Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 24

RƠ XÍ

(Dân tộc Xê đăng)


Ông Rơ xí là một vị thần khổng lồ ở vùng núi Ngọc Ang (Gia Lai, Kon Tum). Vóc người ông to lớn như trái núi. Ông đi khắp mọi nơi trên trái đất này. những chỗ ông qua nhiều lần, bàn chân của ông nặng quá làm cho mặt đất trở nên lồi lòm. Các vùng có núi có thung lũng cao thấp ngày nay, là do dấu chân ông mà ra.

Có một lần, ông Rờ Xí ngồi nghỉ ăn trầu. đang cơn vui, ông lấy chân khoả qua khoả lại trên mặt đất. Thế là hiện ra một vùng đồng bằng mênh mông rộng lớn. những dòng sông, dòng suối là vết ngón tay của ông Rờ Xí quờ tìm cái đánh lửa lúc ông để quên.

May có ông Rờ Xí, chứ không thì ngày nay bầu trời liền với mặt đất mãi. số là có một lần Trời phơi chăn. Cái chăn trời lớn rộng quá, căng ra vẫn có chỗ trùng. Sợ chăn trùng làm lấp mất mặt đất, ông Rờ Xí phải đứng lên cúi lưng để đỡ lấy cái chăn ấy. Vì thế mà có được bầu trời như ngày nay. Ông đứng rất lâu, lâu cho đến khi bầu trời vòm căng lại mà không bị trùng nữa, ông mới biến đi đâu không rò. Nhưng một dấu chân của ông ngày nay còn để lại ở vùng Đak Tam Lung (phía Tây Trà Mi). còn dấu chân kia, nghe nói ở mãi vùng đất Quy Nhơn, giáp biển.


Trích trong “Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam tập 1: Thần thoại, truyền thuyết”, Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An (ST)(2000), trang 223-224.

Khảo dị: NGƯỜI KHỔNG LỒ

Thưở xưa ở vùng núi Ngọc Ang có ông Rờ Xí, vóc người to lớn như trái núi. Ông Rờ Xí đã đi khắp thế gian này. Những chỗ ông qua nhiều lần, mặt đất trở nên lồi lòm và đó là các vùng núi bây giờ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Có một lần ông Rờ Xí ngồi nghỉ ăn trầu, rảnh rang mới lấy chân khua mặt đất, lập tức một vùng đồng bằng rộng mênh mông hiện ra. Những dòng sông, dòng suối lớn là vết ngón tay ông Rờ Xí quờ tìm cái đánh lửa. Giá không có ông Rờ Xí thì bầu trời đã trùng xuống trùm sát mặt đất mất, bởi vì trời là cái chăn lớn Giàng căng ra phơi. Ông Rờ Xí đã đứng cúi lưng để đỡ cho bầu trời khỏi chùng. Ông đứng lâu lắm. Một dấu chân ông hiện còn ở vùng Đak Tam Lung (phía Tây Trà Mi), còn dấu chân kia nghe nói ở vùng đất Quy Nhơn sát biển.


Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 24

Trích trong “Truyện cổ Xê đăng”, Ngô Vĩnh Bình (bs), tr 4.

NGƯỜI KHỔNG LỒ TAMAN XƠRI

(Dân tộc Co)


Thưở ấy, trời và đất còn gần nhau, con người với tay là tới trời. Cây cối rất thâp và nhỏ, muông thú cũng không nhiều.

Mỗi lần con người giã gạo thì cái chày dội lùng nhùng vào bụng trời. Một hôm, người khổng lồ Taman Xơri đi ngang qua làng thấy một người đàn bà đang giã gạo trong cảnh vướng bụng trời. Taman Xơri giang chân ra: một chân đạp sông Gianh, chân kia đạp sông Ta – ít, rồi dùng đôi tay dài và to của mình cầm chiếc chày giã gạo chống trời lên cao, cao mãi cho tới khi con người vừa ý mới thôi.

Từ đó, trời đất mới xa nhau, trời cao tít, rừng núi thoáng đãng dưới bầu trời lồng lộng, cây cối vươn cao và to lớn ra. Chim thú sinh sôi ngày càng nhiều. Con người giã gạo không còn đụng trời nữa.

Ngày nay, ở vùn sông Gianh, trên một tảng đá lớn còn in dấu chân của người khổng lồ Taman Xơri.


Trích “Truyện cổ Co” (Vũ Hùng bs), tr 13

NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

(Dân tộc Mảng)


Monten - người trời, còn gọi là Monông, làm ra trời đất. Bấy giờ trời đất gần nhau, lên xuống dễ dàng, gần đến nỗi chỉ cần với tay là đụng tới trời. Đất bằng phẳng, chưa có núi, sông, suối. Con người, chim muông, cây cối đều chưa có.

Monten sai hai con: Ai Húi là anh, Ai Hĩnh là em xuống trần gian đắp núi, xẻ sông suối, làm ra cây cối và muôn loài.

Đầu tiên hai anh em tìm đường xuống Giun Choong và Giun Na dọn dẹp, sửa sang chỗ ở. Người anh ném đất văng ra chỗ này, người em vứt đất tung rơi chỗ khác. Họ đắp đất làm chỗ gối đầu, xẻ đất làm chỗ dưới chân, hà hơi thành đám mây đen, mồ hôi đỏ xuống thành dòng suối. Họ đi lún đất, họ chạy đất nghiêng. Mặt đất ít lâu thành núi, thành sỗng, gập gà gập ghềnh. Chỗ hai anh em dùng làm gối đi ngủ là tảng đá Gi Rạng Pling (đá chống trời) cao đến 500m.


Trích trong “Truyện cổ các dân tộc ít người Việt Nam, tập 2”, Đặng Nghiêm Vạn, Đặng Văn Lung, Tăng Kim Ngân biên soạn (1994), tr 26.

Khảo dị: NGUỒN GỐC VŨ TRỤ VÀ CÁC DÂN TỘC

Mỏn ten là vua ở trên trời, làm ra bầu trời và mặt đất, lúc ấy, trời và đất gần nhau, gần đến nỗi chỉ cần với tay là đụng tới được. Trên mặt đất không có núi, không có sông có suối. Con người, cây cối và loài vật đều chưa có.

Trời có hai người con trai. Người con cả là A Húi, người con thứ là A Hếch. Hai anh em được vua trời đưa xuống mặt đất làm ra cây cỏ và loài vật. Đầu tiên hai anh em làm ra cây cỏ. Cây chuối ban đầu chỉ có lá, cây tre thẳng tắp không có đốt…Nhưng vì trời và đất gần nhau nên cây nào cũng chỉ thấp lè tè.

Làm xong cây cối, hai anh em lại làm ra muôn vật như tê tê, hổ, báo, gấu, ngựa, trâu bò, đến các con vật nhỏ như cá, chim, dơi, chuột, sóc, chồn… Cá thì sống trên ngọn cây, chim chóc lại ở dưới đất.

Cuối cùng họ lấy chất đất tinh tuý nhất, nặn ra con người. Con người khôn ngoan hơn cả các loài trên mặt đất. Mỗi người có một đôi cánh để bay lượn. Lúc họ ở dưới đất, lúc họ đậu ở trên ngọn cây. Có khi họ lên được cả trời vì trời với đất gần nhau lắm.

Ban đầu họ phải ăn thức ăn sống vì không có lửa. Trong khi đó, con dơi có lửa thì lại không có cánh. Một hôm người đến xin lửa của Dơi. Dơi bảo:

- Tôi bắt muỗi ăn thì chẳng cần lửa làm gì. Hay là người cho tôi đôi cánh, tôi sẽ đưa lửa cho.

Người đồng ý. Từ đó trở đi, con người có lửa để dùng, nhưng không có cánh nữa.


Trích trong “Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, Tập 1” Thần thoại

- Truyền thuyết”, Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An (ST) (2000), tr 195.

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí