chính họ đã vi phạm pháp luật và bị xử lý. Về phía NLĐ cần cho họ thấy được họ được đối xử bình đẳng trên cơ sở giới là quyền của họ, đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Biện pháp nâng cao nhận thức của NSDLĐ: Các cơ quan quản lý trong lĩnh vực lao động tại địa phương cần tăng cường chính sách tuyên truyền luật Bình đẳng giới, luật Lao động tại các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ bằng cách tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn về giới và bình đẳng giới cho các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp, và thành viên Công đoàn là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các quyền bình đẳng trong cơ quan, doanh nghiệp. Các nội dung đào tạo, tập huấn cần cung cấp cho đội ngũ cán bộ này các kiến thức mang tính toàn diện khách quan về bình đẳng giới, phân tích thực trạng phân biệt đối xử về giới đang tồn tại ở nước ta hiện nay đã cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội để họ có được nhận thức và hành động đúng đắn hơn trong việc bảo đảm bình đẳng giới trong lao động.
Để nâng cao nhận thức của NLĐ về bình đẳng giới trong lao động cần chú trọng công tác tuyên truyền luật của Công đoàn cơ sở, Ban nữ công tại các đơn vị sử dụng lao động. Công đoàn, Ban nữ công cần nắm chắc kiến thức về giới và pháp luật lao động phải trở thành "luật sư riêng" cho lao động nữ khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Ban nữ công cần phổ biến các kiến thức về giới, bình đẳng giới và pháp luật cho lao động nữ nhằm nâng cao nhận thức của lao động nữ để họ tự bảo vệ quyền lợi và đóng góp cho xã hội. Công đoàn cơ sở, Ban nữ công cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền pháp luật kết hợp công tác tuyên truyền miệng, cấp các loại tài liệu với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để NLĐ tự nghiên cứu và thực hiện. Cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật lao động hoặc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào các hình thức vui chơi hái hoa dân chủ, sân khấu…
Điều quan trọng là bản thân người lao động nữ phải ý thức được tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật lao động, một mặt để đóng góp xây dựng doanh nghiệp mặt khác tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi bị xâm phạm.
Công đoàn cơ sở phải phối hợp với cơ quan nhà nước và NSDLĐ tổ chức các chương trình học nâng cao tay nghề, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho lao động nữ, để họ có nhiều cơ hội việc làm và nâng cao mức thu nhập.
Thứ ba: Tăng cường cơ chế thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với những doanh nghiệp không đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
Tăng cường về số lượng cũng như chất lượng đôi ngũ làm công tác kiêm̉
tra, thanh tra: Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cập nhật kiến thức, đặc biệt là kiến thức luật lao động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công tác thanh tra. Giáo dục lý tưởng, niềm tin và ý thức trách nhiệm nhằm nâng cao bản lĩnh, lối sống, tư cách, phẩm chất đạo đức của cán bộ thanh tra.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
Tăng cường cơ chế phối hợp giữa thanh tra lao động với các cơ quan, đoàn thể nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra lao động. Cần áp dụng hình thức tự kiểm tra trong nội bộ đơn vị sử dụng lao động, khuyến khích sự tham gia của NLĐ, công đoàn trong việc phát hiện ra vi phạm, báo cáo kịp thời với cơ quan thanh tra. Qua đó mới đảm bảo, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm.
Có thể bạn quan tâm!
- Bình đẳng giới trong Bộ Luật lao động Việt Nam - 10
- Bình đẳng giới trong Bộ Luật lao động Việt Nam - 11
- Một Số Kiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Và Nâng Cao Hiệu Quả Thưc Bllđ Việt Nam Về Bình Đẳng Giới
- Bình đẳng giới trong Bộ Luật lao động Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Tăng cường cơ chế xử phạt đối với những hành vi vi phạm về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động: Đối với các hành vi vi phạm này được xử lý theo Điều 8 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính về bình đẳng giới. Có thể thấy, mức phạt đối với hành vi vi phạm là tương đối thấp
(Mức phạt cao nhất là 20.000.000 đồng) đồng thời còn nhiều hành vi vi phạm như trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Học nghề... Chưa có quy định xử lý, điều này cũng là một trong những bất cập khi thanh tra phát hiện ra vi phạm nhưng không có cơ chế xử lý hoặc mức độ xử lý chưa có tính răn đe, dẫn đến mục đích thanh tra đạt được chưa cao. Do đó, để công tác thanh tra, xử lý hành vi vi phạm đạt hiệu quả cần thiết phải sửa đổi quy định này với mức xử phạt cao hơn, thậm chí nếu cần thiết có thể ban hành một văn bản xử lý hành chính những hành vi vi phạm bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
KẾ T LUÂṆ
Đảm bảo bình đẳng giới là một trong những mục tiêu cơ bản của việc bảo đảm công bằng xã hội. Bằng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động đã được ghi nhận trong một văn bản pháp lý chuyên ngành là BLLĐ và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Những quy định này nói chung đã đảm bảo được quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong tất cả các phương diện của lĩnh vực lao động. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế, những quy định này cũng bộc lộ một số hạn chế, qua đó vấn đề phân biệt đối xử về giới vẫn còn tồn tại.
Việc nghiên cứu đề tài này đã làm rõ một số vấn đề chung nhất về giới và bình đẳng giới như các khái niệm, nguyên tắc về bình đẳng giới trong BLLĐ, qua đó có thể thấy được tư tưởng chủ đạo của BLLĐ khi đề cập đến vấn đề bình đẳng giới. Bên cạnh đó Luận văn cũng đưa ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan để thấy rõ được việc quy định vấn đề bình đẳng giới trong BLLĐ và một tất yếu khách quan. Đồng thời tìm hiểu và phân tích một số quy định của pháp luật Quốc tế về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, làm cơ sở để so sánh với các quy định của pháp luật Việt Nam. Luận văn này đã phân tích và đưa ra bình luận về những quy định của BLLĐ về vấn đề bình
đẳng giới, qua đó đánh giá sự phù hơp của các quy điṇ h pháp luật lao động
Viêṭ Nam so với thưc
tế và pháp luât
Quốc tế. Trên cơ sở đánh giá những ưu
điểm, hạn chế, Luận văn đưa ra một số đề suất nhằm hoàn thiện BLLĐ và nâng cao khả năng thực thi của BLLĐ về bình đẳng giới.
Với những đóng góp trên của luân
văn , tác giả mong muốn BLLĐ về
vấn đề bình đẳng giới sớm đươc
hoàn thiên
, hiêu
quả thưc
thi pháp luâṭ đươc
tăng cường để vấn đề bình đẳng giới được thực hiện triệt để trên thực tế.
DANH MUC
TÀ I LIÊU
THAM KHẢ O
1. Đỗ Ngân Bình (2006), “Bảo vệ quyền lợi của lao động nữ theo Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (03), tr. 73 – 79.
2. Tạ Tuyết Bình (1999), “Rối loạn cơ xương nghề nghiệp với lao động
nữ”, Lao động và xã hội, (149), tr.7.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế (1968), Thông tư số 05-TT/LB ngày 01/06 quy định các công việc có nhiều yếu tố độc hại, những công việc quá nặng nhọc không sử dụng lao động nữ và hướng dẫn thêm chế độ bảo vệ sức khỏe nữ công nhân, viên chức, Hà Nội .
4. Bộ Y tế (1968), Thông tư số 30-BYT/TT ngày 01/10 hướng dẫn cụ thể danh sách những công việc có hóa chất độc không được sử dụng lao động phụ nữ , Hà Nội .
5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế (1986), Thông tư số 09-TT-LB ngày 29/08 quy định những công việc không được sử dụng lao động nữ, Hà Nội.
6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế (1994), Thông tư số 03/TT-LB ngày 28/01 quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ, Hà Nội.
7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (1996), Thông tư số 19/LĐTBXH-TT ngày 12/09 hướng dẫn việc dạy nghề, đào tạo nghề, bổ túc, bồi dưỡng nghề cho người lao động và dạy thêm nghề dự phòng cho lao động nữ làm việc trong doanh nghiệp, Hà Nội.
8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (1997), Thông tư số 3/1997/TT- BLĐTBXH ngày 13/01 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 23/CP ngày 18/04/1996 của Chính phủ về những quy định riêng đối với lao động nữ, Hà Nội.
9. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế (2011), Thông tư số 40/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 28/12 quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ, lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, Hà Nội.
10. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/06 hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, Hà Nội.
11. Chính phủ (2013), Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/05 quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về hợp đồng lao động, Hà Nội.
12. Nguyễn Hữu Chí (2004), “Pháp luật về lao động nữ: Những hạn chế”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (03), tr. 49 – 57.
13. Nguyễn Hữu Chí (2009), “Pháp luật lao động về lao động nữ - thực
trạng va ̀ phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, (09), tr. 26 – 32.
14. Chính phủ (2013), Nghị định số 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/06 quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, Hà Nội.
15. Chính phủ (2013), Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05 quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về tiền lương, Hà Nội.
16. Chính phủ (1996), Nghị định số 23-CP ngày 18/04 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về những quy định riêng đối với lao động nữ, Hà Nội.
17. Chính phủ (2009), Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/05 quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, Hà Nội.
18. Chính phủ (2009), Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, Hà nội.
19. Chính phủ (2008), Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/06 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới, Hà nội.
20. Chủ tịch Chính phủ (1947), Sắc lệnh số 29/SL ngà y 12/03 quy điṇ h chế
độ công nhân trong toà n co
Viêt
Nam, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Dư (1999), “Vấn đề thực hiện BLLĐ đối với lao động nữ”,
Lao động và xã hội, (3), tr.18.
22. Đào Thị Hằng (2005), “Vấn đề bình đẳng giới và những đảm bảo trong
pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (Số Đặc san về bình đẳng giới), tr. 10 – 16.
23. Đặng Quang Hiền (2011), “Một số đề xuất, kiến nghị tuổi nghỉ hưu đối
với lao động nữ / Đặng Quang Điều”, Lao động và xã hội,(145),tr.7 – 9.
24. Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000), Xã hội học về giới và phát triển, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
25. Trần Thúy Lâm (2008), “Kỉ luật lao động với vấn đề bình đẳng giới”,
Tạp chí Luật học, (3), tr. 36 – 39
26. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn nhân quyền Quốc tế.
27. Liên hợp quốc (1979), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.
28. Nguyễn Thị Kim Phụng, “Các qui định về bình đẳng giới trong lĩnh
vực luật lao động, đối chiếu va ̀ khuyến nghị”, Tạp chí Luật học, (03), Tr 61- 68
29. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.
30. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
31. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
32. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
33. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
34. Quốc hội (1994), BLLĐ, Hà Nội.
35. Quốc hội (2002), BLLĐ (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
36. Quốc hội (2004), BLLĐ, Hà Nội.
37. Quốc hội (2006), BLLĐ (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
38. Quốc hội (2012), BLLĐ, Hà Nội.
39. Quốc hội (2006), Luật BHXH, Hà Nội.
40. Quốc hội (2006), Luật Bình đẳng giới, Hà Nội.
41. Quốc hội (2006), Luật Dạy nghề, Hà Nội.
42. Nguyễn Minh Tâm (2005), “Quan niệm về bình đẳng giới”, Tạp chí Luật học, (Số Đặc san về bình đẳng giới), tr. 59 – 63.
43. Lê Thị Hoài Thu (2001), “Cần hoàn thiện những quy định đối với lao
động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam”, Nhà nước và pháp luật, (3), tr.13.
44. Thủ tướng Chính phủ (2010), Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội.
45. Tổ chức Lao động Quốc tế (1935), Công ước số 45 về việc sử dụng phụ nữ vào những công việc dưới mặt đất trong hầm mỏ.
46. Tổ chức Lao động Quốc tế (1951), Công ước số 100 về trả công bình đẳng cho lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau.
47. Tổ chức Lao động Quốc tế (1958), Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.
48. Tổ chức Lao động Quốc tế (1981), Công ước số 156 về bình đẳng cơ may và đối xử với lao động nam và nữ: Những người lao động có trách nhiệm gia đình.
49. Trung tâm từ điển học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng.