3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thưc BLLĐ Việt Nam về bình đẳng giới
thi
Từ những phân tích và số liệu như trên đã trình bày, có thể thấy vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động tại Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Những bất cập đó phát sinh từ một số nguyên nhân chính sau:
- Pháp luật lao động chưa thực sự khả thi, đồng bộ;
- Định kiến giới còn nặng nề;
- Nhận thức của NSDLĐ, NLĐ về vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động chưa cao;
- Công tác xử lý hành vi vi phạm bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động chưa được xử lý nghiêm và kịp thời.
Trên cơ sở những nguyên nhân trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị để khắc phục những bất cập còn tồn tại nhằm hoàn thiện BLLĐ Việt Nam cũng như nâng cao việc thực thi pháp luật lao động về bình đẳng giới trên thực tế.
3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện BLLĐ Việt Nam về bình đẳng giới:
Thứ nhất: Lĩnh vực việc làm và học nghề, đào tạo nghề:
Có thể bạn quan tâm!
- Bình Đẳng Giới Trong Lĩnh Vực Kỉ Luật Lao Đông.
- Bình đẳng giới trong Bộ Luật lao động Việt Nam - 10
- Bình đẳng giới trong Bộ Luật lao động Việt Nam - 11
- Bình đẳng giới trong Bộ Luật lao động Việt Nam - 13
- Bình đẳng giới trong Bộ Luật lao động Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Bổ sung quy định NSDLĐ khi tiến hành tuyển dụng lao động bằng hình thức xét tuyển thì phải xác định một tỷ lệ nam nữ nhất định để tiến hành tuyển dụng; Những cơ sở dạy nghề, đào tạo nghề khi tiến hành tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển thì phải xác định một tỷ lệ nam nữ nhất định để tuyển sinh. Như vậy NSDLĐ, cơ sở đào tạo chỉ việc căn cứ vào điều kiện sàn và giới tính để tuyển, khi đã xác định một tỷ lệ nam nữ nhất định để tuyển thì vấn đề bình đẳng giới sẽ được đảm bảo.
Nhà nước nên có nhiều chính sách phát triển nguồn nhân lực tạo môi trường phù hợp cho lao động nữ. Nhà nước nên có các chính sách khuyến
khích phát triển đối các doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề mà lao động nữ có thể tham gia đông đảo vào làm việc như: Chế biến thực phẩm, giấy, bao bì, điện tử, sản xuất nhựa gia dụng, sợi, dệt may, thêu, chế biến gỗ, mộc mỹ nghệ, du lich, ăn uống, giải trí, thẩm mỹ... Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với lao động nữ vì tạo ra được những cơ hội thuận lợi để lao động nữ tham gia làm việc.
Đối với chính sách giảm thuế đối với NSDLĐ có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế cũng cần phải xem xét một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Cần sớm ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn chế định lao động nữ tại BLLĐ năm 2012. Văn bản mới ban hành nên chú ý một số điểm sau:
(1) Đưa ra tiêu chuẩn đánh giá một doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp sử dụng lao động nữ. Hiện tại chỉ có 2 mức để làm căn cứ đánh giá là doanh nghiệp có từ 10 đến 100 lao động và doanh nghiệp có trên 100 lao động. Để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ cần phải quy định nhiều tỷ lệ phần trăm lao động nữ phù hợp tương ứng với những phạm vi doanh nghiệp khác nhau, nhằm giúp các doanh nghiệp nhận thấy quyền bình đẳng như nhau khi hưởng chính sách này của Nhà nước. Nên quy định doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ là doanh nghiệp có từ 70% nữ trở lên trong tổng số lao động (Nếu doanh nghiệp có dưới 10 lao động); Từ 50% nữ trở lên trong tổng số lao động (nếu doanh nghiệp có từ 10 đến 100 lao động); Từ 30% nữ trở lên trong tổng số lao động (nếu doanh nghiệp có từ 100 đến 1000 lao động) và từ 10% nữ trở lên trong tổng số lao động (nếu doanh nghiệp có trên 1000 lao động).
(2) Nên quy định doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ thì những khoản chi phí tăng thêm do sử dụng nhiều lao động nữ (bao gồm những khoản chi được liệt kê tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2008) đều được coi là khoản chi hợp lệ dù doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay không có lãi.
Thứ hai: Theo khoản 1 Điều 15 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 thì chỉ những doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ thì được giảm thuế. Điều luật này nên sửa lại thành mọi NSDLĐ sử dụng nhiều lao động nữ thì đều được giảm thuế không phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Quy định như vậy, sẽ tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực khác nhau sử dụng nhiều lao động nữ.
Theo khoản 5 Điều 153 BLLĐ thì Nhà nước có trách nhiệm đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ. Khi đó các văn bản hướng dẫn BLLĐ phải đảm bảo hướng dẫn thống nhất theo đúng tinh thần của BLLD. Mặt khác, hiện nay chưa có danh mục nghề dự phòng nên quy định này dường như chưa được thực hiện rộng rãi. Chính vì vậy, nên sớm bổ sung danh mục nghề dự phòng để quy định này được thực thi hiệu quả nhất. Vấn đề đào tạo nghề dự phòng có thể quy định cho các cơ quan nhà nước thực hiện (Cơ quan các ban ngành, cơ sở đào tạo nghề, dạy nghề…) kết hợp với việc khuyến khích NSDLĐ thực hiện.
Thứ hai: Lĩnh vực giao kết, thực hiện và chấm dứt HĐLĐ:
Điều 156 BLLĐ quy định lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền tạm hoãn thực hiện HĐLĐ. Hiện tại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về thời gian được tạm hoãn hợp đồng. Vì vậy, nên sớm có văn bản hướng dẫn điều này, nên quy định thời gian được tạm hoãn phụ thuộc vào sức khỏe của NLĐ nữ, họ được tạm hoãn đến khi có xác nhận
của cơ sở y tế rằng việc họ tiếp tục đi làm sẽ không ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Thứ ba: Lĩnh vực thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Để đảm bảo quyền được đối xử bình đẳng trong lĩnh vực thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng như đảm bảo quyền được chăm sóc của trẻ nhỏ nên bổ sung quy định lao động nam nuôi con dưới 12 tháng tuổi không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ.
Khoản 3 Điều 155 BLLĐ quy định lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Quy định này là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên cần quy định rõ thời gian hành kinh là 3 ngày hay 5 ngày, và chế tài áp dụng đối với NSDLĐ nếu họ không áp dụng cho NLĐ nữ bởi thực tế hiện nay hầu hết các doanh nghiệp NLĐ nữ không được hưởng quyền này.
Về quy định được nghỉ 60 phút/ngày để cho con bú đối với con dưới 12 tháng tuổi là vấn đề chưa khả thi. Chính vì vậy, BLLĐ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể trong trường hợp lao động nữ được nghỉ thêm 60 phút/ ngày nhưng cũng không có điều kiện về chăm con thì NSDLĐ có thể lựa chọn phương án trả tiền tăng ca cho 60 phút đó, hoặc cộng dồn 8 ngày làm việc (mỗi ngày 60 phút) sẽ được nghỉ một ngày.
Nhà nước cũng nên khuyến khích NSDLĐ áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà đối với lao động nam có sức khỏe yếu hoặc hoàn cảnh cá nhân đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cũng như cơ hội có việc làm của một số đối tượng lao động nam đặc biệt.
Thứ tư: Lĩnh vực an toàn lao động và vệ sinh lao động
Như trên đã phân tích, nên bỏ quy định nghĩa vụ của NSDLĐ trong việc giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ (khoản 4 Điều 154 BLLĐ). Quy định này chỉ nên
mang tính chất khuyến nghị, còn nghĩa vụ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo sẽ thuộc về Nhà nước như quy định tại khoản 6 Điều 153 BLLĐ đã quy định.
Nhằm tăng cơ hội có việc làm của lao động nữ cũng như phù hợp với Công ước số 45 thì BLLĐ nên cho phép trong một số trường hợp có thể sử dụng lao động nữ dưới hầm mỏ mà vẫn đảm bảo sức khỏe, tâm sinh lý của phụ nữ Việt Nam.
Điều 160 BLLĐ quy định lao động nữ phải thực hiện chức năng mang thai, sinh con nên có một số công việc NSDLĐ không được sử dụng lao động nữ. Thiết nghĩ lao động nam cũng phải thực hiện chức năng sinh sản, nếu phải làm việc trong môi trường độc hại cũng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của con sinh ra sau này. Nhưng không thể quy định hạn chế việc làm của lao động nam, chính vì vậy, Nhà nước cần sớm ban hành danh mục nghề nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, và NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ một cách thường xuyên cho những NLĐ nam làm những công việc này.
Thứ năm: Lĩnh vực tiền lương
Để quá trình áp dụng pháp luật được dễ dàng và đạt hiệu quả cần thiết có văn bản hướng dẫn cụ thể về cụm từ “Công việc có giá trị như nhau”. Có thể hiểu công việc có giá trị như nhau là những công việc đòi hỏi trình độ tương đương, điều kiện lao động tương đương, và kết quả đạt được là như nhau, khi lao động nam và lao động nữ làm công việc có giá trị như nhau sẽ được trả lương như nhau. Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác và khách quan nhất công việc có giá trị như nhau, Nhà nước nên sớm quy định hệ thống các phương pháp và công cụ khoa học để việc đánh giá loại công việc này.
Thứ sáu: Lĩnh vực BHXH
Khoản 3 Điều 187 BLLĐ quy định một số trường hợp lao động nam và lao động nữ được tăng tuổi nghỉ hưu, để quy định này sớm được thực thi thì
Nhà nước cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn giải thích thế nào là NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, NLĐ làm công tác quản lý và liệt kê những trường hợp đặc biệt được tăng tuổi nghỉ hưu. Bên cạnh đó ban hành danh mục ngành nghề được tăng tuổi nghỉ hưu theo khoản 3 Điều 187 BLLĐ.
Thứ bảy: Lĩnh vực kỉ luật lao đông
Quy định “Không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ nữ có thai, nghỉ thai sản; NLĐ con nhỏ dưới 12 tháng tuổi” (điểm d khoản 4 Điều 123 BLLĐ) và quy định “Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về BHXH, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động” (khoản 4 Điều 155 BLLĐ). Có thể thấy quy định tại Điều 123 BLLĐ đề cập đến nghĩa vụ của NSDLĐ, còn Điều 155 đề cập đến quyền của NLĐ, tuy nhiên hai điều luật này đều đề cập đến cùng một nội dung, nên thiết nghĩ bỏ quy định tại Điều 155 BLLĐ bởi không cần thiết phải nhắc lại trong chương dành riêng cho lao động nữ, không nên lúc nào cũng ưu tiên, đòi quyền lợi cho lao động nữ, điều đó sẽ càng gây cho NSDLĐ tâm lý ngại tuyển dụng lao động nữ. Việc không ghi nhận lại vấn đề này tại Điều 155 thì đương nhiên quyền lợi của lao động nữ vẫn được đảm bảo vì đã được quy định ở điều luật trước đó.
3.2.2. Môt
số kiến nghi ̣nhằm nâng cao hiệu quả thưc
thi Bộ luật Lao
động Việt Nam về bình đẳng giới:
Để các quy phạm pháp luật về bình đẳng giới đi vào thực tế cuộc sống đòi hỏi phải có sự đầu tư về vật chất và đồng lòng của tất cả các bên liên quan trong quan hệ lao động, cũng như toàn thể người dân Việt Nam.
Thứ nhất: Từng bước tiến hành xóa bỏ định kiến giới:
Định kiến giới đã tạo ra cái nhìn bất bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi các quy định của pháp luật lao động về bình đẳng giới trên thực tế chính vì vậy, cần thiết phải tiến hành xóa
bỏ định kiến giới để các quy định pháp luật về bình đẳng giới được thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, định kiến giới đã hình thành từ lâu và ăn sâu vào quan niệm của mọi người không phân biệt tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh sống. Vì lẽ đó, không thể xóa bỏ ngay định kiến giới mà cần tiến hành dần dần, thường xuyên, liên tục về cả chiều sâu lẫn chiều rộng:
- Coi trọng giáo dục bình đẳng giới trong gia đình và nhà trường: Gia đình là môi trường đầu tiên mà trẻ em được tiếp xúc. Trong gia đình cách xử sự của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức về giới và ảnh hưởng lâu dài suốt cuộc đời đứa trẻ. Chính vì vậy, để xóa bỏ định kiến giới thì ngay tại gia đình bố mẹ phải đảm bảo được vị thế bình đẳng giữa vợ và chồng thể hiện qua việc vợ chồng cùng nhau chia sẻ gánh nặng gia đình, chăm sóc con cái, đảm bảo không có sự phân biệt đối xử về mọi mặt giữa con trai, con gái. Cùng với gia đình, nhà trường cũng là môi trường để giáo dục các em về bình đẳng giới. Muốn xóa bỏ định kiến giới phải xem giáo dục bình đẳng giới là một trong những nội dung giáo dục chính và được lồng ghép trong chương trình của các cấp học, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học. Việc giáo dục bình đẳng giới trong nhà trường phải có sự phối hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Có như vậy việc xóa bỏ định kiến giới mới đạt hiệu quả.
Định kiến giới tác động đến mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh sống. Theo đó, muốn xóa bỏ định kiến giới phải xem giáo dục bình đẳng giới là một trong những nội dung giáo dục chính và được lồng ghép trong chương trình của các cấp học, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học. Trường học là nơi thuận lợi và có điều kiện để xây dựng một môi trường bình đẳng nói chung và bình đẳng giới nói riêng tốt nhất và hiệu quả nhất. Khi mặt bằng dân trí và điều kiện sống các vùng dân cư chưa đồng đều thì việc giáo dục bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng rất cần sự hỗ trợ và ảnh hưởng tích cực từ môi trường giáo dục chính quy. Tuy nhiên, việc giáo
dục bình đẳng giới trong nhà trường sẽ không thành công nếu thiếu sự tương tác tích cực của giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
- Tăng cường hiệu quả các hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông: Kết hợp nhiều hình thức truyền thông về bình đẳng giới nhằm giúp cho đông đảo quần chúng nhân dân dần xóa bỏ định kiến giới, đặc biệt là giúp cho những người phụ nữ nhận thấy vị thế của bản thân mình trong xã hội hiện đại, để họ xóa bỏ những mặc cảm, để họ tự tin vào năng lực bản thân và nỗ lực khẳng định vai trò của họ không chỉ trong lĩnh vực lao động mà còn trong mọi lĩnh vực khác.
Các hình thức tuyên truyền về bình đẳng giới không chỉ được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Truyền thanh, truyền hình, sách, báo, tạp chí, tờ rơi, băng nhạc, tranh cổ động, Internet… mà còn được thực hiện thông qua kênh truyền thông trực tiếp như: nói chuyện, hội thảo, hội nghị, tập huấn… Khi áp dụng các biện pháp này cũng nên chú ý một số điểm như: Các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền được áp dụng thường xuyên, trình bày dễ hiểu; Đối với các phương tiện thông tin đại chúng, internet, loa truyền thanh cơ sở bên cạnh những chương trình về bình đẳng giới thì ở những chương trình khác phải rất thận trọng khi truyền tải các thông tin về định kiến giới; Trong những buổi văn hóa quần chúng, sáng tác văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng nên lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào nội dung chương trình…
Thứ hai: Nâng cao nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về vấn đề bình đẳng giới:
Để các quy định của pháp luật lao động được thực thi có hiệu quả cần phải nâng cao nhận thức của NSDLĐ để họ thấy tầm quan trọng của vấn đề bình đẳng giới, cũng như để họ thấy được nghĩa vụ của họ phải đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và nếu họ không làm được điều này thì