Đề Xuất Một Số Biện Pháp Nhằm Phát Triển Kĩ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Tự Kỷ

biết nhất định về tự kỷ sẽ khó khăn trong việc thống nhất phương pháp can thiệp cho trẻ; Cha mẹ là người hiểu trẻ nhất nên sẽ dễ dàng hơn trong việc tương tác với trẻ; Sự thống nhất giữa cha mẹ về phương pháp can thiệp cho trẻ sẽ giúp trẻ nhanh tiến bộ hơn.

Trong khảo sát của chúng tôi thì cha mẹ của những trẻ tự kỷ có trình độ học vấn khá cao, với 100% nghề nghiệp của bố là cán bộ – công nhân viên – trí thức, 95% mẹ có nghề nghiệp là cán bộ – công nhân viên – trí thức và chỉ có 5% mẹ có nghề nghiệp là buôn bán (xem phụ lục 5). Trong các yếu tố ảnh hưởng thuộc về nhóm yếu tố cha mẹ thì yếu tố cha mẹ không có những hiểu biết nhất định về tự kỷ sẽ khó khăn trong việc thống nhất phương pháp can thiệp cho trẻ có ảnh hưởng nhiều nhất tới kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ so với các yếu tố còn lại trong nhóm yếu tố cha mẹ (xếp thứ bậc 6 trên tổng 18 thứ bậc). Yếu tố trình độ học vấn của cha mẹ quyết định quan trọng tới định hướng phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ có ảnh hưởng ít nhất tới kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ so với các yếu tố còn lại trong nhóm yếu tố cha mẹ (xếp thứ bậc 15 trên tổng 18 thứ bậc). Điều này cho thấy không phải cứ cha mẹ có trình độ học vấn tốt thì chắc chắn trẻ cũng sẽ có được định hướng phát triển kĩ năng giao tiếp tốt.

Khi trao đổi thực tế với những người đứng đầu các trung tâm cũng như ý kiến của các giáo viên thì họ cho rằng “Việc cha mẹ có trình độ học vấn tốt, cùng với những hiểu biết sâu rộng về tự kỷ thì sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ”. Tuy nhiên, một vài ý kiến cũng cho rằng “Có nhiều phụ huynh có trình độ học vấn rất tốt, song họ lại chưa chịu chấp nhận việc con mình mắc chứng tự kỷ nên cũng gây khó khăn cho giáo viên khi đưa ra các phương pháp can thiệp cho trẻ; nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ về con của mình, đôi khi cho con mình là trẻ bình thường, không phải trẻ tự kỷ; phụ huynh kỳ vọng vào con nhiều quá, mong muốn con mình học giỏi giống như các trẻ bình thường khác. Bên cạnh đó một số phụ huynh mải mê công việc

của mình không dạy thêm cho con ở nhà phó mặc cho giáo viên ở trên lớp hoặc giáo viên dạy thêm cho con ở nhà”.

Nhóm yếu tố giáo viên bao gồm các chỉ báo: Giáo viên được đào tạo chuyên sâu về giáo dục đặc biệt sẽ thuận lợi hơn trong việc sử dụng các phương pháp thúc đẩy kĩ năng giao tiếp phù hợp với khả năng của trẻ; Giáo viên có phương pháp dạy học và nghiệp vụ sư phạm tốt sẽ tạo được môi trường giúp trẻ hình thành, rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp tốt nhất; Cách cư xử của giáo viên cũng ảnh hưởng rất lớn tới cách giao tiếp của trẻ với người xung quanh; Năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và kĩ năng giao tiếp của giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của quá trình phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ; Sự trao đổi thường xuyên giữa giáo viên và phụ huynh giúp trẻ tiến bộ tốt hơn.

Trong 40 giáo viên chúng tôi tiến hành khảo sát thì tập trung chủ yếu ở 3 trình độ là đại học, cao đẳng và trung cấp. Thâm niên công tác của các giáo viên này từ 1 đến 6 năm. Nhóm yếu tố giáo viên có ảnh hưởng nhiều nhất tới kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ (xem bảng 3.9). Trong các yếu tố thuộc về nhóm giáo viên thì yếu tố năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và kĩ năng giao tiếp của giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của quá trình phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ có ảnh hưởng nhiều nhất tới kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ (xếp thứ bậc 1 trên tổng 18 thứ bậc).

Quan quan sát các giờ dạy của giáo viên ở trên lớp chúng tôi nhận thấy: Kiến thức, kĩ năng thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho việc phát triển kĩ năng giao tiếp của giáo viên dành cho trẻ chưa thật sự phù hợp với đặc trưng của lớp học chuyên biệt. Việc hiểu và áp dụng các biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ của giáo viên chưa đầy đủ và đúng đắn, dẫn tới việc áp dụng còn mờ nhạt, thiếu hệ thống. Các biện pháp được giáo viên sử dụng chủ yếu xuất phát từ cô, mà ít chú ý tới trẻ. Trong các lớp học thường có sự sắp xếp đan xen giữa các bạn khá hơn với các bạn yếu hơn song giáo viên

chưa tận dụng được hết lợi thế này của lớp học để giúp các trẻ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng thụ động của những trẻ yếu hơn trong quá trình tham gia các hoạt động hằng ngày ở lớp. Việc phối hợp, trao đổi giáo án, kế hoạch giáo dục cá nhân hàng tuần, hàng tháng của trẻ giữa giáo viên với phụ huynh đã được thực hiện song việc hỗ trợ kiến thức và ngôn ngữ nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ chưa hiệu quả.

Hiện nay ở nước ta, đặc biệt là các thành phố lớn thì số lượng giáo viên được đào tạo bài bản về giáo dục đặc biệt (đặc biệt là chuyên sâu về tự kỷ) chưa nhiều. Do đó khi tìm hiểu những khó khăn thường gặp trong việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ thì có tới 92.5% giáo viên cho rằng họ chưa có kinh nghiệm phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ (xem phụ lục 5). Vì thế chúng ta rất cần một lực lượng lớn giáo viên có đủ trình độ chuyên môn về tự kỷ để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của xã hội hiện nay.

Nhóm yếu tố môi trường xã hội bao gồm các chỉ báo: Môi trường xã hội tốt sẽ tạo nền tảng cho trẻ được có cơ hội can thiệp và chữa trị kịp thời; Xã hội quan tâm giúp trẻ được hưởng các chính sách và các quyền được chăm sóc, yêu thương, được học tập…; Trẻ bị mọi người phân biệt đối xử thì sẽ thu hẹp môi trường giao tiếp của trẻ; Bạn bè xung quanh (trẻ bình thường) là động lực thúc đẩy trẻ tự kỷ xuất hiện nhu cầu giao tiếp; Môi trường lớp học (trang trí, quy định, nề nếp, thái độ, cách cư xử của các thành viên…) giúp giao tiếp của trẻ phát triển nhanh hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Trong các yếu tố ảnh hưởng thuộc nhóm yếu tố môi trường xã hội thì yếu tố trẻ bị mọi người phân biệt đối xử thì sẽ thu hẹp môi trường giao tiếp của trẻ có ảnh hưởng nhiều nhất tới kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ so với các yếu tố còn lại trong nhóm yếu tố môi trường xã hội (xếp thứ bậc 4 trên tổng 18 thứ bậc). Các yếu tố còn lại có thứ bậc xếp hạng lần lượt là: Môi trường xã hội tốt sẽ tạo nền tảng cho trẻ được có cơ hội can thiệp và chữa trị kịp thời (xếp thứ bậc 11 trên tổng 18 thứ bậc); Xã hội quan tâm giúp trẻ được hưởng

các chính sách và các quyền được chăm sóc, yêu thương, được học tập… (xếp thứ bậc 16 trên tổng 18 thứ bậc); Bạn bè xung quanh (trẻ bình thường) là động lực thúc đẩy trẻ tự kỷ xuất hiện nhu cầu giao tiếp (xếp thứ bậc 17 trên tổng 18 thứ bậc); Môi trường lớp học (trang trí, quy định, nề nếp, thái độ, cách cư xử của các thành viên…) giúp giao tiếp của trẻ phát triển nhanh hơn (xếp thứ bậc 18 trên tổng 18 thứ bậc).

Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ - 10

Khi quan sát các hoạt động bên ngoài trung tâm của trẻ (đi chơi công viên, đi chợ) chúng tôi thấy vẫn có nhiều người xung quanh có thái độ khá kì thị với trẻ tự kỷ; một số người còn cho rằng vì cha mẹ trẻ “ăn ở thất đức” nên con cái họ phải gánh chịu hậu quả. Điều này có thể thấy một bộ phận người dân vẫn chưa hiểu hết được về chứng tự kỷ, dẫn tới những cái nhìn sai lệch, vô tình gây tổn thương đến trẻ và gia đình trẻ. Do đó các trẻ tự kỷ rất cần được sự quan tâm của các cơ quan ban ngành để mọi người có nhận thức đúng hơn về trẻ tự kỷ. Bên cạnh những ảnh hưởng nhất định ở trên thì nhiều giáo viên cũng cho biết hiện nay cơ sở vật chất ở trung tâm cũng chưa được thuận lợi (77,5%), giáo viên thiếu đồ dùng trực quan phát triển giao tiếp cho trẻ tự kỷ (17,5%) và thiếu trang thiết bị phát triển giao tiếp cho trẻ tự kỷ (40,0%) (xem phụ lục 5). Khi trao đổi với ban lãnh đạo các trung tâm, chúng tôi được biết đa phần kinh phí cho toàn bộ hoạt động của trung tâm đều dựa trên đóng góp của phụ huynh nên nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học còn bị eo hẹp, họ hoàn toàn không có nguồn đầu tư nào từ các cơ quan ban ngành.

Nhóm yếu tố môi trường giao tiếp trong gia đình bao gồm các chỉ báo: Gia đình là môi trường đầu tiên của trẻ, có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành, phát triển giao tiếp cho trẻ; Sự đoàn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình đem lại cho trẻ cảm giác an toàn khi giao tiếp; Cách cư xử, trò chuyện giữa các thành viên trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà trẻ giao tiếp với mọi người.

Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy thứ bậc xếp hạng của các yếu tố ảnh hưởng thuộc nhóm yếu tố môi trường giao tiếp trong gia đình được thể hiện cụ thể như sau: Yếu tố cách cư xử, trò chuyện giữa các thành viên trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà trẻ giao tiếp với mọi người xếp thứ bậc 3 trên tổng 18 thứ bậc; tiếp đến là yếu tố sự đoàn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình đem lại cho trẻ cảm giác an toàn khi giao tiếp (xếp thứ bậc 12 trên tổng 18 thứ bậc); và cuối cùng là yếu tố gia đình là môi trường đầu tiên của trẻ, có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành, phát triển giao tiếp cho trẻ (xếp thứ bậc 13 trên tổng 18 thứ bậc). Như vậy có thể thấy trong nhóm yếu tố môi trường giao tiếp trong gia đình thì yếu tố cách cư xử, trò chuyện giữa các thành viên trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà trẻ giao tiếp với mọi người có ảnh hưởng nhiều nhất tới kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ so với các yếu tố còn lại trong nhóm này.

3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng ở trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ như sau:

Biện pháp 1: Sử dụng các kĩ thuật rèn luyện kĩ năng giao tiếp

- Việc áp dụng các kĩ thuật phát triển KNGT cho trẻ tự kỷ bao gồm: Làm mẫu; Nói chậm làm chậm; Sử dụng lời nói mẫu; Luyện giao tiếp mắt – mắt; Sử dụng hệ thống hệ thống giao tiếp thông qua trao đổi thẻ tranh PECS; Can thiệp phát triển mối quan hệ RDI.

+ Làm mẫu: Là cách mà giáo viên (GV) thể hiện một hành động, lời nói, hoạt động nào đấy cho trẻ bắt chước để sau đó trẻ có thể thực hiện lại một cách tự phát. Với mục đích là trẻ dễ hình dung ra nhiệm vụ mà trẻ phải thực hiện được nhiệm vụ một cách độc lập.

Khi làm mẫu GV cần kết hợp sử dụng giao tiếp tổng thể như: nói to, rõ ràng mạch lạc, giáo viên làm mẫu một hay hai, ba lần tùy thuộc vào nội dung

mà GV dạy trẻ. Với trẻ tự kỷ do khó khăn về hiểu ngôn ngữ và khả năng chú ý nên giáo viên hạn chế giải thích chi tiết dài dòng. Khi trẻ đã hiểu thì GV nên kết hợp cùng trẻ thực hiện nhiệm vụ, có thể nói cùng trẻ, hoặc cầm tay trẻ cùng làm sau đó cho trẻ làm và sửa sai. Trong quá trình thực hiện kĩ thuật này tùy thuộc vào khả năng của từng trẻ có thể bỏ qua một bước nào đó. Với các nội dung khó GV nên làm mẫu từng phần, từng nội dung một cho trẻ. Những nội dung trẻ mới học hoặc học rồi nhưng quên, GV nên làm mẫu đầu buổi học cho trẻ. Số lần làm mẫu cho một nội dung không nhất thiết phải làm liên tục hai, ba lần liền nhau mà có thể diễn ra nhiều lần trong các khoảng thời gian khác nhau. Trong quá trình dạy một nội dung kiến thức cho trẻ GV có thể hướng dẫn cho trẻ tất cả các bước trong một buổi học hoặc có thể chia ra làm nhiều buổi hướng dẫn trẻ. Những nội dung khó hoặc dài GV nên chia nhỏ ra và làm mẫu cho trẻ. Trong quá trình dạy thấy trẻ làm tốt dần thì GV cũng nên giảm bớt số lần làm mẫu xuống.

+ Nói chậm, làm chậm: Không riêng gì trẻ tự kỷ, bất cứ trẻ nào chậm nói đều gặp phải là do trẻ không hiểu được những danh từ khó. Khi nói chuyện với trẻ tự kỷ GV cần tự động điều chỉnh từ ngữ cho đơn giản hơn, lặp đi lặp lại nhiều hơn và lên xuống giọng rõ nét hơn. Để khi trẻ nghe một từ, lời nói nhiều lần thì biết nắm lấy cách phát âm của từ, lời nói và do thính giác của trẻ chưa được thành thạo nên trẻ xếp đặt thông tin chậm, chưa hiểu ngay ra được âm phát ra lần đầu. GV cần nói chậm lại, nhìn vào mặt trẻ, cho trẻ có nhiều thì giờ và cơ hội để nghe đi, nghe lại và nắm được lời nói.

+ Sử dụng lời nói mẫu: Sử dụng lời nói mẫu là việc cung cấp các mẫu câu trong những tình huống khác nhau cho trẻ tự kỷ. Đây là kĩ thuật đặc biệt quan trọng và có thể sử dụng trong phát triển KNGT cho trẻ tự kỷ ở các giai đoạn khác nhau vì trẻ có thể bắt chước cách sử dụng ngôn ngữ của người lớn trong những tình huống thực tế. Sử dụng lời nói mẫu được thể hiện thông qua các kĩ thuật cụ thể như sau:

a) Nói mẫu: là cách GV cho trẻ nói theo nhằm dạy trẻ các từ mới, câu nói ngắn gọn, dễ hiểu, nhấn mạnh ở các từ chủ chốt để cho trẻ tự kỷ bắt chước theo.

b) Mở rộng câu nói cho trẻ: là kĩ thuật sử dụng khi trẻ nói nhưng chưa hoàn thành được câu nói, giáo viên lắng nghe từ trẻ nói, cố gắng hiểu ý mà trẻ muốn diễn đạt và nhắc lại cả câu nói đã được hoàn thành nhưng ở dạng đơn giản để cho trẻ bắt chước theo và kết hợp duy trì hội thoại làm cho quá trình giao tiếp được diễn ra lâu hơn.

c) Tự nói về việc đang làm: Khi vốn từ của trẻ đã được phát triển, trẻ đã biết nói theo mẫu câu, GV sử dụng kĩ thuật này giúp trẻ tự nói lên những gì trẻ đang nhìn thấy, đang làm hoặc cảm nhận về một việc mà trẻ đang quan sát. Kĩ thuật tự nói một mình về việc đang làm cũng tạo ra cho trẻ nhiều cơ hội để diễn đạt thành thạo hơn cụm từ, câu. Trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình giao tiếp. Ở kĩ thuật này giáo viên cần giúp trẻ nói đơn giản, ngắn gọn; nói về điều mà trẻ thấy, đang làm, đang nghĩ.

Tuy nhiên trẻ tự kỷ có đặc điểm tính rập khuôn, máy móc. Khi GV sử dụng lời nói mẫu trẻ có thể bắt chước và sao chép y nguyên lời nói của giáo viên trong các tình huống khác nhưng để phát triển KNGT cho trẻ thì vẫn cần phải áp dụng kĩ thuật này, ban đầu trẻ cứ bắt chước đã sau đó mở rộng sau.

+ Luyện giao tiếp mắt – mắt: Một trong các biểu hiện của đặc điểm thu mình là trẻ rất ít giao tiếp bằng mắt; khi giao tiếp với người xung quanh, trẻ thường nhìn xuống hoặc ngoảnh đi chỗ khác khiến trẻ rất khó khăn để hiểu, bắt chước diễn tả các các cử chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ của người khác và việc tiếp thu các kĩ năng mới.

Để luyện giao tiếp mắt – mắt cho trẻ tự kỷ GV có thể sử dụng các trò chơi như cù vào người trẻ để kích thích trẻ nhìn vào đối tượng giao tiếp, sử dụng đèn pin soi vào đồ vật trong phòng tối để trẻ chỉ tập trung vào đồ vật kích thích sự tập trung của mắt, sử dụng vật kích thích như đồ ăn hay đồ chơi

mà trẻ thích chơi hoặc xuất hiện trước tầm nhìn của trẻ... Tuỳ thuộc vào từng trường hợp, mà lựa chọn cách giao tiếp cho phù hợp.

+ Sử dụng hệ thống hệ thống giao tiếp thông qua trao đổi thẻ tranh PECS (Pictures Exchange Communication System): PECS là một công cụ tốt giúp trẻ giao tiếp (không cần nói từ). PECS cho phép trẻ lựa chọn và giao tiếp nhu cầu. Khi trẻ có thể giao tiếp và thể hiện như cầu của chúng cho đối tượng giao tiếp có thể hiểu được, giúp cho trẻ trở nên vui vẻ hơn. Trong quá trình dạy cho trẻ tự kỷ, GV có thể dùng trong nhiều cách khác nhau để giao tiếp như sử dụng các thẻ tranh về đồ vật (thức ăn, đồ chơi,...) để giao tiếp với trẻ. Khi trẻ muốn một trong những thứ đó, trẻ đưa tranh cho cô giáo hoặc các bạn. Sau đó cô và các bạn sẽ đưa cho trẻ đồ chơi hoặc thức ăn mà trẻ muốn để củng cố giao tiếp. Cuối cùng, các thẻ tranh được thay thế bằng các từ và câu ngắn.

Thẻ tranh của PECS bao gồm tất cả các hình ảnh về con vật (vật nuôi trong gia đình, thú rừng, động vật sống dưới nước, động vật biển, côn trùng, các loại hoa, quả, rau, củ, phương tiện giao thông, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, trang phục, các nghề trong xã hội, các phòng trong gia đình... để giao tiếp với trẻ. Khi sử dụng PECS giao tiếp với trẻ tự kỷ giúp cho trẻ dễ dàng hình dung ra nội dung giao tiếp, hỗ trợ cho việc phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí