Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Giáo Viên Ở Các Trường Ptdtbt Thcs

- Phương pháp phỏng vấn:

Phỏng vấn sâu CBQL phòng, CBQL nhà trường, giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên. Trao đổi với chủ thể vấn đề nghiên cứu về nội dung và hình thức liên quan đến đề tài.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:

Thu thập thông tin từ đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên của các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên nhằm tổng kết các kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng năng lực tổ chức năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDTBT THCS trong huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên và thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDTBT THCS trong huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:

Được sử dụng nhằm xin ý kiến tư vấn về cơ sở lý luận của đề tài và các biện pháp được đề xuất.

7.3. Phương pháp bổ trợ

Phương pháp xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường PTDTBT THCS

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 3

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực TC hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG PTDTBT THCS‌

1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong những năm gần đây, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giáo dục trở thành hướng nghiên cứu thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà sư phạm trong nước. Các nghiên cứu đã tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.

Cuốn sách “Tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” (Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, 2014) đã trình bày khái niệm, bản chất , đặc điểm của hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Các tác giả khẳng định: hoạt động trải nghiệm trong nhà trường là cơ sở quan trọng để thực hiện giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Từ đó, các tác giả đưa ra các hướng dẫn dưới hình thức yêu cầu và lưu ý đối với GV để tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm thành công. [24]

Trong công trình“Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông” (Nguyễn Thị Liên (ch.b.), 2016), các tác giả đã trình bày cơ sở xác định và đưa ra quan điểm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo tiếp cận hoạt động. Khẳng định hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, từ đó đưa ra những yêu cầu chung và giới thiệu về cách phân loại và kỹ thuật tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông. [11]

Trong “Kỷ yếu hội thảo hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh phổ thông và mô hình trường Phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương”(2014 ) của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Tuyên Quang vào tháng 8/2014, các nhà khoa học đã đưa ra quan điểm nhiều chiều về khái niệm, tính chất, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng dẫn thực

hiện và đánh giá về hoạt động trải nghiệm. Các bài báo trong kỷ yếu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm hoạt động trải nghiệm, nhưng thống nhất đó không phải là hoạt động xa lạ trong giáo dục học sinh ở nhà trường mà đó là sự tích hợp lại các nội dung của nhiều chương trình giáo dục trước đây được thực hiện trong nhà trường. Nội dung kỷ yếu cũng đề cập đến kinh nghiệm tổ chức đối với hoạt động trải nghiệm từng cấp học ở nước ngoài, nêu ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. [3]. Tác giả Đinh Thị Kim Thoa với bài “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Góc nhìn từ lý thuyết “học từ trải nghiệm” vận dụng lí thuyết học từ trải nghiệm của Kolb (1984) để tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. [3, tr.48]. Theo tác giả, để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của người học; nhưng để phát triển và hình thành năng lực (phẩm chất) thì người học phải trải nghiệm... Trong bài “Mục tiêu năng lực, nội dung chương trình, cách đánh giá trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo” tác giả Đinh Thị Kim Thoa lại đề câp đến mục tiêu năng lực với đề xuất của nhóm nghiên cứu về các năng lực chuyên biệt hình thành thông qua hoạt động trải nghiệm là: Năng lực tổ chức hoạt động; Năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp vào thực tiễn; Năng lực tích cực hóa bản thân; Năng lực khám phá và sáng tạo; Năng lực định hướng và lựa chọn nghề nghiệp. Bài báo đưa ra những nguyên tắc lựa chọn nội dung là: Phù hợp ( nội dung lựa chọn cần phù hợp với độ tuổi học sinh, phù hợp với điều kiện địa phương, điều kiện nhà trường…); Khoa học - giáo dục (nội dung phải đảm bảo tính logic và khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ và tính đạo đức…); Thời sự (nội dung lựa chọn cần đáp ứng với những yêu cầu của xã hội ở thời điểm giáo dục); Gắn kết (gắn với đời sống thực tiễn của địa phương, đất nước và hòa nhập quốc tế); Mục tiêu: nội dung lựa chọn phải có ưu thế để đạt được mục tiêu năng lực đề ra. Tác giả cũng nhấn mạnh tiêu chí chỉ số và chất lượng của hoạt động trải nghiệm trong đánh giá các hoạt động trải nghiệm. Bài “Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo - cơ sở để phát triển mô hình trường phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương” của tác giả

Nguyễn Tất Thắng phân tích mối liên hệ và vai trò của hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo trong trường đối với việc gắn giáo dục nhà trường với sản xuất và lao động ở địa phương. Bài “Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với dạy học phát triển năng lực cho học sinh„ của tác giả Đặng Văn Nghĩaphân tích làm nổi bật yêu cầu trong dạy học giáo dục chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận định hướng và phát triển năng lực học sinh;… Nhìn chung, các bài báo trong kỷ yếu hội thảo đã thể hiện đây là công trình có nhiều ý nghĩa trong xác định tầm quan trọng, ý nghĩa, nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường, là tài liệu tham khảo để luận văn kế thừa và vận dụng phù hợp theo tiếp cận của đề tài.

Trong công trình “Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học” (Nguyễn Mậu Đức, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Quang Linh, 2016), các tác giả đã xác định hoạt động trải nghiệm là một phương thức học tập thiết yếu của con người, từ đó tác giả đã hệ thống hóa các kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học như là việc triển khai một phương thức học tập hữu ích cho người học; phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển nhận thức, tình cảm của người học, mục đích giáo dục của trường trung học. [6]

Tác giả Bùi Ngọc Diệp trong bài “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông“ đưa ra quan điểm hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường, khẳng định hoạt động trải nghiệm thực chất là hoạt động giáo dục nhưng có tính chất đặc biệt, người học là chủ thể lập kế hoạch, trải nghiệm các tình huống đa dạng, từ đó phát triển hiểu biết và kỹ năng tương ứng cho bản thân. Từ đó, tác giả nêu ra hệ thống các hình thức và yêu cầu kỹ thuật để tổ chức thành công các loại hình hoạt động trải nghiệm là: Tổ chức diễn đàn, : Tổ chức trò chơi, Tổ chức diễn đàn, sân khấu tương tác, CLB, tham quan,dã ngoại, tổ chức hội thi, tổ chức dã ngoại, sân khấu tương tác, hoạt động chiến dịch, hoạt động nhân đạo. [4]

Trong công trình “Nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo” (Trần Anh Tuấn, 2017), tác giả tập trung làm sáng tỏ đặc điểm, bản chất và điều kiện của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khẳng định tổ chức hoạt động trải nghiệm là con đường, phương thức nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Phân tích vai trò của giáo viên , những yêu cầu đối với giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm. Qua đó xác định năng lực sư phạm của giáo viên được hình thành và phát triển qua việc tổ chức hoạt động cụ thể. [25]

Nhìn chung, các nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm và năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở Việt Nam đã được quan tâm ở mức độ nhất định, nhất là những năm gần đây. Tuy nhiên, tổng quan các nghiên cứu ở VIệt Nam về tổ chức hoạt động trải nghiệm và bồi dưỡng giáo viên về hoạt động trải nghiệm cho thấy chưa có nhiều nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên về hoạt động trải nghiệm, còn thiếu vắng các nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các cấp học, theo đặc trưng của từng địa phương, từng vùng miền. Do đó, việc lựa chọn nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.1. Hoạt động trải nghiệm

Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất, là bất kỳ trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức, ...) trong đời sống tâm lý của từng người. Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn của tâm lý học, là những tín hiệu bên trong, nhờ đó, nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức, chuyển thành ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân. [10. Tr. 515]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc, trải nghiệm là thuật ngữ khi dịch từ từ (experience - tiếng anh) sang tiếng Việt có thể có một số thuật ngữ tương đương như: cảm nghiệm, thể nghiệm, kinh nghiệm va trải nghiệm, nhưng thực chất là 4 mức độ. Tồn tại khách quan tác động vào giác quan con người tạo ra cản giác, tri giác, biểu tượng, con người cảm thấy các tác động đó - ta có cảm nghiệm; thể nghiệm là cảm nhận rõ nét, để lại ấn tượng sâu hơn; khi nào từ cảm nghiệm, thể nghiệm rút ra bài học, ta gọi là kinh nghiệm: đó là tri thức được vận dụng vào thực tiễn đời sống (lịch sử, xã hội,...); con người nhìn nhận các cảm nghiệm, thể nghiệm, kinh nghiệm hay nói theo hiện tượng luận: đưa các "nghiệm" vào trường hiện tượng của con người, tức là ăn nhập vào nội tâm của người đó, hay theo triết tự: trải qua và nghiệm thấy thực sự, tạo ra lăng kính tâm lý, nhìn ra chân-giả, thiện - ác, đẹp -xấu, đúng sai, cần - không cần, có ích - vô ích, ủng hộ - phản đối... Vốn trải nghiệm hình thành nên các thái độ giá trị: trải nghiệm là cơ chế hình thành thái độ giá trị. [7, tr.979, 980]

Cuộc sống của con người là dòng các hoạt động, con người không ngừng trải nghiệm về cuộc sống, về cảm xúc, về mối quan hệ giữa người với người,… Con người từ khi sinh ra và lớn lên đã có những trải nghiệm của riêng mình, hình thành những kinh nghiệm cá nhân.

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động có mục đích, có động cơ, có đối tượng và gắn với chủ thể xác định, qua đó giúp chủ thể hoạt động phát triển năng lực thực tiễn, nhất là năng lực thực hiện.

Hoạt động trải nghiệm trong giáo dục thực chất là hoạt động thể hiện tính định hướng của nhà giáo dục, được tổ chức để người học học thông qua hoạt động thực tiễn, trải nghiệm những giá trị, những nội dung xác định phù hợp với yêu cầu giáo dục cấp học, bậc học. Từ đó thu nhận được những giá trị cần thiết cho bản thân. Như vậy, hoạt động trải nghiệm là hoạt động được tổ chức theo đúng qui luật hoạt động, qui luật hình thành nhân cách cá nhân trong xã hội [10].

Hoạt động trải nghiệm là phương thức học tập hiệu quả, là phương thức học gắn với thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn, khi vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết vấn đề và ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề.

Mục đích chính là giúp hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những kỹ năng chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại với hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt để học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm. Tương ứng và phù hợp với phương thức học tập trải nghiệm, giáo dục nhà trường thực hiện giáo dục và dạy học thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Hoạt động trải nghiệm trong giáo dục nhằm khai thác, tổ chức, định hướng cho người học có thể sắp xếp khái quát những trải nghiệm thành những tri thức hiểu biết (có sự chuyển hóa kinh nghiệm). Theo đó, hoạt động trải nghiệm có thể được sử dụng như là một hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục hoặc được thiết kế như một hoạt động giáo dục có mục đích, đối tượng xác định nhằm phát triển năng lực thực tiễn cho người học.

Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường là hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp học sinh thể nghiệm, trải nghiệm về những sự vật, hiện tượng hay các mẫu hành vi, các mối quan hệ,… có liên quan đến nội dung giáo dục, dạy học trong nhà trường, qua đó giúp học sinh chiếm lĩnh được nội dung được giáo dục, dạy học có liên quan bằng con đường kiến tạo tri thức vững chắc cho bản thân.

1.2.2. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

1.2.2.1. Năng lực

Theo Từ điển Tiếng VIệt của tác giả Hoàng Phê, năng lực được hiểu theo hai khía cạnh: 1. Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. 2. Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao.[18]

Theo Từ điển Tâm lý học, Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo hay các phẩm chất tâm lý của cá nhân đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động xác định.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc, năng lực là những đặc điểm tâm lí cá biệt, tạo thành điều kiện quy định tốc độ chiều sâu, cường độ của việc tác động vào đối tượng lao động. [7]

Như vậy, dù cách diễn đạt về năng lực không hoàn toàn giống nhau nhưng đều hướng đến điểm chung là: năng lực là điều kiện đảm bảo hoạt động đạt đạt hiệu quả và năng lực con người được bộc lộ thông qua hoạt động và được đánh giá bằng chất lượng của hoạt động đó.

Có thể định nghĩa năng lực như sau: Năng lực là sự tổ hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao.

Năng lực là một tổ hợp thuộc tính tâm lí phức hợp, được hình thành trên cơ sở kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và nghệ thuật cũng như thái độ của chủ thể đối với đối tượng trong quá trình hoạt động.

Khái niệm năng lực (Competency) nói đến khả năng thực hiện thành công một hoạt động nào đó hay năng lực thực hiện. Kiến thức, kỹ năng, thái độ là cơ sở, điều kiện để con người hình thành năng lực trong một lĩnh vực nhất định. Năng lực mang tính cá nhân hóa, năng lực có thể được hình thành và phát triển thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự trải nghiệm qua thực tiễn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2023