Đường Cầu Nhóm Khách 2, Cầu Co Giãn Khi Giá Tăng

lịch với dịch vụ tốt hơn, sao cho vừa làm hài lòng khách du lịch, vừa tạo nguồn thu hợp lý cho đơn vị kinh doanh.

Nhóm 2 là đối tượng khách nội địa, mục đích du lịch tham quan thuần tuý, với tâm lý muốn sử dụng càng nhiều dịch vụ trên một đồng chi phí bỏ ra, do đó việc tăng 1% về giá sẽ làm ảnh hưởng đến lượng cầu vì khi đó khách hàng sẽ cân nhắc lựa chọn đến những địa điểm và địa phương du lịch có tính cạnh tranh khác. Tuy nhiên đối tượng này rất nhạy cảm về giá nên các chương trình khuyến mãi, giảm giá sẽ phát huy tác dụng trong việc thu hút lượng khách hàng để tăng tổng doanh thu.

Hình 3.2. Đường cầu nhóm khách 2, cầu co giãn khi giá tăng


P


P2


P1


Q


Nguồ n: Tác giả tự tổng hợp

Chính sách Marketing của Cao Bằng chưa thể hiện rõ được định hướng tập trung vào doanh thu hay lượng khách. Đối tượng khách du lịch không thuần túy (đi kết hợp nhiều mục đích ngoài du lịch như thăm hỏi người thân, hội thảo, thương mại…) có tỷ trọng lớn trong khách du lịch Cao Bằng, do vậy việc tính toán sao cho tận thu chi tiêu của khách du lịch là hết sức quan trọng.

3.4.3. Chính sách phân phối

Ngành du lịch Cao Bằng không có văn phòng đại diện hay đại lý du lịch tại các địa phương trong nước hay nước ngoài, tuy nhiên có các hình thức liên kết, liên doanh phối hợp đưa khách đi tham quan, du lịch từ các tỉnh khác và Trung quốc đến Cao Bằng. Các kênh phân phối này còn đơn giản, chủ yếu ở kênh cấp không và kênh cấp một.

Hình 3.3. Kênh phân phối cấp không


Nhà cung ứng dịch vụ ở Cao Bằng

Khách du lịch

Kênh cấp không



Nguồ n: Tác giả tự tổng hợp

Theo sơ đồ trên, người cung ứng du lịch tại Cao Bằng tổ chức thực hiện chào bán tour khai thác được thị trường khách hoặc nhận đặt tour từ khách du lịch, sau đó phục vụ dịch vụ, tour đến khách du lịch, đây là kênh phân phối đơn giản nhất, tiết kiệm chi phí nhất, người cung ứng du lịch sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch.

Sơ đồ 3.4. Kênh phân phối cấp một


Nhà cung ứng dịch vụ ở Cao Bằng

Trung gian

Khách du lịch

Nguồ n: Tác giả tự tổng hợp

Tại sơ đồ kênh phân phối cấp một này, khách du lịch theo tour được tổ chức sẵn đến Cao Bằng thông qua một đại lý du lịch từ các tỉnh hoặc từ Trung Quốc, lúc này các đơn vị du lịch tại Cao Bằng ký hợp đồng đại lý hoặc hợp đồng liên kết, liên doanh. Hình thức kênh phân phối cấp một này chủ yếu được áp dụng trong trường hợp đưa khách Trung Quốc vào du lịch Cao Bằng.

Các kênh phân phối du lịch tại Cao Bằng tương đối giản đơn và chưa chuyên nghiệp, chưa có sự phối hợp các kênh phân phối hỗn hợp với các nhà bao gói du lịch, văn phòng du lịch, kênh chuyên biệt … để phân phối và hoạt động du lịch. Có thể thấy chính sách phân phối chưa được vận dụng linh hoạt và chưa thực sự phát huy tác dụng trong hoạt động du lịch Cao Bằng, thông tin không đến được với khách hàng qua các kênh phân phối đã có, các kênh phân phối đưa khách hàng đến với sản phẩm hiệu quả chưa cao. Điển hình khi mùa du lịch đến, việc điều tiết phương tiện vận tải, phòng nghỉ khách sạn khó thực hiện và kiểm soát bởi tình hình phát triển tự phát và không theo kế hoạch của các cơ sở kinh doanh, dẫn đến tình trạng thừa thiếu phòng nghỉ, phương tiện vận tải thường xuyên xảy ra.

3.4.4. Chính sách xúc tiến và quảng bá

Một trong những hạn chế của hoạt động du lịch tại Cao Bằng là công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo. Điều này đã hạn chế đáng kể hiệu quả kinh doanh, sụ phát triển du lịch của tỉnh Cao Bằng.

Trong thời gian từ 2004 - 2008, ngành du lịch Cao Bằng tập trung xúc tiến quảng bá du lịch dưới nhiều hình thức. Các hoạt động Marketing nhằm tuyên truyền, quảng bá mà ngành du lịch tỉnh Cao Bằng tập trung thực hiện:

- Xây dựng được các tấm biển quảng cáo cỡ lớn đặt tại các khu du lịch trọng

điểm...

- Xuất bản các ấn phẩm, sách hướng dẫn du lịch Cao Bằng, tờ rơi, bản đồ du

lịch, sách giới thiệu chương trình du lịch.

- Thực hiện và xuất bản các đĩa VCD ca nhạc, phim tài liệu về đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh, các bài hát dân ca.

- Tổ chức định kỳ Hội thi chế biến các món ăn dân tộc tỉnh, tham gia các hội thi toàn quốc.

- Tổ chức khảo sát thị trường và bàn việc phối hợp hoạt động du lịch với các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Tây, Ninh Bình..

- Khảo sát thị trường du lịch và gặp gỡ lãnh đạo ngành du lịch Quảng Tây – Trung Quốc để bàn việc phát triển du lịch giữa hai bên.

Bảng 3.3. Tình hình đầu tư cho công tác tuyên truyền và quảng bá du lịch

Đơn vị: Triệu đồng


Năm

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng đầu tư

198,2

113,2

106,4

222,5

183,5

1. SX tài liệu

98,3

28,5

93,9

185,1

152,3

2. XD biển quảng cáo

99,9

84,7

12,5

16,8

18,9

3. Tuyên truyền qua

báo, internet

0

0

0

20,6

12,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Nguồn: - Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Cao Bằng

- Tổng kết chương trình hành động quốc gia về du lịch Cao Bằng (2000-2005)

Qua bảng báo cáo tình hình đầu tư cho công tác tuyên truyền và quảng bá du lịch tỉnh Cao Bằng trong 5 năm từ 2004-2008, có thể thấy, khâu quảng cáo tuyên truyền cho tỉnh Cao Bằng được sự đầu tư từ ngân sách tỉnh, tuy nhiên mới chỉ tập trung qua các mảng tuyên truyền qua tài liệu, biển quảng cáo. Tài liệu về du lịch tỉnh Cao Bằng được xuất bản dưới dạng sách, catalogue, đĩa VCD, một phần dành cho lưu trữ và nội bộ, phần còn lại được trưng bày và bán cho khách du lịch. Các tài

liệu này đã thể hiện được bản sắc và nét phong phú trong văn hóa dân gian, dân tộc của tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là ấn phẩm “Chào mừng quý khách đến Cao Bằng” và VCD ca nhạc “Non nước Cao Bằng” được phản hồi rất tốt từ quần chúng. Tuy nhiên việc phát hành không được định kỳ, tài liệu chưa được quảng bá rộng rãi, chỉ bày bán chủ yếu tại Cao Bằng. Các tờ rơi về du lịch chỉ để phát tại các khu du lịch, mẫu mã chưa được phong phú và chưa thể hiện được hết cái đẹp, cái tổng thể của khu vực, cảnh quan.

Về xây dựng biển quảng cáo, Cao Bằng tập trung xây dựng các biển trong các năm đến năm 2005, các năm sau ngân sách phục vụ việc bảo vệ và tôn tạo các biển quảng cáo. Các biển quảng cáo được xây dựng ngoài trời, cỡ lớn, chủ yếu tại các khu du lịch trọng điểm, khu vực thị xã Cao Bằng, đường quốc lộ 3 (Cao Bằng – Bắc Kạn – Thái Nguyên – Hà Nội) trong địa phận Cao Bằng, vì thế các biển quảng cáo này mang tính chất quảng cáo tĩnh, chỉ có thể đem đến cảm giác chào mừng, quảng cáo chỉ khi du khách đến thăm Cao Bằng mới trông thấy các biển quảng cáo trên, không có tá c độ ng đế n nhó m khá ch hà ng tiề m năng . Về hình thức, các biển quảng cáo ở dưới dạng pa-nô, biển tôn, chưa áp dụng các hình thức mới như đèn rọi, đèn màu, biển quảng cáo điện tử, .. Về nội dung, hình ảnh trên biển quảng cáo sống động, màu sắc tương đối hài hòa và nhịp nhàng, tuy nhiên Cao Bằng chưa có được các khẩu hiệu thể hiện thương hiệu về du lịch riêng cho mình, vì thế các khẩu hiệu trên biển quảng cáo còn rất chung chung, chưa có bản sắc riêng. Một nhược điểm khác, quảng cáo trên pa-nô và biển tôn màu sắc không nổi bật, thường dễ bị hỏng do tác động của thời tiết, do đó thường tốn các chi phí bảo dưỡng, sơn lại, dựng mới.

Quảng cáo qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, internet, ngành du lịch tỉnh Cao Bằng chưa thực sự chú trọng. Ngân sách chi cho hạng mục này còn rất ít ỏi. Hiện nay các khu du lịch, cơ sở lưu trú, đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chưa có website riêng; Về du lịch Cao Bằng chỉ có một vài website tư nhân do một vài cá nhân lập ra, và các trang du lịch, giới thiệu của một số đơn vị Nhà nước (như website của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng, ... ). Hoạt động quảng cáo trên

báo chí hầu như không có, trong những năm gần đây chủ yếu quảng cáo chỉ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hoặc các khu vực lân cận (Hà Nội, Lạng Sơn, Hà Giang, .. ), quảng cáo tại các trang màu trong báo Cao Bằng – vốn chỉ lưu hành nội bộ các cơ quan hành chính sự nghiệp trong tỉnh chứ không đến được tay các khách hàng hay đối tượng nhận tin mục tiêu.

Về giao lưu văn hóa để quảng bá cho hình ảnh Cao Bằng, trong các năm qua, tỉnh Cao Bằng luôn đại biểu tham gia tại các hội chợ giao lưu văn hóa (ca nhạc dân tộc, ẩm thực), triển lãm, hội thảo, ... Trong các dịp giao lưu, biểu diễn văn hóa văn nghệ, tỉnh Cao Bằng luôn giành được thứ hạng cao, như huy chương vàng hội thi chế biến các món ăn dân tộc toàn quốc 2002, 2005, các giải vàng thi Tiếng hát cổ truyền với bài hát then và cây đàn tính; đồng thời để lại ấn tượng tốt trong lòng người xem về một mảnh đất Cao Bằng nhiều huyền thoại.

Các hoạt động xúc tiến và bán hàng , các công ty du lịch tại Cao Bằng tiến hành khai thác thị trường trong tỉnh và các tỉnh khác , nhưng hiệ u quả chưa nổ i bậ t , không có cá c hì nh thứ c xú c tiế n về khuyế n mạ i , tặ ng quà ...

3.4.5. Chính sách con người

Theo số liệu điều tra về nhân lực trong ngành nói chung và trong hoạt động Marketing Du lịch nói riêng, trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế, đặc biệt là cán bộ có trình độ đại học về quản lý.

Bảng 3.4 về thực trạng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh, thống kê tại tất cả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không phân biệt loại hình và thành phần kinh tế), qua bảng trên ta có thể thấy, lượng nhân lực hoạt động trong ngành du lịch Cao Bằng tăng gấp đôi từ 2004 đến 2008 (100% từ 230 người lên 460 người), số lượng người được đào tạo và hoạt động trong từng hoạt động cũng tăng lên theo xu hướng phát triển, tuy nhiên lao động có trình độ Cao đẳng trở lên chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong lực lượng lao động (khoảng 10%), còn lại lao động có trình độ thấp hoặc không qua đào tạo; Số liệu năm 2008 cho thấy, cán bộ quản lý (trưởng phó phòng trở lên) chiếm 73 người nhưng chỉ có 42 người có trình độ Đại học, Cao đẳng; Lượng hướng dẫn viên được cấp thẻ chỉ có 15 người (2008) là quá ít ỏi và không đủ phục vụ khi lượng khách gia tăng.

Bảng 3.4. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Đơn vị: Người


STT

Chỉ tiêu

2004

2008

1

Tổng số lao động du lịch

230

460

Phân theo trình độ đào tạo

2

Trình độ trên Đại học

0

0

3

Trình độ Đại học, Cao đẳng

18

42

4

Trình độ trung cấp

23

49

5

Trình độ sơ cấp

32

63

6

Trình độ khác (qua đào tạo tại chỗ hoặc huấn luyện nghiệp vụ

ngắn hạn)

157

306

Phân theo loại lao động

7

Đội ngũ quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước

5

6

8

Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng phó phòng

trở lên)

35

67


9

Lao động nghiệp vụ

160

387

1. Lễ tân

28

75

2. Phục vụ buồn

40

80

3. Phục vụ Bàn, bar

20

80

4. Nhân viên nấu ăn

17

50

5. Hướng dẫn viên (đã được cấp thẻ)

7

15

6. Nhân viên lữ hành

4

10

7. Nhân viên khác

44

77

Phân theo ngành nghề kinh doanh

10

Khách sạn, nhà hàng

105

285

11

Lữ hành, vận chuyển khách du lịch

11

25

12

Dịch vụ khác

44

77

Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng.

Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ của các hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ trong ngành còn kém, mới chỉ có nhân lực về mảng tiếng Anh và tiếng Trung, đáp ứng được 60% nhu cầu hiện tại (Bảng 3.4.5.2), các ngoại ngữ khác như tiếng

Pháp, tiếng Nhật và các thứ tiếng khác cũng đang được chú trọng ưu tiên vì nhân lực không có. Việc yếu và thiếu nhân lực trong ngành du lịch thông thạo ngoại ngữ cũng là tình trạng chung của ngành du lịch Việt Nam, trong hình 3.5 theo điều tra của TOEIC Việt Nam thì tỷ lệ nhân viên không thông thạo ngoại ngữ phổ thông là tiếng Anh vẫn rất cao.

Hình 3.5. Tỷ lệ nhân viên chưa đạt chuẩn tiếng Anh theo kết quả khảo sát của

TOEIC Việt Nam


Nguồn Báo Lao động 2007 Hàng năm tỉnh Cao Bằng đều dành ngân sách cử học 1

Nguồn: Báo Lao động (2007)

Hàng năm, tỉnh Cao Bằng đều dành ngân sách cử học sinh, con em người dân tộc thiểu số đi học chuyên nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng, tuy nhiên, theo thống kê của Sở Du lịch Cao Bằng, đến 2006, chỉ có 30% số sinh viên tốt nghiệp các khoá học đào tạo được nhận vào phục vụ trong ngành. Như vậy có thể thấy, công tác quản lý đầu vào và đầu ra cho nhân viên trong ngành du lịch Cao Bằng chưa được thực hiện triệt để, vừa gây lãng phí nguồn lực, sử dụng không hiệu quả ngân sách nhà nước.

Đối tượng đánh giá theo bảng 3.5 là cán bộ quản lý Nhà nước và du lịch đang làm việc tại Sở, Phòng quản lý du lịch, Ban quản lý du lịch và liên quan. Nhân lực hoạt động trong mảng quản lý, nghiên cứu, hoạch định chính sách chỉ đạt 60% yêu cầu, có thể thấy nhân lực trong hoạt động du lịch còn thiếu và yếu. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh du lịch. Hiện tỉnh Cao Bằng đã và đang đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cán bộ, sinh viên nhằm thu hút người có trình độ về tỉnh công tác.

Bảng 3.5. Đánh giá chất lượng và nhu cầu đào tạo năng lực du lịch chuyên sâu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng


Stt

Nhu cầu đào tạo về các lĩnh vực chuyên sâu

SL cần

đào tạo (Người)

Mức độ đáp ứng

yêu cầu hiện tại (/5)

Mức độ

ưu tiên (/5)

1

Năng lực cơ bản

1.1.

Kỹ năng giao tiếp, chủ toạ, đàm phán

10

4

4

1.2

Kỹ năng quản lý, lãnh đạo

10

4

4

1.3

Ngoại ngữ



4


Tiếng Anh

25

3

3

Tiếng Pháp



4

Tiếng Trung

25

3

3

Tiếng Nhật




Khác




1.4

Tin học


4

4

2

Năng lực chuyên sâu




2.1

Hoạch định chính sách

10

3

4

2.2

Quy hoạch, kế hoạch PT du lịch

5

3

4

2.3

Thống kê du lịch

10

4

4

2.4

Quản trị thông tin du lịch

5

3

4

2.5

Nghiên cứu thị trường, Marketing, xúc

tiến, quảng bá du lịch

10

3

4

2.6

Quản lý phát triển các loại hình DL

10

3

4

2.7

Quản lý nguồn nhân lực

5

4

4

2.8

Quản lý khu du lịch, điểm du lịch

10

3

4

2.9

Khai thác, phát triển sản phẩm du lịch

10

3

4

2.10

Quản lý, bảo vệ môi trường du lịch và

phát triển du lịch bền vững

10

3

4

2.11

Quản lý kinh doanh du lịch

25

4

4

Tổng số

110


Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng.

3.4.6. Chính sách Cơ sở vật chất và Quy trình phục vụ

Số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong các năm có bước tăng trưởng khá. Số phòng nghỉ khách sạn tăng từ 275 phòng năm 2004 lên 556 phòng năm 2008, có sự gia tăng về quy mô và chất lượng. Số phòng

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí