chác những thứ ấy mà có.
Trong thực tiễn cũng có trường hợp, kẻ phạm tội chiếm đoạt được tài sản của người khác và bán lấy tiền tiêu xài, khi xét xử người bị hại không đòi bồi thường thiệt hại, thì số tiền này cũng được coi là tài sản do phạm tội mà có và cũng được tịch thu sung quỹ Nhà nước.
2.1.4. Quy định về việc xác định và xử lý vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành
a) Xác định vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành:
Danh sách những vật Nhà nước cấm lưu hành được quy định trong danh mục 1 về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện (Ban hành kèm theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ). Những vật Nhà nước cấm lưu hành gồm có:
- Vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật chuyên dùng của các lực lượng vũ trang.
- Các chất ma túy.
- Một số hóa chất có tính độc hại mạnh.
- Các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng.
- Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục nhân cách.
- Thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài.
- Các loại pháo.
- Các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người và gia súc, thuốc bảo vệ thực vật và các loại trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
- Thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục Công ước quốc tế quy định mà Việt Nam tham gia ký kết và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ.
- Một số đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội [16].
b) Xử lý vật thuộc lại Nhà nước cấm lưu hành:
Theo quy định của điều 41 BLHS năm 1999 và điều 76 BLTTHS năm 2003 thì xử lý vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành như sau:
- Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành kể cả trực tiếp liên quan hay không liên quan đến tội phạm đều bị tịch thu và tiêu hủy, không phân biệt vật đó thuộc sở hữu của ai, nếu vật đó không có giá trị hoặc nếu không tiêu hủy thì sẽ gây nguy hại cho xã hội, ví dụ như: ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu có nội dung phản động...
- Đối với vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành nhưng có giá trị như vũ khí quân dụng hoặc hàng hóa cấm lưu hành, là những sản vật của tự nhiên như động vật hoang dã quý hiếm, thực vật quý hiếm v.v ... thì lẽ dĩ nhiên chúng ta không thể tịch thu và tiêu hủy được, mà hiện nay theo quy định hiện hành của pháp luật thì chúng ta phải sung quỹ Nhà nước và phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý tương ứng đối với các loại hàng hóa đó, ví dụ như đối với vũ khí quân dụng thì phải thực hiện theo đúng Nghị định số 94/HĐBT ngày 02 tháng 7 năm 1994 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)...
- Đối với vật là tài sản thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành bị người phạm tội chiếm đoạt, sau đó, được mua đi bán lại nhưng
thu hồi được, thì ngoài việc trả lại, bồi thường hoặc tịch thu tài sản đó, số tiền dùng vào việc mua bán trái phép của từng lần (kể cả của người chiếm đoạt) bị tịch thu sung quỹ Nhà nước theo quy định tại điểm a hay điểm b Điều 41 BLHS. Để tránh trùng thu, mỗi cầu mua bán chỉ tịch thu một lần ở người bán (nếu người mua đã trả tiền) hoặc ở người mua (nếu người mua chưa trả tiền).
2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỊCH THU VẬT, TIỀN TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM - NHỮNG TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ
Để có cơ sở thực tiễn đánh giá một cách toàn diện những ưu điểm cũng như những tồn tại, bất cập trong quy định của pháp luật hình sự về biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện biện pháp này, cần phải có nghiên cứu, tổng kết, đánh giá tình hình áp dụng nó trong thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp.
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm cho thấy việc thống kê hình sự về việc áp dụng từng biện pháp tư pháp là không có và cũng không thể thống kê được do tính tiểu tiết và sự tốn kém về thời gian, nhân lực. Do đó, chỉ có thể phân tích thông qua phương pháp điều tra án điển hình để có những nhận xét khách quan và đầy đủ về thực tiễn áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.
Các số liệu được sử dụng để nghiên cứu bao gồm: Các số liệu thống kê án hình sự xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Các báo cáo công tác của ngành Tòa án từ năm 2006 đến năm 2012; 200 bản án hình sự
của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình được thu thập ngẫu nhiên từ năm 2006 đến 2012.
Bàng 2.1: Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm của Tòa án các cấp từ năm 2006 đến năm 2012
Số vụ án đã xét xử | Số bị cáo đã xét xử | |
2006 | 55.841 | 89.839 |
2007 | 55.763 | 92.954 |
2008 | 58.927 | 99.688 |
2009 | 59.092 | 100.015 |
2010 | 52.595 | 88.147 |
2011 | 60.925 | 101.744 |
2012 | 67.369 | 112.506 |
Tổng: | 410.512 | 684.893 |
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Giữa Biện Pháp Tịch Thu Vật, Tiền Trực Tiếp Liên Quan Đến Tội Phạm Trong Lhs Việt Nam Và Hình Phạt Tịch Thu Tài Sản Trong Lhs Pháp
- So Sánh Giữa Biện Pháp Tịch Thu Vật, Tiền Trực Tiếp Liên Quan Đến Tội Phạm Trong Lhs Việt Nam Và Hình Phạt Tịch Thu Trong Lhs Nhật Bản
- Việc Tịch Thu, Sung Quỹ Nhà Nước Được Áp Dụng Đối
- Thực Tiễn Áp Dụng Và Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Tịch Thu Tài Sản Do Phạm Tội Mà Có Hoặc Do Mua Bán Đổi Chác Những Thứ Ấy Mà Có
- Phân Biệt Công Cụ, Phương Tiện Dùng Vào Việc Phạm Tội Với Tài Sản Do Phạm Tội Mà Có
- Những Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Hình Sự Và Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Biện Pháp Tịch Thu
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
[Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao]
Theo số liệu thống kê về tình hình xét xử sơ thẩm tử năm 2006 đến năm 2012 của Tòa án các cấp trong cả nước, trong giai đoạn tử năm 2006 đến năm 2012, Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 410.512 vụ án, 684.893 bị cáo. Trung bình mỗi năm xét xử gần 58.644 vụ án và 97.841 bị cáo. Tỷ lệ chênh lệch giữa số vụ án và số bị cáo là 66,83%, nghĩa là, cứ 100 vụ án thì có gần 167 bị cáo bị xét xử sơ thẩm (xem bảng 2.1).
Phân tích, so sánh kết quả công tác xét xử sơ thẩm từ năm 2006 đến năm 2012 cho thấy, tổng số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm tăng mạnh dần từ năm 2006 đến năm 2009, năm 2010 có giảm, nhưng đến năm 2011 và năm 2012 lại tăng vọt. Nếu trong năm 2006, Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm được 56.138 vụ án,
91.379 bị cáo thì đến năm 2012, tổng số vụ án sơ thẩm đã lên đến 67.369 vụ, với 112.506 bị cáo. Nếu tính tỷ lệ số vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm năm 2006 là 100% thì năm 2012, tỷ lệ số vụ án xét xử sơ thẩm lên đến hơn 120% và tỷ lệ số bị cáo bị xét xử sơ thẩm tăng lên đến hơn 123%.
Năm 2010, tổng số vụ án bị xét xử sơ thầm giảm 6.497 vụ, tức là giảm xuống 89% so với năm 2009; tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm cũng giảm 11.868 bị cáo, tức là giảm 88% so với năm 2009. Tuy nhiên, đến năm 2011, tổng số vụ án bị xét xử sơ thầm lại tăng 8.330 vụ, tức là tăng lên hơn 116% so với năm 2010; tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm cũng tăng 13.597 bị cáo, tức là hơn 115% so với năm 2010. Và đến năm 2012 tổng số vụ án và bị cáo bị xét xử sơ thẩm trên toàn quốc vẫn theo đà tăng lên, tuy mức dộ tăng không nhanh bằng giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2011 nhưng cũng là một con số đáng báo động.
Tuy nhiên, trong các tài liệu, số liệu trên của Tòa án nhân dân tối cao chưa chỉ ra được tần suất sử dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong thực tiễn, những điểm tích cực cũng như tồn tại, vướng mắc cụ thể trong thực tiễn áp dụng biện pháp tư pháp này. Do đó, thông qua phương pháp điều tra án điển hình, tác giả luận văn có nghiên cứu các bản án thực tiễn (200 bản án trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2012) thu được kết quả như sau:
Trong số 200 vụ án thì có tới 173 vụ án có áp dụng biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm quy định tại Điều 41 – BLHS năm 1999.
Bảng 2.2: Tội danh, số vụ, số bị cáo và tỷ lệ so với tổng số 173
vụ án sơ thẩm của Tòa hình sự tỉnh Ninh Bình có áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
Số vụ | Số bị cáo | Tỷ lệ trên tổng 173 vụ án | |
Điều 133 | 23 | 49 | 39.79 % |
Điều | Số vụ | Số bị cáo | Tỷ lệ trên tổng 173 vụ án |
Điều 133 | 23 | 49 | 39.79 % |
Điều 136 | 37 | 79 | 64.01 % |
Điều 138 | 42 | 86 | 72.66 % |
Điều 194 | 16 | 39 | 27.68 % |
Điều 248 | 23 | 87 | 39.79 % |
Điều 250 | 19 | 19 | 32.87 % |
Điều 255 | 13 | 28 | 22.49 % |
[Nguồn: Tòa hình sự Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình]
Như vậy, qua nghiên cứu bảng 2.2 cho chúng ta có một số nhận xét chung như sau:
Một là, tỷ lệ số bản án áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong tổng số các vụ án hình sự là rất lớn. Cụ thể là trong tổng số 200 vụ án thì có tới 173 vụ án áp dụng biện pháp này, chiếmtới 86.5 %.
Hai là, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được áp dụng chủ yếu đối với:
- Các tội xâm phạm sở hữu.
- Các tội phạm về ma túy.
- Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.
2.2.1. Thực tiễn áp dụng và những tồn tại, hạn chế
trong việc tịch thu công cụ, phương tiên dùng vào việc phạm tội
a) Thực tiễn áp dụng và những tồn tại, hạn chế trong xác định công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội:
Việc xử lý (tịch thu sung quỹ hay trả lại) các phương tiện, công cụ mà bị cáo dùng vào việc phạm tội của các cơ quan có thẩm quyền vẫn còn đang gặp nhiều bối rối vì còn có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “công cụ, phương tiện phạm tội”.
Ví dụ như trong trường hợp: Phạm Tiến Dũng điều khiển xe mô – tô chở hai người bạn đem theo rựa, tuýp sắt đi đánh một người, làm nạn nhân bị thương tật 65,7 %. Xét xử sơ thẩm Tòa án đã tuyên phạt Dũng 6 năm tù về tội cố ý gây thương tích. Phần xử lý vật chứng, tòa nhận định chiếc xe mô – tô đứng tên Dũng là phương tiện các bị cáo dùng để đi tìm nạn nhân để gây thương tích nhưng không phải là phương tiện, công cụ trực tiếp để thực hiện hành vi phạm tội. Mặt khác, các bị cáo còn có trách nhiệm bồi thường về dân sự nên tiếp tục tạm giữ xe mô - tô của bị cáo để đảm bảo thi hành án.
Tuy nhiên, Viện kiểm sát lại cho rằng Dũng dùng xe mô – tô của mình chở các bị cáo đi đánh người nên xe mô – tô được xác định là phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội. Theo quy định thì đối với công cụ, phương tiện mà bị cáo dùng vào việc phạm tội thì phải tịch thu, sung quỹ nhà nước. Việc Tòa án tuyên tiếp tục tạm giữ xe mô – tô của bị cáo Dũng để đảm bảo thi hành án là không đúng quy định của pháp luật [52].
Tại sao lại có sự không thống nhất trong cách áp dụng pháp luật như vậy? Đó là vì luật quy định chưa rõ ràng và cũng
không có văn bản hướng dẫn nào về vấn đề này.
Điểm a Khoản 1 Điều 41 BLHS năm 1999 quy định: tịch thu sung quỹ nhà nước đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội. Tuy nhiên, thế nào là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội lại chưa có hướng dẫn nên vẫn còn nhiều cách vận dụng khác nhau.
- Quan điểm thứ nhất: Chỉ coi là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội khi người phạm tội trực tiếp sử dụng công cụ, phương tiện đó để thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ như: dao để đâm, súng để bắn người bị hại…).
Theo quan điểm này thì trường hợp người phạm tội đi xe máy để cướp hoặc cướp giật tài sản thì chiếc xe máy đó có bị coi là công cụ, phương tiện phạm tội hay không?
- Quan điểm thứ hai: Bất cứ công cụ, phương tiện nào mà người phạm tội sử dụng trong suốt quá trình thực hiện hành vi phạm tội đều phải coi là công cụ, phương tiện phạm tội, bao gồm những công cụ hỗ trợ cho việc thực hiện tội phạm như dao, súng, gậy, thuốc độc, bom mìn… và những phương tiện khác nhau như phương tiện giao thông vận tải (ô tô, xe máy…), phương tiện giao thông liên lạc (bộ đàm, điện thoại…) [25, tr. 111].
- Quan điểm thứ ba: Chỉ có công cụ, phương tiện nào chuyên sử dụng vào việc phạm tội mới bị coi là công cụ phương tiện phạm tội (ví dụ như: xe mô – tô chuyên chở hàng lậu, hàng cấm…còn chiếc xe đó hằng ngày người phạm tội dùng làm phương tiện đi lại, chỉ riêng hôm đó dùng để chở hàng lậu, hàng cấm thì chiếc xe đó không bị coi là phương tiện dùng vào việc phạm tội).