Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong những bài thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam) - 2

rôn

g lớn . Cũng nhờ đó ông viết ra những câu thơ nổi tiếng cho tới hàng


nghìn năm như là Hôi

đương lăng tuyêt

đỉnh, nhất lãm chú ng sơn tiểu”.


Giống như nhiều nhà thơ cổ văn khác ở Trung Quốc, Đỗ Phủ cũng mong đi lên theo con đường làm quan. Ông không ngừ ng làm thơ và tham gia hoaṭ động giao lưu với giới quyền quý , tham gia khoa cử , nhưng bi ̣thất baị nhiều lần. Khi về trung niên, Đỗ Phủ sống cuộc sống nghèo khó ở Trường An , thủ

đô nhà Đường lúc bấy giờ. Ông tân mắt nhìn thấy tình hình kẻ quyêǹ quý ăn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

chơi xa xỉ và cảnh thê thảm người nghèo chiu ret́ , chêt́ đói trên đường phố


Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong những bài thơ Đỗ Phủ (Trung Quốc) và Nguyễn Trãi (Việt Nam) - 2

Trường An. Ông viết ra lời r ăn “Chu môn tử u nhuc xú , Lộ hữu đống tử cốt”.


Trải qua sự ngã lòng trầm luân trên con đường mong mỏi làm quan và cuộc sống đói rét khổ cực , Đỗ Phủ nhận thức được sự hủ bại của kẻ thống trị và nỗi đau khổ của nhân dân lao động . Điều đó khiến ông dần dần trở thành

môt

nhà thơ lo viêc

nước lo viêc

dân.


Năm 755 sau công nguyên, Đỗ Phủ 43 tuổi và cũng được nhậm một chức


quan nhưng chỉ môt

tháng sau, đời Đường xảy ra phiến loạn chiến tranh. Sau


đó, phiến loan

chiến tranh xảy ra không ngừ ng . Trong thời kỳ này , Đỗ Phủ


trôi dat đó đây, trải qua nhiều gian nan , có nhận thức tỉnh táo hơn đối với


hiên

thưc

xã hội . Ông đã viết các bài thơ nổi tiếng như “ Thạch Hào lại ”,


Đồng Quan lại”, “Tân An laị ”, “Tân Hôn biêṭ”, “Thùy Lão biệt” và Vô Gia

biêṭ ”, bày tỏ lòng đồng tình sâu s ắc đối với nhân dân lao động và bày tỏ sự


phân

nô ̣của nhà thơ đối với chiến tranh.


Năm 759 sau công nguyên, Đỗ Phủ thất vọng sâu sắc đối với chính trị


nên từ quan về vườn . Lúc bấy giờ , Trường An đang bi ̣han hán , Đỗ Phủ


nghèo đến nỗi không thể sống nổi , bèn dẫn người nhà lưu vong đến Thành Đô ở miền tây nam Trung Quốc bây giờ . Được sự cứu tế của bạn bè , Đỗ Phủ

sống cuôc

sống ở ẩn trong bốn năm. Trong tình hình nghèo khó, Đỗ Phủ viết


ra bài thơ “Lều tranh bi ̣cơn gió mù a thu phá hoaị ”, miêu tả hoàn cảnh kh ốn khổ của cả gia đình và từ sự từng trải thiết thân của mình nghĩ đến cảnh ngộ của người khác , khát khao có hàng chục triệu c ăn nhà để giúp mọi người

nghèo chịu rét chịu đói trong thiên hạ được thoát khỏi nỗi đau khổ. Thâm chi


ông muốn hy sinh cá nhân để đổi lấy nụ cười của mọi người nghèo trong thiên ha.̣ Những bài thơ ông viết vào giai đoạn này có tình cảm sâu thẳm, thể

hiên

tinh thần cao cả của nhà thơ đối với nhân dân.


Năm 770 sau công nguyên, Đỗ Phủ 59 tuổi và mất trên đường lưu vong


phiêu bạt bởi bần cùng và bêṇ h tât

. Đỗ Phủ để lại hơn 1400 bài thơ , phản


ánh sâu s ắc, toàn diện diện mạo xã hội nhà Đường trong hơn 20 năm phiến loạn chiến tranh , từ thời kỳ phồn vinh đến thời kỳ suy sụp . Các áng v ăn

hoành tráng như sử thi . Thơ của Đỗ Phủ có kết cấu đa daṇ g. Ông hoc

tâp ưu


điểm của người khác , dung hơp

hình thứ c kể chuyên

, ký sự, trữ tình và bình

luâṇ . Thơ ông có nôi

dun g sâu rôn

g, tình cảm chân thành nồng nàn . Về mặt


nghê ̣thuâṭ , ông không những thu góp laị cái hay của thơ ca cổ điển, mà còn


sáng tạo và phát triển , đã mở rộng lĩnh vực thơ ca về m ặt nôi

dung và hình


thứ c, ảnh hưởng sâu rông tới nhiều đời sau.


1.1.2 Nguyễn Trãi.


Nguyễn Trãi (1380-19.9.1442), hiệu Ức Trai, quê ở xã Chi Ngại, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương); sau dời đến làng Ngọc Ôỉ, xứ Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ).

Ông cũng xuất thân trong một gia đình Nho học: cha là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh (1356-1429); ông ngoại của ông là ông Trần Nguyên Đán (1325-1390) là tiến sĩ, nhà thơ và Tể tướng cuối triều Trần.

Hơn nữa, ông vốn là người tài trí, thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) vào năm Canh Thìn (1400) và được triều Hồ trao giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng khi mới tròn 20 tuổi. Nguyễn Trãi hội đủ điều kiện để có thể dấn thân gánh vác những trọng trách lớn lao và góp phần giải quyết những thách thức đang đặt ra đối với toàn dân tộc Việt Nam. Trải qua nhiều năm tháng tìm

đường cứu nước, bước chân trải khắp dặm dài xứ sở, đặc biệt là quãng đời mười năm gian khổ “nếm mật năm gai” gắn bó với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cho đến ngày toàn thắng, Nguyễn Trãi đã tỏ rõ bản lĩnh, khí phách và tinh

thần Đại Việt, trở thành nguồn sáng phẩm chất và tinh hoa của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Trãi là nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam trên các tư cách khác nhau: anh hùng dân tộc, nhà văn, nhà tư tưởng, nhà chính trị - quan chức, nhà ngoại giao, nhà sử học và địa l{ học. Về hoạt động xã hội, ông là bậc khai quốc công thần một lòng đắp xây vương triều Lê trong buổi ban đầu. Sau đại thắng Mậu Thân, Nguyễn Trãi đã viết một số tác phẩm trong đó có “Bình Ngô đại cáo”, “Phú núi Chí Linh”, “Lam Sơn Vĩnh Lăng Thần đạo bi” và “Băng Hồ di sự lục” v.v rất nổi tiếng. Thơ ca của ông có lẽ được sáng tác chủ yếu vào thời gian sau chiến tranh. Tập thơ chữ Hán Ức Trai thi tập gồm 105 bài nằm trong dòng chảy thơ Đường truyền thống và trong hệ quy chiếu chung của mỹ học thời đại phong kiến Nho giáo. Riêng ông còn có tập thơ Quốc âm thi tập bằng chữ Nôm gồm 254 bài nữa. Quốc âm thi tập còn có { nghĩa là sự phá cách, cách tân, khắc phục khuynh hướng quy phạm, mở rộng cảm quan sáng tạo thi ca, đặc biệt trong cách diễn tả thế giới thiên

nhiên và nội tâm con người bằng ngôn ngữ và âm điệu tâm hồn dân tộc.


Cũng vào thời kz hậu chiến, Nguyễn Trãi đã được ban họ vua, được phong tước Quan Phục hầu và giữ chức Nhập nội Hành khiển kiêm Lại bộ Thượng thư. Ông tiếp tục soạn thảo nhiều chế, chiếu ban bố trong nước và các thư, biểu bang giao với nhà Minh. Ngoài ra, ông còn biên soạn bộ sách

Dư địa chí Luật thư, nêu một số { kiến tranh luận về luật hình, âm nhạc và quan niệm về nền văn hiến dân tộc. Theo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, người ta còn nói rằng Nguyễn Trãi còn là tác giả của Lam Sơn thực lục, Ngọc đường di cảo, Gia huấn ca v.v. Đáng tiếc rằng vụ án Lệ Chi Viên oan khiên với hình thức tru di tam tộc mà Nguyễn Trãi phải gánh chịu đã

làm mất đi những tác phẩm này. Vụ án chính là hệ quả tất yếu của những cuộc tranh giành ngôi thứ, bè phái nảy sinh vào thời hậu chiến trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể lúc bấy giờ. Đó cũng chính là hậu quả, là nghịch l{ khôn lường của tấm lòng ngay thẳng, của tinh thần dấn thân cho đất nước, dám nói thẳng nói thật, thể hiện một nhân cách lịch sử sáng soi kim cổ ngàn đời của ông.

1. 2. Một vài nét chính của tư tưởng nhà Nho


Để hiểu về thơ Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi, xin nhắc lại một vài nét chính về tư tưởng nhà Nho.

Trong tư tưởng nhà Nho, được người ta coi trọng là làm người quân tử, làm người chính danh nên người ta kiên trì nhân chính tu thân.

Quân tử muốn tu thân thì phải hiếu học. Ham học hỏi nghiên cứu thì sẽ khôn ngoan hiểu biết. Hễ học thì phải thực hành. Cái việc học tập của

người quân tử cũng giống như công việc của người thợ làm ngọc, luôn luôn mài dũa trau chuốt mới có ngọc quí.

Làm người quân tử là phải đem ra giúp dân giúp nước, kinh bang tế thế. Cho nên khi người quân tử cầm quyền thì tôn chỉ phải là sửa đổi con người và sửa đổi xã hội. Sửa đổi con người để xã hội hoàn thiện hơn, đồng thời sửa đổi xã hội để con nguời được hạnh phúc hơn. Đó là hai công việc song hành và phải được tôn trọng như nhau, không được xem nhẹ bên nào. Cho nên bậc cai trị phải luôn tu thân mới đủ tư cách dẫn đạo dân chúng.

Nhờ tu thân mà tâm hồn trong sạch, tác phong hợp lễ giáo, đạo đức tràn đầy. Nhà cai trị lẫn nhân dân đều phải xem việc tu thân làm gốc.

Bậc cai trị phải có lòng nhân, tức là phải yêu thương dân, vui cái vui của dân và lo cái lo của dân. Thực ra là phải lo trước cái lo của dân và vui sau cái vui của dân. Bậc cai trị phải lấy dân làm gốc và phải tâm niệm rằng: qu{ nhất là dân, sau đó là quốc gia, và thấp nhất là nguời cai trị

(民為貴社稷次之君為輕Dân vi qu{, xã tắc thứ chi, quân vi khinh). Cho nên


người cai trị trước hết phải mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Muốn vậy, phải biết trọng hiền tài, vời họ ra giúp dân giúp nước. Nếu không tin vào bậc hiền tài thì nước trống không, nếu không có lễ nghĩa thì nước sẽ loạn. Nhờ chính sách chiêu hiền đãi sĩ, kẻ sĩ trong nước không bỏ nước mà đi, kẻ

hiền tài ở xa xôi hâm mộ mà quy phục. Như vậy quốc gia mới mau phú cường, nhân dân mới chóng hạnh phúc.

Một chính quyền tốt phải áp dụng nhân trị (仁治, dùng nhân đức để thu phục người dân), nếu dùng bạo lực cường quyền thì dân bất đắc dĩ phải

tuân theo nhưng lòng dân chẳng phục. Như vậy, Nho giáo quan niệm rất rõ ràng về con người xã hội. Mỗi cá nhân chính là phần tử bất khả phân của xã hội. Cho nên mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với xã hội. Rõ ràng cuộc sống con người đâu phải là rỗng tuếch vô vị. Một mặt, con người phải tự sửa đổi mình (tu thân). Chính sự tự sửa đổi đó đưa con người đến một giá trị tôn quí siêu việt hơn giống cầm thú. Và chính sự sửa đổi đó là nguồn gốc của văn minh của tiến bộ. Nhưng mặt khác, con người phải sửa đổi xã hội, bằng cách sửa đổi lẫn nhau, sao cho những con người chỉ biết sống bằng bản năng (tiểu nhân) tiến hóa lên con người văn minh (quân tử). Nếu được vậy thì thiên hạ mới thái bình.

Cả Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi đều là nhà Nho. Cho nên hai ông đều lấy đạo quân tử làm gốc. Nhưng đạo quân tử của ông Đỗ Phủ là đạo quân tử Trung Hoa đời Đường, một triều đại vừa có thịnh vừa có suy. Còn đạo quân tử của Nguyễn Trãi là đạo quân tử của người Đại Việt, đạo quân tử của một người muốn xây dựng vương triều vững mạnh sau một cuộc chiến tranh.

1.3. Sự xuất hiện của chữ “Phong”, “Hoa”, “Tuyết”, “Nguyệt” trong thơ của Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi.

Phong, hoa, tuyết, nguyệt là bốn chữ hay bốn từ chỉ bốn hình ảnh


thường gặp nhất trong tự nhiên. Chính vì thế chúng được các nhà thơ dù là nhà thơ cổ hay nhà thơ hiện nay ưa thích sử dụng trong sáng tác. Trong quá trình sáng tác, những nhà thơ nhất là nhà thơ quân tử thường gắn hình ảnh này với tình cảm riêng của mình.

Hơn thế nữa, khi phong, hoa, tuyết, nguyệt gắn liền với từ khác thành một từ thì { nghĩa của nó lại khác. Xuất xứ ban đầu của phong, hoa, tuyết, nguyệt là như sau. Trong cuốn sách "Doãn xuyên kích nương tập" của Thiệu Ung nhà Tống có câu đại thể: dù sống chết vinh nhục, chuyển chiến dư tiền, từng chưa đi vào lòng, mà chẳng khác gì nháy qua một mắt về phong hoa tuyết. Giải thích: Trước đây chuyên chỉ cảnh vật tự nhiên. Sau đó hình dung bài thơ thiếu nội dung, đơn giản lập lại các từ. Cũng chỉ chuyện tình yêu hoặc cuộc sống hoang dâm với sắc rượu hàng ngày.

Như vậy, { nghĩa của phong, hoa, tuyết, nguyệt thực chất rất đa dạng. Chính vì thế, trong luận văn này, chúng ta chọn chúng để thử phân tích và nghiên cứu những đặc trưng hay đặc điểm nổi bật trong tác phẩm thơ của Đỗ Phủ và Nguyễn Trãi - hai nhà thơ vĩ đại lại mang đậm tư tưởng nhà Nho

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022