Giá Trị Văn Hoá Của Biểu Tượng Người Khổng Lồ

con người. Quá trình đấu tranh đó cũng chính là quá trình người nguyên thuỷ tự cải tạo mình, quá trình phát huy tính năng động sáng tạo của con người.

Khi đã có ý thức về vai trò của mình, mặc dầu ý thức này hãy còn thô sơ và non nớt, tất nhiên con người sẽ không còn hoàn toàn chịu bất lực trước tự nhiên như trước nữa. Lúc này họ đã hiểu rò phần nào tác dụng trở lại của mình đối với thế giới. Nghĩa là người nguyên thuỷ đã bước đầu có ý thức về vai trò của mình và về khả năng có thể cải tạo thế giới xung quanh mình. Chính nhờ có Thần Trụ Trời mới xây dựng được vũ trụ. Có lao động bền bỉ, gánh đất, gánh cát đắp núi cao thì Tứ Tượng mới chiếm được cảm tình của Nữ Oa. Hay có công sức lao động miệt mài của các vị Sô Công mới tạo nên sông, núi, ao hồ, đồng ruộng, tạo nên diện mạo mặt đất chuẩn bị cho sự xuất hiện của vợ chồng Ải Lậc Cậc và sau này là con người…

Lao động có tác dụng quyết định đối với đời sống con người. Không có lao động không thể hình thành thế giới cũng như xã hội con người như ngày nay. Đến các vị thần cũng phải dựa vào sức lao động của mình mới có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Điều đó đã được khẳng định chắc chắn qua những thần thoại mà chúng tôi đã đưa ra ở phần đầu của luận văn.

Hình ảnh của các vị thần buổi sơ sử cũng chính là hình ảnh của con người trong giai đoạn đầu của lịch sử. Tức cũng phải lao động miệt mài, sáng tạo hết mình để có thể thích ứng với điều kiện tự nhiên muôn hình muôn vẻ, biến đổi không ngừng. Nhiệm vụ của con người là phải phát hiện ra những qui luật của tự nhiên, nương theo đó mà có cách tác động tích cực nhằm phục vụ cho chính cuộc sống của mình. Công cuộc phát hiện, thuần dưỡng vật nuôi, cây trồng của các vị thần sáng tạo là minh chứng cụ thể cho nhận định trên.

Trước hết là đối với vợ chồng Báo Luông – Sao Cải của đồng bào Tày Cao Bằng. Nhằm đáp ứng nhu cầu cho đàn con ngày càng đông đúc, ông bà phải không ngừng tìm tòi những vật nuôi, cây trồng có thể thuần dưỡng được

đem về nuôi gần nhà để làm thức ăn dự trữ, trong đó quan trọng nhất là giống lúa nước. Nhưng để biến lúa hoang thành lúa nhà, phải trải qua một quá trình tìm tòi, sáng tạo, nương theo đúng quy luật của tự nhiên, phải đảm bảo chỗ trồng lúa luôn luôn đủ nước, không được cạn quá hoặc ngập quá. Khi cây lúa trổ bông, phải nhổ tỉa bớt, không để quá dầy thì cây mới cho năng suất cao. Kinh nghiệm này đã được truyền lại cho các thế hệ con cháu sau này như một cẩm nang trong sản xuất nông nghiệp.

Hay như Ải Lậc Cậc, muốn cho ruộng tốt tươi phải chịu khó gánh tro bón ruộng. Thêm vào đó trước khi cấy lúa phải cày bừa thật kỹ ruộng. Có thể nói, đây là những vị thần nông tiêu biểu cho cư dân Tày – Thái, những người đã đem nghề nông cũng như kinh nghiệm cấy trồng cho lớp cư dân sau này.

Bên cạnh lao động, khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên, tuân theo những quy luật khách quan đã giúp cho người nguyên thuỷ có thể tồn tại được trong tự nhiên với bao trắc trở mà con người không thể lường trước được. Không chỉ có vậy, ý chí khám phá, chinh phục tự nhiên luôn thường trực, kích thích khả năng sáng tạo của con người, giúp cho con người không chỉ phụ thuộc vào tự nhiên mà còn bước đầu cải tạo nó phù hợp với cuộc sống và nhu cầu của bản thân, bắt tự nhiên phải phục vụ mình. Nghề nông nguyên thuỷ ra đời chính thức đánh dấu sự thắng thế của con người đối với tự nhiên.

Các vị thần khổng lồ thời nguyên thuỷ phản ánh trong thần thoại các tộc người mang trong mình dấu ấn thời đại sâu sắc. Họ không chỉ tượng trưng cho nhận thức sơ khai, ấu trĩ của người nguyên thuỷ về thế giới tự nhiên đầy trắc trở vây quanh người nguyên thuỷ mà còn là đại diện cho ước mơ, cho khát vọng chinh phục tự nhiên của họ. Tầm vóc của con người nhỏ bé quá, nên họ phải tìm tới một lực lượng thật lớn lao phi thường để đại diện cho mình. Lực lượng ấy giúp người nguyên thuỷ chuyển tải ước mơ, khát vọng, hiện thực hoá những mong muốn của mình. Tuy còn những hạn chế do lịch sử

đem lại, nhưng hình ảnh những vị thần khổng lồ trong buổi đầu của lịch sử vẫn là hình ảnh đẹp, trong sáng, đại diện cao nhất cho ý chí của con người trước tự nhiên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Với sự sáng tạo ra hình tượng những vị thần khổng lồ, đại diện cho sức mạnh, cho khả năng sáng tạo của bản thân, người nguyên thuỷ đã khẳng định sự biến đổi trong nhận thức, trong tư duy, khiến họ ngày càng tách rời khỏi thế giới động vật. Bởi trong họ bắt đầu hình thành một thế giới biểu tượng, tức là khả năng biểu trưng hoá trong nhận thức của con người về thế giới thực tại. Đây là bước phát triển quan trọng nhất giúp vượn người chính thức trở thành con người với đầy đủ năng lực cũng như đặc trưng của nó.

Từ hiện thực khách quan của cuộc sống, người nguyên thuỷ bắt đầu nhận thức nó vào trong đầu óc của mình. Cùng với khả năng tưởng tượng và liên tưởng ngày càng nâng cao trong hoạt động trí tuệ, họ tìm ở những hình tượng mới để diễn đạt thế giới biểu tượng trong đầu óc mình cho người khác cùng biết, có nghĩa họ tìm một sự vật, hiện tượng cụ thể để diễn đạt những sự vật, hiện tượng vô hình trong thế giới ý niệm của mình. Đó chính là các biểu tượng. Do đó, biểu tượng là vật trung gian, là cầu nối giữa thế giới ý niệm và thế giới thực tại thông qua những hình ảnh cụ thể.

Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 13

Năng lực tưởng tượng cũng như khả năng biểu trưng hoá là rất phức tạp và chỉ có ở con người, nó làm cho con người ngày càng cách xa so với thế giới động vật. Cùng với sự ra đời của thế giới biểu tượng, con người chính thức trở thành một chủ thể sáng tạo của tự nhiên. Bởi khả năng biểu trưng hoá là năng lực đặc trưng chỉ có thể có ở con người mà thôi.

Như vậy, với sự xuất hiện của các vị thần khổng lồ - biểu tượng cho sức mạnh sáng tạo, cải biến thiên nhiên bằng hoạt động lao động của con người, đồng thời thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, nâng cao tầm vóc

của con người lên ngang hàng với tự nhiên, người nguyên thuỷ đã chính thức tách ra khỏi thế giới động vật, trở thành NGƯỜI với đầy đủ ý nghĩa của nó.‌

3.2. Giá trị văn hoá của biểu tượng người khổng lồ

3.2.1.Thông qua hình ảnh những vị thần khổng lồ phản ánh quan niệm sơ khai về vũ trụ và nhân sinh của tộc người

Các vị thần xuất hiện trong thần thoại của các tộc người thưở khai thiên lập địa đều là cặp nam thần và nữ thần với quan hệ phổ biến là quan hệ vợ chồng. Người xưa thấy được rằng, mọi vật được sinh ra đều có cội nguồn của nó, như là muốn sinh được đất, phải có sự hoà hợp giữa thần Trời (ông Sô Công Phạ) và thần đất (bà Sô Công Đin - thần thoại Thái), sau thời gian dài hoài thai đến quá trình trở dạ đau đớn tột cùng mới sinh ra đất đai phì nhiêu, màu mỡ. Hay như có sự gặp gỡ tình cờ giữa Báo Luông và Sao Cải mới có thể sinh ra được bầy con mà sau này phân chia thành những dòng họ lớn của người Tày Cao Bằng… Tất cả những chi tiết đó đều nói lên quan niệm về hoà hợp âm dương manh nha được hình thành trong nhận thức của người nguyên thuỷ - chủ nhân sáng tạo nên thần thoại.

Vậy, do đâu mà người xưa lại có được ý niệm về sự hoà hợp âm dương?

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi, có thể là do họ đã “mơ hồ nhận thấy ngày và đêm, tối và sáng, trời và đất[6, tr 169], hay nói cách khác là từ sự nhận thức về hai mặt đối lập của sự vật mà sinh ra ý niệm này. Nói như vậy có thể có vẻ khiên cưỡng, nhưng thực chất, mong muốn giải thích các hiện tượng này đã được người nguyên thuỷ đặt ra từ rất sớm. Tại sao lại có đêm, có ngày? Tại sao lại có mưa, có nắng? Tất cả những hiện tượng của tự nhiên đều gây tò mò và trở thành đối tượng của nhận thức và mong muốn được giải đáp.

Một điểm quan trọng khi giải thích về hiện tượng này, là những tác giả cổ đại đã lấy sự sáng tạo ra con người “lắp ghép vào trong đời sống của tự

nhiên” [44]. Người xưa thấy rằng, muốn sinh trưởng và phát triển được, con người cần phải có sự hoà hợp đực – cái, âm – dương, có nam – có nữ. Vì vậy, các thần muốn sáng tạo ra muôn vật cũng cần phải có sự kết hợp như vậy.

Cách giải thích thế giới mộc mạc, đơn giản, thô sơ nhưng cũng rất sâu sắc. Qua đó cho thấy khả năng quan sát, khái quát hoá của người nguyên thuỷ đã phát triển khá cao. Lấy con người làm trung tâm của mọi vật, nên mọi sự sáng tạo trong tự nhiên cũng tuân theo qui luật như sự sáng tạo ra con người. Người xưa đã không ngờ rằng, mình đã gần chạm đến một tư duy triết học khoa học về mối quan hệ âm dương, mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt đối lập của một sự vật phổ biến trong triết học mác xít sau này. Qua đó có thể thấy, nhận thức, tư duy của người nguyên thuỷ đã phát triển một bước quan trọng, bắt đầu có sự biện chứng thô sơ trong mọi cách giải thích hay nhận thức sự vật, hiện tượng, nền tảng quan trọng cho mọi sự giải thích thế giới tự nhiên và xã hội trong những giai đoạn lịch sử sau này.

Thần thoại được xem là loại hình văn học ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người. Nó được ra đời nhờ khả năng khái quát hoá, biểu trưng hoá phát triển ở một trình độ nhất định, hay nói cách khác, khi mà tri thức của con người về thế giới và về bản thân mình đã đạt những thành quả nhất định. Từ sự hoàn thiện của nhận thức, tư duy triết học cũng bắt đầu hình thành và thể hiện một cách khá rời rạc, mộc mạc, chất phác trong thần thoại.

Trong thần thoại của các tộc người, trước khi xuất hiện những vị thần có công khai thiên lập địa, đã có thế giới rồi. Có nghĩa là thế giới tự nhiên là một thực thể vật chất, tồn tại khách quan và là đối tượng tác động của con người. Những vị thần sáng tạo, họ chỉ làm công việc thay đổi hình thù của thế giới mà thôi.

Người nguyên thuỷ chưa hình dung được thế giới trước khi các vị thần xuất hiện có hình thù như thế nào, nhưng họ cũng đã quan niệm rằng đầu tiên

trời đất là một đám hỗn độn” rồi sau đó Thần Trụ Trời mới lấy đầu đội trời xây dựng nên vũ trụ. Như vậy có nghĩa là trước khi thần xuất hiện, tự nhiên đã là một cái gì đó rồi, chứ không phải là một còi hư vô, vô cùng vô tận.

“Thưở ấy chưa có vũ trụ, muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo. Rồi tự nhiên xuất hiện một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như bây giờ từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.

Thần ở trong đám mù mịt hỗn độn đó không biết đã từ bao lâu, có một khi bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất đá, đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời. Cột càng được thần đắp cao lên chừng nào thì trời tựa như một tấm màn lớn được nâng cao lên chừng nấy. Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi. Từ đó trời đất phân làm hai. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỗ giáp giới giữa trời và đất gọi là chân trời. Khi trời đã cao vừa ý và đã cứng rồi, không hiểu sao thần lại phá cột đá đi. Thần ném vung đá và đất đi khắp nơi mọi chỗ. Mỗi hòn đá văng ra bấy giờ thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung toé mọi nơi thành cồn đồi, thành cao nguyên. Vì thế mà bây giờ mặt đất chỗ cao chỗ thấp không được bằng phẳng. Chỗ thần đào lên để lấy đất đá đắp cột bây giờ là biển cả”(Thần Trụ Trời, [6, tr 75])

Thần ở đây chỉ biết dùng sức đội trời lên cao và sử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên như đất, đá để đắp cột chứ không phải dùng phép thần mầu nhiệm của mình để sáng tạo ra vũ trụ. Thần đã phải dùng sức lao động của mình hì hục đào đất đá đắp cột chống trời. Những hiện tượng như núi, sông, biển, đồi… đều là những chỗ đất đá được đào sâu hay đắp cao mà thành chứ không phải được sinh ra từ cái “hư vô” nào, hoặc dựa theo một mục đích và ý chí siêu nhiên nào. Chúng đều có thuộc tính bản chất là vật chất, đều là những hình thức cụ thể của

vật chất muôn màu muôn vẻ. Như vậy có nghĩa là, các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều là sản vật của sự cải biến vật chất bằng lao động.

Hơn nữa, bằng quan sát trực tiếp, con người lại thấy rằng, bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng đều phải có một hình thù cụ thể. Mà vũ trụ nơi mà con người đang sống cũng không thể nằm ngoài quy luật đó. Xuất phát từ những quan sát về tự nhiên, người nguyên thuỷ cho rằng: “trời tròn và sâu như cái bát úp, đất phẳng như cái mâm vuông, chỗ tiếp giáp giữa trời và đất là chân trời”.

Quan niệm trên cũng biểu lộ trong cách giải thích của người xưa về cách xây dựng vũ trụ. Xuất phát từ những nhận xét non nớt, mộc mạc nhưng rất thực tế và cụ thể, người xưa cho rằng, muốn phân chia trời đất phải dùng cột để nâng trời lên cao, cũng giống như dùng cột để chống nhà vậy. Vì thế cho nên trời mới có hình lòng chảo, đất mới được bằng phẳng và có hình vuông vắn.

Xét cho cùng thì thần cũng chẳng khác người là bao, có chăng chỉ là sự khác biệt về tầm vóc mà thôi. Thần Tứ Tượng muốn đắp núi cao để làm vừa lòng Nữ Oa thì cũng phải dựa vào đất đá sẵn có chứ bản thân thần làm sao làm ra được? Nếu như không có đất đá của tự nhiên thì dù có kiên trì đến đâu đi chăng nữa, liệu Tứ Tượng có thể đắp được hết núi này đến núi khác để làm vừa lòng Nữ Oa?

Trong truyền thuyết về Báo Luông – Sao Cải, để nuôi đàn con, Sao Cải đã đem một giống cỏ dại mọc ven suối về trồng để lấy làm thức ăn thường xuyên cho gia đình, mà sau này được gọi là hạt gạo. Vậy, nếu như trong tự nhiên không có sẵn loại cây này, liệu Sao Cải bằng khả năng sáng tạo của mình có thể “hoá phép” ra cây lúa hay không?

Thần thoại không đề cao yếu tố thần linh, mầu nhiệm như trong truyền thuyết, cổ tích, nó phản ánh chân thực cuộc sống của con người trong buổi

đầu lịch sử. Do vậy mà yếu tố duy vật được đưa ra trước nhất nhằm giải thích cho mọi sự vật. Cách giải thích này không nằm trong ý muốn chủ quan của con người mà nó chỉ là sự giải thích “thấy sao nói vậy”. Vì thế mà nó mang tính chất thô sơ, chất phác, phản ánh những hạn chế nhất định trong nhận thức của người xưa. Tuy nhiên, giá trị tư tưởng vượt thời đại của nó ta không thể phủ định, đặc biệt là trong việc giải thích thế giới bắt nguồn từ quan điểm duy vật. Nó tiến bộ hơn rất nhiều so với thế giới quan tôn giáo sau này mang nặng tính chủ quan duy tâm siêu hình, khi mà xã hội đã có sự phân hoá sâu sắc trong những giai đoạn lịch sử sau này.

Bắt nguồn từ nhận thức về sự ra đời của con người, người xưa cũng áp nó vào giải thích mọi sự vật trong tự nhiên theo hướng có sinh, có diệt. Ải Lậc Cậc, tuy ra đời do ý muốn của Then - đấng tạo hoá tối cao, nhưng cũng bị Sô Công ăn thịt mất, tức là cũng bị chết. Hay như vợ chồng Báo Luông, Sao Cải, sau khi tạo dựng nên những xóm làng cho con cho cháu cũng phải gánh chịu tuổi già như những con người bình thường. Thậm chí như Bàn Cổ, vị thần sáng tạo của người Trung Quốc và được tộc người Dao ở nước ta tiếp nhận, sau khi tạo dựng nên vũ trụ cũng phải chết, thân thể hoà cùng với thiên nhiên…

Dù là thần, nhưng họ không thể nằm ngoài quy luật sinh, lão, bệnh, tử giống như con người, không thoát khỏi số mệnh mà tự nhiên đã qui định mặc dù họ là những con người thật sự vĩ đại cả về tầm vóc cũng như về cống hiến. Tuy ở một trình độ khá thấp kém về nhận thức, nhưng những người nguyên thuỷ - chủ nhân của thần thoại, cũng đã nhận thấy qui luật của tự nhiên là không tránh khỏi, mang tính phổ quát cho muôn loài, muôn vật, tồn tại khách quan bên ngoài con người. Điều đó đã được thể hiện hết sức rò ràng trong các truyện thần thoại về các vị thần, bởi sau khi kết thúc sứ mệnh của mình, các vị thần hoặc bị tiêu diệt, hoặc tự triệt tiêu vì những lý do khác nhau. Quy luật tự nhiên được người xưa hết sức tôn trọng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022