THẦN TRỤ TRỜI
(Dân tộc Việt)
Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo. Lúc đó tự nhiên có một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như bây giờ từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.
Thần ở trong đám hỗn mang mờ mịt đó không biết đã từ bao lâu, có một khi bỗng đứng dậy, dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Cột càng được đắp cao lên chừng nào thì trời, tựa như một tấm màn lớn được nâng cao lên chừng nấy. Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi.
Từ đó trời đất phân ra làm hai. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỗ giáp giới giữa trời và đất gọi là chân trời.
Khi trời đã lên cao vừa ý và đã khô cứng rồi, không hiểu sao thần lại phá cột đá đi. Thần ném vung đá và đất đi khắp nơi mọi chỗ. Mỗi hòn đá văng ra bấy giờ thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung toé mọi nơi thành cồn đồi, thành cao nguyên. Vì thế mà bây giờ mặt đất chỗ cao, chỗ thấp không được bằng phẳng. Chỗ thần đào lên để lấy đất đá đắp cột bây giời là biển cả.
Cột đó bây giờ không còn. Sau này người hạ giới vẫn cho núi Thạch Môn cứ như bây giờ là thuộc về Sơn Tây là di tích của cái cột đó, người ta gọi nó là Cột chống trời (Kình thiên trụ) cũng có người gọi là núi Không Lộ (đường lên trời) hay gọi là núi Khổng Lồ.
Không hiểu sao sau đó rồi vị thần ấy chết hay sống, hay là trở nên Ngọc Hoàng. Việc đó không thấy dân gian kể đến. Nhưng chắc rằng cũng
cách khoảng thời gian ấy không lâu có một vị thần có tên là Ngọc Hoàng hay ông Trời quản lãnh tất cả mọi việc trên trời dưới đất.
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 19
- Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 20
- Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 21
- Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 23
- Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 24
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Sau thần Trụ Trời phân khai trời đất thì có một số thần khác được phân công hoặc lên trời hoặc xuống đất để tiếp tục công việc kiến thiết ra thế giới. Nào thần làm sao, nào thần đào sông, nào thần tát bể, thần nghiền cát nghiền sỏi, thần trồng cây…
Vì thế mà trong nhân dân ta vẫn có câu hát hiện nay còn lưu hành:
“Nhất ông đếm cát, Nhì ông tát bể (biển) Ba ông kể sao,
Bốn ông đào sông Năm ông trồng cây, Sáu ông xây rú.
Bảy ông trụ trời…”
Câu hát ấy chỉ là để so sánh qua tài năng của các thần nhưng cũng cho ta biết một phần nào công việc hồi khai thiên lập địa.
Trích trong “Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam tập 1: Thần thoại, truyền thuyết”, Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An (ST)(2000), tr 22-24.
THẦN NAM, THẦN NỮ
(Dân tộc Việt)
Ngày xưa có hai thần đực, cái thân hình hết sức to lớn, thần đực gọi là Tứ Tượng hay Khổng Lồ, thần cái gọi là Nữ Oa.
Tứ Tượng muốn kết duyên với Nữ Oa, nữ thần bắt nam thần phải thi tài với mình, hẹn trong vòng ba ngày mỗi người xây một hòn núi thật cao, có thể đứng lên trên mà nhìn khắp cả mặt đất. Nếu núi của nam thần cao hơn thì nữ thần mới bằng lòng làm vợ chồng.
Nam thần ở Bắc, nữ thần ở Nam, hai bên đua nhau đắp núi. Tứ Tượng có một đôi thúng vĩ đại, có thể chứa được hàng nghìn đồi đất. Một chuyến thần đang gánh, thúng đứt dây làm đổ đất xuống thành chính cái đồi lớn.
Sau kỳ hạn làm xong, hai thần bèn trèo lên núi của nhau để xem núi nào cao hơn. Đứng trên núi của thần đực trông thấy được ra ngoài biển Đông, xa đến các nước láng giềng. Còn đứng trên núi của thần cái thì thấy rò cả bốn phía chân trời. Nam thần thua cuộc, nữ thần bèn đạp đổ núi của Tứ Tượng xuống mà hãy làm lại núi khác.
Núi của nữ thần ngày nay tương truyền còn dấu tích là núi Nam giới ở Hà Tĩnh.
Thần đực lại ra sức đắp nhiều núi khác cho nữ thần bằng lòng. Do đó mà nhiều ngọn núi mọc lên từ Bắc chí Nam. Có những dấu chân lớn còn lưu lại trên đảo và núi miền Bắc và miền Trung mà về sau người ta còn coi đó là dấu chân của nam thần Khổng Lồ.
Trước sự theo đuổi chí tình của nam thần, rốt cuộc nữ thần cũng vui lòng kết hôn.
Nói về hai thần đực cái, trong dân gian có câu ví về:
…bà Nữ Oa bằng ba mẫu ruộng
và …ông Tứ Tượng mười bốn cây sào để chỉ cơ thể vĩ đại của hai thần.
Trích trong “Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam tập 1: Thần thoại, truyền thuyết”, Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An (ST) (2000), tr 57-58.
BÀ NỮ OA
(Dân tộc Việt)
Bà Nữ Oa là một thần khổng lồ. Bà có mặt từ thửơ khai thiên lập địa. Người ta đồn rằng bà chính là vị thần đã xây nên núi cao rừng rậm buổi trời đất mới phân khai. Vốn có sức lực phi thường nên những công việc xây núi mà Trời giao cho, bà chỉ làm trong một thời gian rất ngắn. Hồi bấy giờ có nam thần Tứ Tượng cũng là một vị thần khổng lồ cảm mến bà, muốn cầu thân với Nữ Oa. Nhưng Nữ Oa vì có phần xem thường tài năng của Tứ Tượng nên ra cho ông một điều kiện là phải thi tài với mình. Nếu Tứ Tượng thắng thì hai người mới nên vợ nên chồng. Đó là trong vòng ba ngày, mỗi người phải xây một hòn núi thật cao, đứng trên đỉnh có thể nhìn suốt được mặt đất, mặt biển.
Tin ở tài mình, Tứ Tượng đắc ý nhận lời. Hai thần ở ra hai nơi cách biệt: ông ở đàng Bắc, bà ở đàng Nam. Họ đua nhau làm việc rất ráo riết, khẩn trương. Tứ Tượng lại có phần miệt mài hơn, ông làm việt suốt đêm không nghỉ. Đôi quang gánh của ông mỗi bên chứa hàng cồn đất. Đã có thuyến vì thần gánh quá nặng, quang đứt, đất vãi tung toé thành chín cái cồn đất lớn.
Sau ba ngày núi xây xong, hai thần trèo lên núi của nhau để xem núi nào cao hơn. Đứng trên núi của Tứ Tượng nhìn thấy được cả biển Đông và sang các nước lân cận. Nhưng đến khi lên đến núi của nữ thần thì nhìn thấy rò được cả bốn chân trời. Thế là Tứ Tượng thua cuộc. Nữ Oa bèn đạp đổ núi của Tứ Tượng xuống và bảo hãy làm lại núi khác. Những đất đá ở núi của nam thần bắn vung vãi, nên vùng đất phía bắc của nước ta bây giờ cao hơn vùng đất phía nam. Thần Tứ Tượng vẫn không nản lòng, lại cất công xây đắp nhiều núi khác cho vừa ý người bạn gái. Thần xây đắp rất nhiều núi từ bắc chí nam. Ngày nay người ta vẫn gọi những dấu chân lớn còn lưu trên đá ở các vùng Bắc Bộ và Trung Bộ là dấu chân của thần Khổng Lồ. Còn núi của Nữ Oa thì
ngày nay vẫn sừng sững ở vùng Nam bộ. Đó chính là núi Bà Đen, ngọn núi duy nhất ở vùng này.
Lại nói về Nữ Oa, thấy Tứ Tượng chí tình nên cũng cảm động, bèn hẹn ngày cho Tứ Tượng đưa người đến để làm lễ kết hôn. Được lời như cởi tấm lòng, Tứ Tượng vội chọn một đoàn người đem lễ vật đi xin cưới. Đoàn xếp thành một hàng dài hướng tới nhà Nữ Oa. Nhưng vì rồng rắn dùng dằng nên khi sắp đến nơi thì trời vừa tối mịt, lại phải qua một con sông nữa. Mọi người bàn tính việc bắc cầu qua sông. Tứ Tượng hiến kế bằng một cách tiện lợi nhất là dùng sinh thực khí của mình bắc cầu để cho đoàn người nhà mình qua trước, rồi sau đó ông sẽ bước sang sau. Cầu rất to và vững chãi, mọi người yên chí vững bước. Nhưng không may khi đi được nửa chừng, một người tưởng đang đi trên mặt đất nên đã dụi tàn đóm xuống cầu. Tứ Tượng giật mình làm cho một nửa số người đang đi giữa chừng ngã lăn tòm xuống nước.
Ở bên này, Nữ Oa thấy họ nhà trai đến bèn kéo áo lên. Nhờ đó mà trời lại sáng như ban ngày. Thấy họ nhà trai đang lóp ngóp ở dưới sông, Nữ Oa bèn đưa tay xuống nước vớt họ lên. Bấy giờ trời rét, mọi người đều run lên cầm cập, Nữ Oa thương tình bèn cho họ ngồi hết vào lòng để sưởi nên ai nấy đều cảm thấy dễ chịu.
Đám cưới vẫn được cử hành, nhưng Nữ Oa cũng có phần bực mình vì Tứ Tượng không chu đáo để đến nỗi buổi lễ không được trọng thể.
Trích trong “Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam tập 1: Thần thoại, truyền thuyết”, Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An (ST)(2000), tr 62-63.
BÀ TỒ CÔ
(Dân tộc Việt)
Thưở khai thiên lập địa, trời đất còn hỗn mang, thường có các vị thần xuất hiện. Cả thần nam và thần nữ. Những vị thần này hay đi cùng với nhau thành một cặp như ông Tứ Tượng – bà Nữ Oa, ông Đực – bà Cái, ông Đùng – bà Đà… Ở vùng Tiên Du có ông Lộc Cộc – bà Tồ Cô.
Hai ông bà Lộc Cộc - Tồ Cô đều có thân hình to lớn, đầu đội trời, vai chạm mây, chân đứng lún đá thủng đất. Mỗi bước đi của ông bà từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Ông bà để lại giữa đồng ruộng, trên sườn đồi, trong ngò làng những dấu chân khổng lồ đo vừa tay mười gang. Ở đâu đâu cũng có dấu chân ông bà.
Hai ông bà Lộc Cộc - Tồ Cô có khi đi thành đôi, người nọ tiếp người kia. Có khi chỉ thấy một mình ông. Có khi lại thấy một mình bà. Hai người khổng lồ nhưng tính tình thật hồn hậu tự nhiên, thoắt vui, thoắt buồn như những đứa trẻ ham chơi. Lúc tức giận, hai ông bà chớp mắt sáng loé, tiếng nói ầm ầm như trống dội, hắt hơi thành giông gió, thở mạnh thành bão táp… Khi vui, ông bà làm mưa gió tưới tắm cho cây cỏ tốt tươi.
Hai ông bà Lộc Cộc - Tồ Cô đều to lớn như thế nên đều có sức khoẻ dị thường. Ông bà thường đua nhau làm các việc lớn lao như đào sông, xây núi, lấp biển…
Một cái sọt bỏ quên cũng thành cái gò. Đắp suốt một đêm thì được quả đồi. Một vết chân duỗi ra cũng trở thành con suối. Đào suốt một ngày thì được con sông… Nhờ ông bà dồn nước ra biển, tát khô đầm lầy mà đất đai đồng ruộng hiện ra, thành nơi cư trú làm ăn sinh sống cho con người.
Khi con người đông đúc, ông Lộc Cộ vẫn về đổ giông, nổ sấm, vung chớp tung gió bão, bà Tồ Cô vẫn về tung những đàn hươu, nai, chim chóc đến cho con người săn bắn…
Nhìn quang cảnh sông núi đồng ruộng, cỏ cây hoa lá bốn mùa kế tiếp nhau xanh tươi, bà Tồ Cô hài lòng lắm. Công việc tạm xong, lại đang có mang nên bà Tồ Cô nằm duỗi dài xuống bên dòng sông Đuống nghỉ ngơi. Tại đây, bà Tồ Cô đã đẻ ra một cái bọc. Từ cái bọc đó nở ra mười hai người con gái xinh đẹp. Các cô gái thay mẹ chia nhau đi khắp bốn phương dạy dân các nghề nghiệp, mỗi cô đều trở thành vui bà của một vùng.
Trút bộ đồ mặc, bà Tồ Cô vẫn nằm khoả thân giữa bầu trời lồng lộng nắng gió, mãi mãi phô bày vẻ đẹp nòn nà của mình trong dáng núi Nguyệt Hằng, ngày nay thuộc vùng đất Tiên Du - Bắc Ninh.
Trích trong “Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam tập 1: Thần thoại, truyền thuyết”, Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An (ST)(2000), tr 63-64