Ý Nghĩa Của Việc Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời

pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp do pháp luật quy định mà Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết các nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm cho việc thi hành án”. [25, tr175].

Trong cuốn Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử của Tưởng Duy Lượng, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2009 định nghĩa: “Biện pháp khần cấp tạm thời là biện pháp Tòa án quyết định áp dụng trước khi thụ lý hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tranh chấp, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án” [27, tr 225].

So với các biện pháp khác được tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự thì BPKCTT có những đặc điểm khác biệt đó là tính khẩn cấp và tính tạm thời.

Tính khẩn cấp của các BPKCTT được thể hiện ở chỗ Tòa án phải ra quyết định áp dụng ngay và quyết định này được thi hành ngay sau khi Tòa án đã quyết định áp dụng, nếu không quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng [13].

Tính tạm thời của các BPKCTT được thể hiện ở chỗ việc quyết định áp dụng BPKCTT không phải là quyết định cuối cùng khi giải quyết về mặt nội dung vụ việc dân sự [50]. Đây chỉ là biện pháp tạm thời được áp dụng trong quá trình giải quyết nội dung vụ việc dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của một bên đương sự, chưa phải là quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Sau khi Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT, nếu lý do của việc áp dụng BPKCTT này không còn nữa thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định này.

Về phạm vi áp dụng các BPKCTT thì BLTTDS năm 2004 (sửa đổi năm 2011) và BLTTDS năm 2015 quy định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự hoặc kể từ khi tòa án nhận đơn yêu cầu áp dụng cùng với đơn khởi kiện của đương sự [15] .

Do tính chất ảnh hưởng của BPKCTT khi áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự nên PLTTDS quy định rất chặt chẽ về trình tự, thủ tục và điều kiện để tòa án xem xét, quyết định áp dụng. Các quy định này được thể hiện từ Điều 99 đến Điều 126 trong BLTTDS năm 2015.

Từ những quan điểm về khái niệm BPKCTT cùng sự phân tích các đặc điểm, bản chất của các BPKCTT thì thể hiểu khái niệm BPKCTT như sau:

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp do pháp luật quy định mà Tòa án quyết định áp dụng trước khi thụ lý hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tranh chấp, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

Khái niệm “tố tụng”, “tiền tố tụng” chưa được đưa ra định nghĩa chính thống trong hệ thống văn bản pháp luật, tuy nhiên lại được sử dụng nhiều trong việc xây dựng và nghiên cứu pháp luật, cũng như giảng dạy tại các trường đào tạo chuyên ngành luật, chúng ta thường gặp cụm từ này như: “Luật tố tụng dân sự”; “Luật tố tụng hình sự”, “Luật tố tụng hành chính”, “giai đoạn tố tụng”, “giai đoạn tiền tố tụng”…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Trong Hán Việt từ điển, học giả Đào Duy Anh có giải thích: “tố tụng” là việc thưa kiện (procès), “tố tụng pháp lý” là pháp luật quy định những thủ tục về cách tố tụng (code deprocédure)” [Trường Thi xuất bản, Sài Gòn, 1957, tr. 302]. Sách Tiếng nói nôm na của Lê Gia, dẫn giải 30.000 từ tiếng Việt thường dùng có liên quan đến từ Hán Việt (NXB Văn Nghệ TP HCM, 1999) giải thích chi tiết hơn: “Tố tụng” là vạch tội và đưa ra cửa công để phân giải phải trái do chữ “tố” là vạch tội; chữ “tụng” là “thưa kiện ở cửa công để xin phân phải trái” (tr. 1027-1028). Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Đẩu: “tố tụng” là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng La Tinh (procudure), được hiểu là một đường lối phải tuân theo để đi đến chỗ thắng kiện. Trong thuật ngữ khoa học pháp lý còn có một thuật ngữ khác tương đương với thuật ngữ “tố tụng”, hay được sử dụng lẫn với thuật ngữ “tố tụng” đó là thuật ngữ “thủ tục”, có nguồn

gốc từ tiếng Nhật Bản, được hiểu là một thể thức phải làm để đạt được kết quả nhất định [45, tr 3,4]. Thuật ngữ “tố tụng” cũng gần giống như thuật ngư “thủ tục” chỉ về việc kiện tụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Thông thường, nói đến tố tụng là hay nói đến vai trò nổi bật của TAND, nói đến việc Tòa án xem xét, giải quyết và ra quyết định giải quyết các VVDS. Có lẽ cũng vì điểm này mà có ý kiến cho rằng “tố tụng chỉ xuất hiện trong các trình tự tại cơ quan tư pháp” [46,tr10]. Ngoài ra, nói đến “tố tụng” còn nói đến một quy trình các việc có tính bắt buộc do pháp luật quy định mà các chủ thể liên quan đến việc kiện tụng và giải quyết việc kiện tụng phải làm theo. Mục đích của việc các chủ thể phải thực hiện quy trình các việc đó là để đạt được một thứ quyền lợi nào đó. Dựa vào việc xác định bản chất của thứ quyền lợi được mang đến tòa để nhờ tòa án bảo vệ thì tố tụng lại được phân loại thành những loại tố tụng khác nhau như TTDS, tố tụng hình sự, tố tụng hành chính.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam - 3

Như vậy, nguồn gốc hai chữ “tố tụng” có thể hiểu là “việc thưa kiện ở tòa án”. Tố tụng trong lĩnh vực tố tụng dân sự chính là việc khởi kiện ở tòa án của đương sự nhằm giải quyết tranh chấp dân sự liên quan.

Trong lĩnh vực TTDS “tiền tố tụng được hiểu là giai đoạn trước khi khởi kiện vụ việc dân sự tại tòa án” trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Đây là giai đoạn trước khi khởi kiện, Tòa án không thể tự mình áp dụng các BPKCTT được, do đó muốn áp dụng các BPKCTT buộc đương sự phải có yêu cầu kèm theo chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng là biện pháp khẩn cấp tạm thời do pháp luật quy định mà Tòa án quyết định áp dụng trước khi khởi kiện vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tranh chấp, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức liên quan.

1.1.2. Ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Việc áp dụng BPKCTT với mục đích giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm việc thi hành án. Do đó, việc áp dụng BPKCTT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp và nhu cầu cấp bách của đương sự, tạo điều kiện cho đương sự sớm ổn định được cuộc sống của bản thân cũng như những người sống phụ thuộc vào họ.

Mặt khác do những xung đột về lợi ích nên có những vụ việc đương sự đã tẩu tán tài sản, hủy hoại chứng cứ, gây khó khăn cho đương sự trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời tạo ra các trở ngại cho Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Vì thế, việc áp dụng BPKCTT trong trường hợp này góp phần ngăn chặn các hành vi sai trái, bảo vệ bằng chứng, giữ nguyên được giá trị chứng minh của chứng cứ, giúp cho việc giải quyết vụ việc dân sự được chính xác.

1.1.3. Phân loại các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Để xác định và xây dựng các quy định về BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng phù hợp với yêu cầu thực tiễn, dự liệu được các tình huống áp dụng trong tương lai đòi hỏi phải nắm vững bản chất và phân loại được các BPKCTT. Việc phân loại chính xác sẽ là cơ sở để xây dựng các chế định phù hợp cho từng nhóm BPKCTT để áp dụng trong giai đoạn tiền tố tụng. Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có cách phân loại các BPKCTT khác nhau.

Nếu căn cứ vào bản chất, mục đích của các BPKCTT có thể phân loại như sau:

- Các BPKCTT buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ. Thuộc nhóm này bao gồm các BPKCTT như buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Nhìn chung ở các

BPKCTT này đều có điểm giống nhau là người có nghĩa vụ phải tạm ứng trước một khoản tiền cho người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT, để giải quyết nhu cầu cấp bách, trước mắt của họ.

Tính khẩn cấp của các BPKCTT thuộc nhóm này thể hiện ở chỗ là người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT đang cần được bảo vệ ngay quyền và lợi ích hợp pháp, nếu không được nhận một khoản tiền nhất định, tính mạng, sức khỏe của người đó có thể bị nguy hiểm, bị đe dọa. Vì tính nhân đạo của pháp luật và trách nhiệm của nhà nước với công dân. Các BPKCTT thuộc nhóm này thường được áp dụng dưới hai hình thức là theo đơn yêu cầu của đương sự và trong một số trường hợp cần thiết, Tòa án có quyền tự mình áp dụng BPKCTT ngay cả khi đương sự không có yêu cầu.

- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp. Bao gồm các biện pháp như: Kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác; Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án. Đây là các biện pháp mà PLTTDS có quy định về điều kiện áp dụng “chỉ được áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp”, các tài sản khác của người có nghĩa vụ tuy có khả năng bảo đảm thi hành án nhưng nếu không có tranh chấp thì cũng không được áp dụng của biện pháp này. Các BPKCTT này có mục đích nhằm bảo toàn tài sản tranh chấp, ngăn chặn, phòng ngừa người có nghĩa vụ tẩu tán hoặc hủy hoại tài sản, đảm bảo thi hành án. Đối với các nhóm BPKCTT này được áp dụng trên cơ sở yêu cầu của đương sự.

- Các BPKCTT phong tỏa tài khoản, tài sản. Bao gồm các BPKCTT như: Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Các BPKCTT này được áp dụng đối với người có nghĩa vụ có tài khoản mở tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước hoặc trong trường hợp người có nghĩa vụ có tài sản như vì muốn trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ

đối với bên có quyền đã gửi tài sản cho người khác quản lý hộ, tránh sự phát hiện của người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT.

Thực chất các biện pháp phong tỏa tài sản, tài khoản nêu trên đề là phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, mục đích của việc áp dụng là nhằm cô lập không cho các tài sản của người có nghĩa vụ được đưa vào giao dịch, lưu thông, từ đó đảm toàn được tài sản, đảm bảo khả năng thi hành án. Các biện pháp này thường không liên quan đến các chủ thể có quyền lợi là người yếu thế không có khả năng tự bảo vệ mình nên thường được Tòa án áp dụng dựa trên yêu cầu của đương sự.

- Các BPKCTT cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định. Thuộc nhóm này có thể kể đến các BPKCTT như: Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ; Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động, tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu... Thực chất các BPKCTT nêu trên được áp dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án của Tòa án và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết. Các biện pháp này thường liên quan đến các chủ thể có quyền lợi là người yếu thế không có khả năng tự bảo vệ mình nên Tòa án có thể áp dụng nếu xét thấy cần thiết hoặc áp dụng dựa trên yêu cầu của đương sự.

- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác do pháp luật quy định. Ngoài các BPKCTT nêu trên, pháp luật quy định thẩm phán có thể áp dụng các BPKCTT khác chưa được liệt kê trong BLTTDS năm 2015 nhưng được quy định, hướng dẫn một số văn bản pháp luật khác để kịp thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự.

Dựa trên tiêu chí về chủ thể yêu cầu áp dụng BPKCTT. Các BPKCTT phân thành hai loại:

- BPKCTT do Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng trong trường hợp không có yêu cầu của của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án

áp dụng BPKCTT. Điều 135 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định: “Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 của Bộ luật này trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng một BPKCTT cụ thể khi có đầy đủ các điều kiện do BLTTDS năm 2015 quy định đối với BPKCTT đó. Khi tự mình áp dụng BPKCTT cụ thể, ngoài việc phải thực hiện đúng quy định tại điều luật tương ứng của BLTTDS năm 2015, Tòa án cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật liên quan để có quyết định đúng.

- BPKCTT do Tòa áp dụng bắt buộc phải có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT. Nhóm biện pháp này bao gồm từ các biện pháp từ khoản 6 đến khoản 16 điều 114 BLTTDS năm 2015 đặt ra nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự. Quyền này của đương sự được ghi nhận tại điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự BLTTDS 2015. Tôn trọng nguyên tắc này, các nhà lập pháp đề cao sự tự quyết định và định đoạt của đương sự bằng việc quy định cho họ có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT và Tòa án sẽ chỉ áp dụng khi có yêu cầu hợp pháp của đương sự. Khi có yêu cầu hợp pháp của đương sự, Tòa án có trách nhiệm áp dụng đúng biện pháp, đúng yêu cầu của đương sự. Đối với những biện pháp này, người yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT phải gửi đơn đến tòa án có thẩm quyền và cung cấp cho Toà án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng BPKCTT đó theo Điều 133 BLTTDS năm 2015.

Nếu căn cứ vào đối tượng tác động của các BPKCTT thì có thể phân loại các BPKCTT thành:

- Các BPKCTT tác động đến quyền nhân thân: Nhóm biện pháp này bao gồm các biện pháp: Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định; Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ; Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình. Đặc điểm của các BPKCTT tác

động đến quyền nhân thân của người bị áp dụng và được áp dụng, do đó thủ tục áp dụng cũng đơn giản, hậu quả về trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất thấp, từ đó làm căn cứ xây dựng các chế định áp dụng các BPKCTT này trong giai đoạn tiền tố tụng một cách nhanh gọn và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bên.

- Các BPKCTT tác động đến tài sản, quyền tài sản: Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động; Kê biên tài sản đang tranh chấp; Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác; Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu; Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án. Các BPKCTT tác động đến tài sản, quyền tài sản khi áp dụng đề sẽ tác động trực tiếp vào lợi ích vật chất của người bị áp dụng, nếu áp dụng các BPKCTT này không đúng sẽ gây thiệt hại cho người bị áp dụng và phải đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người yêu cầu áp dụng, Tòa án áp dụng. Đối với việc áp dụng các BPKCTT thuộc nhóm này trong giai đoạn tiền tố tụng cần phải có những chế định về thủ tục áp dụng, trách nhiệm người yêu cầu áp dụng, cơ quan áp dụng, cũng như cần có các chế định về biện pháp bảo đảm trách nhiệm bồi thường nếu sau khi áp dụng mà tòa án làm rõ sự thật khách quan của vụ việc không đúng như nội dung trình bày của người yêu cầu áp dụng .

- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác do pháp luật quy định. Các BPKCTT khác có thể được hướng dẫn trong các văn bản pháp luật chuyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023