Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong những bài thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam) - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


-----------


TRẦN OANH (CHEN YING)


BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ HAI DÂN TỘC HÁN - VIỆT QUA CÁC HÌNH ẢNH PHONG, HOA, TUYẾT, NGUYỆT TRONG NHỮNG BÀI THƠ ĐỖ PHỦ (TRUNG QUỐC) VÀ NGUYỄN TRÃI (VIỆT NAM)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01


Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong những bài thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam) - 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


Người hướng dẫn khoa học:GS. TS. Trần Trí Dõi


Hà Nội – 2010


MỞ ĐẦU


1. L{ do chọn đề tài.


Trên thế giới, có vạn sự vạn vật giống nhau. Tư duy con người để phản ánh sự vật cũng tương đồng. Chẳng hạn nhìn thấy mặt trời, ai cũng biết là mặt trời, nhưng khi đi vào ngôn ngữ khác thì nó sẽ khác. Chẳng hạn người Trung Quốc gọi mặt trời là tài yáng, người Anh lại gọi là sun. Về mặt ngôn ngữ - văn hóa, Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều nét tương đồng và

khác biệt mà nếu tìm hiểu kỹ, chúng ta sẽ nhận biết được nhiều điều bổ ích và thích thú.

Chẳng hạn như trong những bài thơ cổ của tiếng Hán và Hán Việt,


thường thấy xuất hiện những khái niệm như rượu, thơ. Nhưng cái sự vật liên tưởng đến nó thì không hoàn toàn giống nhau. Chính nhờ sự không

hoàn toàn giống nhau áy mà qua sự nghiên cứu ngôn ngữ, chúng ta có thể thấy văn hóa truyền thống của hai nước có nhiều nét khác. Luận văn của chúng tôi, từ điểm xuất phát ấy, sẽ bước đầu tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa hai dân tộc Hán - Việt qua hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt trong những bài thơ của nhà thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam).

Sở dĩ chúng tôi chỉ khuôn lại ở các từ chỉ phong, hoa, tuyết, nguyệt để Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt trong những bài thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam) là vì những từ nói trên là một

trong những hình ảnh tiêu biểu nhất của những bài thơ cổ của tiếng Hán và Hán Việt. Với khuôn khổ một luận văn Thạc sỹ, dung lượng của nó không cho phép nói tới nhiều hình ảnh khác nhau. Đồng thời, với trình độ có hạn chúng tôi cũng hy vọng từ bước đầu khảo sát này sẽ rút ra bài học cho những khảo sát khác nhau khi có điều kiện trong tương lai.

2. Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


2.1. Đối tượng


Đối tượng khoa học mà luận văn tự xác định cho mình là những từ Hán và Hán Việt chỉ hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt trong một số bài thơ của Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam).

Một số bài thơ của Đỗ Phủ được chúng tôi lấy từ cuốn Thơ Đỗ Phủ do ông Nhượng Tống dịch, Nhà xuất bản Thông tin ấn hành năm 1995 .

Còn thơ của Nguyễn Trãi, chúng tôi thu thập theo cuốn sách Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, Nhà xuất bản Văn Học ấn hành năm 1999.

2.2. Mục đích

Thông qua việc tìm hiểu từ ngữ diễn tả các hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt của hai tác giả, chúng ta sẽ bước đầu nhận ra những đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá của tiếng Hán và Hán Việt. Từ đó chúng ta có thể tiến hành so sánh để tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt của ngôn ngữ - văn hóa hai nước.

2.3. Nhiệm vụ


Thế giới tư duy của mỗi người đều giống nhau nhưng sau khi qua ngôn ngữ dân tộc riêng của mình diễn tả nó sẽ khác nhau. Trung Quốc và Việt Nam tuy có nét văn hóa tương đồng, thói quen tương cận, nhưng trong những bài thơ, bài văn mà hai dân tộc này diễn tả, tuy là miêu tả cùng một sự vật nhưng nó cũng có thể liên tưởng đến những sự vật khác. Qua tìm hiểu những sự khác biệt trong ngôn ngữ của hai dân tộc, có thể nhận thấy được ít nhiều sư khác nhau về nền văn hóa.

Trong luận văn này chúng tôi sẽ thông qua việc tìm hiểu cách dùng những hình ảnh của các từ phong, hoa, tuyết, nguyệt trong thơ Đỗ Phủ,

trong thơ Nguyễn Trãi để từ đó so sánh đặc trưng từ ngữ, đặc điểm văn hóa của hai dân tộc Trung - Việt.

3. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, luận văn sẽ sử dụng kết hợp một số thủ pháp và phương pháp được coi trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ. Đó là các thủ pháp và phương pháp sau đây:

- Phương pháp miêu tả. Phương pháp này là để miêu tả tư liệu thu thập được. Trên cơ sở miêu tả ấy, chúng tôi tiến hành phân loại, phân tích để rút ra những nhận xét của mình.

- Thủ pháp thống kê với nhiệm vụ thu thập tư liệu phục vụ cho việc miêu tả phân tích.

- Thủ pháp so sánh để nhận biết sự giống nhau và khác nhau trong việc sử dụng từ ngữ ở tiếng Hán của Đỗ Phủ và tiếng Hán Việt của Nguyễn Trãi.

4. Kết cấu của khoá luận


Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, sẽ bao gồm ba chương như sau:

Chương 1: Một cái nhìn định hướng cho việc miêu tả.


Trong chương này luận văn sẽ trình bày một số nội dung l{ thuyết liên quan đến luận văn. Cụ thể:

- Giới thiệu về hai nhà thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi và { thức cũng như ảnh hưởng của Nho giáo trong hai ông. Trên cơ sở đó tiến hành tìm ra sự

giống nhau và khác nhau có thể có giữa hai nhà thơ. Việc giới thiệu này là nhằm giúp chúng ta tìm nguyên nhân xã hội của sự giống nhau và khác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ của hai nhà thơ.

Chương 2: Miêu tả tình hình sử dụng các từ Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt


trong thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi.


Trong chương này luận văn sẽ thu thập những câu thơ có các hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt trong thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi rồi so sánh về các hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt đó. Qua việc kết hợp với các từ hoặc nhóm từ với 5 loại hình thức khác nhau của phong, hoa, tuyết, nguyệt trong đó có một số là trường hợp thường gặp, chúng ta có thể nhìn nhận

được phong cách sáng tác và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của hai tác giả.


Chương 3: Miêu tả các từ Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi theo giai đoạn cuộc đời.

Về mặt ngữ nghĩa học, mỗi một hình ảnh trong thơ có thể coi là một “{ tượng”. “Ý tượng” này gồm hai mặt, một mặt là “{”, tức là tư tưởng thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ chủ quan của tác giả. Một mặc là “tượng”, tức là cái chỉ sự vật bản thân của nó (có thể là cảnh quan, sự vật, tiếng giọng, màu sắc, những sự vật do tưởng tượng do con người sáng tạo ra) Trong

việc sáng tác thơ, theo thói quen thông thường, tác giả thường thông qua miêu tả những hình ảnh để biểu đạt tình cảm của mình.

Chương này phân ra từng giai đoạn trong cuộc đời, từng vấn đề cụ thể của hai tác giả để khảo sát và phân tích các hình ảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt trong các bài thơ. Từ đó để so sánh và đối chiếu sự tương đồng cũng như khác biệt về mặt ngôn ngữ nghệ thuật cũng như nỗi lòng của tác giả bị cuộc sống và xã hội tác động.


Chương 1


MỘT CÁI NHÌN ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC MIÊU TẢ

Trong chương này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về xã hội, hoàn cảnh cuộc sống của hai ông để giúp cho việc miêu tả và nhận xét tiếp theo.

1.1. Giới thiệu sơ lược về Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi


1.1.1 Đỗ Phủ


Trong lic̣ h sử văn học Trung Quốc, mọi người thường nói đến “L{ Đỗ” là đại diện cao nhất về thành tựu của thơ ca đời Đường (618-907). Trong đó “Lý” là “Thi Tiên” (nhà thơ tiên, ở đây chỉ L{ Bạch). Ông Lý Bạch nổi tiếng thế giới. Còn “Đỗ” là “Thi Thánh” (nhà thơ thánh, ở đây chỉ Đỗ Phủ). Đỗ Phủ cũng nổi tiếng thế giới như ông Lý Bạch.

Đỗ Phủ sinh vào n ăm 712 sau công nguyên , là cháu của nhà thơ rất nổi tiếng Đỗ Thẩm Ngôn . Từ thuở nhỏ Đỗ Phủ đã rất thông minh và chịu khó học tập. Sinh ra trong gia đình có truyền thống v ăn hóa văn học , từ 7 tuổi,

Đỗ Phủ đã biết làm thơ . Sau khi trưởng thành ông thông thao thư pháp , hôi


họa, âm nhac

, cưỡi ngưa

và chơi gươm . Thật là một người được dạy dỗ


trong nhà danh gia vọng tộc. Thời thanh niên, Đỗ Phủ cho r ằng mình có tài


ba lỗi lac

và chí hướng to lớn hơn người nên n ăm 19 tuổi, ông bắt đầu ngao


du khắp thiên ha ̣, sống cuôc

sống lan

g man

, ăn chơi lông bông . Quãng thời


gian đó chính là thời kỳ phồn vinh hưng thịnh nhất của đời Đường. Đỗ Phủ đã thăm nhiều danh lam th ắng cảnh , nhờ đó kiến thứ c của ông ngày càng

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí