Người Khổng Lồ Trong Thần Thoại Một Số Tộc Người Nói Tiếng Thái ‌

trình độ sản xuất còn thấp kém. Tính chất hoang đường của thần thoại là một thứ hoang đường thô lỗ, chất phác, hoàn toàn không lệ thuộc vào sự thờ cúng tôn giáo hay của một ý thức hệ xã hội nào cả. Nó thể hiện ảo tưởng của con người chinh phục tự nhiên, lợi dụng tự nhiên và những vấn đề đấu tranh của quần chúng nhân dân trong buổi tan rã của công xã nguyên thuỷ.

Thần thoại về những vị thần buổi khai thiên lập địa được coi là lớp thần thoại đầu tiên, xuất hiện sớm nhất trong lịch sử văn học các tộc người. Thông qua những vị thần có sức vóc và khả năng phi thường, người xưa muốn gửi gắm tình cảm, khát vọng khám phá tự nhiên, từ đó có thể sống hoà thuận với thiên nhiên đầy trắc trở. Đứng trước thiên nhiên vô cùng vô tận, luôn tiềm ẩn những tai hoạ khó lường, mà sức vóc cũng như khả năng của con người là có hạn, người xưa đã viện dẫn đến một lực lượng siêu nhiên mang hình dáng của con người để thể hiện mong muốn khám phá, tìm hiểu về thiên nhiên xung quanh mình, giúp cho cuộc sống của mình bớt khó khăn. Các vị thần khổng lồ trong lớp thần thoại đầu tiên này chẳng qua cũng chỉ là sự thần thánh hoá, phi thường hoá khả năng của người nguyên thuỷ.

Chính vì mẫu hình mà người xưa sử dụng để sáng tạo nên những vị thần khổng lồ được phản ánh trong thần thoại chính là con người, nên những hoạt động, những công việc của các vị thần này cũng rất đỗi gần gũi, quen thuộc với con người. Hay nói cách khác, thông qua các vị thần, con người đã được thần thánh hoá, được nâng lên một tầm cao mới, sánh ngang với tự nhiên bao la, hùng vĩ tồn tại xung quanh họ. Bởi các vị thần cũng có khả năng và sức vóc không thua kém gì tự nhiên. Sức sáng tạo của con người được tôn vinh, được sánh ngang với sức sáng tạo của thiên nhiên.

Thần thoại là thể loại văn học dân gian ra đời sớm nhất. Nó không phải chỉ là văn học dân gian mà còn là triết học, tôn giáo, khoa học, lịch sử, kinh nghiệm sống và cách ứng xử với tự nhiên của người nguyên thuỷ. Tinh thần

và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng, lãng mạn của thần thoại đời sau thật khó sánh bằng. Khi nhận thức của con người đối với muôn vật ngày càng chính xác và sâu sắc hơn, khi thế giới thần linh mất dần sự linh thiêng đối với con người, khi những yếu tố xã hội và tinh thần thực tế thôi thúc con người khám phá thế giới tự nhiên theo hướng khác, thì thần thoại sẽ mất dần chỗ đứng trong đời sống sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, nó vẫn là một sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời “một đi không trở lại” để đời sau mãi mãi ngưỡng mộ.

2.2.2. Người khổng lồ trong thần thoại một số tộc người nói tiếng Thái‌

Như trên đã nói, thần thoại ra đời trong giai đoạn hậu kỳ công xã nguyên thuỷ, khi mà trình độ nhận thức của con người đã có bước phát triển nhất định. Nội dung thần thoại chủ yếu phản ánh khát vọng hiểu biết và chinh phục tự nhiên phục vụ cho cuộc sống cộng đồng của người nguyên thuỷ. Do vậy mà yếu tố hoang đường, ấu trĩ trong buổi sơ khai của lịch sử thể hiện rò nét. Trong đó điển hình là hình ảnh về những vị thần khổng lồ, những người có công tạo ra cảnh quan tự nhiên mà người nguyên thuỷ đang sống.

Thần thoại của người Thái phổ biến có hình tượng về lớp người khổng lồ Sô Công và Ải Lậc Cậc. Tương truyền rằng bảy cặp ông bà khổng lồ Sô Công được Then cử xuống để tạo dựng lại Mường Then. Tuỳ từng công việc, các ông bà Sô Công được kèm theo những tên gọi khác nhau.

Có vai trò quan trọng nhất và nhiều việc nhất là ông Sô Công Phạ (tức ông Sô Công Trời) ở trên để tạo ra bầu trời; bà Sô Công Đin (bà Sô Công Đất) ở dưới đẻ ra đất màu mỡ phủ lên vùng đồng bằng lòng chảo Mường Then, chuẩn bị cho Ải Lậc Cậc xuất hiện và tiếp đó chính là loài người.

Chuyện kể về người khổng lồ Sô Công đã đi vào tâm linh Thái. Bài đọc trong lễ cúng thần mường (xên mương) đã khấn đến bốn vị này bằng câu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

“Xong pú Sô Công Cặm Phạ Xong pú Sô Công Cặm Mók


Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 8

Nghĩa là:

Pú Cặm Mók nó nen mương chắn mả Pú Cặm Phạ minh mương chắng đảy na”


“Hai ông Sô Công chống trời Hai ông Sô Công chống mây

Ông Chống Mây để hồn thiêng đất mường phát

Ông Chống Trời để nền móng hồn thiêng của mường vững vàng”.

Mỗi lần ông Sô Công Trời cúi đầu từ trên cao xuống hút nước, đá, sỏi, cát bụi ở hồ Mường Then lên tạo lập tinh tú ở lòng trời cũng là dịp gặp bà Sô Công Đất. Sau những cuộc ân ái giữa hai người, bà Sô Công Đất bắt đầu hoài thai và sinh ra toàn đất đai màu mỡ. Những đụn đất mà bà Sô Công Đất sinh ra được cặp ông Sô Công Lụp Cụp và bà Sô Công Lươi Xươi san đi phủ đầy nơi cao chỗ thấp ở khắp nơi và dần dần tập trung vào việc tạo dựng nên các đồng bằng lòng chảo thung lũng, trong đó có bốn cánh đồng lớn: “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”. Ông Sô Công Lụp Cụp và bà Sô Công Lươi Xươi đã san đất màu ra năm phương. Từ đó mà người Thái có câu tục ngữ “Bốn góc trời, năm phương đất” (Xí chéng phạ, hả bôn đin). Trong đó bốn phương đất, mỗi phương có một bà Sô Công cùng cặp với một ông Sô Công Trời. Ông Sô Công Chống Trời là chồng của bà Sô Công Chống Đất, ông Sô Công Chống Mây là chồng của bà Sô Công Nâng Đất, ông Sô Công Tạo Cây là chồng của bà Sô Công Tạo Cỏ…

Theo thần thoại Thái về các cặp Sô Công có thể thống kê ra 7 cặp Sô Công như sau:

1, Ông Sô Công Trời – Bà Sô Công Đất (pú Sô Công Phạ - gia Sô Công Đin). 2, Ông Sô Công Chống Trời – Bà Sô Công Chống Mây (pú Sô Công

Cặm Phạ - gia Sô Công Cặm Đin).

3, Ông Sô Công Chống Mây – Bà Sô Công Nâng Mây (pú Sô Công Cặm Mók – gia Sô Công Nho Đin).

4, Thần ông Lụp Cụp - Thần bà Lươi Cươi (phi Lụp Cụp – phi Lươi Cươi). 5, Chủ ông Chục - Chủ bà Chao (chảu pọ Chục - chảu me Chao).

6, Ông Sô Công Tạo Cây – Bà Sô Công Tạo Cỏ (pú Sô Công Cặm Pá – gia Sô Công Cặm Nhả).

7, Vợ chồng người khổng lồ thứ 7 không gọi là Sô Công mà đặt tên là Ải Lậc Cậc hay Ải Xái Hịa. Cặp vợ chồng này có hình dáng nhỏ hơn so với các cặp Sô Công nhưng thực chất, thân hình họ vẫn rất to cao “vượt quá những rặng núi ở quê hương người Thái” [86, tr101].

Cặp vợ chồng Ải Lậc Cậc được Then cử xuống khi đất trời đã được các cặp Sô Công tạo dựng xong. Nhiệm vụ của thần là khai phá bốn cánh đồng Mường Then, Mường Lò, Mường Tấc và Mường Than để trồng lúa. Trong thần thoại Thái, chính hai vị thần này là người đầu tiên đem cây lúa gieo trồng trên những cánh đồng màu mỡ này, tạo nên nghề nông trồng lúa nước cho cư dân Thái về sau.

Không chỉ là ông tổ của nghề nông trồng lúa nước, vợ chồng Ải Lậc Cậc còn là cư dân đầu tiên nuôi và thuần dưỡng thú vật với con vật đầu tiên là con ngựa có cánh và đôi trâu Nen được Then Lôm ban cho khi đưa họ xuống trần gian. Họ còn là những người đầu tiên tìm ra lửa, giữ lửa và dùng lửa để chế biến thức ăn. Nhờ có lửa đun nấu, sẵn tro than nên những cánh đồng của hai thần luôn màu mỡ do được bón than tro thường xuyên.

Không dừng ở việc khai khẩn bốn cánh đồng lúa lớn: Thanh, Lò, Tấc, Than, Ải đã thúc hai trâu Nen cày khắp nơi để biến vùng đất trở thành đồng lúa. Tương truyền, những rặng núi cao thấp nối tiếp nhau ngày nay là đường cày do Ải Lậc Cậc tạo nên. Ải đã khởi công đắp phai ngăn sông Đà khúc dưới Mường Lay. Dự định của Ải là sẽ lấy nước ở phai sông Đà dẫn vào mương

chảy tới tưới cánh đồng Mường Thanh. Việc đương làm chưa xong nên ngày nay ta thấy có chỗ hai dặng núi ở hai bên bờ tự nhiên nhô ra thắt dòng sông hẹp lại. Đó là dấu tích vợ chồng Ải Lậc Cậc đắp phai dở. Người đời gọi chỗ này là “cứu Xái Hịa” (eo thắt Xái Hịa).

Ải cũng bắt đầu san và hạ thấp dần Piêng Luông, tức cao nguyên Mộc Châu – Sơn La xuống. Rồi tại khúc sông Đà, chỗ Mường Tè – Mộc Châu cũng có dấu vết đắp phai của Ải. Ải định làm thành công công trình lái dẫn dòng chảy đẩy cọn quay, múc nước tưới và biến Piêng Luông thành đồng ruộng trồng lúa.

Công việc đang dang dở thì Ải nghe tin mẹ ở Mường Trời ốm nặng. Ải bèn cùng vợ nhảy phắt lên mình ngựa cánh Then Lôm bay về thăm. Lại gần mẹ, Ải nhẹ tay đặt lên trán, chẳng ngờ, tay Ải nặng quá làm mẹ vỡ đầu chết. Buồn quá, Ải bỏ vợ ở Mường Trời, một mình quay trở lại Mường Then. Ở đây, Ải có mâu thuẫn với Ải Chang Nọi (Chàng Voi Con) do bị Ải Chang Nọi đến “đòi nợ” oan. Hai Ải vật nhau “từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, từ tối đến sáng, hết ngày này qua ngày khác. Mặt trăng lên rồi mặt trăng lặn, chẳng Ải nào thắng Ải nào”. Một hôm hai ông bà Sô Công Trời và Sô Công Đất đi qua, thấy hai Ải đánh nhau lầm tưởng là loài ếch nhái nên bắt cho vào giỏ, bẻ gãy giò rồi đem về Mường Trời nướng ăn.

Ải Lậc Cậc chết. Công việc khai phá Mường Then còn dang dở. Mường Then trở nên hoang vu, không ai cai quản và tạo dựng. Nhiều công trình chưa hoàn thành của hai vợ chồng Ải Lậc Cậc đến nay vẫn còn dấu tích.

Sau thế hệ của các Sô Công và Ải Lậc Cậc, Then mới cử xuống dưới trần lớp người mới. Đó là tổ tiên của các tộc người sau này. Riêng đối với người Thái, họ vẫn luôn ghi nhớ công ơn khai phá ruộng đồng, tạo nên diện mạo tươi đẹp cho cảnh quan thiên nhiên nơi mà tộc người sinh sống. Trong bài cúng mo mường đặt tên cho vợ chồng Ải là “chủ ông Súc, bà San” và có

câu miêu tả: “ông cao bằng vách núi, bà lớn bằng núi non” (Chảu xung piêng phằng, gia năng piêng pu).

Qua câu chuyện về lớp người khổng lồ có công khai thiên lập địa trong thần thoại Thái, ta thấy rằng, “người Thái coi Sô Công và Ải Lậc Cậc là những vị thần sáng tạo, tượng trưng cho sức mạnh của tự nhiên và lực lượng lao động của con người, hoà đồng cùng hệ sinh thái nhân văn làm xuất hiện hệ sinh thái nông nghiệp phức hợp, lấy cây trồng là lúa nước làm trụ cột, ở trong các thung lũng lòng chảo vùng núi cao nguyên của miền nhiệt đới ẩm ướt. Theo tâm linh ấy, sự sinh trời, đất, nước cốt cho xã hội con người tồn tại” [83, tr444-446 ].

Cùng chung chủ đề về những vị thần khổng lồ trong buổi bình minh của tộc người, kho tàng văn học dân gian của người Tày cũng có câu chuyện về vợ chồng “Báo Luông, Sao Cải” (ông To, bà Lớn). Truyền thuyết về cặp vợ chồng này nhằm giải thích cho sự hình thành tên đất cũng như sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước của người Tày ở Cao Bằng.

Khi trời đất đã hình thành, xuất hiện hai con người “cao to, khoẻ mạnh đi dọc dòng nước kiếm thức ăn”. Khi gặp nhau, họ kết duyên chồng vợ để cùng chung sống. Thời gian trôi qua, gia đình Báo Luông – Sao Cải ngày càng đông đúc nên lương thực kiếm được do săn bắn không đủ nuôi con. Sao Cải bèn nghĩ cách lấy loại cỏ mọc hoang “cứng ram ráp” ở “bãi ngập dưới Nậm Thong” đem về trồng để lấy lương thực nuôi con. Đó chính là tổ tiên của cây lúa ngày nay.

Sao Cải đem hạt về trồng ở chỗ “xâm xấp nước” rồi cùng với chồng con chăm sóc, “đắp đập giữ nước cho những chỗ cạn” và “khơi những chỗ quá trũng để nước rút bớt”. Không những vậy, họ còn phải “tỉa nhổ bớt cho cây đỡ dầy”, và “làm đất, đào đắp đất” ngăn nước. Để có sức kéo cày, làm đất, hai vợ chồng Báo Luông – Sao Cải còn thuần dưỡng nhiều loài động vật

để phục vụ sản xuất. Họ bắt trâu rừng, bò rừng, chó, mèo, ngựa…để phụ giúp mình trong công cuộc đồng áng.

Nhờ khả năng sáng tạo của mình, hai vợ chồng cùng với đàn con đã có cuộc sống no đủ. Khi các con trưởng thành, ông bà lo dựng vợ gả chồng cho con rồi chia vùng cho chúng sinh sống:

“Thằng Bế ở Bản Vạn

Thằng Vạn nên đi Bản Ngần Thằng Hoàng thử về Đâu Ngả Thằng Mã trụ ở Nà Mè

Thằng Hà làm nhà Tả Lạn

Thằng Đàm sang tạm Ảng Giàng

………………………………..”

Về sau, tên của các con trở thành tên gọi chính của các bản làng. Các con cái của Báo Luông – Sao Cải trở thành tổ tiên của các dòng họ người Tày ở Cao Bằng hiện nay. Họ đã nỗ lực hết mình gây dựng một cuộc sống tốt đẹp, no đủ cho con cháu về sau. Ngày nay ở Cao Bằng, mỗi dòng họ Tày đều có ý thức về những vị tổ của dòng họ và duy trì sự thờ cúng như một lòng tri ân đối với những người sáng lập ra dòng họ cũng như tộc người.

2.2.3. Hình tượng người khổng lồ trong truyện kể một số tộc người anh em

Có thể nói, hình ảnh những vị thần khổng lồ - những vị thần trong buổi bình minh của loài người – là mẫu số chung phổ biến trong thần thoại của các tộc người không chỉ ở nước ta mà có tính chất phổ biến toàn nhân loại.

Trong văn học dân gian của các tộc người ở nước ta, không chỉ thấy hình ảnh này trong thần thoại người Thái hay người Tày, mà nó còn phổ biến ở những tộc người khác, không kể trình độ phát triển cao thấp khác nhau. Ta bắt gặp trong thần thoại của người Việt (Kinh) hình ảnh của ông Thần Trụ Trời với một thân thể “to lớn không biết bao nhiêu mà kể; chân thần bước

một bước cứ như bây giờ từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia[6, tr75].

Công việc của thần Trụ Trời được mô tả như sau:

“Thần đứng dậy đội trời lên cao rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời. Cột càng được thần đắp cao lên chừng nào thì trời, tựa như một tấm màn lớn được nâng cao lên chừng ấy. Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi. Từ đó trời đất phân ra làm hai. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỗ giáp giới giữa trời và đất gọi là chân trời

Khi trời đã cao vừa ý và đã khô cứng rồi, không hiểu sao thần lại phá cột đá đi. Thần ném vung đá và đất đi khắp nơi mọi chỗ. Mỗi hòn đá văng ra bấy giờ thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung toé mọi nơi thành cồn đồi, cao nguyên. Vì thế mà bây giờ mặt đất chỗ cao chỗ thấp không được bằng phẳng. Chỗ thần đào lên để lấy đất đá đắp cột bây giờ là biển cả” [6, tr 76]

Tiếp theo công việc phân khai trời đất của thần Trụ Trời là đến công việc kiến tạo của một loạt các vị thần khác được nhắc tới trong câu ca quen thuộc của người Việt:

“Nhất ông đếm cát, Nhì ông tát bể (biển), Ba ông kể sao,

Bốn ông đào sông, Năm ông trồng cây, Sáu ông xây rú,

Bảy ông trụ trời…”[6, tr77].

Như vậy, theo quan niệm của người Việt xưa, thiên nhiên xung quanh con người, là nơi mà con người đang sinh sống chính là thành quả lao động

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí