E. BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
9. Đoán tên con vật
* Mục tiêu: Rèn KN sử dụng ngôn ngữ, Trẻ nói tên các con vật khi biết tiếng kêu của con vật
* Chuẩn bị: Tranh lô tô, mô hình các con vật
* Cách tiến hành
- PH giơ mô hình con mèo và hỏi trẻ “đây là con gì” trả trả lời (con mèo). Con mèo nó kêu như thế nào? (meo, meo, meo).
PH đưa ra luật chơi: Khi mẹ bật tiếng kêu của con vật thì con phải giơ mô hình con vật đó lên và nói tên tiếng kêu của nó.
* Mở rộng hoạt động
Có thể bạn quan tâm!
- Anh (Chị) Nêu Những Biện Pháp Anh Chị Sử Dung Nhằm Phát Triển Kĩ Năng Giao Tiếp Cho Ttk?
- Đánh Giá Mức Độ Hiện Tại (Nội Dung Mục 3.2.5 Của Luận Án)
- Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ 3 - 4 tuổi - 25
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Trẻ nói được tên con vật khi biết 1 đến 2 chi tiết về con vật đó
10. Nhận diện người thân
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, trẻ chỉ và gọi tên được ít nhất 4 - 5 người thân trong gia đình
* Chuẩn bị: ảnh của những người thân trong gia đình
* Cách tiến hành
Bước 1: Tạo tình huống (làm mẫu)
- Bố phụ ở phía ngoài cửa gõ cửa
- Hướng dẫn trẻ chỉ tay ra ngoài và nói "mời vào"
- Khi Bố đi vào, trẻ chỉ tay và nói Bố Nam Bước 2: Nhận diện và gọi tên người thân
- Mẹ và con ngồi đối diện ở dưới sàn hoặc trên bàn
- Khi mẹ giơ ảnh của ai trong gia đình lên, thì yêu cầu trẻ nói tên người thân.
Ví dụ: Ông nội trẻ nhận diện ông nội qua ảnh và nói tên “Ông nội”
* Mở rộng hoạt động
- Ngoài tên các thành viên trong gia đình, PH đến lớp chụp ảnh copy vào máy tính hoặc in ảnh ra, tổ chức chơi tương tự để giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ nói để nói tên các bạn, các cô ở lớp.
PHỤ LỤC 9
Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần DSM-IV
Một trẻ được chẩn đoán là tự kỷ khi có ít nhất 6 dấu hiệu từ mục 3.1, 3.2, 3.3 trong đó ít nhất 2 dấu hiệu từ mục 3.1, 1 dấu hiệu mục 3.2 và 1 dấu hiệu mục 3.3.
3.1 Khiếm khuyết về chất lượng quan hệ xã hội: có ít nhất 2 dấu hiệu
• Khiếm khuyết sử dụng hành vi không lời
- Không giao tiếp bằng mắt khi được hỏi
- Không chỉ tay vào vật mà trẻ thích
- Không kéo tay người khác để yêu cầu
- Không biết xòe tay ra xin/ khoanh tay ạ để xin
- Không biết lắc đầu khi phản đối/ gật đầu khi đồng tình
- Không biểu hiện nét mặt khi đồng ý/ không đồng ý
- Không chào hỏi bằng điệu bộ (vẫy tay, giơ tay)
• Kém phát triển mối quan hệ bạn hữu tương ứng với lứa tuổi
- Không chơi khi trẻ khác rủ
- Không chủ động rủ trẻ khác chơi
- Không chơi cùng một nhóm trẻ
- Không biết tuân theo luật chơi
• Thiếu chia sẻ quan tâm, thích thú
- Không biết khoe khi được cho một đồ vật/ đồ ăn
- Không biết khoe đồ vật mà trẻ thích
- Không biểu hiện nét mặt thích thú khi được cho
• Thiếu quan hệ xã hội hoặc thể hiện tình cảm
- Không thể hiện vui khi bố mẹ về
- Không âu yếm với bố mẹ
- Không nhận biết được sự có mặt của người khác
- Không quay đầu lại khi được gọi tên
- Không thể hiện vui buồn
- Tình cảm bất thường khi không đồng ý
3.2 Khiếm khuyết chất lượng giao tiếp: có ít nhất 1 dấu hiệu
• Chậm/ không phát triển kĩ năng nói so với tuổi: (nếu trẻ nói được thì có khiếm khuyết về khởi xướng và duy trì hội thoại)
- Không tự gọi đối tượng giao tiếp
- Không chỉ tay vào vật mà trẻ thích
- Không duy trì hội thoại bằng lời
- Không nhận xét, bình luận
- Không biết đặt câu hỏi
• Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp, rập khuôn hoặc ngôn ngữ lập dị
- Phát ra một chuỗi âm thanh khác thường
- Phát ra một số từ lặp lại
- Nói một câu trong mọi tình huống
- Nhại lại lời nói của người khác nghe thấy trong quá khứ
- Nhại lại lời nói của người khác khi vừa nghe thấy
• Thiếu kỹ năng chơi đa dạng, giải vờ, bắt chước mang tính xã hội phù hợp với tuổi
- Không biết chơi với đồ chơi
- Chơi với đồ chơi một cách bình thường (mút, ngửi, liếm, nhìn)
- Ném, gặp, đập đồ chơi
- Không biết chơi giả vờ
- Không biết bắt chước hành động
- Không biết bắt chước âm thanh
3.3 Có các hành vi bất thường: có ít nhất 1 dấu hiệu
• Bận tâm bao trùm, thích thú mang tính định hình bất thường cả về cường độ và
độ tập trung
- Thích đồ chơi/ đồ vật
- Thích mùi vị
- Thích sở vào bề mặt
• Bị cuốn hút không cưỡng lại được bằng các hành động nghi thức
- Bị hút vào một đồ chơi/ đồ vật
- Mê mẩm với các thao tác của đồ dùng trong nhà
- Say xưa quay bánh ô tô, xe đạp, đồ vật
• Cử động chân tay lặp lại hoặc rập khuôn
- Thích đu đưa thân mình, chân tay
- Thích đi nhón trên mũi chân
- Thích vê xắn, vặn tay, đập tay
- Nghiện soi ngắm tay
• Bận tâm dai dẳng với những chi tiết của vật
- Nghiên cứu đồ vật, đồ chơi
- Nghiện mê mẩm chơi
- Ngắm một phần nào đó của vật
• Với các điều kiện chậm hoặc có rối loại chức năng ở một trong các lĩnh vực sau, xuất hiện trước 3 tuổi
(1) Quan hệ xã hội
(2) Ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp xã hội
(3) Chơi mang tính biểu tượng hoặc tưởng tượng
• Các rối loạn không rõ hơn khi được giải thích bằng hội chứng Rett hoặc hội chứng Mất hòa nhập ở trẻ em.