Những Biểu Tượng Diễn Tả Tình Cảm Lãng Mạn Cách Mạng

lẽ bởi vì những biểu tượng "máu lửa" thực sự đã phản ánh khá đầy đủ và chân thực thời kì "khổ nhục nhưng vĩ đại" của toàn thể dân tộc Việt Nam.

2.2. Những biểu tượng diễn tả tình cảm lãng mạn Cách mạng

2.2.1. Biểu tượng lá cờ

Lá cờ, thực ra đã xuất hiện từ xa xưa, khi con người biết dùng nó để biểu trưng cho một nhân vật lãnh đạo hay một gia tộc lãnh chúa. Trong quân sự, các vị thống lãnh đều dùng lá cờ bên mình làm điểm hội tập binh sĩ, nơi xuất phát các hiệu lệnh hành quân. Lá cờ không chỉ là một biểu tượng cho quyền lực mà nó còn mang một ý nghĩa chính trị rất quan trọng đối với một đất nước. Nó quy tụ trong mình tính thống nhất, sự đoàn kết dân tộc, những đặc trưng của một dân tộc được thể hiện qua biểu tượng trên lá cờ, hay có khi là cả những lý tưởng của dân tộc đó. Lá cờ là biểu tượng của lời hiệu triệu, kêu gọi những ai quy phục dưới nó phải cùng hành động vì một lý tưởng chung. Như nhiều quốc gia trên thế giới, đất nước Việt Nam cũng có một lá cờ khẳng định nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Quốc kỳ nước ta hiện nay là lá cờ đỏ sao vàng hay còn gọi là "cờ đỏ sao vàng", có ngôi sao vàng năm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật. Lá cờ xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ cuối năm 1940. Tác giả của lá cờ là đồng chí Nguyễn Hữu Tiến (1901- 1941). Tháng 2 năm 1941, lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh được trao cho Trung đội Cứu quốc đầu tiên của nước ta mới thành lập ở Bắc Sơn. Tháng 5 năm 1941 Mặt trận Việt Minh thành lập, trong Chương trình Việt Minh ghi rõ:"Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ ngôi sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ". Trung tuần tháng 8 năm 1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào (thuộc tỉnh Tuyên Quang) quyết định lấy cờ Việt Minh (cờ đỏ sao vàng 5 cánh) là lá cờ khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Hiến pháp được Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9-11- 1946 đã ghi:"Quốc kỳ nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh". Cho tới năm 1976, Quốc hội lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tiếp tục giữ cờ đỏ sao vàng làm Quốc kỳ của nước Cộng hòa XHCN Việt nam. Ý nghĩa lá cờ: thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn

kết. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Lá cờ đỏ sao vàng từ khi khai sinh đã đồng hành suốt chặng đường Cách mạng Việt Nam cho tới tận ngày nay, và vì thế nó cũng in dấu rất sâu đậm trong thơ ca.Trong thơ Tố Hữu, giai đoạn 45-75, lá cờ chủ yếu được nhắc đến là cờ đỏ sao vàng.Trong 54 lần nhắc đến cờ thì có 45 lần là cờ đỏ sao vàng, ngoài ra, là cờ giặc (hai lần), cờ đại diện của Chủ nghĩa xã hội (7 lần), và đều mang những ý nghĩa biểu tượng nhất định.

Lá cờ đỏ sao vàng, đầu tiên, biểu tượng cho Bác Hồ, người lãnh tụ khởi nghĩa, vị cha già dân tộc mang đến ánh sáng cách mạng, mang đến con đường sáng cho nhân dân:

Hồ Chí Minh

Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng Trên đầu ta, ngọn cờ dân tộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

( Hồ Chí Minh)

Bác, được ví như "ngọn cờ dân tộc", là linh hồn cho cách mạng Việt Nam với một sứ mệnh cao cả tìm ra con đường cứu nước cho cả dân tộc đang chìm trong kiếp sống nô lệ lầm than. Con đường "kách mệnh" sáng suốt mà Người tìm thấy khi đọc bản Luận cương Lênin đã cứu sống cả một dân tộc. Nên với nhân dân, đất nước Bác là ngọn cờ tiên phong trong sự nghiệp giải phóng đất nước, là ngọn cờ thiêng mà dưới ngọn cờ đó là sự quy tụ sức mạnh kết đoàn của mọi tầng lớp người Việt yêu nước, cùng làm nên cuộc Cách Mạng vĩ đại.

Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945-1975 - 8

Tiếp đến, lá cờ đỏ sao vàng cũng là lá cờ biểu tượng cho Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh. Chính tổ chức Đảng này cũng do Hồ Chí Minh vận động thành lập. Đứng trong hàng ngũ Đảng là những con người ưu tú nhất, cách mạng nhất, tiên tiến nhất của giai cấp vô sản, được giác ngộ lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn đứng hàng đầu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. Những người cộng sản nhận thức rõ bước phát triển tất yếu của quá trình lịch sử và những mục tiêu đấu tranh cách mạng. Họ có khả năng tổ chức, động viên, hướng dẫn, lôi cuốn mọi tầng lớp

nhân dân lao động vào vào cuộc đấu tranh tự giải phóng. Với ý nghĩa đó Đảng là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản, vì thế dưới ngòi bút Tố Hữu, Đảng là ngọn cờ dẫn đường:

Không gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ Đảng chói lọi Hồ Chí minh vĩ đại!

(Sáng tháng Năm)

Hay:

Lần đêm bước đến khi hừng sáng Mặt trời kia! Cờ Đảng giương cao!

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Cờ Đảng là lá cờ của lý tưởng cộng sản, như "mặt trời chân lý" soi rọi bước đi, đem đến sự giác ngộ cho bao nhiêu con người Việt Nam còn đang "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời", để rồi từ đó, bao tâm hồn tuổi trẻ chợt thốt lên: "từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời chân lý chói qua tim" vì đã tìm đúng con đường đi có ý nghĩa nhất, cao cả nhất trên cõi đời này dù biết:"dấn thân vô là phải chịu tù đày, là gươm kề tận cổ súng kề tai, là thân sống chỉ coi còn một nửa".

Không chỉ biểu trưng cho Bác, cho Đảng, lá cờ trong thơ Tố Hữu giai đoạn chiến tranh còn gắn chặt với khí thế đấu tranh, lá cờ lúc này là lá cờ hiệu triệu kêu gọi hành động, kêu gọi tiến quân, là lời giục giã lên đường, ra sa trường.

Có tới hơn chục lần xuất hiện với vai trò là cờ xung phong, cờ "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh", trên khắp mọi miền đất nước, mà đầu tiên nhà thơ nhìn thấy ngay trên quê hương Huế yêu của mình:

Hãy mở mắt: quanh hoàng cung biển lửa Đã dâng lên ngập Huế đỏ cờ sao

Mở mắt trông: trời đất bốn phương chào Một dân tộc đã ào ào đứng dậy

(Huế tháng Tám)

Đây là khí thế của người dân cố đô Huế hòa cùng nhân dân cả nước nổi dậy chống phong kiến, thực dân, phát xít, góp phần làm nên sự thành công cho cuộc Cách mạng tháng tám lịch sử năm 1945.

Ở nhiều câu thơ khác, ta vẫn thấy lá cờ giục gọi:

Mau xung phong! Xung phong! Cờ bay lên cứu nước

(Giết giặc)

Quyết giành đất rộng đồng xanh

Không cho lũ vật hôi tanh bám hoài Nhìn tới trước tương lai chiến thắng Ngọn cờ ta giương thẳng tiến lên!

(Quang vinh tổ quốc chúng ta)

Anh chị em ơi, cờ đỏ phất trên cao!

Anh chị em ơi, hai mươi lăm triệu đồng bào Tiến lên!

muôn vạn

vì sao

dẫn đường!


(Quang vinh tổ quốc chúng ta)

Những câu thơ cho thấy ở các thời điểm khác nhau, địa danh khác nhau, của cả cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, lá cờ luôn phất cao đỏ thắm như cổ vũ, khích lệ, như hiệu triệu sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc đứng lên kiên cường anh dũng để đấu tranh giữ nước dưới ánh sáng ngọn cờ của cuộc cánh mạng mà chủ tịch Hồ chí Minh đã lãnh đạo. Vì thế, lá cờ đỏ sao vàng luôn đồng hành cùng những năm tháng đấu tranh bất khuất, đổ máu hy sinh của nhân dân Việt Nam đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc, giành chính quyền, thống nhất đất nước, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc ngày nay.

Đi cùng gian khổ trong tranh đấu, lá cờ đỏ sao vàng còn phấp phới bay trong niềm tin chiến thắng, tin vào sự nghiệp chính nghĩa. Vì thế, sự xuất hiện của lá cờ là niềm tự hào chiến công, kiêu hãnh ngẩng đầu cùng nhân loại, ngay từ thời chống Pháp:

Trông: chúng ta cờ đỏ sao vàng Rực trời đất Điện Biên toàn thắng!

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

Đã tan tác những bóng thù hắc ám Đã sáng lại trời thu tháng Tám Trên đường ta về lại Thủ đô

Cờ đỏ bay quanh tóc Bác Hồ!

(Ta đi tới)

Đến thời chống Mĩ, lá cờ vẫn đồng hành trong niềm kiêu hãnh, lạc quan:

Một vùng trời đất trong tay

Dẫu chưa toàn vẹn, đã bay cờ hồng!

(Bài ca mùa xuân 1961)

Lá cờ này là máu là da

Của ta, của con người, vô giá

(Việt Nam- Máu và hoa)

Dẫu đất nước chưa được thống nhất, nhưng niềm tin vào một ngày toàn thắng vẫn đinh ninh trong lòng mỗi con người đất Việt, những con người sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc có ngày mai, những con người "vô giá".

Và trong thời chống Mĩ không chỉ xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng chủ đạo, mà Tố Hữu còn nhắc tới lá cờ nửa đỏ nửa xanh- cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, cũng phấp phới bay trong lồng lộng tin yêu, với giọng thơ hào sảng:

Lá cờ, nửa đỏ nửa xanh

Màu đỏ của đất, màu xanh của trời

...

Càng nhìn ta lại càng say

Biển đông lồng lộng gió bay ngọn cờ...

(Nước non ngàn dặm)

Chính ý nghĩa biểu tượng về niềm tự hào dân tộc này của lá cờ, đã góp phần làm nên nét lãng mạn Cách mạng trong thơ ca kháng chiến, đồng thời nhen nhóm trong lòng người khí thế đấu tranh mạnh mẽ kiên cường, vượt lên trên mọi hiện thực đau thương mất mát.

Ở một góc nhìn khác, ta lại thấy, lá cờ luôn gắn liền với những đổi thay trên quê hương Việt Nam khi quê hương được giải phóng, những đổi thay của cuộc sống mới, hứa hẹn nhiều niềm vui, ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, lá cờ là biểu tượng của cuộc sống tự do, an lành, biểu tượng của cuộc đời mới đầy niềm vui, thật đáng sống.

Ngay từ khi mới giành được độc lập, Tố Hữu đã thấy được sự đổi thay kì diệu:

Một bữa cờ son lên đổi ngôi

Sao thiêng nghiêng xuống những lưng đồi Sắn khoai hăm hở về dinh chiếm

Quyền sống trên miền rối cỏ hôi.

(Tình khoai sắn)

Cờ son lên đổi ngôi, chính là biểu tượng của một nhà nước dân chủ, một đất nước Việt Nam độc lập mà sau bao gian khổ trong tranh đấu chúng ta đã giành được năm 1945. Cũng ngay sau đó, để "chống giặc đói", Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi dân ta khắp nơi sôi nổi phong trào tăng gia sản xuất, nên trên quê hương Tố Hữu, khoai sắn mọc xanh thành phố Huế, hứa hẹn cuộc đời no ấm.

Tiếp đó liên tiếp là lá cờ vui của một nền hòa bình ao ước bấy lâu, nay trở thành hiện thực:

Nghìn mảnh tương lai về phấp phới Truyền đơn cờ đỏ gió tung trời

(Quê mẹ)

Trống đánh cờ bay dậy Sôi sục khắp đồng quê

( Trên miền Bắc mùa xuân)

Hôm nay biên giới mùa xuân dậy Núi trắng hoa mơ cờ đỏ đường

( Mục Nam quan)

Những câu thơ rõ ràng cho thấy cảnh trống rong cờ mở khắp các vùng quê hương. Từ thủ đô, nơi có tháp rùa trang nghiêm cổ kính, đến tận vùng biên ải xa xôi hoa mơ nở trắng, rồi vùng núi cao trên chiến khu Việt Bắc, cũng như mọi không gian thôn quê: đồng lúa, bờ tre, bờ đê, đâu đâu cũng đỏ tươi những lá cờ độc lập, lá cờ vui, biểu tượng cho một cuộc đời mới thay da đổi thịt, từ máu xương nay bỗng hóa các mùa hoa. Những câu thơ gắn liền với sự thành công của Cách mạng tháng Tám, của cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì, và với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc thân yêu. Tất cả những sự nghiệp to lớn ấy rõ ràng đang đạt được thành quả trông thấy, thật đáng tự hào, cuộc đời thật đáng sống làm sao. Niềm vui, niềm tin vào sự đổi thay về một cuộc đời mới còn cả với miền Nam, ngay từ khi mới cất bước theo quân giải phóng, lá cờ đã như vẫy gọi, hứa hẹn ngày chiến thắng:

Hoa huệ trắng nở trong vườn, lặng lẽ Nắng thu say bưởi chín vàng cành

Chưa bao giờ đẹp thế, sắc trời xanh Và sắc đỏ của lá cờ ra trận.

(Tuổi 25)

Sắc trời xanh, là sắc của hòa bình, thanh trong, tươi đẹp, còn sắc đỏ là màu cờ ra trận, là niềm tin vào một ngày thống nhất non sông. Niềm tin mà có lần Tố Hữu đã khẳng định:

Ta đi tới không thể gì chia cắt Mục Nam quan đến ải Cà Mau Trời ta chỉ một trên đầu

Bắc Nam liền một biển

(Ta đi tới)

Và rồi niềm tin ấy cũng trở thành hiện thực, ngày giải phóng miền Nam cũng tới, qua bao gian khổ, cuối cùng nhà thơ cũng đặt chân về tới mảnh đất quê hương xứ Huế, ngày chiến thắng, quê hương đỏ rực cờ:

Ôi, cơ chi anh được về với Huế

Không đợi trưa nay, phượng nở với cờ

Về với phá Tam Giang, như con trích con chuồn dưới bể Về với từng lá bến Tuần, lợp nón bài thơ...

(Bài ca quê hương)

Một không gian của ngày toàn thắng, năm 1975, ở Huế, hoa phượng đỏ lẫn trong màu cờ, như chào đón người con ưu tú của quê hương đã trở về. Một lần nữa ta lại gặp lá cờ mang tín hiệu hòa bình, hạnh phúc, sum họp, vui vầy, thắp lên trong tim đỏ hồng những hi vọng vào tương lai.

Nhìn chung với biểu tượng về ngọn cờ, Tố Hữu đã thể hiện tình yêu Tổ quốc, tin rằng đất nước Việt Nam anh hùng sẽ đánh tan kẻ thù.Và bằng cảm quan lãng mạn, cái nhìn lý tưởng, từ lá cờ nhà thơ đã xua tan không khí nặng nề của chiến tranh và nhà thơ đã vẽ ra một tương lai tươi đẹp để thắp sáng lên trong lòng chúng ta niềm tin thắng lợi.

2.2.2 Biểu tượng ngôi sao

Ngôi sao trong tâm thức con người thực ra là một hình ảnh được bắt nguồn từ quan niệm của thiên văn học. Theo các nhà thiên văn học, ngôi sao là một khối cầu plasma, có khả năng "tự sản sinh năng lượng và phát sáng" nhờ các phản ứng tổng hợp hạt nhân bên trong lõi, trọng lượng và khả năng vận động có được nhờ lực hấp dẫn. Mỗi ngôi sao thường là sự tổng hợp của nhiều nguyên tố hóa học, và trong thiên hà có hàng tỉ ngôi sao, bản chất của Mặt trời và Trái đất cũng là những vì sao. Các ngôi sao tất nhiên có trước và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Khi đi vào ý thức, tinh thần con người, ngôi sao là một biểu tượng mang những ý nghĩa khác nhau, tùy vào từng hoàn cảnh, từng con người, tộc người, tôn giáo, …

Với Liên Xô, thành trì đầu tiên của Chủ nghĩa xã hội, ban đầu đã lấy biểu tượng "ngôi sao đỏ năm cánh" tượng trưng cho năm giai cấp hợp thành Liên bang Xô viết (theo quan điểm của V.I Lênin), về sau được coi là một trong các biểu tượng của phong trào Cộng sản quốc tế. Ở nước ta, nhắc đến biểu tượng ngôi sao, đa số người Việt Nam liên tưởng đến mẫu quốc kỳ, với hình ảnh ngôi sao vàng năm cánh tươi màu nổi bật trên nền cờ đỏ.Trong khuôn khổ quốc kì, ngôi sao được hiểu với ý nghĩa là:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023