Khẳng Định Vai Trò Của Con Người Trong Quá Trình Tiến Hoá Của Mình

Còn đối với vợ chồng Báo Luông, Sao Cải, quá trình đó là sự kiên trì, bền bỉ của sức lao động con người. Để đảm bảo cái ăn cho đàn con ngày càng đông đúc, và phục vụ cho nhu cầu sản xuất khi mà sức người có hạn, ông bà đã tìm cách đuổi trâu rừng, bò rừng về thuần dưỡng để giúp dẫm ruộng. Sau đó ông bà còn bắt mèo rừng, chó rừng về canh kho thóc, bắt ngựa rừng về thuần dưỡng để làm phương tiện đi lại và chuyên chở lương thực, hàng hoá.

Như vậy, một ngành sản xuất nông nghiệp với hai thành phần chủ đạo: trồng trọt và chăn nuôi đã được hình thành, chính thức đánh dấu sự ra đời của loài người với đúng nghĩa của nó. Con người không còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nữa mà có thể tự cấp, tự túc cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Theo đó, cuộc sống định cư thành những làng bản nông nghiệp được ra đời. Lúc này con người đã hoàn toàn thoát thai khỏi thế giới tự nhiên. Không những thế, bằng năng lực của mình, con người còn quay trở lại, tác động vào tự nhiên thông qua quá trình lao động sáng tạo không ngừng để phục vụ cuộc sống.

Kết thúc thời đại dã man là sự ra đời của gia đình một vợ một chồng – “dấu hiệu của buổi đầu của thời đại văn minh[18, tr 101]. Điều này đã được phản ánh qua thần thoại về từng cặp đôi Sô Công, Ải Lậc Cậc hay vợ chồng Báo Luông Sao Cải ngay trong giai đoạn khai thiên lập địa – giai đoạn đầu của lịch sử. Nhờ có sự thuận vợ thuận chồng, có được một gia đình bền vững mà những vị thần có thể hoàn thành những công việc mà lịch sử giao phó: kiến thiết mặt đất cho sự ra đời của con người (6 cặp Sô Công), hay giúp con người khai phá những vùng đất mới, phổ biến nghề nông trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc cho con người (vợ chồng Ải Lậc Cậc và vợ chồng Báo Luông, Sao Cải). Xuất phát từ hôn nhân một vợ một chồng bền vững đã sinh ra nhiều thế hệ con cháu, rồi từ đó phát triển, sinh ra các dòng họ hình thành nên một tộc người thống nhất (tộc người Tày Cao Bằng). Qua đây cũng cho thấy lịch sử của cả một tộc người, một dòng họ được tái hiện lại thật sâu sắc,

từ buổi đầu mới thoát thai khỏi thế giới động vật, đến khi bắt đầu cuộc sống định cư rồi hình thành từng nhóm của một tộc người, chuẩn bị đầy đủ điều kiện để đưa con người bước vào thời kỳ mới - thời kỳ văn minh.

Suy cho cùng, thần thoại hay bất cứ một loại hình văn học nào cũng đều nhằm phản ánh hiện thực lịch sử của thời đại mà nó xuất hiện. Do vậy, thông qua quan hệ hôn nhân của các vị thần sáng tạo trong thần thoại đã cho ta cứ liệu quan trọng khi nghiên cứu về hôn nhân gia đình thời tan rã của công xã nguyên thuỷ trong lịch sử các tộc người Tày – Thái ở nước ta. Nó hoàn toàn phù hợp với tiến trình phát triển chung của nhân loại, khi mà vào cuối thời đại đá mới, sơ kỳ đồ đồng, giai cấp bắt đầu xuất hiện, gia đình một vợ một chồng trở nên bền vững cùng với sự lên ngôi của chế độ phụ quyền. Hình ảnh xã hội được phản ánh trong thần thoại trở thành tài liệu bất thành văn quan trọng khi nghiên cứu về lịch sử tộc người trong giai đoạn đầu mới hình thành.

Thực tiễn lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng, nguyên nhân tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, bên cạnh sự xuất hiện của chế độ từ hữu còn là sự hình thành giai cấp với những mâu thuẫn giữa các tập đoàn người này với tập đoàn người khác ngày càng sâu sắc. Điều đó cũng đã phần nào được phản ánh trong thần thoại Thái.

Then - lực lượng có vai trò sáng tạo trong tâm thức của cư dân Tày – Thái, đã xuất hiện trong thần thoại về buổi khai thiên lập địa của tộc người. Việc xuất hiện những lớp người làm công việc cải tạo tự nhiên chính là do ý muốn chủ quan của Then trước khi cho loài người xuất hiện. Tất cả những vị thần có sức mạnh phi thường như Ải Lậc Cậc hoặc Sô Công đều phải phục tùng một lực lượng cao hơn là Then – ông Trời, chứng tỏ đã có sự phân hoá đẳng cấp giữa các vị thần sáng tạo. Đây cũng là một minh chứng cho sự phân hoá giai cấp khá sớm trong xã hội của người Thái nói riêng, trong giai đoạn quá độ từ thời kỳ dã man sang thời đại văn minh.

Tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại đi từ thời kỳ mông muội lên thời kỳ dã man rồi đến thời kỳ văn minh mang tính phổ biến đối với toàn bộ thế giới. Điều này đã được Enghen chứng minh qua tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”. Và các dân tộc Tày – Thái ở nước ta cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Thông qua hệ thống thần thoại, đặc biệt là thần thoại về những vị thần buổi khai thiên lập địa, bằng những công việc hết sức “người” của các vị thần khổng lồ cho ta thấy tiến trình phát triển của một tộc người trong lịch sử. Quá trình từ khi con người bắt đầu bước vào thế giới loài người đến khi họ có thể tự khẳng định mình trong tự nhiên, có thể chế ngự và cải tạo tự nhiên là cả một thời kỳ lâu dài, chiếm phần lớn thời gian tồn tại của loài người. Nhưng quá trình đó đã được rút ngắn lại, được khái quát thành những công việc sáng tạo của các vị thần. Bởi để làm được những công việc đó, để đạt được những thành quả to lớn, vĩ đại đó, trong quan niệm của người xưa chỉ có thể là công lao của thần linh - một lực lượng siêu nhiên có vai trò quyết định đối với đời sống của con người.

Nhưng gạt đi yếu tố duy tâm đó, ta thấy được sức mạnh lao động của con người. Bởi những công việc mà các vị thần làm cũng chính là những công việc của con người. Nó hết sức “người”. Các vị thần cũng có lúc làm việc vất vả quá nên cũng thành ra hồ đồ, luống cuống như vợ chồng Lươi Xươi - Lụp Cụp trong thần thoại Thái:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

“Phi Lụp Cụp Phi Lươi Xươi Xươi cổn tăng Thắng cuốii mén”

Nghĩa là:

Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 12

“Thần Lụp Cụp

Thần Lươi Xươi

Chúi đầu ngã dập mông

Thò cả chim ra ngoài” [86, tr 94]

Hay như trong thế giới của các thần cũng có sự “đòi nợ” như Ải Chang Nọi đến đòi nợ Ải Lậc Cậc chẳng hạn.

Thế giới các thần chẳng qua là sự thần thánh hoá xã hội loài người lúc bấy giờ. Những công việc mà các thần đã làm cho con người cũng chính là những việc làm của con người. Hay nói cách khác, nếu như thần thoại một mặt ca ngợi công lao to lớn của các thần trong buổi khai thiên lập địa, thì cùng với đó chính là nó ca ngợi sức lao động, khả năng lao động của con người. Chính sức lao động, sáng tạo đó đã kiến tạo nên thế giới cũng như xã hội con người, làm nên lịch sử cho nhân loại.

Đồng hành cùng lịch sử nhân loại từ buổi khai thiên lập địa, từ khi trời đất còn là một đống hỗn mang, cho đến khi chuẩn bị đầy đủ điều kiện để con người bước vào thời kỳ văn minh, các vị thần khổng lồ cũng biến mất bằng cách này hoặc cách khác. Nếu như Ải Lậc Cậc chết do bị vợ chồng Sô Công Chống Trời và Chống Đất ăn mất do tưởng nhầm là loài ếch nhái, thì sự ra đi của Thần Trụ Trời không ai có thể biết tường tận sau khi ông đã hoàn thành công việc của mình. Hay thần Bàn Cổ đã tự hoá mình vào hồn núi sông, cây cỏ…

Có thể nói, các vị thần khổng lồ là đại diện tiêu biểu cho con người thời mông muội - buổi thơ ấu của lịch sử nhân loại với những nét hồn nhiên, chất phác, mộc mạc. Lúc này nhận thức của con người về thế giới còn rất ấu trĩ, mơ hồ nên họ phải tìm đến một lực lượng siêu nhiên nào đó có sức mạnh và tầm vóc sánh ngang với tự nhiên để chuyển tải ước mơ của mình. Còn trong thời đại văn minh, khi nhận thức của con người đã có bước phát triển cao, cùng với sự xuất hiện của hàng loạt công cụ lao động mới giúp cho hiệu quả lao động của con người ngày càng được khẳng định, con người tự đặt mình là

trung tâm, có khả năng cải tạo tự nhiên theo ý muốn chủ quan của mình. Lúc này, họ không cần viện dẫn đến một lực lượng siêu nhiên nào nữa, mà chính con người sẽ làm nhiệm vụ cải tạo thế giới. Chính vì vậy, vai trò của các vị thần khổng lồ không còn nữa, họ phải tự tiêu biến, cáo chung trước lịch sử.

3.1.2. Phản ánh sự phát triển tư duy của tộc người

Ranh giới đích thực phân biệt con người với động vật cao cấp khác chính là khi vượn người xuất hiện một khả năng đặc biệt: Khả năng biểu trưng hoá (Symbolizing) trong hoạt động ý thức để trở thành người vượn” [12, tr137]. Và thần thoại cũng ra đời từ đó, khi mà khả năng nhận thức về tự nhiên, về bản thân con người được hình thành và ngày càng phát triển dưới tác động của lao động. Chính lao động đã đẩy nhanh quá trình “người hoá” và tách dần con người khỏi thế giới tự nhiên.

Cùng với sự phát triển của lao động, năng lực nhận thức cũng như khả năng liên kết xã hội của con người ngày càng được nâng cao. Đứng trước tự nhiên muôn hình muôn vẻ, có khi rất thuận lợi cho cuộc sống nhưng lắm lúc cũng thật trắc trở, khó lường, con người mong muốn tìm hiểu, giải thích những hiện tượng tự nhiên đó. Không những thế họ còn có tham vọng cải tạo nó, biến đổi nó theo ý muốn của mình. Xuất phát từ nhu cầu đó, dựa trên năng lực sẵn có của bản thân, người nguyên thuỷ đã sáng tạo ra thần thoại - loại hình văn học dân gian ra đời sớm nhất trong lịch sử của nhân loại, thể hiện những quan niệm của người nguyên thuỷ trong buổi đầu của lịch sử. Và trong loại hình văn học dân gian đó, thần thoại về các vị thần sáng tạo, những vị thần có công khai thiên lập địa ra đời sớm nhất nhằm giải thích tự nhiên, giải thích thế giới và xã hội con người theo quan niệm của người nguyên thuỷ.

Thông qua thần thoại về các vị thần sáng tạo, người xưa thể hiện ước mơ chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên phục vụ cuộc sống của bản thân. Các vị thần khổng lồ chính là hiện thân cho lao động, hiện thân cho con người, là

hình ảnh cao nhất nhằm tôn vinh sức mạnh lao động - sức mạnh khai sơn phá thạch của người nguyên thuỷ.

Chẳng gì có thể sánh ngang với tự nhiên bởi nó quá hùng vĩ. Chỉ có thể là những vị thần sáng tạo, những vị thần có sức vóc khổng lồ mới có thể làm được điều đó. Tầm vóc của họ có thể sánh ngang với tự nhiên. Khả năng của họ không kém gì khả năng sáng tạo của tự nhiên. Họ cũng có thể “đắp núi” (hai thần Nữ Oa – Tứ Tượng), hay “đẻ đất”(Bà Sô Công Đin), “dựng núi, tạo đồi”(Chẩu năng dệt pú), “chống trời, đạp đất” (ông Sô Công Chống Trời – bà Sô Công Chống Đất)… Thông qua thần thoại, người xưa quan niệm rằng, chính các vị thần, bằng sức mạnh của mình đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên và phương tiện sinh sống - nghề nông trồng lúa nước, cho họ. Hay nói cách khác, chính lao động của các vị thần đã sáng tạo ra thế giới.

Tuy nhiên, hình ảnh của các vị thần chẳng qua là sự hiện thực hoá, thần thánh hoá khả năng lao động, sáng tạo mà thôi. Các vị thần đầu tiên của thần thoại không có sức mạnh siêu nhiên, không có phép thần thông biến hoá như những nhân vật trong cổ tích, truyền thuyết ở giai đoạn sau, mà muốn thực hiện nhiệm vụ của mình, họ phải bỏ công, bỏ sức ra thực hiện. Họ cũng phải làm việc, cũng mệt mỏi, cũng phải nghỉ ngơi như những người bình thường. Có khác chăng chỉ là ở tầm vóc công việc của họ so với người thường mà thôi.

Hơn nữa, thế giới mà các thần đang sinh sống cũng có những phức tạp, xô xát như thế giới của con người vậy. Các thần cũng có nhiều nỗi bực tức, ghẹn tỵ hay thậm chí là đánh nhau (Ải Lậc Cậc và Ải Chang Nọi). Diễn biến tâm lý của các thần cũng giống như của con người. Có thể nói, thế giới các thần chính là hình ảnh mô phỏng thế giới mà con người đang sống.

Thông qua những phân tích trên cho ta thấy, thần thoại (ở đây là lớp thần thoại đầu tiên về những vị thần sáng tạo) ra đời khẳng định nhận thức của người nguyên thuỷ đã có bước phát triển vượt bậc. Trên cơ sở quan sát tự nhiên, nhận

thức được vai trò của mình trong thế giới tự nhiên, con người dần ý thức được vai trò sáng tạo của bản thân thông qua quá trình lao động. Nhưng đứng trước sức mạnh to lớn của tự nhiên, con người trở nên quá nhỏ bé, yếu đuối. Họ đã xây dựng nên hình ảnh những vị thần khổng lồ - những lực lượng đại diện cho sức mạnh của chính bản thân họ làm đối trọng với tự nhiên. Do vậy, biểu tượng những vị thần sáng tạo trong buổi sơ khai của lịch sử chính là sự khái quát hoá, biểu trưng hoá cho sức mạnh lao động của con người. Và thông qua đó, cũng khẳng định cho sự phát triển của năng lực nhận thức, biểu trưng hoá, khái quát hoá của người nguyên thuỷ đã có bước tiến quan trọng.

Biểu tượng về các vị thần khổng lồ trong lớp thần thoại đầu tiên của các tộc người tương ứng với thời kỳ đồ đá giữa sang đồ đá mới trong khung phân loại của Nguyễn Văn Hậu. Đã qua rồi thời kỳ con người sùng bái tự nhiên như một lực lượng đầy quyền lực, có tác động quyết định đối với cuộc sống của mình. Cùng với sự nâng cao của kỹ năng sản xuất, năng lực nhận thức của con người cũng phát triển không ngừng, trong đó có ý thức về khả năng sáng tạo của bản thân. Do vậy, ý thức chinh phục, cải tạo tự nhiên đã hình thành và trở thành động lực cho tiến trình phát triển của nhân loại. Lúc này con người mới chính thức trở thành “người”, chính thức có khả năng chủ động trong cuộc sống của mình. Con người dần thoát khỏi sự chi phối của tự nhiên. Điều đó đã được gửi gắm qua hình ảnh những vị thần sáng tạo trong buổi đầu của lịch sử, thể hiện ước mơ của con người.

Nhưng cũng qua sự sáng tạo đó khẳng định bước phát triển mới trong nhận thức của người nguyên thuỷ trong việc hiện thực hoá ý niệm của mình. Một thế giới mới - thế giới biểu tượng – đã được mở ra và ngày càng phong phú trong đời sống của người xưa, là bức tranh phản ánh hiện thực lịch sử, đồng thời là thước đo cho sự phát triển nhận thức trong một giai đoạn mới của con người. Nó chính thức đánh dấu sự phát triển về chất trong năng lực nhận

thức của con người trong quá trình lịch sử, “năng lực biểu trưng hoá” được hình thành và ngày càng hoàn thiện trong những giai đoạn lịch sử về sau.

Thần thoại ra đời với ý nghĩa là sản phẩm sáng tạo văn hoá đầu tiên của con người. Biểu tượng về những vị thần khổng lồ - nhân vật trung tâm của hệ thống thần thoại đầu tiên đó, cũng chính là hình ảnh đại diện cho sức mạnh sáng tạo của con người. Lúc này, con người không chỉ ý thức được vị trí của bản thân trong tự nhiên mà còn nhận thức được năng lực sáng tạo của mình nữa. Chính nhờ lao động, năng lực nhận thức của con người được phát triển và hoàn thiện, kèm theo đó là khả năng khái quát hoá, biểu trưng hoá thể hiện ở hình tượng những vị thần khổng lồ - tượng trưng cho sức mạnh to lớn, cải biến tự nhiên của con người.

Cùng với lao động và thông qua lao động, con người ngày càng khẳng định mình trong tự nhiên với sự phát triển không ngừng của nhận thức. Nhằm thể hiện sức mạnh của mình, họ đã viện dẫn đến hình ảnh của những vị thần khổng lồ thời kỳ hỗn mang đại diện cho sức sáng tạo của mình. Tuy nhiên, khả năng biểu trưng hoá của người nguyên thuỷ trong giai đoạn này còn thô sơ, mộc mạc, thấy sao nói vậy, nhưng nó cũng góp phần chuyển tải tâm tư, nguyện vọng, ước mơ của người xưa về một cuộc sống hoà thuận với thiên nhiên. Cùng với khả năng biểu trưng hoá và khái quát hoá ngày càng được hoàn thiện của mình, con người ngày càng tách rời khỏi thế giới động vật, thoát khỏi thời kỳ nguyên thuỷ, chuẩn bị hành trang cho họ tiến nhanh, tiến vững chắc vào thời đại văn minh – thời đại của sáng tạo, của tri thức, thời đại mà con người chinh phục tự nhiên.

3.1.3. Khẳng định vai trò của con người trong quá trình tiến hoá của mình

Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, người nguyên thuỷ đã cố gắng tìm hiểu, quan sát và giải thích những hiện tượng tự nhiên và xã hội để khắc phục tác hại của chúng, đồng thời cũng là để cải tạo chúng, phục vụ cho lợi ích của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022