Các Biện Pháp Tư Pháp Áp Dụng Đối Với Các Tội Xâm Phạm Nghĩa Vụ, Trách Nhiệm Của Quân Nhân


phạt mà vẫn phải áp dụng hình phạt và hình phạt nhẹ nhất có thể áp dụng là cảnh cáo.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng trong trường hợp nêu trên vẫn có thể miễn hình phạt. Bởi lẽ, tại Điều 29 Bộ luật hình sự chỉ quy định có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội ít nghiêm trọng khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ (mà không cần phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự). Điều này cũng đồng bộ với tinh thần quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự là có thể cho người phạm tội bị phạt tù không quá ba năm, có nhân thân tốt và có nhiều tình tiết giảm nhẹ được hưởng án treo. Để thống nhất nhận thức và áp dụng pháp luật trong các trường hợp nêu trên, thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn cụ thể.

- Hình phạt cải tạo không giam giữ được Bộ luật hình sự năm 1999 quy định có thể áp dụng đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân thay cho hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985. Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Bộ luật hình sự năm 1999, thì “Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rò lý do trong bản án.” Vậy, có khấu trừ thu nhập đối với hạ sỹ quan, binh sỹ bị phạt cải tạo không giam giữ về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân hay không? Chúng tôi cho rằng, không nên khấu trừ thu nhập đối với hạ sỹ quan, binh sỹ bị phạt cải tạo không giam giữ. Bởi vì, hạ sỹ quan, binh sỹ là những người không hưởng lương mà chỉ hưởng phụ cấp tiêu vặt trong thời gian phục vụ trong quân đội. Do vậy, khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với với hạ sỹ quan, binh sỹ bị kết án về bất kể tội phạm nào (trong đó có các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân), Toà án phải tuyên miễn việc


khấu trừ thu nhập. Để có cơ sở pháp lý cho việc không khấu trừ thu nhập đối với với hạ sỹ quan, binh sỹ bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ cần bổ sung nội dung nêu trên vào Điều 31 Bộ luật hình sự.

- Hình phạt tù có thời hạn là loại hình phạt được quy định nhiều nhất đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Nghiên cứu chế tài “tù có thời hạn” quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự, thấy:

Trong số 83 lượt hình phạt có thể áp dụng đối với tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, có: 1,19% lượt hình phạt cảnh cáo; 24,80% lượt hình phạt cải tạo không giam giữ; 66% lượt hình phạt tù có thời hạn; 4,76% lượt hình phạt tù chung thân; và 3,57% số lượt hình phạt tử hình. Như vậy, Bộ luật hình sự quy định quá nhiều lượt hình phạt tù có thời hạn có thể áp dụng đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân dẫn tới sự mất cân đối giữa hình phạt tù và các hình phạt khác không phải là hình phạt tù. Theo xu hướng cải cách tư pháp, thì quy định như vậy chưa đáp ứng yêu cầu “giảm hình phạt tù, mở rộng việc áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ…” theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Khoảng cách giữa mức khởi điểm và mức tối đa của một số khung hình phạt tù có thời hạn tương đối dài, như quy định tại: khoản 2 Điều 322, khoản

3 của các Điều 316, 318, 334 Bộ luật hình sự là 10 năm (phạt tù từ 5 năm đến 15 năm hoặc phạt từ từ 10 năm đến 20 năm); khoản 2 của các Điều 317, 318 Bộ luật hình sự là 8 năm (phạt tù từ 2 năm đến 10 năm); khoản 2 của các Điều 327, 330, 331, 332, 333, khoản 3 Điều 318 Bộ luật hình sự là 7 năm (phạt tù từ 3 năm đến 10 năm). Việc quy định khoảng cách giữa mức khởi điểm và mức tối đa của một số khung hình phạt tù có thời hạn tương đối dài dẫn tới sự tuỳ tiện, khó thống nhất trong việc quyết định hình phạt ở các Toà án khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.


nhau, giữa các Hội đồng xét xử khác nhau trong cùng một Toà án; và không bảo đảm sự công bằng và bình đẳng giữa những người phạm tội với nhau. Do vậy, việc nghiên cứu “giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm [16, tr. 3]” theo tinh thần cải cách tư pháp là rất cần thiết để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên.

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 9

- Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn có thể áp dụng đối với tội chống mệnh lệnh, tội đầu hàng địch, tội bỏ vị trí chiến đấu, tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự quy định tại khoản 3 của các Điều 323, 324 và khoản 4 của các Điều 316 và 334 Bộ luật hình sự.

- Tử hình là hình phạt tước quyền sống của người phạm tội và có thể áp dụng đối với tội chống mệnh lệnh, tội đầu hàng địch quy định tại khoản 4 Điều 316 và khoản 3 Điều 323 Bộ luật hình sự.

Theo chúng tôi, thì việc nhà làm luật quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với những tội phạm nêu trên là hoàn toàn hợp lý và xuất phát từ việc cần thiết phải trừng trị những người thực hiện hành vi đặc biệt nguy hiểm xâm phạm những đối tượng đặc biệt (là mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên; vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự) hoặc trong những thời điểm, hoàn cảnh đặc biệt (trong chiến đấu, trên triến trận). Cũng có ý kiến đề nghị bỏ hình phạt tử hình nhưng theo chúng tôi, cần tiếp tục giữ lại hình phạt này đối với những tội phạm nêu trên.

Có một vấn đề cần nghiên cứu là có thể áp dụng các hình phạt tiền, trục xuất, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản đối với người phạm tội cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân hay không? Theo chúng tôi, thì:


Thứ nhất, về hình phạt tiền. Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật, thì khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Cho nên, chỉ có thể áp dụng hình phạt thuộc loại nhẹ hơn hình phạt đã được quy định ở điều luật có một khoản và ở khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật có nhiều khoản.

Nghiên cứu các điều luật quy định về tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, chúng tôi thấy : có duy nhất một điều luật (Điều 340 Bộ luật hình sự) có một khung hình phạt và hình phạt được quy định tại điều luật này là “… phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”; trách nhiệm hình sự của hành vi chiếm đoạt di vật của tử sỹ cũng chỉ bị xử lý theo quy định tại duy nhất một khoản (là khoản 4) của Điều 336 Bộ luật hình sự là “… phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. Còn lại các điều luật khác đều có nhiều khung hình phạt; khung hình phạt thấp nhất được quy định tại khoản 1 của các điều luật này. Trong đó, chỉ có duy nhất khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự là quy định hình phạt nhẹ nhất là cảnh cáo; còn khoản 1 của các điều luật còn lại quy định loại hình phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn. Do vậy, khi áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự, thì không có hình phạt nào nhẹ hơn hình phạt cảnh cáo để áp dụng đối với người bị kết án về tội làm nhục, hành hung đồng đội theo quy định tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với các điều luật


quy định loại hình phạt nhẹ nhất là cải tại không giam giữ thì có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 30 Bộ luật hình sự, thì phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân không phải là tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính. Do vậy, không thể áp dụng hình phạt tiền đối với những người phạm tội cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân quy định tại khoản 1 các điều luật có hình phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ. Đó là khoản 1 của các 317 – 320, 325, 326, 328 – 333,

335 – 339; khoản 4 Điều 336 và Điều 340 Bộ luật hình sự.


Thứ hai, về hình phạt trục xuất thì có thể áp dụng đối với người nước ngoài đồng phạm với người Việt Nam phạm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. ở đây có một vấn đề đặt ra là “hình phạt trục xuất” có phải là hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn và nặng hơn hình phạt cải tạo không giam giữ hay không, thì còn có ý kiến khác nhau. ý kiến thứ nhất cho rằng, hình phạt trục xuất tuy là loại hình phạt đặc biệt, chỉ áp dụng đối với người nước ngoài, nhưng đã nằm trong hệ thống hình phạt thì phải coi nó là hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù và nặng hơn hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tiền hoặc cảnh cáo... ý kiến thứ hai cho rằng, hình phạt trục xuất chỉ áp dụng đối với người nước ngoài, không nên coi loại hình phạt này nặng hơn hay nhẹ hơn loại hình phạt nào trọng hệ thống hình phạt mà Bộ luật hình sự quy định [42, tr. 10]. Chúng tôi cho rằng, ý kiến thứ nhất hợp lý hơn nhưng chỉ nên so sánh hình phạt này khi xét trên bình diện hệ thống hình phạt áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam. Có so sánh như vậy mới


cá thể hoá hình phạt đối với người nước ngoài một cách khoa học và chính xác.

Thứ ba, về các hình phạt bổ sung, thì trong các điều luật cụ thể của Chương XXIII “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” của Bộ luật hình sự năm 1999 không quy định việc áp dụng hình phạt bổ sung. Cho nên, không áp dụng hình phạt bổ sung phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản đối với người bị kết án về một trong các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.

Để áp dụng hình phạt đối với người phạm một tội cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân thì: trước hết Toà án phải kết án - tuyên bố bị cáo phạm tội gì theo quy định tại điều khoản nào (thuộc Chương XXIII Bộ luật hình sự); sau đó mới quyết định có hay không áp dụng hình phạt đối với họ và nếu áp dụng, thì áp dụng hình phạt nào và mức phạt là bao nhiêu.

1.3.2. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân

Các biện pháp tư pháp “là biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước ít nghiêm khắc hơn hình phạt do pháp luật hình sự quy định và được cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự áp dụng đối với người phạm tội nhằm hạn chế quyền, tự do của người đó hoặc hỗ trợ hay thay thế cho hình phạt [10, tr. 679]”.Trong Bộ luật hình sự có hai nhóm biện pháp tư pháp là: biện pháp tư pháp chung; biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.

Các biện pháp tư pháp chung được quy định tại các điều từ Điều 41đến Điều 44 Bộ luật hình sự, bao gồm: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin


lỗi; bắt buộc chữa bệnh. Theo chúng tôi, trong số các biện pháp tư pháp nêu trên, chỉ các biện pháp tư pháp hình sự sau đây là những hình thức trách nhiệm hình sự: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; buộc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh. Các biện pháp tư pháp dân sự sau đây không phải là những hình thức trách nhiệm hình sự: trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại. Bởi các lý do:

Thứ nhất, chỉ áp dụng các biện tư pháp dân sự khi có yêu cầu của người bị thiệt hại (người bị hại, nguyên đơn dân sự) trong vụ án hình sự theo nguyên tắc tự nguyện cam kết, thoả thuận quy định tại Điều 4 Bộ luật dân sự.

Thứ hai, khi áp dụng các biện tư pháp dân sự phải đồng thời áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự và các điều luật tương ứng của Bộ luật dân sự. Ví dụ: khi buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại do thực hiện hành vi phạm tội cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân gây thiệt hại về tài sản, thì phải đồng thời áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự và Điều 608 Bộ luật dân sự; khi buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại do thực hiện hành vi phạm tội cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân gây thiệt hại về tính mạng, thì phải đồng thời áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự và Điều 610 Bộ luật dân sự;

Việc áp dụng từng biện pháp tư pháp hình sự đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân như sau:

- Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là tịch thu, sung quỹ nhà nước công cụ, phương tiện dùng vào việc thực hiện các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân hoặc thông qua việc thực hiện các tội phạm này mà có hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có hoặc là vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành. Đối tượng bị tịch thu, sung quỹ nhà nước là: công cụ, phương tiện


dùng vào việc thực hiện các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; vật, tiền mà người phạm tội có được thông qua việc thực hiện các tội phạm này; vật, tiền do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; và vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành.

Công cụ, phương tiện dùng vào việc thực hiện các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân chỉ có thể bị tịch thu khi công cụ, phương tiện đó thuộc quyền sở hữu của người phạm tội hoặc của người khác có lỗi để cho người phạm tội sử dụng vào việc phạm tội hay thuộc loại nhà nước cấm lưu hành. Tịch thu công cụ, phương tiện phạm có thể được áp dụng đối với người phạm một trong các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm sau đây: Tội chống mệnh lệnh (khi dùng vũ lực theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 316); Tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm (khi dùng vũ lực theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 318); Tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên; Tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới; Tội làm nhục, hành hung đồng đội; Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh (khi đối xử tàn ác với tù binh khác điểm b khoản 2 Điều 323); Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự; Tội tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự; Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; Tội huỷ hoại chiến lợi phẩm; Tội quấy nhiễu nhân dân; Tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ; Tội ngược đãi, tù binh, hành binh.

Vật, tiền mà người phạm tội có được do thực hiện các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những vật, tiền bạc mà người phạm tội có được ngay sau khi thực hiện một trong các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân hoặc sau khi thực hiện một hoặc vài hành vi kế tiếp hành vi phạm tội, bao gồm: vật, tiền mà người phạm tội chiếm đoạt trong quá trình thực hiện tội phạm; vật, tiền mà người phạm tội có được sau khi định đoạt vật, tiền đã chiếm đoạt được (như vật, tiền do mua bán, đổi chác

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí