Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 19

Bầu”đúc, nên rất to lớn, thân bằng ba quả núi, tai bằng chiếc quạt lúa, má phính tựa đầu nhà, đùi to năm người ôm không xuể. Ải chia con cháu đi làm ăn khắp nơi. Còn Ải xuống xứ sở người Thái, Ải làm lều ở bản Ta Lét (ngày nay thuộc xã Đoàn Kết, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu). Lều của Ải nằm sát mặt đất chứ không ở sàn vì Ải người cao to và dài trên bốn năm ngàn sải tay. Ải gánh tro và than. Một bận đòn gánh bị gãy, bên tro thành núi Tro (Pú Tan) ở Chiếng Pấc (ngày nay là Thuận Châu, Sơn La), bên than thành núi Than (Pú Thán) ở mường Phăng (ngày nay là Điện Biên, Lai Châu). Gánh cỏ ngựa của Ải che lấp mặt trời đến nỗi trời tối sầm lại, ai cũng vội vã đi ngủ. Ải lấy vợ. Vú của vợ Ải to bằng quả núi, còn “cái ấy” của vợ Ải to bằng một cánh đồng. Một hôm, vợ Ải đi bắt cá ở cửa sông chỗ sông Đà gặp sông Hồng, còn Ải thì lấy “của quý” của mình để xua cá ở ngọn sông Đà, không may bị cái dằm gỗ đâm phải. Ải phải nhờ vợ khêu để rút dằm ra. Dằm là cả một than cây gỗ lớn làm được thuyền cho bảy người chèo. Bực mình, Ải lấy tay để quơ cá, cá chui vào hang. Ải lấy chân móc hốc tìm nơi cá ngủ. Hốc đó ngày nay là hang Thẩm Lé ở huyện Văn Chấn (Hoàng Liên Sơn). Hang là một động lớn có đường ngầm xuyên núi đến mùa nước biến thành nước ngầm.

Ải lấy Mường Thanh (Điện Biên) làm ruộng mạ, vỡ cánh đồng Mường Lò (thuộc Văn Chấn), Mường Tấc (thuộc Phù Yên), Mường Thanh (thuộc Than Uyên) để cấy. Ải cấy buổi sang ở Mường Thanh, buổi chiều đã về mường Tấc. Ải đồ xôi ở Mường Thanh ba ông đồ rau Ải dung để đun bếp là ba trái núi chụm lại, nay vẫn còn ở đó. Một lần Ải đang cày ở Mường Lò, thấy trâu ăn mạ ở Mường Thanh. Ải lấy nắm xôi nướng ném. Nắm xôi thành ngọn núi Xôi Nướng (Pủ Khản Chí) nay ở xã Xam Mứn (Điện Biên). Sau Ải lấy đất ném tiếp. Còn vài hạt, Ải phủi tay rơi xuống Mường Tặc (Phù Yên)



Mẹ bầu: Vị nữ thần trên trời chuyên việc đúc người đưa người xuống trần gian, cũng giống như bà Mụ của người Việt. Bà đúc người trong cái máng, đánh dấu bằng chàm ở mông đít, rồi dắt hồn vào trong một cái bát.

nay thành núi Đá rơi (Pú Hin Kỉnh) ở bên dưới bản Khoa (xã Tương Phù). Thiếu ruộng làm, Ải đi đi lại lại, rạch thành những cánh đồng từ Mường Quái (Tuần Giáo, Lai Châu) qua Mường La, xuống Yên Châu (Sơn La).

Khi về Mường Thanh, Ải vô ý đánh rơi hòn đá lửa. Ải lấy chân gạt tìm ở sông Nậm Rốn. Vì vậy đến nay, sông này chỉ có đá ở hai đầu, khúc giữa thì không, toàn là cát. Hòn đá lửa nay là hòn Đẻng ở Pa Nậm (xã Xan Mứn), còn một mảnh vỡ bay về Nậm Bưng (trên đường từ Tú Lệ đi Nghĩa Lộ thuộc Hoàng Liên Sơn).

Một hôm, Ải đi về thăm mẹ, thấy mẹ ốm, khẽ sờ đầu mẹ. Mẹ vỡ đầu chết tươi. Ải buồn nản, ngủ quên, trẻ em vào mũi chơi quay. Thấy buồn ở mũi, Ải hắt hơi, trẻ em văng ra đập đầu vào cối giã trầu của Ải nay ở núi Pom Pót xã Xam Mứn.

Ải khai phá xong bốn cánh đồng lớn, định xuống miền Mộc Châu làm tiếp, Ải ném những tảng đá lớn xuống Thác Bờ, sông Đà, định bắt dòng sông chảy xuôi về phía dưới. Những tảng đá Ải ném thành những mỏm đá lớn nằm ngầm hoặc trồi lên ở vùng thác Bờ trên sông Đà.

Đang làm dở thì có Ải Chang Nọi tức Ải Voi con đến đòi nợ. Ải này cũng rất khoẻ, đã từng đánh nhiều người tài giỏi như “người lấy trán thay vồ đóng cọc”, “người cày ruộng bằng chân”, “người kéo cày mây dài hai mươi sải tay, cả lá trong rừng già”, “người lấy sào chống bè nứa đi lướt trên cạn”. Nguyên vì Ải Chang Nọi hay ức hiếp người khác, bố mẹ sợ tiếng với dân làng, muốn mượn Ải Lậc Cậc răn đe nên xui con đến đòi nợ xuýt. Thấy mình không vay nợ gì mà bị Ải Chang Nọi đến quấy rầy, Ải Lậc Cậc tức giận lắm, bèn đánh nhau, trời tối lại sáng, trăng mọc lại lặn cũng chưa ai được, thua. Hai Ải bèn kéo nhau đến xin hai chúa Cho Côm, ông Chống Trời “Chô côm đin”, bà Chống Đất “Chô côm nhả” phân xử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Nguyên hai ông bà này xưa bị trời phạt tội vì không dựng nổi trần gian, nên bắt phải lưng đội trời, chân đạp đất. Hai ông bà năm này qua năm khác phải lấy vai đỡ trời, buồn lắm, lại ghen tức vì thấy Ải Lậc Cậc được Then giao cho việc thay mình. Mà việc của Ải Lậc Cậc lại đương trôi chảy, trồng lúa lúa xanh đầy rẫy, lúa vàng đầy đồng, trồng rau rau mọc tầng cao, trồng bầu bầu sinh nhiều trái. Chó, lợn không hề bị dịch, gà vịt không hề bị toi. Loài người muốn gì được nấy. Cần lúa, lúa tự vào bịch, cần cá, cá tự vào nồi. Bản mường đêm trăng sáng vang tiếng ca, ngày xuân đầy tiếng hát. Nên khi hai Ải vừa đi đến, chưa kịp nói năng gì, đã bị hai chúa đội trời quơ tay bẻ gãy giò, bỏ vào giỏ như ếch nhái. Ải Lậc Cậc chết, miền thảo nguyên Mộc Châu vì thế chưa được khai phá. Đất Thái mới chỉ có bốn cánh đồng phì nhiêu: Thanh, Lò, Than, Tấc tức là cánh đồng Điện Biên, Mường Lò, Mường Thanh và Mường Tấc.


Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 19

Trích trong “Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam tập 1: Thần thoại, truyền thuyết”, Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An (ST)(2000), tr 232-235.

TRUYỆN ẢI LẬC CẬC VÀ ÔNG CHỐNG TRỜI, BÀ CHỐNG MÂY

(Dân tộc Thái)


Thuở ấy, thấy trái đất còn hoang vu, Then mới sai năm chúa “Xô công” xuống xây dựng trần gian. Ông thứ nhất, san đất, lấp hố, đào, đắp thành ruộng nương, sông suối, tên gọi là “ông xới, ông san” hay “Chẩu chục, Chẩu Chao”. Ông thứ hai đào khe sâu, vực thẳm gọi là ông “làm vực” hay “Chẩu năng dệt Phẳng”. ông thứ ba dựng núi, tạo đồi, gọi là ông “dệt núi” hay “Chẩu năng dệt Pú”. Ông thứ tư rải đất nàu mỡ xuống đồng bằng, thung lũng, rải đá muôn màu vào miền núi cao gọi là ông “làm đất” hay “Xô Công Địa”. Vợ ông là bà “Gây rừng”, hay “Xô Công Nhả”. Bà này phủ cây cỏ xanh tươi lên trái đất. Ông thứ năm là ông “làm trời” hay “Xô Công Phạ”, làm ra mưa nắng, gió bão, sấm sét…Vợ ông là bà “Làm Mây” hay “Xô Công Mó”, tô vẽ bầu trời bằng những đám mây bay lơ lửng quanh trái đất.

Làm xong trần gian, Then lại sai ông “Làm Đất”, bà “Gây Rừng” đem mười giống Xá, năm giống Thái xuống trần để dựng bản lập mường. Ông “Làm Đất”, bà “Gây Rừng” nhận rồi, đem bỏ mặc họ trên trái đất. Không ai cai quản, loài người đi lang thang, sống từng bầy như thú rừng. họ nằm hang, ở hốc, ăn sống, nuốt tươi, không quần không áo, con đẻ ra không biết bố, lớn lên không biết họ. Vì vậy, bản mường không dựng được, trần gian không có người coi sóc. Then thấy vậy phạt ông “Làm Đất”, bà “Gây Rừng” phải lấy thân mình chống trời và đạp đất. Từ đấy người ta gọi hai ông bà là “Ông Chống Trời” và “Bà Chống Đất”.

Để xây dựng lại trần gian, Then làm nạn hồng thủy. Sau nạn hồng thủy, Then cho Ải Lậc Cậc và con cháu xuống trần gian. Giống người này do “Mẹ

Bầu”đúc nên rất to lớn, thân bằng ba quả núi, tai bằng chiếc quạt lúa, má phính tựa đầu nhà, đùi to năm người ôm không xuể. Ải chia con cháu đi làm ăn khắp các nơi. Còn Ải xuống xứ sở người Thái chúng ta. Ải làm lều ở bản Talét, nay ở xã Đoàn Kết, huyện Điện Biên, tỉnh lai Châu. Lều Ải làm sát đất, không có sàn, vì Ải cao to và dài trên bốn năm ngàn sải tay. Ải gánh tro và than. Một bận, đòn gánh bị gãy, bên tro thành núi Tro (Pú Tan) ở Chiếng Pấc (Thuận Châu, Sơn La), bên than thành núi Than (Pú Thán) ở Mường Phăng (Điện Biên, Lai Châu). Gánh cỏ ngựa của Ải che lấp mặt trời, đến nỗi trời tối sầm lại, ai cũng vội vã đi ngủ. Ải lấy vợ. Vú vợ to bằng trái núi, L.. vợ bằng cả cánh đồng. Một hôm vợ Ải đi bắt cá ở cửa sông chỗ sông Đà gặp sông Hồng. còn Ải lấy C.. xua cá ở ngọn sông Đà. Không may dằm đâm phải C..Vợ khều rút ra. Dằm là cả một thân gỗ lớn làm được thuyền có bảy người chèo. Bực mình lấy tay quơ cá, cá chui vào hang. Ải lấy chân móc hốc tìm nơi cá ngủ. hốc đó hiện nay là hang Thẩm Lé ở huyện Văn Chấn (Hoàng Liên Sơn). Hang là một động lớn có đường ngầm xuyên núi, đến mùa nước biến thành suối nước ngầm.

Ải lấy Mường Thanh (Điện Biên) làm ruộng mạ, vỡ cánh đồng Mường Lò (huyện Văn Chấn), Mường Tấc (Phù Yên), Mường Than (Than Uyên) để cấy. Ải cấy sáng ở Mường Thanh, chiều đã về Mường Tấc. Ải đồ xôi ở Mường Thanh. Nay còn ở đó ba ông đầu rau là ba trái núi chụm lại. Một lần khi đang cày ở Mường Lò, thấy trâu ăn mạ ở Mường Thanh, Ải lấy nắm xôi nướng ném. Nắm xôi thành ngọn núi Xôi nướng (Pủ Khảu Chí) nay ở xã Xam Mứn, huyện Điện Biên. Sau Ải lấy đất ném tiếp. Còn vài hòn, Ải phủi tay rơi xuống Mường Tấc (Phù Yên), nay thành núi Đá rơi (Pú Hin Kỉnh) ở bên dưới bản Khoa, xã Tương Phù. Thiếu ruộng làm, Ải đi đi lại lại thành những cánh



Mẹ Bầu: vị nữ thần trên trời chuyên việc đúc người đưa xuống trần gian, giống như Bà mụ của người Việt. bà đúc người trong cái máng, đánh dấu bằng chàm ở mông đít, rồi đặt hồn vào trong một cái bát.

đồng từ Mường Quài (Tuần Giáo, Lai Châu) qua Mường La, xuống Yên Châu (Sơn La).

Khi về Mường Thanh, Ải vô ý đánh rơi hòn đá lửa. Ải lấy chân gạt tìm ở sông Nậm Rốm. Vì vậy, đến nay sông này chỉ có đá ở hai đầu, khúc giữa thì không, toàn có cát. Hòn đá lửa nay là hòn Đẻng ở Pa Nậm, xã Xam Mứn, còn một mảnh vỡ ra bay về phía Nậm Bưng (trên con đường từ Tú Lệ đi Hoàng Liên Sơn).

Một hôm Ải về thăm mẹ, thấy mẹ ốm khẽ sờ đầu mẹ. Mẹ vỡ đầu chết tươi. Ải buồn nản, ngủ quên, trẻ con vào mũi chơi quay. Thấy buồn ở mũi, Ải hắt hơi, trẻ văng ra đập đầu vào cối giã trầu của Ải nay ở núi Pom Lót xã Xam Mứn.

Khai pha xong bốn cánh đồng lớn phì nhiêu, Ải định xuống miền thảo nguyên Mộc Châu làm tiếp. Ải ném những tảng đá lớn xuống thác Bờ, sông Đà, định bắt dòng sông chảy về phía dưới thảo nguyên. Những tảng đá Ải ném xuống chính là những mỏm đá lớn nằm ngầm hoặc trồi lên ở vùng thác Bờ trên sông Đà.

Đang làm dở thì có Ải Chang Nọi, tức Ải Voi Con đến đòi nợ. Ải này cũng rất khoẻ, đã từng đánh ngã nhiều người tài giỏi như “Người lấy trán thay vồ đóng cọc”, “Người cày ruộng bằng bàn chân”, “Người kéo cây mây dìa bằng hai mươi sải tay, cả lá trong rừng già”, “Người lấy sào chống bè nứa đi lướt trên cạn”. Nguyên vì Aỉ Chang Nọi hay ức hiếp người khác, bố mẹ sợ tiếng với dân làng, muốn mượn Ải Lậc Cậc răn đe, nên sui con đến Ải đòi nợ xuýt. Thấy mình không vay nợ gì, lại bị Ải Chang Nọi đến quấy rầy khi đương muốn khai phá cao nguyên Mộc, tức giận, Ải đánh nhau với người đến đòi nợ. Hai người thi tài đọ sức không phân thắng bại. Hai Ải vật nhau trời tối lại sáng, trăng mọc, lại lặn, cũng không ai được thua. Hai Ải bèn kéo đến xin hai chúa Chô Côm, ông Chống Trời (Chô Côm Đin), bà Chống đất (Chô Côm Nhả) phân xử.

Nguyên hai ông bà này xưa bị trời phạt vì tội không dựng nổi trần gian, nên bắt phải lưng đội trời, chân đạp đất. Hai ông bà năm này qua năm khác phải lấy vai đỡ trời, buồn lắm, lại ghen tức vì thấy Ải lậc cậc được Then giao cho công việc thay mình. Mà việc của Ải Lậc Cậc lại đang trôi chảy, trồng lúa, lúa xanh đầy rẫy, lúa vàng đầy đồng, trồng rau, rau mọc tàu cao, trồng bầu, bầu sinh nhiều trái. Chó, lợn không hề bị dịch, gà, vịt không hề bị toi. Loài người muốn gì được nấy. Cần lúa, lúa tự vào bịch, cần cá, cá tự vào nồi. Bản mường đêm trăng sáng vang tiếng ca, ngày xuân đầy tiếng hát.

Nên khi hai Ải vừa đi đến, chưa kịp nói năng gì, đã bị hai chúa đội trời quơ tay bẻ gãy giò, bỏ vào giỏ như ếch nhai. Ải Lậc Cậc chết. Miền thảo nguyên Mộc Châu vì thế chưa kịp khai phá. Đất Thái chỉ có bốn cánh đồng lớn phì nhiều Thanh, Lò, Than, Tấc, tức là cánh đồng Điện Biên, Mường Lò, Mường Than, Mường Tấc.


Trích trong “Truyện cổ các dân tộc ít người Việt Nam, Tập 3: Truyện cổ Tày – Thái dòng Nam Á”, Đặng Nghiêm Vạn, Đặng Văn Lung, Tăng kim Ngân (bs) (1987), tr 16 – 20.

PÚ LƯƠNG QUÂN

(Dân tộc Tày)


Từ ngày xưa lâu lắm, không biết mấy vạn năm, khi đó mới khai thiên lập địa, cây cỏ mới mọc lên vạn vật cũng xuất hiện. Loài người mới sinh ra trên trái đất. Dáng người vừa to vừa cao: thân cao như cây lai, tay to bằng cánh trám, bước đi nửa dặm, đi đâu cũng nhanh nhẹn lạ thường. Thời đó ở vùng này (tức vùng Cao Bằng) trời mới sinh ra hai người: một gái tên Sao Cải, người rất cao, thân hình to lớn đều đặn. Một trai tên là Báo Luông, người cũng to lớn, mặt hồng hào. Hai người đều ở trần truồng, lông lá đầy mình. Khi rét họ lấy da thú che thân, không quần áo, không nhà cửa, tối thì ngủ kẽ đá mà thường là ngủ hang động. Họ đi lang thang khắp nơi, không có chỗ ở ổn định. Ngày ngày vào rừng sâu săn bắt thú muông để nuôi thân sống qua ngày tháng. Ăn thì ăn sống nuốt tươi cả lông lẫn máu. Họ lột da những con thú to để làm áo che thân khi trời rét mướt, còn những con nhỏ họ ăn hết cả da lẫn thịt. Khi săn họ dùng khúc cây hay cục đá để đập hay ném chết hươu nai. Sau đó dùng đá sắc đẽo cây nhọn làm giáo để đâm chết muông thú.

Một hôm, Sao Cải đi từ Nặm Quét§ ra Yên Sơn đuổi nai thì gặp Báo

Luông cũng đang đi săn cáo ở đó. Hai nam nữ vừa tròn mười tám đôi mươi, không hẹn mà gặp liền cùng nhau kết nghĩa vợ chồng rồi cùng đến hưởng tuần trăng mật ở hang Ngườm Ngả. Báo Luông từ khi có vợ, ngày càng xinh trai thêm, càng chăm chỉ săn bắt. Sao Cải từ khi có chồng, người cũng tươi đẹp vui vẻ thêm khác với khi sống cô đơn lạnh lẽo. Nay chị đã có chồng, đi đây đôi lứa có nhau, có người bên cạnh giúp đỡ, yêu thương nên không còn lo ngại điều gì nữa.



§ Các địa điểm trong truyện đều ở vùng Cao Bằng, xin không ghi chú.

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí