Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kĩ Năng Giao Tiếp Của Trẻ Tự Kỷ

giao tiếp dưới góc độ khác nhau. Tuy nhiên thông qua những định nghĩa, các tác giả đều đã nêu ra những dấu hiệu cơ bản của giao tiếp. Những dấu hiệu cơ bản đó là:

- Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, chỉ có ở con người, chỉ được diễn ra trong xã hội loài người.

- Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người.

- Giao tiếp thể hiện thông qua sự trao đổi thông tin, sự hiểu biết, rung cảm và ảnh hưởng lẫn nhau.

- Giao tiếp chứa đựng những nội dung của xã hội, được thực hiện trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể và chịu sự quy định của các yếu tố văn hóa, xã hội.

Giao tiếp là nhu cầu tất yếu, đặc trưng của xã hội loài người. Giao tiếp được tiến hành bằng nhiều hình thức có ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ. Khả năng giao tiếp của con người phụ thuộc vào kĩ năng giao tiếp và vốn tri thức, vốn kinh nghiệm sống của họ.

Từ những dấu hiệu chung của giao tiếp, chúng tôi coi khái niệm sau đây về giao tiếp làm khái niệm công cụ trong nghiên cứu: Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm...tạo nên các quan hệ xã hội và mang bản chất xã hội lịch sử.

Trong nghiên cứu đề tài này chúng tôi hiểu: Giao tiếp là sự truyền đạt, tiếp nhận, trao đổi thông tin qua việc hiểu ngôn ngữ và diễn đạt ngôn ngữ bằng lời nói, n t mặt, cử chỉ, điệu bộ. Thông qua giao tiếp nhân cách được hình thành và phát triển.

* Khái niệm kĩ năng giao tiếp

Vấn đề kĩ năng giao tiếp (KNGT), cho đến nay trong tâm lý học vẫn chưa có sự thống nhất, các nhà nghiên cứu có xu hướng đưa ra những khái niệm khác nhau dựa trên những mục tiêu nghiên cứu của mình. Tuy nhiên các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

tác giả cũng đều thống nhất cho rằng đây chính là mặt tập trung nhất của vấn đề giao tiếp bởi kết quả giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào kĩ năng giao tiếp mà mỗi các nhân có được. Bernice Hurst (1991) và Owen (1997) đã khẳng định: “Giao tiếp với tư cách là sự thể hiện kĩ năng” (Owen D.W. Hargie (1997), The handbook of Communication Skills, Routledge, London and New York). Chính vì lí do trên mà đã có rất nhiều tác giả tập trung đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều tác giả khi nghiên cứu giao tiếp cũng đã xây dựng những lí luận về kỹ năng giao tiếp. Các tác giả Hoàng Anh, Nguyễn Thạc, Đỗ Thị Châu quan niệm: Kĩ năng giao tiếp là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những biểu hiện tâm lý bên trong của đối tượng và bản thân chủ thể giao tiếp; là khả năng sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều khiển quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp [3].

Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ - 5

A.T.Kurbawa và Ph.M.Rakhmatinlira cho rằng một quá trình giao tiếp gồm ba nhóm kĩ năng [Dẫn theo Hoàng Anh, Nguyễn Thạc, Đỗ Thị Châu, (2007), Hoạt động – Giao tiếp – Nhân cách]:

- Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ là sự chủ động chào khi gặp mặt và nói lời tạm biệt khi chia tay; trẻ biết dùng ngôn ngữ để yêu cầu về đồ vật, về thông tin, về sự giúp đỡ với bạn bè trong khi chơi, để trao đổi với bạn một cách chủ động; đồng thời trẻ biết dùng ngôn ngữ để từ chối sự giúp đỡ, từ chối thông tin, từ chối đồ vật khi những điều ấy không đáp ứng nhu cầu của trẻ; trẻ biết chia sẻ thông tin, cung cấp thông tin, đề nghị giúp đỡ bạn trong khi chơi... thông qua hoạt động hằng ngày giúp trẻ biết thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp với bạn bè một cách chủ động và tự tin hơn.

- Kĩ năng diễn đạt nghĩa trong câu bao gồm trẻ biết miêu tả sự vật, hiện tượng đang ở trong tình huống hiện tại, trẻ biết diễn tả đúng những điều mình mong muốn cho bạn hiểu; trẻ biết dùng câu để diễn tả sự phủ định, sự từ chối

của trẻ, sự biến mất hay sự ngừng lại của một sự vật hiện tượng; trẻ biết nói về vị trí, thuộc tính của sự vật, hiện tượng; trong câu nói của trẻ thể hiện sự sở hữu sự vật, hiện tượng. Trẻ có thể đặt ra câu hỏi về nơi chốn, cái gì, tại sao, ai và những câu hỏi có, không.

- Kĩ năng diễn đạt các đặc điểm văn phạm trong câu: ở kĩ năng này xem xét xem trẻ có sử dụng giới từ để nói về vị trí hay trạng thái của các sự vật hiện tượng hay không? Trẻ có biết sử dụng ngôn ngữ để miêu tả về đặc điểm đơn giản của đồ vật, trẻ có biết sử dụng từ “đang” để nói về hoạt động xảy ra ở hiện tại; về các đại từ sở hữu, đại từ nhân xưng mà trẻ sử dụng, về các câu trẻ muốn nói về thời tương lai và thời quá khứ... Mặc dù, đây là một trong những mục tiêu đặt ra để xây dựng những biện pháp giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt hơn nhưng đây là mục tiêu thứ trong các mục tiêu ưu tiên ở trên.

Kĩ năng giao tiếp là năng lực tiến hành các thao tác, hành động, kể cả năng lực thể hiện cảm xúc, thái độ nhằm giúp chủ thể giao tiếp, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp. Nói một cách khác, KNGT là toàn bộ những thao tác cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ được phối hợp hài hòa, hợp lý của cá nhân hay với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượng giao tiếp để thực hiện mục tiêu của chủ thể giao tiếp.

Trong nghiên cứu đề tài này tôi chọn khái niệm KNGT sau làm công cụ nghiên cứu: kĩ năng giao tiếp là sự vận dụng các tri thức, kinh nghiệm của chủ thể vào việc truyền đạt, tiếp nhận, trao đổi thông tin một cách hiệu quả để hiểu, diễn đạt ngôn ngữ thông qua lời nói, n t mặt, cử chỉ, điệu bộ…

1.2.3.3. Khái niệm giao tiếp của trẻ tự kỷ

Phân tích các khái niệm công cụ như: khái niệm giao tiếp; khái niệm trẻ tự kỷ,… chúng tôi đã đưa ra được khái niệm giao tiếp của trẻ tự kỷ như sau:

Giao tiếp của trẻ tự kỷ là quá trình tiếp xúc giữa trẻ tự kỷ với những người khác trong gia đình, trong xã hội,… thông qua đó có thể trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tư tưởng, ảnh hưởng qua lại với nhau,… bằng các

phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thực hiện những mục tiêu của giao tiếp.

1.2.3.4. Khái niệm kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ

Xuất phát từ các khái niệm công cụ đã trình bày trong luận văn như: khái niệm kĩ năng, kĩ năng giao tiếp, trẻ tự kỷ, giao tiếp của trẻ tự kỷ… Chúng tôi đưa ra khái niệm công cụ kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ như sau:

Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm của chủ thể vào việc truyền đạt, tiếp nhận, trao đổi thông tin một cách hiệu quả để hiểu, diễn đạt ngôn ngữ thông qua lời nói, n t mặt, cử chỉ, điệu bộ… trong các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, với từng đối tượng cụ thể.

1.2.3.5. Các kĩ năng giao tiếp cơ bản của trẻ tự kỷ

Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó không chỉ đơn giản là một thuộc tính của cá nhân, một “tài sản cá nhân” mà đó còn là một công cụ hỗ trợ cho hoạt động của chính trẻ tự kỷ để các em có thể hình thành và phát triển nhân cách, hòa nhập được vào đời sống xã hội. Do vậy, việc chỉ ra các kĩ năng giao tiếp cơ bản của trẻ tự kỷ để giúp trẻ tự kỷ phát triển tốt hơn các kĩ năng giao tiếp của mình là vấn đề đặc biệt được quan tâm.

Chúng tôi sử dụng quyển 3 Từng bước nhỏ một (Small Step) - Các kĩ năng giao tiếp, quyển 8 Từng bước nhỏ một (Small Step) - Bảng liệt kê các kĩ năng phát triển và luận án “Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ 3 – 4 tuổi” của tác giả Nguyễn Thị Thanh (2014), trong đó đã đưa ra các tiêu chí về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ, trên cơ sở kế thừa đó chúng tôi xây dựng các tiêu chí đánh giá kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ bao gồm các nhóm kĩ năng: nhóm kĩ năng tập trung chú ý, nhóm kĩ năng bắt chước, nhóm kĩ năng luân phiên, nhóm kĩ năng hiểu ngôn ngữ và nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Đó là những nhóm kĩ năng tiền đề, quan trọng để giúp trẻ phát triển khả

năng giao tiếp. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích các nhóm kĩ năng cơ bản nêu trên.

- Nhóm kĩ năng tập trung chú ý: Dạy trẻ biết tập trung chú ý vào người, vật hoặc hoạt động, bao gồm nhìn, lắng nghe, có thời gian, suy nghĩ. Sự tập trung chú ý của trẻ tự kỷ kém, phân tán chú ý nhanh. Khi thực hiện nhiệm vụ trẻ chỉ tập trung chú ý được trong một thời gian ngắn, trẻ khó tập trung cao vào các chi tiết, kém bền vững, luôn bị phân tán bởi những tác động bên ngoài. Trẻ nhìn tất cả mọi thứ được phóng to, trẻ tự kỷ thường tập trung (dính chặt) vào một tính năng của một đối tượng (vật thể hoặc một người) và bỏ qua các "bức tranh tổng thể". Tính tập trung kém này để lại một kết quả không tốt là khi trẻ thực hiện một nhiệm vụ kết quả không cao. Ngược lại đối với những gì mà trẻ thích thì trẻ tập trung chú ý rất tốt. Trẻ có thể ngồi hàng giờ để lắp những mảnh ghép, bóc tem dán trên các sản phẩm, chơi đồ chơi xếp thành hàng dài. Bên cạnh đó trẻ có hành vi gây chú ý người khác tập trung vào mình hoặc chiếm lĩnh sự quan tâm của người khác đối với bản thân mình bằng những hành động bất thường như khóc, hét, hờn, ăn vạ, đập đầu vào tường, tự hành hạ bản thân mình... nhằm thỏa mãn tính ích kỷ ở trẻ để mọi người đáp ứng nhu cầu của trẻ hoặc chú ý vào trẻ.

- Nhóm kĩ năng bắt chước: Giúp trẻ biết bắt chước các cử động trên mặt, các hoạt động, các hoạt động với đồ chơi/đồ vật, âm thanh. Ban đầu dạy trẻ bắt chước những âm thanh và hành động, sau đó đến bắt chước lời nói, cử chỉ, điệu bộ của người khác.

- Nhóm kĩ năng luân phiên: Giúp trẻ biết luân phiên trong quá trình giao tiếp, biết đáp ứng yêu cầu của người khác, lần lượt sử dụng đồ vật, đồ chơi, trả lời câu hỏi. Trẻ khó khăn trong việc tuân thủ theo các chỉ dẫn của người lớn đưa ra đặc biệt khi tham gia các trò chơi lần lượt và luân phiên, trẻ khó kiên nhẫn đợi đến lợt mình và khó kiềm chế phản ứng.

- Nhóm kĩ năng hiểu ngôn ngữ: Giúp trẻ biết hiểu những chỉ dẫn bằng lời nói và hành động, các tình huống chơi đóng vai đơn giản, thể hiện cảm xúc (Hiểu ngữ cảnh; Hiểu tên người, chỉ được một số bộ phận cơ thể; Hiểu tên đồ vật, chỉ vào đồ vật khi sử dụng hoặc không sử dụng dấu hiệu; Hiểu các từ hoạt động; Hiểu câu có hai từ; Hiểu những từ mô tả; Hiểu câu có 3 từ; Hiểu các câu khó + từ diễn tả). Khả năng hiểu phi ngôn ngữ thông qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ… của trẻ tự kỷ cũng còn hạn chế. Thường thì trẻ tự kỷ dường như không hiểu hoặc thậm chí không chú ý chút nào và không ý thức được những cử chỉ mà cha mẹ dùng để chỉnh đốn hành vi của chúng. Những khó khăn trong việc tiếp nhận của trẻ thường đi kèm với việc không có khả năng sử dụng cử chỉ, ánh mắt hoặc nét mặt để diễn tả suy nghĩ một cách rõ ràng. Một số cử chỉ mang tính phổ biến như nét mặt thể hiện sự chán ghét, sự xấu hổ, sự đồng cảm, nỗi buồn, sự thân ái… Trẻ tự kỷ có vẻ không nhận được giá trị xã hội của điều này, và vì thế thường không dùng những thể hiện mang tính giao tiếp này.

- Nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ: Giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ vận dụng vào các tình huống giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày (Phát ra những âm thanh ban đầu; Làm các tiếng động của con vật, đồ vật; Làm dấu hoặc nói tên nhiều đồ vật tranh ảnh; Nói những từ có tính xã hội; Nói các từ hành động; Nói hai từ cùng nhau; Nói các từ mô tả; Nói 3 từ cùng nhau; Nói câu dài, kể chuyện, diễn tả đúng).

Trẻ tự kỷ dùng lời nói chủ yếu là để nhu cầu của chúng được thỏa mãn hơn là mục đích có tính xã hội như nói làm vui lòng người khác... Nói cho đúng thì ai cũng dùng lời nói để thỏa mãn nhu cầu của mình, khi ta nghĩ rằng lời nói có tính cách sử dụng thì điều ấy muốn nói ngôn ngữ của trẻ tự kỷ nhằm vào chuyện gợi nên hành động để mang lại điều hay vật mà chúng muốn ngay lúc ấy. Ví dụ như trẻ muốn “uống nước”, “đi về”. Trẻ nói những đòi hỏi này mà không cần biết khung cảnh lúc đó có thích hợp hay không.

Dường như những câu chuyện tâm tình, những lời than vãn hay những câu chuyện hài hước là những điều làm cho trẻ khó xử nhất. Đối với trẻ tự kỷ, chúng chỉ giới hạn lời nói vào những việc có đòi hỏi thỏa mãn nhu cầu trực tiếp, điểm khác biệt ở đây là trẻ tự kỷ không biết tiếp chuyện hay chờ đợi sự phản hồi. Gần như trẻ tự kỷ không thể hiểu được người đối diện đã hiểu hay đã nghe đủ chưa và khi nào thì cần ngưng chủ đề đó lại và chuyển sang chủ đề khác.

Trẻ tự kỷ thiếu sự giao tiếp, tương tác bằng mắt. Các trẻ này có khuynh hướng không nhìn vào mắt người khác để thu nhận thông tin, sự thay đổi nét mặt để đoán biết cảm xúc, quan điểm của người đang giao tiếp với mình. Trẻ khó khăn trong việc hiểu những điều mà người khác có thể biểu lộ qua ánh mắt và nét mặt để thể hiện những ý tưởng và nguyện vọng hay hành vi của mình. Giao tiếp bằng mắt kém làm ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội và khả năng bắt chước lời nói của trẻ. Trẻ tự kỷ thường không hiểu hoặc thậm chí không chú ý, không ý thức được những cử chỉ, điệu bộ mà người khác dùng để chỉnh đốn hành vi của chúng. Do vậy, dạy trẻ tự kỷ cách quan sát cử chỉ, điệu bộ của người khác và bắt chước hành vi của họ sẽ giúp trẻ dễ dàng hơn trong quá trình giao tiếp với mọi người.

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, trong luận văn này chúng tôi tập trung phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố như: hiểu biết của cha mẹ về tự kỷ, năng lực giáo viên, môi trường gia đình, bạn bè, lớp học, khả năng của trẻ… .

* Năng lực của giáo viên: năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và kĩ năng giao tiếp của giáo viên là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của quá trình phát triển KNGT cho trẻ tự kỷ. Trẻ đến trường nhận được sự đánh giá đúng về điểm mạnh, điểm yếu của trẻ, chỉ ra những nhu cầu của trẻ để trao đổi với gia đình cùng xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ,

cùng tổ chức thực hiện, hướng dẫn, giao bài tập cho phụ huynh hằng ngày để phụ huynh biết cách chăm sóc, dạy con ở nhà. Đến lớp trẻ bắt chước hành động, âm thanh, cử chỉ, lời nói của cô vận dụng vào quá trình giao tiếp. KNGT của cô là mô hình chuẩn để trẻ học theo. Bên cạnh đó giáo viên cần có sự đồng cảm với phụ huynh có con tự kỷ, không gán mác gọi tên, không phân biệt đối xử với trẻ và gia đình. Khi trẻ có hành vi bất thường, giáo viên cần bình tĩnh và kiên trì tìm cách giải quyết.

Quá trình hình thành và phát triển KNGT cho trẻ tự kỷ được thực hiện theo cơ chế từ bên ngoài vào bên trong, giai đoạn đầu có thể mang tính cưỡng chế, áp đặt sau chuyển dần thành tự nguyện, tự giác. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có tính kiên trì, nghiêm ngặt trong quá trình luyện tập đồng thời vận dụng những phương pháp và kĩ thuật đặc thù trong dạy trẻ tự kỷ để gây hứng thú, khuyến khích trẻ tham gia, phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ để phát triển KNGT cho trẻ.

* Môi trường gia đình

Gia đình là nơi hình thành và phát triển những kĩ năng giao tiếp đầu tiên cho trẻ. Đồng thời gia đình đóng một vai trò thiết yếu và không thể thiếu trong việc thực hiện việc hỗ trợ cho trẻ hòa nhập cộng đồng. Khi biết con bị tự kỷ thì cha mẹ trẻ nhân tố vô cùng quan trọng đối với trẻ. Nếu cha mẹ hiểu về con, cùng đi đến một sự thống nhất về cách chữa trị cho con, lựa chọn môi trường giáo dục cho con, thì trẻ tự kỷ sẽ nhanh tiến bộ.

Các thành viên trong gia đình là những người hiểu trẻ nhất vì là người luôn chăm sóc và gần gũi trẻ. Hơn ai hết, họ là những người mong đợi sự phát triển của con mình nhất, đặc biệt là những sự phát triển về mặt giao tiếp và ngôn ngữ, là những cột mốc phát triển có thể giúp họ hiểu và tương tác với con mình. Chính họ sẽ là người kiên trì theo đuổi, phấn đấu đến cùng cho sự phát triển và tương lai của trẻ. Như vậy, gia đình là môi trường đầu tiên của trẻ, có vai trò quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành, phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024