Buộc Thực Hiện Trước Một Phần Nghĩa Vụ Bồi Thường Thiệt Hại Do Tính Mạng, Sức Khoẻ Bị Xâm Phạm

nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của người được cấp dưỡng”.

Trước đây, BPKCTT này đã từng được quy định tại khoản 1 Điều 41 PLTTGQCVADS trước đây với tên gọi “Buộc một bên phải thực hiện việc cấp dưỡng”. BLTTDS năm 2004 sửa cho phù hợp hơn, chỉ là “buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng”. BLTTDS năm 2015 vẫn giữ nguyên điều khoản trên và không có thay đổi gì so với BLTDS năm 2004. Điều kiện áp dụng biện pháp này được hướng dẫn tại mục 3.2. Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP của HĐTPTANDTC hướng dẫn BLTTDS năm 2004, theo đó biện hướng dẫn điều khoản trong BLTTDS pháp này được áp dụng nếu “việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng và tòa án xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người được cấp dưỡng”. Biện pháp này thường được tòa án áp dụng trong các vụ án về hôn nhân và gia đình như vụ án ly hôn, yêu cầu cấp dưỡng khi ly hôn... trên cơ sở có yêu cầu áp dụng BPKCTT của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu hoặc do chính tòa án xét thấy cần thiết. Những “căn cứ” mà tòa án dựa vào để quyết định áp dụng BPKCTT buộc thực hiện trước nghĩa vụ cấp dưỡng phải là những căn cứ cho thấy người bị yêu cầu áp dụng BPKCTT này là người có nghĩa vụ cấp dưỡng, họ có khả năng cấp dưỡng, người có yêu cầu áp dụng BPKCTT là người được cấp dưỡng, đang trong hoàn cảnh rất khó khăn...Điều kiện “nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người được cấp dưỡng” đã thể hiện rõ tính khẩn cấp của vụ việc cần được tòa án giải quyết bởi yêu cầu cần được cấp dưỡng trước (dù chỉ là một phần) là yêu cầu rất cấp bách, cần được đáp ứng ngay, nếu phải chờ đến khi tòa án có phán quyết chính thức giải quyết nội dung vụ án mới buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải cấp dưỡng thì sức khỏe, đời sống của người được cấp dưỡng đã bị ảnh hưởng, khó có thể khắc phục được. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải tạm thời cấp dưỡng trước một phần cho đến khi có quyết định chính thức của tòa án. Khảo sát thực tiễn áp

dụng BPKCTT cho thấy mặc dù trong nhiều trường hợp, việc áp dụng BPKCTT này có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu cấp thiết của một bên đương sự nhưng số vụ án có áp dụng BPKCTT này cũng không nhiều. [34, tr 76].

2.1.3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm

Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm là việc người gây thiệt hại phải ứng trước một khoản tiền nhất định để bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Điều 117 BLTTDS năm 2015 quy định cụ thể như sau: “Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm”.

BPKCTT này chỉ được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết và có căn cứ. Nếu tòa án xét thấy yêu cầu của đương sự là không có căn cứ hoặc không cần thiết thì không áp dụng biện pháp khẩn cấp này. Quy định “Có căn cứ” thường được hiểu là có căn cứ để yêu cầu bồi thường như người bị yêu cầu buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe đã gây ra thiệt hại, họ có lỗi trong việc gây ra thiệt hại đó, họ có khả năng bồi thường trước một phần thiệt hại mà họ đã gây ra. Trong khi đó, người cần được bồi thường trước một phần đang lâm vào hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, họ không thể tự mình khắc phục được thiệt hại vì bị ốm đau, không có việc làm…, vì thế họ cần được tòa án bảo vệ ngay bằng cách trước mắt buộc bên đương sựđối lập phải bồi thường trước, tạm ứng trước một phần. “Cần thiết” được hiểu là sự cần thiết phải áp dụng ngay BPKCTT buộc bồi thường trước một phần nghĩa vụ bồi thường, nếu không tính mạng, sức khỏe của người đã bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe sẽ bị xâm phạm sẽ trầm trọng hơn, bị thiệt hại nặng nề hơn. Đối với trường hợp đương sự, người thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTDS của đương

sự chưa có điều kiện thực hiện quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT nên họ chưa yêu cầu nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cần phải áp dụng BPKCTT thì cũng có quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT. Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT “Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng” khi có đủ điều kiện do BLTTDS năm 2015 đã được phân tích ở trên.

BPKCTT buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm thường được áp dụng trong vụ án về đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có liên quan đến thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của một bên đương sự và biện pháp này sẽ được áp dụng tạm thời cho đến khi tòa án có bản án, quyết định chính thức giải quyết vụ việc.

2.1.4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động là việc tòa án buộc người sử dụng lao động phải tạm ứng trước một khoản tiền nhất định để trả lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Giống như hai BPKCTT nêu trên, BPKCTT này cũng là việc tòa án buộc người bị yêu cầu phải tạm ứng trước một số tiền nhất định. Trước đây, BPKCTT này đã được quy định tại khoản 3 Điều 41 PLTTGQVADS với tên „trả tiền lương, tiền công lao động”, BLTTDS năm 2004 sửa đổi cho cụ thể và phù hợp hơn với tính chất tạm thời và được quy định tại khoản 4 Điều 102, theo đó người sử dụng lao động buộc phải tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động cho đến khi có bản án, quyết định chính thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

giải quyết nội dung vụ việc. Hiện nay, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm các khoản “tiền tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp” vào BPKCTT này,vì tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền bồi thường, tiền trợ cấp tai nạn lao động, tiền trợ cấp bệnh nghề nghiệp đều là những khoản tiền cần thiết để bảo đảm cuộc sống bình thường và những nhu cầu thiết yếu, quyền lợi cơ bản của người lao động, nên việc buộc người sử dụng lao động phải tạm ứng trước được xem là biện pháp khẩn cấp. Tuy nhiên, người sử dụng lao động chỉ bị buộc tạm ứng cho đến khi có phán quyết chính thức giải quyết vụ việc của tòa án.

Theo quy định tại Điều 118 BLTTDS năm 2015, quy định: “Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động được áp dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động về tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền bồi thường, tiền trợ cấp, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật”. Trước đây, Điều 106 BLTTDS năm 2004 quy định việc áp dụng biện pháp buộc tạm ứng trước tiền lương, tiền công…được tòa án ban hành trong vụ án về lao động có liên quan đến yêu cầu trả tiền lương tiền công, tiền bồi thường, tiền trợ cấp tai nạn lao động, tiền trợ cấp bệnh nghề nghiệp và tòa án xét thấy yêu cầu áp dụng BPKCTT này là có căn cứ và cần thiết. Căn cứ và cần thiết trong quy định này được hiểu là người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, tiền trợ cấp tai nạn lao động,tiền trợ cấp bệnh nghề nghiệp, còn người lao động đang lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế do ốm đau, nuôi con nhỏ, không có thu nhập nào. Nếu người lao động không được tạm ứng trước một khoản tiền thì họ sẽ không duy trì được cuộc sống tối thiểu của họ và những người họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Còn theo quy định Điều 118 BLTTDS năm 2015 thì việc áp dụng BPKCTT này là “để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động về tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền bồi thường, tiền trợ cấp, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật”. Như vậy, theo quy định điều

Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam - 6

luật mới thì BPKCTT này vẫn có thể áp dụng trong trường hợp không cần trong tình trạng “cần thiết” như điều luật trong BLTTDS năm 2004 quy định, mà chỉ cần pháp luật liên quan có quy định quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động về tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền bồi thường, tiền trợ cấp, chăm sóc sức khỏe thì tòa án xem xét các quy định pháp luật đó để áp dụng BPKCTT này. Pháp luật có liên quan ở đây cụ thể là Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Bộ luật Lao động, Bộ luật dân sự….

2.1.5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động

BPKCTT tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động là việc tòa án buộc người sử dụng lao động tạm ngừng việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải người lao động. Trước đây, BLTTDS năm 2004 quy định BPKCTT là “Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động” và việc áp dụng được hướng dẫn cụ thể tại Điều 107 BLTTDS năm 2004 đó là BPKCTT này được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến sa thải người lao động và xét thấy quyết định sa thải người lao động là trái pháp luật hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động. Hiện nay, BPKCTT này được quy định tại khoản 5 Điều 114 BLTTDS năm 2015 và có thay đổi là BPKCTT “Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động”, so với quy định trong BLTTDS năm 2004 thì ngoài quyết định xa thải là đối tượng để tòa án tạm đình chỉ thi hành thì quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng của chủ sử dụng lao động cũng là đối tượng để tòa án tạm đình chỉ khi áp dụng BPKCTT. Việc áp dụng BPKCTT này trong BLTTDS năm 2015 cũng được thay đổi căn bản đó là áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải người lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc không được xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. BLTTDS năm 2015 đã loại

bỏ căn cứ áp dụng mà BLTTDS năm 2004 quy định đó là căn cứ “ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động”, điều này là hoàn toàn hợp lý trong việc xem xét sự công bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động, hơn nữa việc đánh giá thế nào là ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động là hết sức khó khăn, bởi lẽ với bất cứ người lao động nào thì nghỉ việc do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc sa thải đều ảnh đến đời sống vật chất và tinh thần của họ. Chính vì thế, tòa án chỉ quyết định áp dụng biện pháp này khi xét thấy việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động là trái pháp luật về lao động.

Theo quy định Điều 38 Bộ luật lao động thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Và người lao động chỉ bị sa thải theo quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012 trong các trường hợp sau:

- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này.

- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. Như vậy nếu không có các hành vi vi phạm thuộc các trường hợp quy định về điều kiện chủ sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng, sa thải người lao động mà người lao động vẫn bị đơn phương chấm dứt hợp

đồng hoặc sa thải thì bị coi là trái pháp luật.

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp này xuất phát từ yêu cầu của đương sự, của cơ quan, tổ chức khởi kiện. Người yêu cầu áp dụng BPKCTT này phải đưa ra chứng cứ chứng minh quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng, quyết định sa thải của người sử dụng là trái pháp luật về lao động.

2.1.6. Kê biên tài sản đang tranh chấp

Hiểu theo nghĩa thông thường nhất thì kê biên là việc kiểm kê, kê ra danh mục các tài sản để chờ xử lý [43, tr. 485]. Dưới góc độ pháp luật TTDS, kê biên tài sản được hiểu là biện pháp cưỡng chế nhà nước do tòa án quyết định áp dụng và chấp hành viên tiến hành kê khai, ghi lại từng loại tài sản, giao lại cho chủ tài sản hoặc thân nhân bảo quản, cấm việc tẩu tán, phá hủy nhằm đảm bảo cho việc xét xử, thi hành án và các quyết định của cơ quan nhà

nước được thuận lợi, đúng pháp luật [44, tr. 408]. Trong TTDS, BPKCTT kê biên tài sản đang tranh chấp do tòa án quyết định áp dụng là việc tòa án kiểm kê, thống kê những tài sản đang có tranh chấp trong vụ kiện để nắm rõ về những tài sản đó và buộc người đang giữ tài sản tranh chấp không được chuyển dịch, tẩu tán hay phá hủy tài sản đang có tranh chấp đó. BPKCTT được quy định tại khoản 6 Điều 114 BLTTDS năm 2015 và điều kiện áp dụng biện pháp này được quy định tại Điều 120 BLTTDS năm 2015. Khác với những BPKCTT đã nêu trên, biện pháp kê biên tài sản đang có tranh chấp chỉ được áp dụng khi có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT mà tòa án không có quyền tự mình áp dụng. Theo quy định tại Điều 120 BLTTDS năm 2015, BPKCTT kê biên tài sản tranh chấp chỉ được tòa án quyết định áp dụng “nếu trong quá trình tòa án giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản”. Từ quy định này, việc áp dụng BPKCTT kê biên tài sản trong TTDS phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Thứ nhất: BPKCTT kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với tài sản đang có tranh chấp mà không phải là áp dụng đối với tất cả tài sản của đương sự trong VADS. Những tài sản không phải là tài sản tranh chấp hoặc những tài sản chỉ liên quan đến tài sản tranh chấp sẽ không nằm trong phạm vi những tài sản bị áp dụng BPKCTT kê biên. Từ quy định này cho thấy nếu đương sự là người có nghĩa vụ và đương sự có tài sản để thi hành nghĩa vụ đó nhưng tài sản đó không phải là tài sản tranh chấp thì tài sản đó không thể bị kê biên để đảm bảo cho thi hành án. Ý nghĩa của BPKCTT kê biên là nhằm bảo toàn tài sản, đảm bảo cho khả năng thi hành án của đương sự nhưng với quy định chỉ kê biên đối với tài sản tranh chấp thì khả năng đảm bảo cho thi hành án sẽ có hiệu quả không cao. Thiết nghĩ phạm vi tài sản bị kê biên cần phải được quy định mở rộng hơn để BPKCTT kê biên đạt hiệu quả cao nhất trong việc bảo toàn tài sản để thi hành án.

- Thứ hai: BPKCTT kê biên tài sản tranh chấp chỉ được tòa án quyết định áp dụng khi “có căn cứ cho thấy người đang giữ tài sản có hành vi tẩu

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí