - 22o C


ư Vùng có thể gây trồng ở Việt Nam:


- Vĩ độ: 8 - 22o


- Độ cao so với mặt nước biển: 5 - 500m (miền Nam), 5 - 300m (miền Bắc)


- Điều kiện khí hậu:


+ Lượng mưa TB năm: 1500-2500 mm/năm (tốt nhất là 1800-2500 mm/năm)


+ Mùa mưa (100 mm/tháng): từ tháng 4 đến tháng 10

- Nhiệt độ trung bình năm: 23 - 28oC

- Nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất: 31 - 34oC

- Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất: 13 - 23o C


- Điều kiện đất đai:


+ Loại đất có thể trồng: đất phù sa và phù sa cổ, đất feralit phát triển trên diệp thạch, sa thạch và sa diệp thạch, tối ưu: đất phù sa và phù sa cổ, đất phát triển trên diệp thạch.

+ Độ sâu tầng đất có thể trồng: >40cm, tối ưu: >60cm


+ pH có thể trồng: 4 - 7, tối ưu: 5 - 6


+ Độ dốc có thể trồng: dưới 25o, tối ưu: dưới 15o


Vùng trồng và các giống có triển vọng



Xuất xứ hoặc giống

Vùng trồng (rất thích hợp: xxx, thích hợp vừa: xx, ít thích hợp: x)

Tây

Bắc

TTâm

MBắc

Đông

BBé

ĐB

Bbé

Bắc

TBé

Nam

TBé

Tây

Nguyên

Đông

NBé

Tây

NB

BV10, BV16, V32, BV33,

BV71, BV75



xx


x


xxx


xxx


x


xx


xxx


x

TB6, TB12





xx


xx

xx

x

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gây gãy ngang thân Keo lai Acacia Mangium x Acacia Auriculiformis ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên, Tuyên Quang - 3


ư Công dụng:


+ Tính chất gỗ: Gỗ giác màu xám trắng, gỗ lõi màu nâu nhạt, tỷ trọng gỗ khô tự nhiên: 0,56 - 0,63, tỷ trọng gỗ khô kiệt 0,48 - 0,54. Hiệu suất bột giấy 0,49 - 0,52, rất thích hợp để làm giấy.

+ Gỗ được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: làm nguyên liệu giấy, dăm, MDF; làm gỗ xẻ, gỗ dán, gỗ đồ mộc (đóng bàn ghế)

+ Rễ Keo lai có nốt sần có tác dụng cải tạo đất, bảo vệ môi sinh.


2.1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu


2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên


* Vị trí địa lý: Hàm Yên là một huyện Miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm Thị xã khoảng 43 Km, có tọa độ địa lý từ 21o0339’ đến 22o0122’ vĩ độ Bắc.

Địa giới hành chính bao gồm:


- Phía Đông giáp huyện Na Hang và huyện Chiêm Hoá.

- Phía Tây giáp huyện Yên Bình và huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái

- Phía Nam giáp huyện Yên Sơn

- Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang


Huyện nằm dọc theo đường Quốc lộ 2. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 90,007 ha, với 18 đơn vị hành chính, bao gồm 17 xã, 1 thị trấn.

* Địa hình: Địa hình phân bố phức tạp, đồi núi cao, độ dốc lớn, tập trung ở một số xã như Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Dân, Phù Lưu, Yên Lâm.

* Đất đai: Đất ở khu vực Hàm Yên chủ yếu là đất Feralit vàng nâu phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, độ sâu tầng đất trung bình từ 30 - 100 cm, pH (KCl) bằng 4,7-4,8. Hàm lượng đạm và cacbon trung bình, lân dễ tiêu nghèo.

Đất có cấu tượng tốt, thành phần cơ giới trung bình.


* Khí hậu: Hàm Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình là 230C với trung bình tối cao là 27,70C và trung bình tối thấp là 19,20C, độ ẩm 87,0 %. Lượng mưa trung bình năm là 1.800 - 2.200 mm, tập trung chủ yếu vào mùa nóng từ tháng 5 - 8. Mùa khô nhiệt độ thấp và lạnh thường xuất hiện sương giá, mùa mưa nhiệt độ cao thời tiết nóng ẩm thuận tiện cho một số cây trồng phát triển.

* Thuỷ văn : Hàm Yên có hệ thống Sông Lô chạy qua 13 xã, bắt đầu từ xã Yên Thuận đến xã Đức Ninh. Về mùa mưa, lượng nước chảy qua sông Lô tại huyện Hàm Yên rất lớn đã cung cấp cho việc tưới tiêu sản xuất nông lâm nghiệp của huyện.

* Các nguồn Tài nguyên


+ Tài nguyên nước của huyện Hàm Yên đa dạng, bao gồm các nguồn chủ yếu sau: Nước khe lạch: về mùa mưa lượng nước mưa khá lớn tạo ra dòng chảy quanh năm đảm bảo cho sản xuất trên toàn huyện; Nước sông: đây là lượng dự trữ ở tất cả các nguồn chảy về, lượng nước này phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp như chăn nuôi cá lồng.

+ Tài nguyên rừng: Hàm Yên có 2/3 diện tích là đất rừng với 66.253,51 ha. Trong đó đất rừng tự nhiên là 38.693,75 ha, đất rừng sản xuất là 27.559,76 ha. Rừng ở Hàm Yên chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn. Với diện tích đất rừng như vậy đã góp phần không nhỏ cho việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển kinh tế xã hội.

2.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.


* Dân số và lao động


Toàn huyện có 70.100 người gồm có các dân tộc Kinh, Tày, Cao Lan, H’mông, Quần Trắng sinh sống trên 18 xã, thị trấn. Tổng số lao động trong


toàn huyện là 30.250 người, chiếm 43,15% tổng dân số, trong đó lao động nông thôn chiếm 91% tổng lao động toàn huyện. Về chất lượng lao động được

đánh giá ở mức độ trung bình khá so với các huyện khác trong tỉnh.


* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế


- Nông nghiệp:


Trong vài năm gần đây do phát triển kinh tế thị trường, sự tiến bộ Khoa học kỹ thuật, cùng với sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân đã tạo nên sự phát triển khá nhanh trong sản xuất nông nghiệp. Nổi bật của sự phát triển ở đây là trồng cây Cam, Quýt, hàng năm cho thu hoạch khoảng 2,5 tỷ đồng. Vì vậy, trong nông thôn đã có nhiều hộ gia đình làm kinh tế giỏi, hộ đói nghèo ngày càng giảm. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

- Lâm nghiệp:


Lâm trường và các hộ gia đình trong huyện Hàm Yên tham gia tốt chương trình trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng bằng vốn tự có, vốn đầu tư của các chương trình dự án như: Định canh - định cư, 661, dự án lâm nghiệp, trang trại...Đến nay toàn huyện có 7.612,63 ha rừng trồng, 26.498,52 ha rừng tự nhiên được bảo vệ tốt, che phủ của rừng đạt 30%. Kinh tế trang trại từng bước được phát triển

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN)


Hình thành và phát triển một số cơ sở nhỏ như: Khai thác vật liệu xây dựng, xay xát, chế biến nông sản, lâm sản và dụng cụ cầm tay... Toàn huyện có 300 cơ sở và 2 HTX sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thu hút khoảng 530 lao

động, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 7,0 tỷ đồng/năm.


- Thực trạng cơ sở hạ tầng.


Giao thông: Hệ thống giao thông của huyện được chú trọng và phát triển, đặc biệt là các tuyến đường đi liên thôn, liên xã, tuyến quốc lộ chính.


Thđy lỵi: Xây dựng mới và nâng cấp các công trình hiện có, toàn huyện có 25 công trình thuỷ lợi kiên cố, 80 công trình thuỷ lợi nhỏ, công suất tưới tiêu bảo đảm cho 3.804 ha đất trồng lúa.

* Giáo dục: Chất lượng dạy và học của các nhà trường chưa đồng đều,

đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, nhất là giáo viên cấp II và cấp III, giáo viên nhạc hoạ và ngoại ngữ... ë một số địa bàn vùng sâu, vùng xa các có sở vật chất như phòng làm việc, phòng học, nhà lưu trú giáo viên còn tàm bợ, chủ yếu là tranh tre nứa lá.

* Y tÕ: Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong những năm qua có nhiều cố gắng.

* Văn hóa xã hội: Cùng với sự phát triển kinh tế thì mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Trên địa bàn huyện có các phong trào thể thao diễn ra sôi nổi, thu hút nhiều lứa tuổi tham gia. Bên cạnh đó thì các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc đều được đấu tranh ngăn chặn và đạt kết quả tốt.

* Hiện trạng sử dụng đất.


Hàm Yên là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, có tổng diện tích tự nhiên là: 90.007ha. Trong đó:

- Đất nông nghiệp là: 78.089,19 ha, chiếm 86,76 %


- Đất phi nông nghiệp: 4.327,84 ha, chiếm 4,80 %


- Đất chưa sử dụng: 7.589,97 ha, chiếm 8,43 %


Tổng diện tích đất trên được phân bố trên 18 xã, thị trấn, đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, song việc khai thác sử dụng đất vẫn còn hạn chế vì thế hiệu quả kinh tế sử dụng đất chưa cao


2.2. Mục tiêu nghiên cứu


Tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra hiện tượng Keo lai bị gãy ngang thân, đánh giá được mức độ tác động của từng nhân tố gây ra hiện tượng Keo lai bị gãy làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp trồng, chăm sóc rừng cũng như các giải pháp làm hạn chế sự gãy gập của Keo lai.

2.3. Giới hạn đề tài


2.3.1. Không gian


Các lâm phần Keo lai ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên, Tuyên Quang.


2.3.2. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là các lâm phần Keo lai từ tuổi 2 đến tuổi 7 thuộc các dòng BV10, BV16 và BV32.

2.3.3. Nội dung nghiên cứu


Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và phát hiện những nhấn tố sinh trưởng (D1.3, Hvn, Hdc, Dt, phân cành) có ảnh hưởng đến khả năng gãy ngang thân cây bằng các phương pháp so sánh và phân tích định lượng theo những mô hình thích hợp. Không đi nghiên cứu những nguyên nhân có tính chất cơ lý hoá của gỗ.

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí