Thể Hiện Khát Vọng Chinh Phục Và Sống Hoà Đồng Với Tự Nhiên Của Con Người Trong Buổi Đầu Của Lịch Sử

hai vợ chồng Sô Công Lươi Xươi và Lụp Cụp, do công việc quá nặng nề mà có lúc cũng lập cập, vấp ngã…Tính cách của các thần cũng chính là sự hiện thực hoá tính cách của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Tốt đẹp đấy nhưng cũng có thật hạn chế.

Thứ sáu: biểu tượng về những vị thần khổng lồ là đặc trưng cho các cư dân trồng lúa nước, gắn liền với tín ngưỡng phồn thực truyền thống. Điển hình như trong tâm thức của người Thái, các vị Sô Công và Ải Lậc Cậc có vai trò quan trọng và được thờ cúng như những vị thần nông. Trong văn hoá của người Tày cũng vậy. Vợ chồng Báo Luông, Sao Cải cũng được coi là những người đầu tiên có công truyền dạy nghề nông cho tộc người. Hay ta cũng bắt gặp hình ảnh những vị thần khổng lồ trong thần thoại của người Việt (phong phú hơn cả), của người Mường (ông Đùng, bà Đà) là những cư dân trồng lúa nước điển hình. Chính việc đề cao vai trò của những vị thần khổng lồ này là khởi nguồn cho tín ngưỡng phồn thực của các cư dân trồng lúa nước ở nước ta.

Khác với những vị thần trong các loại truyện cổ tích, truyền thuyết ở những giai đoạn sau này thường mang trong mình yếu tố thần tiên, tốt đẹp, hình ảnh của các vị thần trong thần thoại được coi là bản sao của đời sống hiện thực được phản ánh vào trong văn học. Ở đó, các vị thần không phải là những lực lượng cao siêu với những phép màu kỳ ảo, mà đó chỉ là hình ảnh về xã hội và con người trong buổi ban sơ của lịch sử. Với khát vọng tìm hiểu về những hiện tượng tự nhiên để chinh phục nó, với ý thức về sức mạnh của lao động, con người đã qui mọi sự vật trong tự nhiên là do khả năng sáng tạo của các vị thần - thực chất là những con người đã được “thần thánh hoá”. Thiên nhiên trở nên quá đỗi gần gũi với con người, trở thành đối tượng tác động thường xuyên của con người. Tầm vóc to lớn, phi thường của các vị thần sáng tạo cũng chính là biểu tượng đầy đủ và khái quát nhất cho sức mạnh

sáng tạo của bản thân con người, cho sức mạnh cải biến thế giới mà con người đã, đang và sẽ làm trong suốt lịch sử tồn tại của mình.‌

2.3. Ý nghĩa của biểu tượng người khổng lồ

2.3.1. Thể hiện khát vọng chinh phục và sống hoà đồng với tự nhiên của con người trong buổi đầu của lịch sử

Trong giai đoạn đầu của lịch sử nhân loại, khi con người mới thoát thai khỏi thế giới động vật và bắt đầu có sự phát triển trong nhận thức, vấn đề đầu tiên mà họ quan tâm và mong muốn tìm hiểu là về những hiện tượng tự nhiên xung quanh họ. Tại sao lại có trời, có đất, có mưa, có gió? Tại sao lại có sông, suối, ao hồ? Tại sao lại có các loài vật? Và tại sao lại có con người? Những câu hỏi đó chi phối nhận thức của con người trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại. Và thậm chí cho đến tận bây giờ, với trình độ khoa học kỹ thuật đã phát triển hơn rất nhiều, con người cũng không ngừng tìm hiểu và lý giải những sự việc đó.

Đối với con người hiện đại, để nhận thức về những hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh mình đã cả là một quá trình tư duy không ngừng, thì đối với con người thời nguyên thuỷ, để giải thích những hiện tượng này còn khó khăn đến nhường nào?

Lúc bấy giờ, cơ sở duy nhất người nguyên thuỷ dựa vào để giải thích thế giới chính là ở khả năng lao động của bản thân. Với sự phát triển không ngừng về công cụ sản xuất, năng suất lao động của con người ngày càng được nâng cao, bước đầu ổn định cuộc sống. Chính lao động đã giúp cho con người tách biệt hẳn thế giới động vật và giúp cho tư duy con người ngày càng được nâng cao. Con người nguyên thuỷ từng ngày, từng giờ không ngừng tác động vào tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình nên đối với họ, lao động của con người có sức mạnh vạn năng. Và từ đây, để giải thích và nhận thức về thế giới, họ đã dựa vào chính sức lao động của mình.

Người nguyên thuỷ cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đều được sinh ra từ ý muốn và từ lao động của con người. Đều đó đã được phản ánh đậm nét trong thần thoại của các tộc người về những vị thần khổng lồ có vai trò sáng tạo. Đó là ông Thần Trụ Trời hay cặp đôi Nữ Oa - Tứ Tượng của người Việt (Kinh), đó là ông Taman Xơri của người Co hay đó là ông Rờ xí của người Xê đăng. Và đặc biệt hơn là bảy cặp Sô Công của người Thái (Vợ chồng Ải Lậc Cậc là cặp Sô Công thứ bảy) và vợ chồng Páo Luông – Sao Cải của người Tày. Bằng những việc làm phi thường sáng tạo ra tự nhiên, các vị thần khổng lồ chính là hiện thân của ước mơ chinh phục, cải tạo tự nhiên của người xưa trong buổi đầu của lịch sử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Người khổng lồ trong thần thoại của các cư dân nói tiếng Thái nói riêng và của các tộc người khác nói chung là những người có sức vóc phi thường, do vậy mà những việc làm của họ cũng thật khác thường. Để phục vụ cho cuộc sống cũng như công việc sản xuất được thuận lợi, họ phải đào sông, đắp đất, làm ruộng, gánh đất, bón tro… như những người bình thường. Tuy nhiên, do sự khác thường về sức vóc nên thành quả lao động của họ cũng thật đáng nể. “Ải gánh tro và than đi bón ruộng. Đổ tro xuống thành núi Tro (Pú Tan ở Chiềng Pấc - Thuận Châu). Đổ than thành núi Than (Pú Thán ở Mường Phăng - Điện Biên)[46, tr10]

Qua hình tượng người khổng lồ, cư dân Tày - Thái cổ thể hiện ước vọng chinh phục tự nhiên của mình. Họ qui mọi sự sáng tạo tự nhiên như sông, suối, ao, hồ, núi, đồi… đều là công sức lao động của người khổng lồ - những vị thần buổi khai thiên lập địa. Chính sự lao động cần cù, kiên trì của họ đã giúp cho con người có được cuộc sống như ngày nay. Con người có ruộng để trồng lúa, có sông suối để đánh bắt cá, có rừng để săn thú…

Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 10

Bên cạnh công lao to lớn là cải biến tự nhiên theo hướng có lợi để phục vụ cho đời sống của con người sau này, các vị thần còn có công thuần dưỡng

những vật nuôi, cây trồng đầu tiên cho con người. Nếu như Sao Cải là vị thần đầu tiên biến cây lúa hoang thành lúa trồng cho người Tày, thì vợ chồng Ải Lậc Cậc là người đã đem cây lúa đến cấy trồng ở bốn thung lũng màu mỡ của người Thái. Không những thế, ông bà còn đem các giống vật nuôi được Then tặng để làm vật nuôi trong nhà, phục vụ cho việc đi lại (ngựa có cánh). Hay lên rừng bắt trâu bò, mèo, chó về để phục vụ cho sản xuất. Chính các vị thần này là người đã đem nghề nông đến cho các cư dân Tày – Thái cổ..

Công lao của các vị thần sáng tạo thật to lớn. Nhưng xét đến cùng, những vị thần khổng lồ này chính là sự hiện thực hoá, cụ thể hoá khát vọng chinh phục tự nhiên, nâng cao vai trò của lao động sáng tạo của con người lên ngang tầm với sức sáng tạo của tự nhiên của cư dân xưa. Lúc này, vào giai đoạn tan rã của xã hội nguyên thuỷ, ý thức về bản thân, về vị trí và vai trò của con người trong tự nhiên được nâng cao. Con người muốn đặt vị trí của mình ngang tầm với thiên nhiên, chinh phục, cải tạo tự nhiên theo hướng có lợi cho cuộc sống của mình, theo ý muốn chủ quan của mình. Nhưng tự nhiên lại quá hùng vĩ, quá lớn lao so với tầm vóc nhỏ bé của con người. Do vậy, trong trí tưởng tượng hết sức thô sơ, mộc mạc của mình, họ đã sáng tạo ra những vị thần cũng có tầm vóc thật to lớn để thực hiện ước mơ của mình.

Qua thần thoại về các vị thần của cư dân Tày – Thái cổ nói riêng và các tộc người khác nói chung, người nguyên thuỷ đã đưa ra một sự giải thích khá thú vị về quá trình sáng tạo ra tự nhiên: chính sức lao động của các vị thần khổng lồ đã tạo nên diện mạo mới cho mặt đất nơi con người sinh sống trong buổi đầu lịch sử. Nhưng thực chất, sức sáng tạo đó, công lao đó chính là từ khả năng lao động sáng tạo con người đã được thần thánh hoá, được khoác lên mình tính chất “thiêng liêng, huyền bí” cũng giống như thân thế và lai lịch của các thần vậy!

2.3.2. Đề cao vai trò của lao động sáng tạo‌

Trong buổi đầu của lịch sử, khi nhận thức con người còn nhiều hạn chế, nhưng họ đã ý thức được vai trò cải tạo thế giới, biến đổi con người của lao động. Bằng chính sức lao động và khả năng sáng tạo của mình, con người đã dần dần khẳng định mình trong giới tự nhiên, không chỉ là một bộ phận của tự nhiên mà còn tiến tới chinh phục nó, cải biến nó theo hướng có lợi cho mình. Có thể nói “chính lao động đã sáng tạo ra con người”.

Với sự phát triển không ngừng của hoạt động lao động sáng tạo thông qua việc phát minh ra hàng loạt những công cụ ngày càng hiệu qủa đã giúp cho cuộc sống của người nguyên thủy bắt đầu đi vào ổn định. Theo đó nhận thức của họ cũng được nâng cao. Tuy nhiên, những nhận thức về tự nhiên, về con người cũng như cộng đồng xã hội mà ở đó con người đang sống còn rất mơ hồ. Hơn thế nữa, con người lúc này vẫn chỉ là một bộ phận của tự nhiên, có mối quan hệ hữu cơ với tự nhiên do cuộc sống của họ vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Do vậy, những biến đổi của môi trường xung quanh có tác động trực tiếp đến đời sống của họ mà họ không thể giải thích nổi. Và lao động - tức khả năng sáng tạo của con người – chính là cứu cánh để họ tìm hiểu, lý giải để tiến tới chinh phục tự nhiên.

Thông qua hệ thống các truyện thần thoại về những vị thần khổng lồ trong buổi bình minh của lịch sử tộc người, cư dân Tày – Thái nói riêng và các tộc người khác nói chung đều thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên thông qua lao động. Những vị thần sáng tạo chính là sự thần thánh hoá khả năng lao động của con người.

Con người thời nguyên thuỷ thật nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ, lớn lao. Đôi khi thiên nhiên ấy thật hiền hoà, nhưng cũng có lúc thật dữ dội. Để trấn át được tự nhiên, sức lực yếu ớt của con người không thể làm được. Họ phải viện vào một lực lượng siêu nhiên nào đó có sức vóc ngang tầm với thiên

nhiên. Và họ đã khái quát hoá khát vọng ấy thành hình ảnh về những vị thần “khổng lồ”.

Các vị thần trong thần thoại của tộc người cũng làm những công việc như người bình thường. Họ cũng lấy vợ lấy chồng, cũng phải lao động mới có cái ăn, cũng có những tính xấu tốt như con người, có khác chăng là ở tầm vóc của họ mà thôi. Ví như Ải Lậc Cậc chẳng hạn. Vợ chồng Ải Lậc Cậc đồ xôi ở Mường Then. Nắm xôi ném trâu của Ải rơi xuống thành núi Xôi Nướng (Pú Khẩu chì), đá ném thành núi Đá Rơi (Pú Hinh Kỉnh), chân gạt tìm viên đá lửa rơi xuống sông Nậm Rốm làm cho quãng giữa sông này không có đá. Hay do vô tình đánh rơi gánh than, gánh tro mà tạo thành núi Than, núi Tro….Còn vợ chồng nhà Báo Luông – Sao Cải, muốn có đủ lương thực nuôi con, họ cũng phải vất vả tìm kiếm và thuần dưỡng cây lúa nước, chăm sóc và nâng niu nó thì mới thu được kết quả tốt đẹp. Ta bắt gặp ở đây hình ảnh của người nông dân chân lấm tay bùn – hình ảnh tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Ở đây không có yếu tố thần tiên, ma quái nào cả mà nó là một sự hiện thực hoá hình ảnh lao động của con người. Nó phản ánh rất chân thực đời sống của người nguyên thuỷ lúc bấy giờ. Yếu tố phi lý ở đây chỉ dừng lại ở việc mà các thần làm thật to lớn quá, phi thường quá, nhưng cũng thật đời thường. Hành động đó, công việc đó người bình thường cũng làm được, nhưng ở đây, do đối tượng tác động là tự nhiên quá hùng vĩ nên nó phải được nâng lên ở một tầm cao mới, ở một mức độ mới mà chỉ có những vị thần với sức vóc khổng lồ mới có thể đảm nhiệm được.

Chính lao động đã tạo ra con người cho con người, sáng tạo ra thiên nhiên mang tính người. Thông qua lao động mà những lực lượng bản chất của con người được vật thể hoá trong các đối tượng, thiên nhiên trở thành con người đối với con người, nhân đó mối quan hệ của con người với tự nhiên mới mang tính người, những cảm giác của con người mới được người hoá” (Mác).

Do đó giữa thiên nhiên với con người mới có mối tình giao lưu hữu ái như tình ruột thịt. Thiên nhiên và con người là đôi bạn đồng hành thuỷ chung đến muôn đời. Ngắm nhìn thiên nhiên, con người thấy bóng dáng của chính mình.

Như vậy, tựu chung lại, các vị thần khổng lồ trong thần thoại các dân tộc nói tiếng Thái chính là hiện thân cho lao động của con người trong buổi đầu lịch sử. Với mong muốn tìm hiểu, giải thích về tự nhiên, thêm vào đó là niềm tự hào đối với thành quả lao động của bản thân, cư dân Thái cổ đã qui khả năng sáng tạo của tự nhiên cho sức lao động của con người. Một hiện tượng nhân cách hoá rất đặc sắc thể hiện niềm tự hào của người xưa về bản thân mình, vào khả năng sáng tạo, biến đổi thế giới khách quan của con người, lấy con người làm trung tâm của vũ trụ. Sức mạnh của con người đã được “thần thánh hoá”, “thiêng hoá” qua hình ảnh của các vị thần nhưng nó vẫn thật gần gũi với con người. Người xưa có thể dễ dàng nhận ra bóng dáng của mình qua hình ảnh của các vị thần sáng tạo, hay nói cách khác, các vị thần của thưở khai thiên lập địa đó chính là sự “thậm sưng hoá”, “hùng vĩ hoá” khả năng lao động sáng tạo của con người mà thôi. Thông qua hình ảnh của các vị thần này mà vai trò của con người được nâng cao sánh ngang tầm với tự nhiên.

Không chỉ là một phần của tự nhiên, cư dân Tày – Thái xưa đã thể hiện ước vọng tìm hiểu, chinh phục tự nhiên, thậm chí còn cho mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đều bắt nguồn từ khả năng lao động của con người. Với sự ra đời của thần thoại, con người thêm một bước nữa đã khẳng định vị thế của mình trong tự nhiên, hoàn toàn tách khỏi thế giới động vật và chủ động trong hoạt động sống của mình. Bởi vì con người có lao động - khả năng sáng tạo có mục đích duy nhất có ở con người.

2.3.3. Khẳng định sức mạnh của cư dân trồng lúa nước‌

Hình ảnh con người và xã hội được phản ánh trong thần thoại các cư dân nói tiếng Thái là hình ảnh của một nền văn hoá nông nghiệp trồng lúa nước. Đó là việc tìm ra một thứ “cỏ mọc xanh um, có hạt cứng nhọn ram ráp, nhưng khi vùi vào lửa thì lại thấy nổ bem bép và nở ra những nụ bông trắng, ăn vào thấy ngon miệng”. Sao Cải đã quyết định mang cây đó về trồng để làm thức ăn thường xuyên cho gia đình mình. Hay như khi được Then đưa xuống cai quản Mường Then, vợ chồng Ải Lậc Cậc đã đem cây lúa xuống trồng ở bốn thung lũng màu mỡ dưới trần gian: Mường Then, Mường Tấc, Mường Lò, Mường Than , mà sau này được coi là lãnh thổ tộc người của người Thái.

Ngay từ buổi đầu của lịch sử tộc người, khi mới thoát thai khỏi thế giới động vật, với nhận thức còn rất mơ hồ, ấu trĩ về tự nhiên, xuất phát từ điều kiện tự nhiên nơi mà tộc người sinh sống, những cư dân nói tiếng Thái cổ đã quyết định chọn cây lúa nước làm cây lương thực chính của đồng bào. Từ đây hình thành nên một nền văn minh lúa nước đặc trưng của vùng thung lũng - địa bàn sinh tụ chính của tộc người – hoà chung với nền văn minh lúa nước đồng bằng của người Kinh (Việt). Có thể nói, các tộc người ngôn ngữ Thái ở vùng thung lũng đã hoà cùng với người Việt - Mường ở vùng đồng bằng tạo nên nền văn minh Sông Hồng rực rỡ trong lịch sử cổ đại Việt Nam.

Ngay từ khi hình thành tộc người, cư dân Thái cổ đã chọn nghề nông trông lúa nước làm nghề kinh tế chính của mình. Điều đó đã được thể hiện rò trong thần thoại của tộc người - loại hình văn học dân gian xuất hiện sớm nhất trong lịch sử văn học của loài người.

Các vị thần khổng lồ không chỉ có công đem cây lúa đến cho người dân mà còn phổ biến cho họ cách chăm bón để làm sao có được kết quả tốt nhất. Nếu như vợ chồng Báo Luông – Sao Cải phải “đắp bờ be nước cho những chỗ cạn, khơi những chỗ quá trũng để mực nước thấp bớt, lại thấy phải tỉa nhổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022