So Sánh Giữa Biện Pháp Tịch Thu Vật, Tiền Trực Tiếp Liên Quan Đến Tội Phạm Trong Lhs Việt Nam Và Hình Phạt Tịch Thu Tài Sản Trong Lhs Pháp

hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; hoặc vật, tiền bạc thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, sử dụng, lưu hành. Phân tích cụ thể như sau:

- Vật, tiền bạc của người phạm tội đã được dùng vào việc thực hiện tội phạm: là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của người phạm tội hoặc tạm thời thuộc quyền sở hữu của người phạm tội do người phạm tội mượn của người khác và được người phạm tội đưa vào sử dụng làm công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm [40, tr. 291].

- Vật, tiền bạc thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì tùy thuộc vào hình thức lỗi của người chủ tài sản trong việc để cho người phạm tội sử dụng vật, tiền bạc của mình vào việc thực hiện tội phạm mà có thể được trả lại, hay bị tịch thu một phần hoặc tịch thu toàn bộ. Cụ thể:

+ Nếu người có tài sản có lỗi cố ý cho người phạm tội sử dụng tài sản của mình vào việc thực hiện tội phạm thì tài sản đó sẽ bị tịch thu. Ngoài ra, người có tài sản còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh mà người phạm tội đã phạm với vai trò đồng phạm.

+ Nếu người có tài sản có lỗi vô ý cho người phạm tội sử dụng tài sản của mình vào việc thực hiện tội phạm thì tài sản đó sẽ được trả lại cho người có tài sản [40, tr. 293].

- Vật, tiền bạc mà người phạm tội do thực hiện tội phạm hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có: là những vật, tiền bạc mà thông qua hoạt động phạm tội mới tích lũy, mua sắm, mới có được. Có nghĩa rằng, nếu không thông qua hoạt

động phạm tội thì người phạm tội không thể có được vật hay tiền bạc đó.

- Vật, tiền bạc thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, sử dụng, lưu hành mà người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc là đối tượng của tội phạm, như ma túy, chất cháy nổ, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng…[21, tr. 194]. Những vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành sẽ bị tịch thu bất kể chúng thuộc sở hữu của ai.

Sau khi BLHS năm 1985 có hiệu lực thi hành và trong một thời gian dài gặp khó khăn trong việc áp dụng biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm do sự thiếu thống nhất trong quan điểm lý luận thì mới có công văn số 24/1999/KHXX ngày 17 tháng 03 năm 1999 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp bổ sung một số vấn đề áp dụng pháp luật hướng dẫn áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên phạm vi hướng dẫn cũng chỉ là trong một trường hợp cụ thể, đó là trường hợp người chiếm đoạt tài sản là tiền rồi dùng tiền đó mua vé xổ số và trúng thưởng.

Mục I – điểm 3 của công văn quy định như sau:

Theo điểm b khoản 1 Điều 33 Bộ luật Hình sự thì Toà án quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước "những vật, tiền bạc mà người phạm tội do thực hiện tội phạm hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có". Trong trường hợp một người chiếm đoạt tài sản là tiền rồi dùng tiền đó mua vé xổ số và trúng thưởng thì khoản tiền trúng thưởng đó là do mua vé xổ số mà có, tức là thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Bộ luật Hình sự; do đó, Toà án quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước.

Việc quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước khoản tiền trúng thưởng này không những đúng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Bộ luật Hình sự mà là hết sức cần thiết nhằm đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

1.4. NGHIÊN CỨU SO SÁNH BIỆN PHÁP TỊCH THU VẬT, TIỀN TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỚI BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ VỀ HÌNH SỰ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC

Qua tìm hiểu pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới như Cộng hòa Pháp, Thụy Điển và Nhật Bản, chúng ta thấy hầu hết các nước đều quy định về biện pháp cưỡng chế có tính chất tịch thu tài sản có liên quan đến tội phạm như biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong LHS Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau mà LHS của mỗi nước có quy định khác nhau về hình thức, nội dung của biện pháp cưỡng chế có tính chất tịch thu tài sản có liên quan đến tội phạm này. Việc lựa chọn những nước đã nêu trên để nghiên cứu là căn cứ vào nguồn tài liệu, khả năng tham khảo của tác giả luận văn, và điều quan trọng là luật hình sự của những nước này có những nét tương đồng và khác biệt rõ ràng, cũng như có các kinh nghiệm lập pháp hình sự để tham khảo trong quá trình hoàn thiện BLHS Việt Nam năm 1999 hiện hành.

1.4.1. Luật hình sự Cộng hòa Pháp

BLHS Cộng hòa Pháp năm 1992 không quy định chế định biện pháp tư pháp, nhưng về bản chất, hình phạt tịch thu tài sản trong LHS Pháp có nhiều điểm tương đồng với biện pháp tư

pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong LHS Việt Nam.

Hình phạt tịch thu tài sản của LHS Cộng hòa Pháp được quy định tại Điều 131-21 BLHS Pháp năm 1992.

* Về tính chất pháp lý:

Tịch thu tài sản trong LHS Pháp là hình thức tịch thu tài sản đặc tính, được quy định với hai tư cách:

- Là hình phạt thay thế cho các khinh tội và các tội vi cảnh

loại 5.

- Là hình phạt bổ sung cho hầu hết các tội phạm được quy

định trong BLHS.

* Về đối tượng tịch thu:

Khoản 2 và 3 điều 131-21 BLHS Pháp năm 1992 quy định những đối tượng có thể bị tịch thu sung vào quỹ nhà nước gồm có:

- Đồ vật mà người phạm tội đã sử dụng hoặc nhằm sử dụng vào việc phạm tội;

- Đồ vật là sản phẩm của hành vi phạm tội;

- Đối tượng của tội phạm [3].

* Về nguyên tắc áp dụng:

Trong trường hợp vật bị tuyên tịch thu nhưng trong thực tế không thể tịch thu được hoặc không thể hiện được thì Tòa án sẽ tuyên buộc người bị kết án phải nộp số tiền tương ứng giá trị của vật bị tịch thu đó.

Qua nghiên cứu, có thể thấy được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hình phạt tịch thu tài sản của LHS Pháp và biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm của

LHS Việt Nam như sau:

* Giống nhau:

- Một là, đều là những biện pháp cưỡng chế về hình sự do LHS quy định, chỉ xuất hiện khi có sự việc phạm tội của cá nhân.

- Hai là, đều là biện pháp đánh vào tài sản, kinh tế của người bị áp dụng.

- Ba là, đều áp dụng trong mọi trường hợp, khi có vật trực tiếp liên quan đến tội phạm.

- Bốn là, các tài sản tịch thu có thể là thuộc sở hữu của người phạm tội hoặc thuộc sở hữu của người khác hoặc là tài sản của Nhà nước.

- Năm là, có thể được áp dụng độc lập trong trường hợp nhất định.

- Sáu là, chỉ áp dụng theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định.

* Khác nhau:

Bảng 1.4: So sánh giữa biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong LHS Việt Nam và hình phạt tịch thu tài sản trong LHS Pháp


Tiêu chí so sánh

Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong

LHS Việt Nam

Hình phạt

tịch thu tài sản trong LHS Pháp

1.Tính

Tịch thu vật, tiền trực

Tịch thu tài sản là một

chất pháp

tiếp liên quan đến tội

hình phạt lưỡng tính.

phạm là một biện pháp



tư pháp.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong luật hình sự Việt Nam - 6

Đối với tất cả những người tham gia tố tụng khi có căn cứ pháp lý do pháp luật hình sự quy

định.

Chỉ áp dụng đối với người bị kết án nói riêng, trên cơ sở bản án kết tội đã có hiệu lực

pháp luật.

3. Hậu quả pháp

Người bị áp dụng biện pháp này không bị coi

là có án tích.

Người bị áp dụng hình phạt này phải chịu án

tích.

4. Thẩm quyền áp dụng

Do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng, tương ướng với từng giai đoạn tố

tụng hình sự.

Chỉ do Tòa án xét xử vụ án hình sự cụ thể tương ứng mới có thẩm quyền áp dụng.

5. Đối tượng tịch thu

Chỉ tịch thu vật đã sử dụng vào việc phạm tội, sản phẩm của hành vi phạm tội, đối tượng của tội phạm.

Không quy định việc tịch thu vật mà người phạm tội nhằm sử dụng

vào việc phạm tội

Ngoài đồ vật đã sử dụng vào việc phạm tội, sản phẩm của hành vi phạm tội, đối tượng của tội phạm, còn tịch thu cả đồ vật mà người phạm tội nhằm sử dụng vào việc phạm tội.

6. Nguyên tắc áp dụng

Không quy định việc quy đổi những vật không thể tịch thu được trong thực tế thành số

tiền tương ứng để tận

Trong trường hợp vật bị tuyên tịch thu nhưng trong thực tế không thể tịch thu được hoặc

không thể hiện được thì

2. Phạm vi áp dụng

thu.

Tòa án sẽ tuyên buộc người bị kết án phải nộp số tiền tương ứng giá trị của vật bị tịch thu đó.


1.4.2. Luật hình sự Thụy Điển

BLHS Thụy Điển không quy định chế định biện pháp tư pháp, nhưng về bản chất, biện pháp đặc biệt tịch thu tài sản trong LHS Thụy Điển có nhiều điểm tương đồng với biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong LHS Việt Nam.

Biện pháp tịch thu tài sản của LHS Thụy Điển được quy định trong chương 36 (từ Điều 1 đến Điều 6) BLHS Thụy Điển.

* Về tính chất pháp lý:

Tịch thu tài sản trong LHS Thụy Điển là một biện pháp đặc biệt áp dụng cho tội phạm.

* Về đối tượng tịch thu:

Tòa án sẽ tịch thu tài sản hoặc các vật sau:

- Tài sản do phạm tội mà có;

- Các vật nhận được trong thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến tội phạm, nếu việc nhận tiền thanh toán cấu thành một tội theo quy định của LHS;

- Tài sản đã sử dụng làm phương tiện trong việc thực hiện tội phạm hoặc là sản phẩm của tội phạm đó;

- Vật mà do tính chất của chúng và các tình tiết khác mà có thể nhận định là các vật đó đã được sử dụng cho mục đích phạm tội;

- Vật được dự định sử dụng làm vũ khí trong việc thực hiện một tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe;

- Vật được dự định sử dụng làm vật trợ giúp hoặc dụng cụ trong một tội phạm tài sản và đã bị phát hiện [4].

Qua nghiên cứu, có thể thấy được những điểm giống nhau và khác nhau giữa biện pháp đặc biệt tịch thu tài sản của LHS Thụy Điển và biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm của LHS Việt Nam như sau:

* Giống nhau:

- Một là, đều là những biện pháp cưỡng chế về hình sự do LHS quy định, chỉ xuất hiện khi có sự việc phạm tội của cá nhân.

- Hai là, đều là biện pháp đánh vào tài sản, kinh tế của người bị áp dụng.

- Ba là, đều áp dụng trong mọi trường hợp, khi có vật trực tiếp liên quan đến tội phạm.

- Bốn là, đều áp dụng đối với tất cả những người tham gia tố tụng khi có căn cứ pháp lý do pháp luật hình sự quy định.

- Năm là, các tài sản tịch thu có thể là thuộc sở hữu của người phạm tội hoặc thuộc sở hữu của người khác hoặc là tài sản của Nhà nước.

- Sáu là, đều là biện pháp cưỡng chế khác hình phạt, có thể được áp dụng độc lập trong trường hợp nhất định.

- Bảy là, chỉ áp dụng theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định.

* Khác nhau:

Bảng 1.5: So sánh giữa biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong LHS Việt Nam và biện pháp tịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023