Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 17

Như vậy, có thể nói, chỉ đối với các vị thần sáng tạo của cư dân Tày – Thái cổ không những có công kiến tạo thế giới, mà còn là những vị thần khám phá và truyền dạy nghề nông cho con cháu sau này. Họ được các thế hệ sau tôn sùng như những vị thần nông. Còn đối với các cư dân Việt - Mường, các vị thần khổng lồ chỉ đơn thuần là những vị thần kiến tạo. Phải chăng đó là nét đặc trưng của các vị thần của thần thoại Tày – Thái, phi thường đấy, hùng vĩ đấy, nhưng cũng thật chất phác, bình dị, hồn hậu như chính tâm hồn người nông dân Tày – Thái cổ vậy!

Những phẩm chất đó chính là nét đặc trưng căn bản nhất của biểu tượng các vị thần khổng lồ trong tâm thức của người Thái. Họ không chỉ là đại diện cho sức lao động, sáng tạo của tộc người, mà họ còn là hiện thân cho một nền văn minh lúa nước vùng thung lũng đã được những lớp cư dân đầu tiên của các tộc người Tày – Thái lựa chọn để sinh tồn. Các vị thần khổng lồ của cư dân Tày – Thái vừa là những biểu tượng văn hoá, vừa mang dấu ấn lịch sử đậm nét, đánh dấu bước phát triển của các tộc người trong nấc thang tiến hoá của nhân loại, từ việc phụ thuộc vào tự nhiên chuyển sang bắt tự nhiên phải phục vụ mình với khả năng sáng tạo không ngừng của con người. Một thời đại mới đang dần hé mở trong lịch sử tộc người - thời đại văn minh.

Với quan điểm nghiên cứu coi “biểu tượng trong thần thoại như là một phương tiện để tiếp cận con người thời tiền sử”, luận văn đã phần nào “giải mã” được một biểu tượng cụ thể - biểu tượng “người khổng lồ” trong lớp thần thoại đầu tiên của cư dân Tày – Thái nói riêng và các tộc người khác nói chung. Tuy nhiên, do những tính chất của nó nên việc giải nghĩa biểu tượng chỉ mang tính chất tương đối bởi nếu một biểu tượng được “giải mã” hết, cũng có nghĩa là nó đã được “giải thiêng” và không còn ý nghĩa đối với cộng đồng nữa. Nó sẽ bị loại trừ khỏi cộng đồng cũng như trong lịch sử. Hay nói cách khác là khi đó nó trở thành biểu tượng “chết”.

Còn ở đây, thần thoại về các vị thần khổng lồ buổi khai thiên lập địa vẫn được các tộc người lưu giữ trong kho tàng văn học dân gian, là nguồn sử liệu quan trọng đánh dấu sự phát triển trong tư duy và nhận thức của tộc người. Trong tín ngưỡng cũng như tâm thức của các tộc người Tày – Thái hiện nay, dấu ấn của các vị thần sáng tạo vẫn còn rất đậm nét. Đó là biểu trưng cho tinh thần sáng tạo, vượt khó của tộc người nhằm cải tạo tự nhiên, sống hoà đồng với thiên nhiên. Nó còn là đại diện cho tri thức của tộc người trong buổi đầu của lịch sử. Và hơn hết, đó chính là nơi hội tụ mơ ước, khát vọng về một hoàn cảnh sống thuận lợi, mưa thuận gió hoà của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước nói chung và của cư dân Tày – Thái nói chung.

“Giải mã” biểu tượng là công việc rất khó khăn, bởi dù cố gắng đến đâu chúng ta cũng chỉ mới chạm được vào một phần ý nghĩa của nó. Chính vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung vào giải quyết những vấn đề đặt ra theo quan điểm nghiên cứu của mình, nhằm có cách tiếp cận mới mẻ hơn về một đối tượng nghiên cứu khá phổ biến trong văn học cũng như trong văn hoá dân gian (folklore). Đề tài này mang tính chất gợi mở, lại tiếp cận với một đối tượng khá mới mẻ trong nghiên cứu Dân tộc học – Nhân học, nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót cả về nguồn tư liệu cũng như phương pháp nghiên cứu. Những vấn đề đó chúng tôi sẽ tập trung giải quyết trong những chuyên luận tiếp theo.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

1. Lue Benoist (2006), Dấu hiệu, biểu trưng và thần thoại (Hoàng Mai Anh dịch), NXB Thế giới, HN.

2. Hà Huy Bình (1975), “Cái hùng” và “cái cao cả” trong “Cái anh hùng, một phạm trù cơ bản của mỹ học Mác – Lênin”(kỷ yếu hội thảo), Trường Lý luận và Nghiệp vụ Bộ Văn hoá, HN.

3. Ngô Vĩnh Bình (1982), Truyện cổ Xê-đăng, NXB Văn học, HN.

4. E.Cassirer (1874-1945), Triết học các hình thái biểu tượng, Đoàn Văn Chúc dịch (bản vi tính).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

5. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du, Đà Nẵng.

6. Nguyễn Đổng Chi (1956), Sơ lược về thần thoại Việt Nam, NXB Văn học, HN.

Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 17

7. Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, NXB Văn hoá dân tộc, HN.

8. Đoàn Văn Chúc (2004), Văn hoá học, NXB Lao động, HN.

9 Ngô Văn Doanh, Quế Lai (1988), Truyện cổ các dân tộc thiểu số Ấn Độ, NXB VHDT, HN.

10. Ngô Văn Doanh, Nguyễn Đức Ninh, Bùi Trọng Cường (1988), Truyện cổ Inđônêxia, NXB Văn hoá, HN.

11. Will Durant (1974), Cội nguồn văn minh, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Phục Hưng, Sài Gòn.

12. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hoá đến văn hóa học, NXB Văn hoá thông tin, HN.

13. Y Điêng, Hoàng Thao (1988), Truyện cổ Êđê, NXB VHDT, HN.

14. Cao Huy Đỉnh (1964), Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ, NXB Văn học, HN. 15.Cao Huy Đỉnh (1969), Người anh hùng làng Dóng, NXB KHXH, HN.

16. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình VHDGVN, NXB KHXH, HN.

17. Tạ Đức (1999), Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc, biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn, NXB Hội DTH VN, HN.

18. Tạ Đức (2000), Biểu tượng rắn rồng, Tạp chí Dân tộc và miền núi số 1/2000, tr 54-55.

18. Fridrich Enghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước, NXB Sự thật, HN.

20. Grant Evans (chủ biên) (2001), Bức khảm văn hoá Châu Á- Tiếp cận Nhân học, NXB Văn hoá Dân tộc, HN.

21. Vũ Trường Giang (2002), Biểu tượng Taleo trong đời sống của người Thái ở miền Tây Thanh Hoá, Tạp chí Dân tộc học, số 2/2002.

22. Lê Sĩ Giáo (chủ biên) (2002), Dân tộc học đại cương, NXB GD, HN.

23. V.E.Guxev(1998), Mỹ học folklore (Hoàng Ngọc Hiến dịch), NXB Đà Nẵng.

24. Mai Văn Hai (2002), Biểu tượng và văn hoá biểu tượng trong tư duy xã hội học, Tạp chí Xã hội học số 2/2002, tr 10- 14.

25. Nguyễn Văn Hạnh (2006), Quan hệ giữa tôn giáo và thơ ca trong thế giới biểu tượng, Tạp chí Nghiên cứu văn học số /2006, tr55- 64.

26. Nguyễn Văn Hậu (2000), Biểu tượng như là “đơn vị cơ bản” của văn hoá, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 7/2000, tr 24- 30.

27. Nguyễn Văn Hậu (2001), Về biểu tượng trong lễ hội dân gian truyền thống (qua khảo sát lễ hội dân gian truyền thống vùng châu thổ Bắc Bộ nước ta), Luận án TS KHLS, H.2001.

28. Trang Thanh Hiền (2008), Biểu tượng nữ ở chạm khắc đình làng, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 285 (tháng 3/2008), tr 63- 66.

29. Vũ Gia Hiền (2008), Con người Việt Nam với triết học Đông Tây, NXB Lao động, HN.

30. Heghen (2005), Mỹ học, NXB Văn học (Phan Ngọc dịch), HN.

31. Bùi Thị Hoa (2000), Biểu tượng cây cúc chua trong cột lễ đâm trâu của đồng bào Bana – Chăm ở Phú Yên, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 3/2000.

32. Nguyễn Kim Hoa (2004), Biểu tượng nữ thần trong tôn giáo Đông – Tây,

Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 6/2004 (tr 41 - 47).

33. Văn Hoà (2002), Truyện cổ Trung Hoa, NXB Văn nghệ TPHCM, TP HCM.

34. E.Adamson Hoebel (), Nhân chủng học – Khoa học về con người, NXB Tổng hợp TP HCM, TP HCM.

35. Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2006), Những vấn đề nhân học tôn giáo, NXB Đà Nẵng.

36. Nguyễn Thị Huế, Trần Thị An (ST&BS) (2000), Tuyển tập văn học Việt Nam, Tập 1: Thần thoại - Truyền thuyết, NXB GD, HN.

37. Đặng Minh Huệ (1998) dịch, Truyện cổ Nhật Bản, NXB VHTT, HN

38. Đỗ Trinh Huệ (2006), Văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L.Cardiere, NXB Thuận Hoá, Huế.

39. Trương Sỹ Hùng (1991), Sử thi thần thoại Mường, LATS Văn học, HN.

40. Vũ Hùng (1992), Truyện cổ Co, NXB Đà Nẵng.

41. Vương Hùng (2000), “Pú Luông, Gia Cải”, trong “Lịch sử cổ đại Cao Bằng - Kỷ yếu Hội thảo”, NXB Ban Tuyên Giáo Tỉnh Uỷ, Cao Bằng.

42. Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (1995), Các vùng văn hoá Việt Nam, NXB Văn học, HN.

43. Đinh Gia Khánh (1998), Thần thoại Trung Quốc, NXB KHXH, HN

44. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Vũ Quang Nhơn (2006), Văn học dân gian Việt Nam, NXB GD, HN.

45. Phúc Khánh (1961), Thử tìm hiểu những yếu tố tư tưởng triết học trong thần thoại Việt Nam, NXB Sự thật, HN.

46. Vũ Ngọc Khánh (1989), Nhân vật thần kỳ các dân tộc thiểu số Việt Nam: từ điển huyền thoại 1,NXB VHDT, HN.

47. Vũ Ngọc Khánh (2005), Hành trình vào thế giới folklore Việt Nam, NXB Thanh niên, HN.

48. Robert Layton (2007), Nhập môn lý thuyết Nhân học, NXB ĐHQG TPHCM (Phan Ngọc Chiến dịch).

49. Nguyễn Duy Lẫm (1997), Biểu trưng, NXB Mỹ thuật, HN.

50. Đinh Văn Lành (2000), Bước đầu tìm hiểu thần thoại dân tộc Thái Tây Bắc, NXB VHDT, HN.

51. Lê Quang Lãm (2004), Tính biểu tượng trong lễ bỏ mả của người Jrai, Tạp chí VHDG số 4/2004 (tr 26-31).

52. Lucien Lévy – Bruhl (2008), Kinh nghiệm thần bí và các biểu tượng ở người nguyên thuỷ (Ngô Bình Lâm dịch), NXB Thế Giới, Tạp chí văn hoá nghệ thuật, HN.

53. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu (1997), Văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, NXB GD, HN.

54. Hoàng Lương (1988), Hoa văn Thái, NXB VHDT, HN.

55. Hoàng Lương (2006), Biểu tượng trong đám cưới của người Thái đen ở Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay, số 251 – 252 (tr 33 - 35).

56. C.Mác, F.Enghen tuyển tập, tập II (1962), NXB Sự thật, HN.

57. Bùi Thị Thanh Mai (2007), Biểu tượng rồng trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, LATS Mỹ thuật, HN, 2007.

58. Nguyễn Ngọc Mai (2000), Biểu tượng màu sắc trong tín ngưỡng tứ phủ,

Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/2000, tr 79- 82.

59. Phan Đăng Nhật (2008), Tản mạn về những biểu tượng phồn sinh ở Tây Nguyên, Tạp chí Di sản Văn hoá, số 1/2008 (tr 17-19).

60. Nhiều tác giả (2006), Một số vấn đề lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Nhân học, NXB ĐHQG TPHCM (Vũ Thị Phương Anh, Phan Ngọc Chiến và Hoàng Trọng dịch).

61. Phan Ngọc (1987), Bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá thông tin, HN.

62. Phan Ngọc (1994), Văn hoá Việt Nam, cách tiếp cận mới, NXB Văn hoá thông tin, HN.

63. Phạm Xuân Nguyên (1994), Truyện cổ Mianma, NXB VHDT, HN.

64. Lò Giang Páo (1983), Truyện cổ Lô Lô, NXB Văn học, HN.

65. Trần Văn Phách (1987), Truyện cổ dân gian Lào, NXB Trẻ, HN.

66. Đông Phong (1998), Về nguồn văn hoá cổ truyền Việt Nam, NXB Mũi Cà Mau.

67. Vũ Tiến Quỳnh (biên soạn)(1996), Thần thoại - Sử thi (dân tộc ít người), Truyện thơ – Chèo, NXB Văn nghệ TPHCM.

68. Sandy Shepherd (2005), Truyền thuyết và thần thoại, NXB Mỹ thuật (Bùi Thanh Châu dịch), HN.

69. Trọng Tân, Văn Sơn (2004), Truyện cổ ba nước Đông Dương, NXB Nghệ An.

70. Tạp chí văn hoá nghệ thuật (9/2004), Biểu tượng hình học trong thần thoại là gì?, mục hỏi đáp văn hoá.

71. E.B.Taylor (2000), Văn hoá nguyên thuỷ, NXB Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, HN.

72. Văn Thành (1975), “Vài suy nghĩ bước đầu về cái anh hùng, một phạm trù cơ bản của mỹ học Mác - Lênin” trong “Cái anh hùng, một phạm trù cơ bản của mỹ học Mác - Lênin” (kỷ yếu hội thảo), Trường Lý luận và Nghiệp vụ Bộ Văn hoá, HN.

73. Bùi Quang Thắng (chủ biên) (2008), 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hoá, NXB KHXH, HN.

74. Lê Ngọc Thắng (1990), Nghệ thuật trang phục Thái, NXB VHDT, HN.

75. Lê Ngọc Thắng, Lâm Bá Nam (1990), Bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam, NXB VHDT, HN.

76. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TP HCM, TP HCM.

77. Tạ Quang Thông, Vò Quang Nhơn (1988), Truyện cổ Cơ ho, NXB VHDT, HN.

78. Hà Văn Thư, Lã Văn Lô (1984), Văn hoá Tày – Nùng, NXB VHDT, HN.

79. Bùi Xuân Tiệp (2005), Bước đầu giải mã một số biểu tượng trong lễ hội Gầu Tào và dân ca giao duyên dân tộc H’mông, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3/2005 (tr 41-47).

80. X.A.Tocarev, Các hình thái tôn giáo sơ khai và sự phát triển của nó, Hoàng Hoa Toàn (bản vi tính).

81. Huỳnh Ngọc Trảng (2006), Chó và các biểu tượng văn hoá, Báo Tia Sáng, số 2+3/2006 (tr 42 - 43).

82. Cầm Trọng (1978), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, NXB KHXH, HN.

83. Cầm Trọng (1987), Mấy vấn đề cơ bản vê lịch sử kinh tế- xã hội cổ đại người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, NXB KHXH, HN

84. Cầm Trọng, Phan Hữu Dật (1995), Văn hoá Thái Việt Nam, NXB VHDT, HN.

85. Cầm Trọng (2005), Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, NXB CTQG, HN.

86. Cầm Trọng (2008), Huyền thoại Mường Then, NXB VHDT, HN.

87. Tạ Chí Đại Trường (2006), Thần, người và đất Việt, NXB Văn hoá Thông tin, HN.

88. Nguyễn Đức Tư, Nguyễn Hoàng Hải (ST)(2004), Thần thoại các nền văn minh xưa, NXB VHTT, HN

89. Đặng Nghiêm Vạn (1977), Tư liệu lịch sử và xã hội dân tộc Thái, NXB KHXH, HN.

90. Đặng Nghiêm Vạn, Đặng Văn Lung (1985), Truyện cổ các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên, NXB Văn học, HN

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022