Hiện Trạng Công Suất Sử Dụng Phòng Trung Bình Năm Ở Cao Bằng

quốc tế có sự gia tăng, từ 88 phòng năm 2004 lên 255 phòng năm 2008, phòng nội địa tăng từ 187 phòng năm 2004 lên 301 phòng năm 2008, phấn đấu đến 2010 đạt tổng số 700 phòng nghỉ từ khách sạn 2 sao trở xuống.

Bảng 3.6. Hiện trạng cơ sở lưu trú tỉnh Cao Bằng


Năm

2004

2008

Loại hình

Nhà nước

Tư nhân

Nhà nước

Tư nhân

Số khách sạn

4

12

2

29

Số phòng

161

114

106

450

Phòng quốc tế

72

16

40

215

Phòng nội địa

89

98

66

235

Số giường

361

228

243

900

Giường quốc tế

143

32

87

432

Giường nội địa

218

196

156

468

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Biện pháp phát triển marketing du lịch tại Cao Bằng - 9

Nguồ n: Cục Thống kê Cao Bằng

Điều này chứng tỏ, Cao Bằng đã và đang có sự cố gắng rất lớn, khắc phục khó khăn để đáp ứng nhu cầu du khách. tuy nhiên những cơ sở lưu trú này chủ yếu tập trung ở khu vực thị xã, việc đầu tư xây dựng và kinh doanh còn mang tính chất tự phát, quy mô nhỏ do vốn và mặt bằng đầu tư còn hạn chế.

Bảng 3.7. Hiện trạng công suất sử dụng phòng trung bình năm ở Cao Bằng


Năm

2004

2005

2006

2007

2008

Công suấ t sử dụ ng phò ng (%)

21

43

43

45

48

Nguồn: Cục Thống kê Cao Bằng

Hiện thị xã Cao Bằng chỉ có hai khách sạn 2 sao và 1 khách sạn 3 sao, các khách sạn còn lại hoạt động ở quy mô nhỏ như nhà nghỉ, motel. Trong mùa du lịch, hiện tượng thiếu phòng nghỉ của khách là điều dễ xảy ra. Do đó, xét về cơ sở lưu trú, Cao Bằng chưa đủ mạnh để phục vụ du khách. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh doanh của các khách sạn trên địa bàn tỉnh không cao, nhu cầu lưu trú của khách tăng, lượng khách du lịch tăng, song công tác phân phối chưa hợp lý và hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi tính thời vụ của hoạt động du lịch công suất sử dụng phòng chưa tới 50% (bảng 3.7).

Với khách sạn thuộc quyền quản lý của nhà nước, năm 2004, 2 khách sạn nhà nước đã chuyển sang lĩnh vực tư nhân theo xu hướng cổ phần hóa, hiện chỉ còn hai khách sạn trên địa bàn tỉnh là của nhà nước. Số phòng quốc tế và phòng nội địa hiện nay cũng không bằng các cơ sở tư nhân về điều kiện vật chất và số lượng. Khu vực tư nhân tăng từ 12 cơ sở trong năm 2004 lên 29 cơ sở năm 2008, chứng tỏ khu vực tư nhân đang có những đầu tư lớn vào việc xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở lưu trú của mình, nỗ lực đáp ứng yêu cầu của phát triển du lịch.

Bảng 3.8. Danh mục 20 khách sạn, nhà hàng tiêu biểu tại Cao Bằng


Stt

Tên Ks

Địa chỉ

Ghi chú

1

Bằng Giang

Phố Kim Đồng, P Hợp Giang, TxCB

Nhà nước

2

Huy Hoàng

Km3 Thanh Sơn, P. Sông Hiến, TxCB

Tư nhân

3

Hương Thơm

Phố Kim Đồng, P. Hợp Giang, TxCB

Tư nhân

4

Phong Lan

K083 Phố Kim Đồng, P. Hợp Giang, TxCB

Tư nhân

5

Thành Loan

Phố Vườn Cam, P. Hợp Giang, TxCB

Tư nhân

6

Hoàng Gia

26B Đường Lê Lợi, P. Sông Bằng, TxCB

Tư nhân

7

Ánh Dương

Phố Kim Đồng, P. Hợp Giang, TxCB

Tư nhân

8

Hoàng Long

Phố Kim Đồng, P. Hợp Giang, TxCB

Tư nhân

9

Hoàng Anh

Phố Kim Đồng, P. Hợp Giang, TxCB

Tư nhân

10

Đức Trung

Phố Bế Văn Đàn, TxCB

Tư nhân

11

Phương Đông

Km1 Đường Pắc Bó, P. Sông Bằng, TxCB

Tư nhân

12

Nguyệt Nga

Đầu cầu Bằng Giang, P. Sông Bằng, TxCB

Tư nhân

13

Giao Tế

Phố Hoàng Như, P. Hợp Giang, TxCB

Nhà nước

14

NK Điện lực

Phố Xuân Trường, P. Hợp Giang, TxCB

Tư nhân

15

Hoa Đào

Phố Kim Đồng, P. Hợp Giang, TxCB

Tư nhân

16

NH Dân tộc Quán

Đường 3/10 Nà Cạn, TxCB

Tư nhân

17

NH Ánh Hương

Đường 3/10 Nà Cạn, TxCB

Tư nhân

18

NH Quyền Linh

Đường Pác Bó, TxCB

Tư nhân

19

NH Thanh Trung

Phố Cũ, P. Hợp Giang, TxCB

Tư nhân

20

NH Lẩu cá Ngã ba

sông

Đường Pác Bó, TxCB

Tư nhân

Nguồn: Cục Thống kê Cao Bằng

Hệ thống các cơ sở lưu trú tư nhân ra đời đã góp phần giải quyết nhu cầu lưu trú của khách, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động địa phương. Tuy nhiên, các khách sạn tư nhân quy mô còn nhỏ, cơ sở vật chất chưa cao do đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch và mang tính tự phát cao.

Qua bảng 3.8, các khách sạn tiêu biểu có chất lượng tốt đều tập trung tại thị xã cao Bằng, các cơ sở lưu trú tại các khu và cụm điểm du lịch chưa được đầu tư xây dựng, khách du lịch không thể ở lại tại khu du lịch mà phải quay trở lại thị xã, thị trấn nghỉ qua đêm. Đây là hạn chế mà ngành du lịch Cao Bằng cần chú trọng khắ c phụ c.

* Địa điểm vui chơi giải trí

Bảng 3.9. Số nhà hàng và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ( 2004-2008)


Năm

2004

2005

2006

2007

2008

Nhà hàng

1330

1395

1425

1439

1590

C/S dịch vụ

317

387

392

470

488

Nguồn: Cục Thống kê Cao Bằng Trong năm 2004, Cao Bằng mới chỉ có 12 phòng massage và 18 phòng karaoke phục vụ khách du lịch[32], thì đến 2008, lượng địa điểm vui cơi giải trí và cơ sở dịch vụ đã tăng về cả số lượng và chất lượng. Đã hình thành cụm vui chơi giải trí như bể bơi, sân tennis phục vụ nhu cầu nhân dân trong tỉnh và khách du lịch tại khu

vực thị xã.

Năm 2006 Ban thường vụ tỉnh Uỷ Cao Bằng đã Ban hành chương trình Phát triển các khu du lịch trọng điểm tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006-2010, nhằm phát triển khu du lịch Pác Bó và khu du lịch thác Bản Giốc- động Ngườm Ngao trở thành khu du lịch Quốc gia, thành thương hiệu có tính cạnh tranh cao; phát triển cụm du lịch thị xã Cao Bằng và phụ cận thành trung tâm thương mại du lịch của tỉnh; khu du lịch sinh thái Phja Oắc - Phja Đén,…góp phần thúc đẩy nhanh, mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, hình thành các tụ điểm du lịch giải trí có sức thu hút cao với khách du lịch. Hiện nay động Ngườm Ngao đang được Sở Thương mại Cao Bằng quản lý và đầu tư cơ sở hạ tầng về các hạng mục như đường ô tô, đường đi bộ vào động, bãi đỗ xe, nhà đón khách, đường đi lại và điện chiếu sáng trong động nhằm đưa vào khai thác và sử dụng. Bên cạnh đó là dự án quy

hoạch khu cửa khẩu Pò Peo, huyện Trùng Khánh nhằm thông qua cửa khẩu này để tạo điều kiện nhân dân biên giới trao đổi hàng hóa, hoạt động thương mại và du lịch với quy mô ngày càng lớn. Dự án khu du lịch Pác Bó vẫn đang được hoàn thành như tôn tạo hang Pác Bó, xây dựng thêm các hạng mục mới phục vụ khách du lịch...

Bảng 3.10. Dự án Du lịch kêu gọi vốn đầu tư đầu tư đến 2010


Stt

Tên dự án

Địa điểm

thực hiện

Thông số

kỹ thuật

Hình thức đầu

Vốn ĐT

(tr.USD)


1

Dự án Khu du lịch thác Bản Giốc – Động Ngườm Ngao


Trùng Khánh


100ha

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư bên

ngoài


8


2


Dự án Khu du lịch Pác Bó


Hà Quảng


50ha

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư bên

ngoài


6


3


Dự án Khách sạn 3-4 sao tại thị xã Cao Bằng


Thị xã


80-100

phòng

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư bên

ngoài


8


4

Dự án cụm công trình thương mại dịch vụ khu đô thị mới


Thị xã


15ha

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư bên

ngoài


46


5

Dự án khu du lịch sinh thái Phja Oắc – Phja Đén


Nguyên Bình


8.000ha

Liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư bên

ngoài


4

Nguồ n: Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.

Vấn đề cấp bách đối với việc đầu tư xây dựng tại Cao Bằng, không chỉ là đầu tư xây dựng mới, mà còn cần hơn cả việc quy hoạch, tổ chức sao cho tạo ra nhiều loại hình du lịch mới, hấp dẫn nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tận thu chi tiêu từ khách du lịch.

Về Quy trì nh phụ c vụ , có thể nói chính sách này chưa được chú trọng đúng mứ c trong công tá c Ma rketing ở Cao Bằ ng , do nhân lự c thiế u về trì nh độ và số lượ ng ở cấ p quả n lý cũ ng như nhân viên phụ c vụ . Do thiếu sự đầ u tư , quy trì nh phục vụ và hoạt động du lịch chưa thực sự chuyên nghiệp . Khách hàng không thể biế t đượ c k hi đế n vớ i cá c chương trì nh tour và dị ch vụ du lị ch ở Cao Bằ ng thì họ đượ c hưở ng nhữ ng ưu đã i gì và có gì nổ i bậ t hơn so vớ i cá c dị ch vụ khá c củ a cá c

đơn vị cạ nh tranh khá c . Phục vụ làm khác biệt các doanh nghiệp, đị a phương với nhau nói và lên sự thành công hay thất bại giữa các doanh nghiệp du lịch, khi quy trình phục vụ không có sự riêng biệt và nổi bật thì hiệu quả kinh doanh sẽ không thể cao đượ c.

Như vậy có thể thấy, hoạt động Marketing du lịch tại tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ngân sách cho hoạt động này cũng tăng lên trong các năm, nhằm giới thiệu Cao Bằng như một điểm đến hấp dẫn cho du khách, tuy nhiên, công tác này cũng có nhiều hạn chế nhất định, trước nhất là nguồn nhân lực năng lực còn yếu, nguồn kinh phí đầu tư còn thấp so với yêu cầu phát triển, đầu tư dàn trải và thiếu đồng bộ. Trong Marketing du lịch tại Cao Bằng, chủ yếu tập trung vào mảng quảng cáo du lịch, trong đó, tập trung vào các công cụ quảng cáo truyền thống như bảng hiệu, báo chí, ấn bản, nhưng độ phủ không rộng rãi, vì thế hiệu quả không cao, lãng phí nguồn ngân sách.

Các chính sách Marketing trong du lịch chưa được vận dụng tại thực tế du lịch Cao Bằng, vì thế việc cân nhắc và xem xét thực hiện Marketing du lịch tại Cao Bằng có ý nghĩa rất to lớn.

CHƯƠNG IV – BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN MARKETING DU LỊCH TẠI CAO BẰNG‌‌


4.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển Marketing du lịch tại Cao Bằng

Quan điể m và mụ c tiêu phá t triể n Marketing Ca o Bằ ng gắ n liề n vớ i quan điể m và mụ c tiêu phá t triể n ngà nh du lị ch Cao Bằ ng theo Quy hoạ ch tổ ng thể phá t triể n Du lị ch Cao Bằ ng giai đoạ n 1997 – 2010 đượ c Uỷ ban Nhân dân tỉ nh phê duyệ t tạ i Quyế t đị nh số 1747/QĐ-XD-UB ngà y 07/10/1998, và Nghị định số 976/QĐ-TƯ ngày 08/06/2000 của Uỷ ban thường vụ tỉnh Uỷ Cao Bằng về một số đị nh hướ ng Phá t triể n ngà nh Du lị ch Cao Bằ ng giai đoạ n 1998 – 2010.

4.1.1. Quan điểm phát triển ngành du lịch Cao Bằng

1. Phát triển Marketing du lịch phải gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội:

Đầu tư phát triển Marketing du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, qua đó tăng cường lợi ích kinh tế, mở rộng giao lưu. Tuy nhiên việc phát triển du lịch và tăng cường nguồn khách cũng nảy sinh các vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, đặc biệt đối với địa bàn biên giới có quan hệ chặt chẽ về mặt chiến lược phòng thủ quốc gia, bảo vệ tổ quốc cũng như phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc anh em. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

2. Phát triển Marketing du lịch trên cơ sở phát triển bền vững

Phát triển Marketing du lịch phải trên phát triển bền vững; Khai thác hợp lý các di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử kết hợp với việc bảo vệ, tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái, nhân văn, đặc biệc là các khu thắng cảnh, khu di tích, nguồn nước và môi trường sống. Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.

3. Phát triển đồng bộ trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các ngành:

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, chịu tác động và chi phối mạnh mẽ của nhiều ngành khác như An ninh, Biên phòng, Văn hóa – Thông tin, Hải quan, Xây dựng, Nông – Lâm nghiệp .. dựa theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các chỉ tiêu phát triển của ngành. Du lịch sẽ không phát triển được nếu như thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các an, ngành và sự chỉ đạo của lãnh đạo địa phương để tháo gỡ nhưng khó khăn, vướng mắc nhưng tạo đà cho du lịch phát triển. Tiềm năng du lịch chỉ là yếu tố tiền đề thu hút khách, còn cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ chế quản lý thích hợp mới là yếu tố quyết định cho sự phát triển du lịch.

4. Phát triển Marketing du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch của các tỉnh khác, của vùng và quốc tế.

Vấn đề phát triển du lịch của tỉnh Cao Bằng được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với các tỉnh trong khu vực Đông Bắc, Bắc Bộ, với sự phát triển du lịch của các vùng thuộc Quảng Tây – Trung Quốc. Để từ đó có nguồn khách thường xuyên và ổn định.

5. Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch.

Theo luật Du lịch 2005, cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hoá của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.

6. Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Cao Bằng nói riêng và Việt Nam nói chung, góp phần tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.

4.1.2. Mục tiêu phát triển ngành du lịch Cao Bằng

4.1.2.1. Mục tiêu kinh tế

Mục tiêu kinh tế của hoạt động Marketing Du lịch nhằm đẩy mạnh tốc độ và hiệu quả kinh doanh du lịch, qua đó nâng cao mức đóng góp vào thu nhập của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, phấn đấu phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng góp phần đáng kể trong khối dịch vụ thương mại – du lịch. Trong đó việc xác định và đề ra các chỉ tiêu phát triển du lịch là một vấn đề cần thiết.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu phát triển du lịch Cao Bằng


Stt

Chỉ tiêu

2010

2015


1

Số khách (người)

130.000

370.000

- Khách quốc tế

22.000

100.000

- Khách nội địa

108.000

270.000

2

Số lượng khách sạn

49

85

3

Số lượng đơn vị kinh doanh lữ hành

3

4

4

Số lượng khu, điểm hấp dẫn thu hút khách

5

5

Nguồn: Biểu báo cáo số 566/BC-TMDL về chỉ tiêu phát triển du lịch Cao Bằng, ngày

31/10/2005 của Sở Thương mại – Du lịch Cao Bằng

Bảng 4.2. Chỉ tiêu thu nhập và lao động ngành du lịch tỉnh Cao Bằng


STT

Chỉ tiêu

2010

2015

1

Thu nhập từ du lịch (tỷ đồng)

20

54

2

Số lao động trực tiếp trong ngành (người)

400

700

3

Số lao động gián tiếp trong ngành (người)

60

100

Nguồn: Biểu báo cáo số 566/BC-TMDL về chỉ tiêu phát triển du lịch Cao Bằng, ngày

31/10/2005 của Sở Thương mại – Du lịch Cao Bằng

Bảng 4.3. Dự báo doanh thu xã hội từ du lịch Cao Bằng, giai đoạn 2005-2010


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng doanh thu DL

14,2

16,4

18,9

21,5

24,7

28

Doanh thu XH từ Du lịch

45

57

83,6

121

187

250

Nguồ n: Sở Văn hoá , Thể thao và Du lị ch Cao Bằ ng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022