Sao vàng tươi da của giống nòi Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi Hỡi Sĩ-công-nông-thương-binh Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh
Màu sao vàng năm cánh trên quốc kì Việt Nam có ý nghĩa biểu tượng cho màu da vàng của giống nòi Việt Nam, năm cánh sao là biểu tượng cho tình đoàn kết các tầng lớp nhân dân: sĩ, công, nông, thương, binh.Cho nên nhắc đến ngôi sao gắn liền với cờ đỏ, thì cũng đồng nghĩa với tính dân tộc, tính đoàn kết cách mạng.
Tuy nhiên ở ý nghĩa khái quát hơn, "ngôi sao" trong hầu hết mọi hoàn cảnh vẫn giữ những nét nghĩa bắt nguồn từ mẫu gốc, đó là sự tự phát ánh sáng của nó biểu trưng cho sự mạnh mẽ, sự cao quý mang tính dẫn đường, nó là vì tinh tú trên cao, lại ở rất xa, phải ngước nhìn mới thấy, nó lấp lánh trong màn đêm đầy bí ẩn nhưng cũng thật thanh cao, mang đến cảm giác thanh bình, nên ở góc độ khác nó biểu tượng cho niềm tin và hi vọng. Nói chung, ngôi sao mang ý nghĩa tốt, tượng trưng cho sự sáng suốt, sự mạnh mẽ quyết tâm, và cả niềm tin hi vọng.
Thơ Tố Hữu giai đoạn 30 năm chiến tranh, hình ảnh sao, ngôi sao được lặp đi lặp lại 23 lần trong 16 bài thơ. Trong đó sao vàng gắn trực tiếp với cờ đỏ tác giả nhắc đến 5 lần, hầu hết đều mang ý nghĩa về lòng tự hào tự tôn dân tộc, đó là những ý thơ: "dưới cờ đỏ sao vàng" (Giết giặc), "cờ đỏ sao vàng vĩ đại", "chúng ta cờ đỏ sao vàng" ( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên),"phấp phới bay cờ đỏ sao vàng" (Xưa… nay), "chấp chới đỏ cờ sao" (Trên miền Bắc mùa xuân).
Ý nghĩa biểu tượng thứ hai của ngôi sao, chính là vẻ đẹp lung linh của con đường đấu tranh chính nghĩa, vì sự phát triển, tiến bộ của nhân loại. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường sáng, để cho mỗi con người được sống đúng như ý nghĩa trọn vẹn của chữ Người, một xã hội mơ ước, không còn bóng đen của cường quyền, bạo lực, của bóc lột, bất công, để địa cầu này chỉ còn một màu sáng trong thanh khiết của tình yêu thương, của hòa bình, an lạc. Ngôi sao của nền xã hội chủ nghĩa bắt đầu thắp sáng khắp nhân gian, khi nói về Liên Xô, bức thành trì của chủ nghĩa xã hội, Tố Hữu thấy mỗi người con Xô Viết đang ra sức tranh đấu, xây dựng và bảo vệ sự nghiệp chính nghĩa giống như những ngôi sao sáng lấp lánh:
Khắp những nẻo đường náo nức tôi đi Hiển hiện Lê-nin phơi phới diệu kỳ Nhịp sống lớn trên dáng đi bay nhảy Những ánh mắt của thiên tài thức dậy... Rất tự do, nên rất tự hào.
Mỗi con người nhấp nhánh một ngôi sao!
(Với Lênin)
Sự ngưỡng mộ đối với người anh cả Liên Xô còn chưa dừng ở đó, những câu thơ khác khi viết về Mát-xcơ-va, Tố Hữu cũng mượn hình ảnh ngôi sao để tôn vinh vẻ đẹp sáng ngời bất diệt của những con người đấu tranh vì chính nghĩa, vì sự tiến bộ của nhân loại:
Mạc-tư-khoa của ta ơi!
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945-1975 - 6
- Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945-1975 - 7
- Những Biểu Tượng Diễn Tả Tình Cảm Lãng Mạn Cách Mạng
- Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945-1975 - 10
- Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945-1975 - 11
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
Dấu chân cách mạng tháng Mười còn đây Ngôi sao đỏ giữa sương dày
Vẫn trông mỗi bước, mỗi ngày ta đi.
(Nhật kí đường về)
Còn đối với Tổ quốc Việt Nam, con người Việt Nam, Tố Hữu viết:
Ngôi sao, chân lý của đời
Việt Nam, vàng của lòng người hôm nay Càng nhìn ta lại càng say
Biển đông lồng lộng gió lay ngọn cờ …
(Nước non ngàn dặm)
Câu thơ như toát lên niềm tự hào dân tộc, một dân tộc tuy còn nghèo về vật chất nhưng lại là "vàng của lòng người hôm nay", một dân tộc giàu lòng nhân ái, yêu chuộng hòa bình, và gan góc trong đấu tranh giữ nước, sống chết cho sự nghiệp chính nghĩa. Đó là những đạo lý sáng ngời, được ví như ngôi sao không tắt.
Thứ ba, ngôi sao trong thơ Tố Hữu giai đoạn 1945- 1975 mang ý nghĩa biểu tượng cho niềm vui, niềm tin và hi vọng là nhiều hơn cả.
Diễn tả niềm vui khi quê hương, đất nước được giải phóng Tố Hữu đã mượn hình ảnh ngôi sao. Ở Huế, khi Huế được giải phóng, "vàng vàng bay
đẹp quá, sao sao ơi"( Huế tháng Tám), ở Hà Nội trong không khí của những ngày tuyên ngôn độc lập, Tố Hữu viết:
Xôn xao mặt đất, trăng là trăng Chảy xiết ngân hà, muôn sao vàng rực
(Vui bất tuyệt)
Câu thơ thể hiện niềm vui khôn xiết trong ngày độc lập của đất nước, những hình ảnh thơ thật lãng mạn biết bao, thiên nhiên vũ trụ ánh vàng lấp lánh, bầu trời mặt đất hòa chung niềm vui, cho nên trăng trời, trăng người, sao của thiên hà, sao của dòng người hòa quyện.
Cách mạng thành công thì nhân dân ấm no, hạnh phúc, điều đó thật đáng trân trọng thay, thật kì diệu thay, nhà thơ đã gọi những thành quả đấu tranh, những lý tưởng cách mạng sáng suốt là "sao thiêng" (Tình khoai sắn), ngôi sao của niềm hi vọng lớn lao, có vai trò dẫn đường: "Muôn vạn vì sao dẫn đường" (Quang vinh tổ quốc chúng ta) dẫn đường đi tới vinh quang:
Em sẽ đi, trên đường ấy vinh quang
Như những ngày xưa, rực rỡ sao vàng!
(Người con gái Việt Nam)
Với ý nghĩa là niềm tin và hi vọng, có lúc, Tố Hữu còn tôn vinh lãnh tụ như ngôi sao:
Ai đang về dáng đó thấp hay cao? Mắt sáng ngời như lửa hay như sao.
(Huế tháng Tám)
Đại từ "ai", đối tượng được so sánh, đem ra so sánh với hai hình ảnh "lửa" và "sao". "Lửa" và "sao" đều tượng trưng cho ánh sáng và niềm tin tưởng mãnh liệt ở tương lai. Trong đó, hình ảnh "lửa" tượng trưng cho sự ấm áp và gần gũi. "Sao" là sự thiêng liêng, cao cả. Nghệ thuật so sánh đã cho ta thấy được một cách sâu sắc và độc đáo cái thần thái khó diễn tả trong đôi mắt lãnh tụ. Cái thần thái của tinh thần lạc quan, niềm tin hi vọng vào tương lai.Và vẫn là hình ảnh lãnh tụ, khi Người lâm chung, cũng gắn với ngôi sao:
Cứ nghĩ: Hồn thơm đang tái sinh Ngôi sao ấy lặn, hóa bình minh
(Theo chân Bác)
Một sự liên tưởng mới lạ, trong đó "bình minh" là dấu hiệu của sự khởi đầu tinh khôi, tươi mới, là tín hiệu của sự bình yên, của niềm hi vọng.Vị lãnh tụ của chúng ta như ngôi sao, có lặn xuống cũng sẽ là bất tử, vì ngôi sao ấy đã gieo bình minh cho đời, gieo bao niềm hi vọng vào lòng người về một ngày mai sáng tươi.
Ngoài ra, có lúc Tố Hữu bằng bút pháp lãng mạn cách mạng, đã thấy ngôi sao như khí thiêng của dân tộc, hội tụ rực rỡ và lung linh ở những nơi đầu não, trung ương cách mạng, mà khi thấy ngôi sao là thấy yên tâm hi vọng:
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
(Việt Bắc)
Ở một câu thơ khác:
Bây giờ đây lại là đây
Quốc kỳ đỉnh tháp, sao bay mặt hồ
(Lại về)
"Sao", "sao vàng" trong những câu thơ trên chính là biểu hiện một niềm tin vào cách mạng, vào cuộc sống hòa bình an lành phía trước, đã hiện ra trước mắt.
Những bài thơ giai đoạn 1945 -1975 của Tố Hữu duy nhất một lần nhắc đến "vì sao" gắn với Đức Kim Thượng (Vua Bảo Đại), nhưng với một khí thơ lạnh lẽo, ơ hờ, như báo trước điều mà Hồ Chí Minh nhắc đến trong "Tuyên ngôn độc lập" của Người: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị"
Đức Kim Thượng đêm nay trong ngọc điện Ngự trên lầu, trông lên cao xao xuyến Muôn vì sao…Lạnh lẽo thấm hoàng bào
Người rùng mình, tưởng đứng đỉnh cù lao Nổi cô độc giữa gió triều biển động.
(Huế tháng Tám)
Nhà thơ như đang "nhập vai", vào vai Đức Kim Thượng để diễn tả những suy tư day dứt, sự lung lay, thoái lui trong toan tính còn ngự ngôi hay không của nhà vua, trước làn sóng cách mạng mạnh mẽ của toàn dân. Chính vì thế, muôn vì sao trên bầu trời cao trong đêm cũng không xua đi cái lạnh lẽo, thất vọng của người đại diện cho một chế độ cũ đã đến lúc cần thay đổi.
Qua việc khảo sát những lần xuất hiện của ngôi sao trong thơ Tố Hữu 1945 -1975, ta thấy chủ yếu nhất, cơ bản nhất là ý nghĩa tượng trưng cho niềm tin, hi vọng, cho ánh sáng, tương lai của sự nghiệp cách mạng vĩ đại mà toàn dân đang trông chờ và từng ngày dần được thấy thành quả.
Đọc toàn bộ tác phẩm thời kì 1945- 1975 của Tố Hữu, ta còn gặp thêm những hình ảnh khác, mang tính biểu tượng khá đậm, như biểu tượng về Tổ quốc, lãnh tụ, người mẹ… Tuy nhiên trong giới hạn của luận văn, chúng tôi đã đề cập tới bốn biểu tượng tiêu biểu nhất cho giai đoạn thơ cách mạng và kháng chiến là biểu tượng máu, lửa, lá cờ và ngôi sao. Bởi chỉ bốn biểu tượng này thôi đã nói rõ, rất rõ được nội dung thơ kháng chiến, đó là những mất mát đau thương, những hi sinh cao cả, những căm hờn khôn xiết, những sôi sục diệt thù, và cả những phơi phới tin yêu, những tràn trề hi vọng… Qua việc khảo sát phân tích chỉ bốn biểu tượng ấy thôi, mà đất nước thời "khổ nhục nhưng vĩ đại" đã hiện lên rõ nét biết nhường nào. Và cũng qua đó, càng thấy rõ hơn vị trí của Tố Hữu đối với không chỉ nền thơ cách mạng Việt Nam, mà còn cả đối với sự nghiệp cách mạng cao quý mà ông cống hiến cho đất nước này.
CHƯƠNG 3
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ TỐ HỮU GIAI ĐOẠN 1945- 1975
3.1 Cách sử dụng các hình ảnh thơ
Thế kỷ XX được coi là thế kỷ bão táp Cách mạng của nhân loại, riêng Việt Nam trong 30 năm từ 1945 đến 1975 đã thực hiện thành công hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ, giành lại độc lập cho dân tộc, đưa đất nước đi lên theo hướng Chủ nghĩa xã hội. Tố Hữu đã có mặt trong suốt chặng đường gian lao ấy của đất nước, như một người trong cuộc, bởi Tố Hữu là một chiến sĩ cộng sản, một nhà cách mạng đã chọn con đường đấu tranh cho đất nước nhân dân làm con đường sống của mình, cho nên những sự kiện lịch sử lớn của 30 năm đấu tranh cũng chính là những bước đường mà Tố Hữu hoặc từng trải qua, hoặc từng chứng kiến một cách trực quan, cụ thể. Những trải nghiệm đó của Tố Hữu chính là tiền đề đầu tiên hình thành nên những biểu tượng thơ giàu sức gợi. Đúng như nhà nghiên cứu, phê bình thơ Mã Giang Lân nhận định: "biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, ngược lại hiện thực khánh quan là điều kiện hàng đầu tạo nên biểu tượng"[22, tr.128].
Hiện thực khách quan giai đoạn 30 năm chiến tranh ở Việt Nam có thể thấy ở các sự kiện lớn như: Thứ nhất, cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thứ hai, cuộc kháng chiến chống Pháp (1946- 1954), và thứ ba là miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa và miền Nam đấu tranh chống Mỹ. Trong thực tế đấu tranh, những hình ảnh máu, lửa, lá cờ, ngôi sao là có thật, trực quan, nhưng khi đi vào thơ, bằng sự khái quát hóa cao, nó trở thành những biểu tượng, mang ý nghĩa đa dạng. Sự khái quát này cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, một đặc trưng của văn học thời 1945-1975. Cụ thể của việc "nâng cấp" ý nghĩa các hình ảnh thơ như sau:
3.1.1 Hình ảnh cụ thể nâng lên tầm khái quát
Trong thơ Tố Hữu, những hình ảnh cụ thể như máu, lửa của đời thường được nâng lên tầm khái quát lớn. Đúng như nhà nghiên cứu phê bình văn học Trần Đình Sử đã nhận định: "Cái hay tiêu biểu của thơ Tố Hữu chủ yếu không nằm ở phía tái hiện đời thường, mà ở phía khái quát chính trị sâu sắc, thấm thía đậm đà"[13, tr.398]. Bản thân Tố Hữu cũng cho rằng: "Dù là thơ, cái thể
loại cho phép sự phóng khoáng nhất, cũng không thể tự cho phép mình không hiểu hiện thực"[13, tr.201], song không phải là sự sao chép hiện thực một cách máy móc cơ học mà nó phải là: "kết quả tổng hòa của lý tưởng chính trị, của vốn sống, tài năng, học vấn"…[13, tr.211].Vì lý do này mà những biểu tượng đã nói trong thơ Tố Hữu, giàu thêm về ý nghĩa biểu đạt nhờ sự khái quát hóa ý nghĩa các hình ảnh cụ thể.
Hiện thực thể hiện chủ yếu trong thơ Tố Hữu là những sự kiện lớn, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, những biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc với cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử dân tộc, là vận mệnh của cộng đồng. Cụ thể là hoàn cảnh đau thương của dân ta trong chiến tranh, ý chí quyết tâm của dân ta khi chống giặc, niềm tin vào cuộc sống, vào đường lối cách mạng, tin vào tương lai...Để thể hiện được điều đó, những biểu tượng "máu", "lửa" phải mang một tầng nghĩa khái quát về sự đau thương của toàn dân tộc trong chiến tranh. "Máu "giờ đây là máu Tổ quốc, một hình tượng rất ám ảnh về sự quằn quại đớn đau, thương tích của một dải đất bị giày vò. Từ hình ảnh máu cụ thể ở thực tế, như máu của những thai nhi còn trong bụng mẹ, đến máu của những chú bé tuổi còn thơ như Lượm, rồi máu của những người con gái Việt Nam như chị Lý, máu của người chiến sĩ kiên cường như anh Trỗi, máu bao dân thường đỏ ngõ hẻm thôn quê... mà Tố Hữu cảm thấy trong bầu không khí ám"mùi xương máu"(Xuân nhân loại), trên đường thôn, ngõ xóm, đỏ màu "máu tươi lênh láng"(Lá thư Bến Tre), "máu con đỏ cát đường thôn"(Mẹ Tơm), còn mặt đất thì "máu chảy lụt tràn" (Bay cao), "máu đầm mặt đất"(Theo chân Bác), ngay cả dưới nước "cá ăn phải máu"(Nước non ngàn dặm), "Bao nhiêu máu chảy bấy dòng kênh"(Lá thư Bến Tre). Không gian sống từ bầu không khí, trên mặt đất lẫn dưới nước đều tanh mùi máu, nhuốm màu máu. Ta còn gặp thêm cách nói mang tính biểu trưng cao, nhà thơ coi tổ quốc như một sinh thể đang đổ máu tang thương trong chiến tranh thê thảm, qua những hình ảnh thơ: "Máu Việt Nam đang chảy"(Giết giặc), "Ôi Việt Nam! từ trong biển máu";"Việt Nam ơi máu và hoa ấy" (Việt Nam- Máu và hoa), máu chảy khắp Việt Nam khiến nhà thơ tưởng như nhân loại, cả nhân loại đổ máu chứ không riêng gì Việt Nam, những hình ảnh liên tiếp được nâng lên tầm khái quát:
Nhân loại trườn lên trên biển máu
(Xuân nhân loại)
Ở một bài thơ khác thì:
Ôi nhân loại! Địa cầu cháy bỏng Lò sát sinh ngập máu xương rơi.
(Theo chân Bác)
Một ấn tượng quá mạnh về hiện thực những năm tháng chiến tranh ở nước ta, được liên tiếp khái quát qua các hình ảnh thơ rất giàu sức gợi như thế, là cách để nhà thơ cho người đọc thấy rõ được bản chất tàn bạo của kẻ thù xâm lược. Biểu tượng "máu" ở đây tưởng như đã mang một tầm sử thi, nó là nỗi đau của cả cộng đồng mà mỗi khi nói đến, nghĩ đến, mỗi con người Việt Nam ta không sao cầm được nước mắt, không sao có thể tưởng tượng hết, như Tố Hữu từng nói:" máu của dân tộc đã đổ, đau khổ dân tộc đã chịu đựng làm sao có thể hạch toán…"[13, tr214]. Cũng như vậy với biểu tượng lửa, ta thấy được sự khốc liệt của chiến tranh qua những hình ảnh đã được khái quát hóa: "Miền Nam đang bốc cháy" (Giết giặc), "Miền Nam trong lửa đạn" (Miền Nam), "Miền Nam rực lửa" (Hãy nhớ lấy lời tôi), "Bến sông lửa cháy"; "Trập trùng thác Lửa" (Nước non ngàn dặm).
"Máu" và "lửa" khi đi vào thơ Tố Hữu còn được khái quát chính trị chỉ lòng căm thù quân giặc của dân ta, cũng như biểu trưng của khát vọng đấu tranh tiêu diệt kẻ thù. Đây cũng là một hiện thực của chiến tranh ở Việt Nam, một sự thật cụ thể tồn tại trong mỗi người dân yêu nước, mà lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng từng mượn hình ảnh "làn sóng" để khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".Với sự liên tưởng và bút pháp trừu tượng hóa, ta dễ dàng nhận ra sự kết hợp từ ngữ độc đáo của Tố Hữu, khi đem một hình ảnh cụ thể để gắn với một trạng thái tinh thần trừu tượng, khiến người đọc ngay lập tức có thể hình dung được tinh thần Việt: "Hờn căm bốc lửa ran đầu"(Xuân đến), "Lòng muôn dân rần rật lửa căm hờn" (Huế tháng Tám), "Khói căm thù" (Lên Tây Bắc), "Thác lửa hờn căm" (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên), "Lòng dân ta như lửa thêm dầu" (Ba mươi năm đời ta có Đảng), "Lửa căm giận sôi dòng máu chảy"(Theo chân Bác), "Lửa căm hờn nóng bỏng" (Đường của ta đi)... cũng tương tự với hình ảnh "máu": "Máu hi sinh phải rửa thù này!" (Quang vinh tổ quốc chúng ta), "Máu oan hồn quyết chẳng dung tha" (Chị là người mẹ), "Máu kêu trả máu đầu van trả đầu" (Ba mươi năm đời ta có Đảng)...Hình ảnh "máu", "lửa" là cụ thể, nhưng luôn gắn