sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để chào và chia tay, cảm ơn, xin lỗi đạt ở mức độ trung bình cao hơn so với các kĩ năng còn lại (ĐTB = 1,97) và kĩ năng sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để thu hút sự chú ý, duy trì giao tiếpchỉ đạt ở mức độ thấp (ĐTB = 1,61). Trao đổi với chúng tôi, cô P.T.Y, phó giám đốc trung tâm Albert Einstein cho biết “Tất cả các bạn trong trung tâm đều có công cụ giao tiếp riêng của mình. Với những bạn có ngôn ngữ thì chúng tôi giúp các bạn tăng cường vốn từ cũng như khả năng diễn đạt câu để các bạn có thể lưu loát hơn. Với những bạn ngôn ngữ chưa được tốt, bị ngọng hoặc âm nghe không rõ thì các giáo viên sẽ thường xuyên thực hiện hoạt động trị liệu cho các bạn như mát xa môi miệng, các bài tập luyện hơi, thổi bóng, thổi nến, luyện âm… để các bạn ấy có thể nói rõ từ hơn. Còn riêng với những bạn không có ngôn ngữ thì chúng tôi thống nhất sử dụng phương pháp trao đổi hình ảnh Pecs để giúp các bạn có công cụ khi giao tiếp; hoặc với những bạn không có ngôn ngữ nhưng bắt chước khá thì có thể dạy các bạn một số cử chỉ, hành động đơn giản, ví dụ: vẫy tay – tạm biệt, khoanh tay cúi người – chào… Nhờ thường xuyên thực hiện các hoạt động này nên bạn nào cũng có công cụ giao tiếp riêng của mình, giúp các bạn tương tác với mọi người dễ dàng hơn”. Đồng tình với ý kiến trên, chị M.H, phụ trách chuyên môn của trung tâp Happy House cũng cho biết “Mỗi bạn khi vào học ở trung tâm đều được xếp vào các nhóm có khả năng tương đồng, ví dụ: đều biết nói, đều không có ngôn ngữ… điều này rất thuận tiện cho giáo viên khi lên chương trình, kế hoạch can thiệp cho các bạn, giúp cho khả năng giao tiếp của các bạn được phát triển ở mức tối đa nhất có thể”.
Ở nhóm kĩ năng này với trẻ tự kỷ đã biết sử dụng ngôn ngữ như là một phương tiện để vận dụng vào trong quá trình giao tiếp như: lời nói, hành động, cử chỉ, điệu bộ trong các tình huống gặp gỡ và chia tay, trả lời câu hỏi, thu hút sự chú ý từ người khác. Tuy nhiên kết quả đạt được trên mặt bằng chung còn rất thấp. Điều này cho thấy để giúp trẻ có kĩ năng giao tiếp phải giúp trẻ có được tất cả các kĩ năng từ sự tập trung chú ý đến bắt chước, luân phiên, nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ một cách đồng bộ.
3.1.2. Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ so sánh theo các biến số
3.1.2.1. Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ so sánh theo biến số mức độ tự kỷ
Trong 88 trẻ tự kỷ được tiến hành đánh giá KNGT thì có 30 trẻ tự kỷ ở mức nặng (chiếm 34,1 %), 14 trẻ tự kỷ ở mức trung bình (chiếm 15,9 %), và 44 trẻ tự kỷ ở mức nhẹ (chiếm 50 %). KNGT của trẻ được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 3.7. KNGT của trẻ tự kỷ so sánh theo biến số mức độ tự kỷ
Nhóm kĩ năng | Mức độ thực hiện (tỉ lệ %) | ĐTB | ĐLC | |||
Mức độ không thực hiện được khi có trợ giúp | Mức độ thực hiện được khi có trợ giúp | Mức độ thực hiện được không cần trợ giúp | ||||
Nhẹ | KN tập trung chú ý | 2,3 | 95,5 | 2,3 | 2,00 | 0,22 |
KN bắt chước | 4,5 | 86,4 | 9,1 | 2,05 | 0,37 | |
KN luân phiên | 4,5 | 93,2 | 2,3 | 1,98 | 0,26 | |
KN hiểu ngôn ngữ | 0 | 95,5 | 4,5 | 2,05 | 0,21 | |
KN sử dụng ngôn ngữ | 0 | 93,2 | 6,8 | 2,07 | 0,25 | |
Trung bình | KN tập trung chú ý | 57,1 | 42,9 | 0 | 1,43 | 0,51 |
KN bắt chước | 64,3 | 35,7 | 0 | 1,36 | 0,50 | |
KN luân phiên | 92,9 | 7,1 | 0 | 1,07 | 0,27 | |
KN hiểu ngôn ngữ | 35,7 | 64,3 | 0 | 1,64 | 0,50 | |
KN sử dụng ngôn ngữ | 50,0 | 50,0 | 0 | 1,50 | 0,52 | |
Nặng | KN tập trung chú ý | 100,0 | 0 | 0 | 1,00 | 0,00 |
KN bắt chước | 100,0 | 0 | 0 | 1,00 | 0,00 | |
KN luân phiên | 96,7 | 3,3 | 0 | 1,03 | 0,18 | |
KN hiểu ngôn ngữ | 96,7 | 3,3 | 0 | 1,03 | 0,18 | |
KN sử dụng ngôn ngữ | 86,7 | 13,3 | 0 | 1,13 | 0,35 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ - 6
- Đánh Giá Chung Về Kĩ Năng Giao Tiếp Của Trẻ Tự Kỷ
- Đánh Giá Nhóm Kĩ Năng Bắt Chước
- Đề Xuất Một Số Biện Pháp Nhằm Phát Triển Kĩ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Tự Kỷ
- Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ - 11
- Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ - 12
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Kết quả ở bảng trên cho thấy có sự khác nhau về mức độ thực hiện kĩ năng giao tiếp giữa các trẻ tự kỷ, cụ thể:
- Trẻ tự kỷ ở mức nhẹ đạt kĩ năng giao tiếp ở mức độ thực hiện được khi có sự trợ giúp, với điểm trung bình từ 1,98 đến 2,07. Trong đó nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ đạt ở mức độ thực hiện được khi có sự trợ giúp cao hơn so với các nhóm kĩ năng còn lại, với điểm trung bình là 2,07.
- Trẻ tự kỷ ở mức độ trung bình đạt kĩ năng giao tiếp ở mức độ không thực hiện được khi có sự trợ giúp với điểm trung bình từ 1,07 đến 1,64. Nhóm kĩ năng luân phiên đạt mức độ thấp nhất với điểm trung bình chỉ đạt 1,07. Khi quan sát các hoạt động của trẻ ở trong các giờ nhóm, đặc biệt là giờ chơi tương tác thì chúng tôi nhận thấy đa số giờ học của các trẻ tự kỷ ở mức độ này đều cần tăng cường thêm giáo viên phụ lớp để hỗ trợ trẻ tham gia các trò chơi cùng với những bạn khá hơn trong nhóm hoặc chơi cùng cô. Với những trẻ khả năng chờ đợi kém thì các giáo viên đứng chính trong mỗi giờ học cũng thường phải sử dụng phần thưởng liên tục để các trẻ này có thể tiếp tục hoàn thành được phần chơi của mình.
Ở nhóm trẻ tự kỷ này thì nhóm kĩ năng bắt chước cũng đạt ở mức độ rất thấp với điểm trung bình là 1,36. Giải thích điều này, thầy T.D dạy vận động ở trung tâm Happy House cho rằng “Nhiều trẻ có khả năng cảm thụ bản thể còn yếu, phối hợp tay chân, tay mắt hoặc vận động thô, vận động tinh chưa kh o l o. Hơn nữa khả năng tập trung chú ý lại chưa cao nên trẻ càng khó khăn hơn khi bắt chước các hành động, hoạt động của người khác”. Chị M.H, phụ huynh học sinh cũng cho biết “Cháu nhà mình rất yếu về khả năng bắt chước nên có những cử chỉ đơn giản cháu cũng phải tập luyện rất lâu mới có thể tự thực hiện được. Trương lực cơ của cháu cũng yếu nên mẹ rất mất thời gian trong việc dạy cháu tập các bài tập thể dục hoặc tập các hoạt động phục hồi chức năng như ch o, lộn mèo, đi cầu thăng bằng, leo núi, leo thang…”.
- Trẻ tự kỷ mức độ nặng thì kĩ năng giao tiếp cũng chỉ đạt ở mức độ không thực hiện được khi có sự trợ giúp, với điểm trung bình đạt từ 1,00 đến 1,13. Trong các nhóm kĩ năng biểu hiện của kĩ năng giao tiếp thì nhóm kĩ năng tập trung chú ý và nhóm kĩ năng bắt chước của trẻ tự kỷ mức độ nặng đạt ở mức độ thấp hơn so với các nhóm kĩ năng còn lại (ĐTB = 1,00).
Qua quan sát các hoạt động của trẻ ở trung tâm, chúng tôi thấy rằng trước khi yêu cầu trẻ thực hiện một hoạt động nào đó, các giáo viên đều làm mẫu từ 1 đến 3 lần cho trẻ quan sát. Sau đó, trong quá trình yêu cầu trẻ thực hiện hoạt động, nếu trẻ có khó khăn gì thì giáo viên đứng chính ở lớp đó sẽ thực hiện cùng với trẻ hoặc giáo viên phụ lớp sẽ lên để trợ giúp trẻ để trẻ thực hiện được đúng hoạt động của giờ học. Hầu hết giờ nhóm của các trẻ này hoạt động được chia thành cách bước rất nhỏ để trẻ có thể quan sát được nhiều nhất. Có những hoạt động được giáo viên xoay vòng lặp đi lặp lại nhiều lần trong tiết học để củng cố bài học cho trẻ.
3.1.2.2. Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ so sánh theo biến số độ tuổi
Trong 88 trẻ tự kỷ được tiến hành đánh giá KNGT thì có 37 trẻ tự kỷ ở độ tuổi từ 4 đến 7 tuổi (chiếm 42 %) và 51 trẻ tự kỷ ở độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi (chiếm 58 %). KNGT của trẻ tự kỷ so sánh theo độ tuổi được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 3.8. KNGT của trẻ tự kỷ so sánh theo biến số độ tuổi
Nhóm kĩ năng | Mức độ thực hiện (tỉ lệ %) | ĐTB | ĐLC | |||
Mức độ không thực hiện được khi có trợ giúp | Mức độ thực hiện được khi có trợ giúp | Mức độ thực hiện được không cần trợ giúp | ||||
4 – 7 | KN tập trung chú ý | 40,5 | 56,8 | 2,7 | 1,62 | 0,55 |
KN bắt chước | 45,9 | 48,6 | 5,4 | 1,59 | 0,60 | |
KN luân phiên | 54,1 | 45,9 | 0 | 1,46 | 0,51 | |
KN hiểu ngôn ngữ | 40,5 | 59,5 | 0 | 1,59 | 0,50 | |
KN sử dụng ngôn ngữ | 35,1 | 56,8 | 8,1 | 1,73 | 0,61 | |
8 – 12 | KN tập trung chú ý | 47,1 | 52,9 | 0 | 1,53 | 0,50 |
KN bắt chước | 47,1 | 49,0 | 3,9 | 1,57 | 0,57 | |
KN luân phiên | 47,1 | 51,0 | 2,0 | 1,55 | 0,54 | |
KN hiểu ngôn ngữ | 37,3 | 58,8 | 3,9 | 1,67 | 0,55 | |
KN sử dụng ngôn ngữ | 39,2 | 60,8 | 0 | 1,61 | 0,49 |
Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ ở cả hai độ tuổi đều đạt ở mức độ không thực hiện được khi có sự trợ giúp. Điều này thể hiện cụ thể như sau:
- Ở độ tuổi từ 4 – 7 tuổi: Kĩ năng giao tiếp của trẻ có điểm trung bình đạt từ 1,46 đến 1,73; cụ thể: nhóm kĩ năng luân phiên (1,46), nhóm kĩ năng bắt chước và nhóm kĩ năng hiểu ngôn ngữ đều đạt điểm trung bình là 1,59, nhóm kĩ năng tập trung chú ý (1,62) và nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ (1,73). Trong đó nhóm kĩ năng luân phiên của trẻ đạt ở mức độ thấp hơn so với các nhóm kĩ năng còn lại với điểm trung bình là 1,46. Điều này có thể thấy nhóm kĩ năng luân phiên ở nhóm trẻ này còn thấp. Theo quan sát của chúng tôi thì trong các giờ học, đặc biệt là các giờ chơi tương tác, vận động – thể thao thì hầu như số lượng giáo viên phụ lớp những tiết này đều nhiều hơn so với các tiết học tạo hình, âm nhạc…; các giáo viên này có nhiệm vụ trợ giúp những trẻ khó khăn khi tham gia các hoạt động có tính luân phiên như: điểm danh, xếp hàng, chơi theo lượt, chuyền bóng,… Phụ huynh K.T cũng cho rằng “Kĩ năng luân phiên là kĩ năng tôi gặp nhiều khó khăn nhất khi dạy con, bởi khả năng chờ đợi của con tôi chưa tốt, ví dụ như: khi tôi đang cầm trên tay món ăn mà con rất thích, con có thể chìa tay ra xin ngay lập tức; nếu tôi yêu cầu con đếm từ 1 đến 10 mới được ăn thì con hoặc là đếm ẩu, nhảy cóc số, hoặc là không chịu đếm và lăn ra ăn vạ vì không được đáp ứng ngay.
Tôi cũng đã cố gắng bắt đầu dạy con kĩ năng này từ những trò chơi đơn giản như chồng khối, xây nhà… nhưng cháu tiến bộ khá chậm”.
Đáng lưu ý ở đây đó là nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của nhóm trẻ này lại đạt được ở mức độ trung bình với điểm trung bình là 1,73. Trẻ đạt được điều này có thể do các trẻ ngày càng được tiếp xúc khá nhiều công cụ để giao tiếp như ngôn ngữ nói (với trẻ có ngôn ngữ), biểu tượng, hình ảnh (Pecs) hoặc các hành động cử chỉ quen thuộc.
- Ở độ tuổi từ 8 – 12 tuổi: Kĩ năng giao tiếp của trẻ đạt ở mức độ không thực hiện được khi có sự trợ giúp với điểm trung bình đạt từ 1,53 đến 1,67. Điểm trung bình các nhóm kĩ năng của trẻ lần lượt đạt được là: nhóm kĩ năng tập trung chú ý (1,53), nhóm kĩ năng luân phiên (1,55), nhóm kĩ năng bắt chước (1,57), nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ (1,61) và nhóm kĩ năng hiểu ngôn ngữ (1,67).
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ
Kết quả điều tra cho thấy: Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ, chúng tôi có thể nhóm thành các nhóm các yếu tố ở bảng số liệu số 3.9 và bảng 3.10.
Bảng 3.9. Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ theo ý kiến của giáo viên
ĐTB | ĐLC | Thứ bậc | |
Cha mẹ | 3,46 | 0,93 | 2 |
Giáo viên | 4,03 | 1,09 | 1 |
Môi trường xã hội | 2,67 | 1,65 | 4 |
Môi trường giao tiếp trong gia đình | 3,42 | 1,28 | 3 |
(Điểm càng cao càng ảnh hưởng nhiều)
Bảng số liệu 3.9 cho thấy: Nhóm yếu tố liên quan đến giáo viên là nhóm có ảnh hưởng lớn nhất đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ (ĐTB = 4,03); Tiếp theo là nhóm yếu tố liên quan đến cha mẹ (ĐTB = 3,46), nhóm yếu tố xuất
phát từ môi trường giao tiếp trong gia đình (ĐTB = 3,42) và môi trường xã hội (ĐTB = 2,67).
Bảng 3.10: Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ theo ý kiến của giáo viên
TĐ | ĐTB | ĐLC | Thứ bậc | |
Trình độ học vấn của cha mẹ quyết định quan trọng tới định hướng phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ | 353 | 2,82 | 1,69 | 15 |
Cha mẹ có trình độ học vấn tốt sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các phương pháp mới để phát triển kĩ năng giao tiếp của trẻ | 442 | 3,54 | 1,57 | 9 |
Gia đình là môi trường đầu tiên của trẻ, có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành, phát triển giao tiếp cho trẻ | 362 | 2,89 | 1,71 | 13 |
Cha mẹ không có những hiểu biết nhất định về tự kỷ sẽ khó khăn trong việc thống nhất phương pháp can thiệp cho trẻ | 502 | 4.02 | 1,68 | 6 |
Sự đoàn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình đem lại cho trẻ cảm giác an toàn khi giao tiếp | 390 | 3,12 | 1,77 | 12 |
Giáo viên được đào tạo chuyên sâu về giáo dục đặc biệt sẽ thuận lợi hơn trong việc sử dụng các phương pháp thúc đẩy kĩ năng giao tiếp phù hợp với khả năng của trẻ | 468 | 3,74 | 1,17 | 7 |
Môi trường xã hội tốt sẽ tạo nền tảng cho trẻ được có cơ hội can thiệp và chữa trị kịp thời | 410 | 3,28 | 1,48 | 11 |
Cha mẹ là người hiểu trẻ nhất nên sẽ dễ dàng hơn trong việc tương tác với trẻ | 452 | 3,61 | 1,15 | 8 |
Xã hội quan tâm giúp trẻ được hưởng các chính sách và các quyền được chăm sóc, yêu thương, được học tập… | 297 | 2,37 | 1,68 | 16 |
533 | 4,26 | 1,30 | 3 | |
Giáo viên có phương pháp dạy học và nghiệp vụ sư phạm tốt sẽ tạo được môi trường giúp trẻ hình thành, rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp tốt nhất | 542 | 4,34 | 1,66 | 2 |
Sự thống nhất giữa cha mẹ về phương pháp can thiệp cho trẻ sẽ giúp trẻ nhanh tiến bộ hơn | 417 | 3,34 | 1,39 | 10 |
Trẻ bị mọi người phân biệt đối xử thì sẽ thu hẹp môi trường giao tiếp của trẻ | 524 | 4,19 | 1,43 | 4 |
Cách cư xử của giáo viên cũng ảnh hưởng rất lớn tới cách giao tiếp của trẻ với người xung quanh | 361 | 2,88 | 1,72 | 14 |
Năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và kĩ năng giao tiếp của giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của quá trình phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ | 628 | 5,02 | 1,51 | 1 |
Bạn bè xung quanh (trẻ bình thường) là động lực thúc đẩy trẻ tự kỷ xuất hiện nhu cầu giao tiếp | 258 | 2,06 | 1,65 | 17 |
Sự trao đổi thường xuyên giữa giáo viên và phụ huynh giúp trẻ tiến bộ tốt hơn | 522 | 4,17 | 1,95 | 5 |
Môi trường lớp học (trang trí, quy định, nề nếp, thái độ, cách cư xử của các thành viên…) giúp giao tiếp của trẻ phát triển nhanh hơn | 182 | 1,45 | 1,39 | 18 |
(1 - Ảnh hưởng ít nhất; 18- Ảnh hưởng nhiều nhất Điểm càng cao càng ảnh hưởng nhiều)
Nhóm yếu tố cha mẹ bao gồm các chỉ báo: Trình độ học vấn của cha mẹ quyết định quan trọng tới định hướng phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ; Cha mẹ có trình độ học vấn tốt sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các phương pháp mới để phát triển kĩ năng giao tiếp của trẻ; Cha mẹ không có những hiểu