Kết Quả Bồi Dưỡng Về Kiến Thức Qlnn Cho Công Chức Các Cqcm Thuộc Ubnd Huyện Krông Ana Giai Đoạn 2018-2020



Năm


Trình độ


2018


2019


2020


Tổng cộng

Cao cấp Lý luận chính trị

2

3

3

8

Trung cấp Lý luận chính trị

4

6

7

17

Sơ cấp Lý luận chính trị

3

3

6

12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk - 10

“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện 2020”


Qua số liệu trên bảng 2.9 cho thấy, trong những năm qua huyện Krông Ana đã quan tâm tới công tác bồi dưỡng về LLCT cho công chức các CQCM thuộc UBND huyện, số công chức được bồi dưỡng trình độ cao cấp LLCT và trung cấp LLCT hàng năm đều tăng. Điều này tạo cho đội ngũ công chức vững vàng về trình độ chính trị, về tư tưởng, sự trung thành với Đảng và Nhà nước ta.

Tuy nhiên, hiện nay việc mở các lớp cao cấp LLCT, trung cấp LLCT còn rất hạn chế, việc cử CBCC đi đào tạo phụ thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh của Ban Tổ chức tỉnh ủy, nên số CBCC được cử đi học rất ít. Do đó huyện cần phối hợp với Trường chính trị tỉnh để xây dựng kế hoạch mở các lớp trung cấp LLCT tại trung tâm huyện nhằm bồi dưỡng, chuẩn hóa CBCC. Bổ sung vào diện quy hoạch cho số CBCC đạt tiêu chuẩn đồng thời kiên quyết loại khỏi quy hoạch đối với CBCC lười biếng, an phận không chịu học tập.

* Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước


Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ thì việc trang bị kiến thức về QLNN cho đội ngũ công chức là điều cần thiết. Đây là nội dung quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang phấn đấu hoàn thành, do đó, để nhiệm vụ này càng nhanh chóng có hiệu quả, UBND huyện đã chú trọng bồi dưỡng kiến thức về quản lý HCNN



cho công chức hoàn thiện các tiêu chuẩn ngạch, chức danh đang đảm nhận theo quy định.

Theo đó để công chức các CQCM thuộc UBND huyện hoàn thành được chức trách và nhiệm vụ của mình, họ cần phải được bồi dưỡng một cách bài bản, được trang bị những kiến thức cơ bản QLNN về ngành, lĩnh vực; các kỹ năng thực thi công vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích và xử lý các tình huống. Hằng năm huyện Krông Ana phối hợp với Sở Nội vụ chọn cử công chức tham gia các lớp bồi dưỡng về QLNN cho cán bộ công chức hành chính cấp huyện do các cơ sở tổ chức như Học viện Hành chính quốc gia phân viện Tây Nguyên, trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk, Trường Đại học Nội vụ Quảng Nam theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến.

Bảng 2.10. Kết quả bồi dưỡng về kiến thức QLNN cho công chức các CQCM thuộc UBND huyện Krông Ana giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: lượt người


Năm


Nội dung


2018


2019


2020


Tổng cộng

Chuyên viên chính

3

4

6

13

Chuyên viên

10

13

15

38

Cán sự

1

3

2

6

“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện 2020”


Bồi dưỡng về kiến thức QLNN cho công chức các CQCM thuộc UBND huyện Krông Ana trong thời gian qua đảm bảo số lượng quy định của địa phương. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng quản lý nhà nước thường xuyên được đổi mới và cập nhật, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập, tuy nhiên còn chưa gắn kết được nhiều so với thực tế. Nội dung bồi dưỡng có dung lượng lý thuyết còn nhiều, số tiết về kỹ năng thực hành và tổng kết thực tiễn vẫn còn ít.



Chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng QLNN chưa cao, mới chỉ tập trung vào việc trang bị kiến thức theo tiêu chuẩn trình độ mà chưa tập trung vào việc trang bị kỹ năng và phương pháp làm việc.

* Về bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương


Thông qua việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, chuyên ngành đã trang bị cho đội ngũ công chức lãnh đạo cấp phòng các CQCM thuộc UBND huyện kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản và chuyên sâu, góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ này, áp dụng và phát huy tốt kiến thức được đào tạo vào thực tiễn hoạt động, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tại của các cơ quan, đơn vị.

Bảng 2.11. Kết quả bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương cho công chức các CQCM thuộc UBND huyện Krông Ana

giai đoạn 2018 - 2020


Đơn vị tính: lượt người


Năm


Chương trình


2018


2019


2020

Tổng cộng

Bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương

7

8

10

25

“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện 2020”


Số liệu trên cho thấy, trong thời gian qua huyện cũng quan tâm đến chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức và tập trung theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu; mỗi chức danh, mỗi vị trí việc làm được bồi dưỡng những kỹ năng phù hợp, thiết thực với công việc đang đảm nhận. Tiếp tục đổi mới và áp dụng các phương pháp truyền đạt theo từng đối tượng bồi dưỡng như: thuyết trình, làm việc theo nhóm, nghiên cứu tình huống, thảo luận, đóng vai... Hình thức bồi dưỡng kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, chia tổ nhóm thảo luận, làm bài tập tình huống;



minh họa quy trình, thao tác thực thi nhiệm vụ bằng hình ảnh trình chiếu, hướng dẫn nghiệp vụ theo hình thức “cầm tay, chỉ việc”.

* Về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; tin học; ngoại ngữ; tiếng Êđê


- Với đặc thù là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số, CBCC của huyện nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục, bồi dưỡng quốc phòng và an ninh đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong những năm qua Đảng ủy – Ban Chỉ huy quân sự huyện đã tham mưu cho Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị nhằm quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục, bồi dưỡng quốc phòng và an ninh; vận dụng linh hoạt để mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng 4; đặc biệt là rà soát, lập danh sách cử cán bộ lãnh đạo thuộc đối tượng 2, 3 tham gia bồi dưỡng tại Trường Quân sự tỉnh và Học viện Chính trị Khu vực III, bảo đảm được chỉ tiêu hàng năm.

- Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019- 2030”, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban ngành có liên quan hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức tích cực học tập ngoại ngữ, học tiếng dân tộc thiểu số nâng cao năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ và làm việc trong môi trường giao tiếp rộng.

- Để đảm bảo thực hiện tốt ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) tại các cơ quan hành chính trên địa bàn huyện, lãnh đạo UBND huyện yêu cầu tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành; quan tâm, tạo điều kiện cho CBCC được học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT trong xử lý công việc. Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đã chủ động triển khai



ứng dụng CNTT trong xử lý công việc góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của địa phương.

Bảng 2.12. Kết quả bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; tin học; ngoại ngữ cho công chức các CQCM thuộc UBND huyện Krông Ana

giai đoạn 2018-2020


Đơn vị tính: lượt người


Năm


Nội dung


2018


2019


2020


Tổng cộng

Quốc phòng – An ninh

11

23

20

54

Ngoại ngữ

6

7

5

18

Tiếng Êđê

5

7

5

17

Tin học

6

8

3

17

“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện 2020”


2.3.3.2. Hình thức bồi dưỡng công chức


Hình thức BDCC các CQCM thuộc UBND huyện hiện nay chủ yếu là hình thức tập trung và bán tập trung theo hướng dẫn của trung ương về BDCC. Ngoài ra, BDCC còn được thực hiện thông qua công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hướng dẫn hay việc thực hiện luân chuyển công chức từ bộ phận này về bộ phận khác và luân chuyển về cơ sở để học tập tích lũy kinh nghiệm. Trong thời gian quan, huyện Krông Ana đã áp dụng nhiều hình thức BDCC.

- Tổ chức lớp học là hình thức giúp người học tách biệt với công việc, tập trung cho việc học (bao gồm: học tập trung, bán tập trung). Hình thức tổ chức lớp học được quan tâm tổ chức, đảm bảo chất lượng bồi dưỡng. Trong thời gian từ năm 2018-2020, huyện đã tổ chức được 25 lớp bồi dưỡng các loại với trên 200 lượt CC tham gia.



- Bồi dưỡng thông qua kèm cặp trong công việc là hình thức giúp công chức có thể vừa học, vừa làm ngay tại vị trí công tác của mình, thông qua việc kèm cặp hướng dẫn của lãnh đạo quản lý, người cố vấn hay người có kinh nghiệm làm việc trong đơn vị. Đây là con đường tắt để đạt được trình độ cao về năng lực, kỹ năng thực hành trong lĩnh vực chuyên môn nhất định. Tuy nhiên, trong các CQCM thuộc UBND thuyện hiện nay, vấn đề bồi dưỡng qua công tác này còn hạn chế, do trình độ năng lực và mức độ quan tâm của người trực tiếp hướng dẫn không giống nhau nên người được thụ hưởng từ cách bồi dưỡng này cũng khác nhau.

- Luân chuyển, thuyên chuyển, chuyển đổi vị trí trong công việc là hình thức chuyển công chức từ công việc này sang công việc khác nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. Sự tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm thu được trong quá trình chuyển đổi giúp họ có khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong tương lai. Giai đoạn 2018 – 2020, trong các cơ quan chuyên môn đã có sự thực hiện hoán đổi vị trí công tác hàng năm theo quy định của Trung ương. Bên cạnh đó, huyện đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển công chức, đặc biệt chú trọng luân chuyển đội ngũ cán bộ nguồn về cơ sở để bồi dưỡng kiến thức thực tiễn, trong giai 2018 – 2020 đã luân chuyển 18 cán bộ nguồn của huyện (trong đó có 10 công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện) về cơ sở để giữ các chức vụ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện.

Trong thời gian tới cần ưu tiên bồi dưỡng theo hình thức tập trung nhiều hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó, hình thức bồi dưỡng từ xa, trực tuyến cũng cần được quan tâm hơn, trong thời đại ngày nay khi mà công nghệ thông tin có bước phát triển vượt bậc thì hình thức bồi dưỡng từ xa, trực tuyến cũng cần được chú trọng, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho người học. Đồng thời, cần phát huy tính tích cực tự bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức. Với hình thức tự học sẽ giúp cho công chức chủ động hơn trong công tác bồi dưỡng, để có thể chủ động sắp xếp thời gian và lựa chọn chương trình học phù hợp với vị trí công việc được giao.



2.3.3.3. Phương pháp bồi dưỡng công chức


Trong quá trình BDCC cấp huyện, phương pháp tổ chức bồi dưỡng gồm: lên lớp học tập, nghe giảng các chuyên đề; các báo cáo kinh nghiệm thực tiễn, trao đổi, thảo luận, hội thảo, bài tập tình huống và đi thực địa, khảo sát thực tế...

Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng cách phỏng vấn đối với các đối tượng là giảng viên, báo cáo viên và học viên đã tham gia giảng dạy và học tập tại một số lớp bồi dưỡng. Kết quả khảo sát cho thấy có 92,35% ý kiến đánh giá phương pháp tổ chức thực hiện quá trình bồi dưỡng là tương đối phù hợp; góp phần đạt được mục tiêu bồi dưỡng đã đề ra.

Bảng 2.13. Đánh giá phương pháp bồi dưỡng công chức cấp huyện


Phương pháp

Giảng viên/ Báo cáo viên

Học viên

TB

cộng


Lên lớp học tập, nghe giảng chuyên đề

Cho điểm

4.2

3.9

4.05

%

92.3

86.7

89.5

Báo cáo kinh nghiệm thực tiễn, trao đổi, thảo luận, hội thảo, bài tập tình huống

Cho điểm

4.1

4.2

4.15

%

91.4

95.6

93.5


Đi thực địa, khảo sát thực tế

Cho điểm

4.3

4.1

4.2

%

94.5

93.7

94.1

Cộng

Điểm TB

4.2

4.06

4.13

%

92.7

92.0

92.35

“Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả”



Số liệu khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy các đối tượng khảo sát đều đánh giá phương pháp bồi dưỡng tương đối cao, cho là phù hợp với điều kiện, bối cảnh hiện nay.

Trong 3 ý đánh giá trên, các đối tượng khảo sát cho rằng phương pháp lên lớp nghe giảng, nghe báo cáo chuyên đề bị đánh giá thấp nhất (89,5%). Hình thức báo cáo kinh nghiệm thực tiễn, trao đổi, thảo luận, hội thảo, bài tập tình huống (93,5%) và đi thực địa, khảo sát thực tế (94,1%) được đánh giá cao hơn, phù hợp với đối tượng người học hơn.

Việc truyền thụ tri thức theo phương pháp truyền thống có thể nói không thể loại bỏ được nhưng với mỗi đối tượng người học, nhất là với bồi dưỡng công chức, chúng ta nên giảm thiểu hình thức này. Thay vào đó là bằng các phương pháp phù hợp hơn như: tăng phương pháp báo cáo kinh nghiệm thực tiễn, trao đổi, thảo luận, hội thảo, bài tập tình huống và đi thực địa, khảo sát thực tế trong quá trình bồi dưỡng.

2.3.4. Chế độ, chính sách đối với công tác bồi dưỡng công chức


Trong thời gian qua, huyện Krông Ana đã triển khai các văn bản pháp luật và cơ chế chính sách trong lĩnh vực bồi dưỡng khá đầy đủ và đồng bộ, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để tổ chức công tác bồi dưỡng. Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng có nhiều đổi mới căn bản theo hướng vừa tập trung thống nhất, vừa phân cấp tạo sự chủ động cho các đơn vị và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Đối với người học, huyện Krông Ana đã chú trọng về chế độ, chính sách bồi dưỡng tạo động lực để công chức không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác. Làm tốt chính sách của Nhà nước đối với công chức tham gia bồi dưỡng như được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định; tính thời gian bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục; hưởng nguyên lương, phụ cấp trong thời gian bồi dưỡng; được biểu dương về kết quả xuất sắc trong bồi dưỡng.

Đối với đội ngũ giảng viên, huyện Krông Ana ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về giảng dạy tại tại huyện và có chế độ, chính sách trong tổ chức đào

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí