Tạm Dừng Việc Đóng Thầu Và Các Hoạt Động Có Liên Quan Đến Việc Đấu Thầu

việc quy định về BPKCTT này được coi là việc bổ sung đối với pháp luật tố tụng nói chung.

Theo như tờ trình về BLTTDS năm 2015 thì Ủy ban các vấn đề xã hội có đề cập đến việc các đương sự trong vụ án dân sự thường có thái độ trốn tránh, không tham gia các phiên thực hiện hoạt động tố tụng như phiên hòa giải, phiên xét xử sơ thẩm. Do đó, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình giải quyết vụ án dân sư, kéo dài thời gian giải quyết một vụ án, do việc thiếu vắng đương sự trong các phiên thủ tục dẫn đến thủ tục hoãn, và tổ chức lại thủ tục đó. Không chỉ vậy, việc các đương sự có tình trốn tránh, không tham gia vào việc giải quyết vụ án dân sự còn dẫn đến việc vụ án đó sẽ được chuyển lên tòa án cấp tình (quận), do khi các đương sự đang ở nước ngoài trong tiến trình thụ lý vụ án thì họ sẽ được coi thuộc đối tượng là “người nước ngoài”, và đương nhiên điều đó dẫn đến việc vụ án sẽ được chuyển lên tòa án cấp trên theo đúng thẩm quyền được quy định trong luật. Do đó, nhằm tránh những trường hợp như trên, giảm thiểu thời gian giải quyết một vụ án, giảm áp lực và khối lượng công việc cho Tòa án cấp trên – cụ thể là tòa cấp tỉnh (quận) thì Ủy ban đã đưa ra đề xuất về việc bổ sung quy định “cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ”.

Đây là một quy định bổ sung, mang tính tiến bộ nhằm đảm bảo việc thực hiện giải quyết vụ án dân sự một cách dễ dàng và đúng thủ tục. Không chỉ vậy, việc cấm xuất cảnh đối với các đương sự, hay người có nghĩa vụ còn đảm bảo việc thực hiện đúng pháp luật tố tụng, đảm bảo quyền được tham gia phiên tòa của các bên có quyền trong vụ án, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2.1.14. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình

Cũng như biện pháp cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ, đây là một biện pháp mới, có thể sẽ được áp dụng cho các vụ án giải quyết tranh chấp liên quan đến lĩnh vực hôn nhân - gia đình. Theo như quy định của điều 129 của bộ luật TTDS năm 2015 có đề cập, điều khoản này được diễn giải như sau: “Cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo

lực gia đình được áp dụng nếu biện pháp đó là cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự của nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình.”

Có thể nói, ngay trong chính điều luật, nhà làm luật cũng đã đề cập đến việc bảo vệ các đối tượng yếu thế khi giải quyết tranh chấp dân sự liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình. Bạo lực gia đình là một hiện tượng không quá xa lạ trong xã hội Việt Nam. Người phụ nữ trong mối quan hệ hôn nhân với người hôn phối thường giữ một vị thế yếu giữa hai người. Do đó, họ có thể thường xuyên bị bạo ngược từ phía người hôn phối, do quan điểm xã hội Á Châu và do sự khác biệt về thể chất sinh lý giữa hai bên. Nhằm bảo vệ người yếu thế khi họ tiến hành các hoạt động nhằm giải quyết các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực gia đình khỏi bị bạo ngược từ người có hành vi bạo lực gia đình thì Hội liên hiệp phụ nữ đã có đề cập đến biện pháp này được ghi trong văn bản lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, địa phương về dự thảo bộ luật TTDS năm 2015. Họ còn đưa ra các số liệu minh họa và các vụ án điển hình để làm dẫn chứng cho việc cần thiết phải tiến hành có một biện pháp nhằm đảm bảo được quyền, mong muốn của người bị bạo lực gia đình khi họ tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết.

Đây là một quy định không mới trên thế giới, nhưng rất mới với Việt Nam – Một nước theo truyền thống Á Châu. Đối với các nước ở phương Tây, các quy định nhằm bảo vệ phụ nữ, và trẻ em, hay là những người bị bạo lực gia đình được quy định rất chặt chẽ trong Luật gia đình (Family Law). Nếu nghiên cứu kĩ luật của Anh, và Mỹ có thể thấy rất rõ biện pháp này được áp dụng rất nhiều khi thấy người yếu thế trong quan hệ hôn nhân gia đình có yêu cầu. Đây là một điểm mới của Luật TTDS Việt Nam để theo kịp với xu hướng của thế giới và bảo vệ quyền con người.

2.1.15. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu

Quy định về BPKCTT mới này được đề cập tại điều 130 của BLTTDS năm 2015 như sau: “Tạm dừng việc đóng thầu, phê duyệt danh sách ngắn, kết

quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng được áp dụng nếu quá trình giải quyết vụ án cho thấy việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật”.

Như theo tờ trình có đề cập lý do của việc bổ sung quy định về BPKCTT mới này là do sự phát triển của kinh tế xã hội, và nhu cầu của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, do đó có nhiều trường hợp đã xảy ra các tranh chấp dân sự phát sinh trong lĩnh vực đấu thầu. Tuy nhiên, việc giải quyết các tranh chấp dân sự này lại gặp phải các rắc rối phát sinh từ các hành vi của các bên tham dự quan hệ đấu thầu như việc đóng thầu, phê duyệt danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng. Do đó, khi giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đấu thầu nêu trên, nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án đúng theo quy định của pháp luật, tạo thuận lợi cho các bên liên quan, tránh những hậu quả có thể phát sinh nếu các hành vi liên quan đến đấu thầu nêu trên có thể xảy ra thì cần bổ sung quy định về việc tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến đấu thầu để thực hiện giải quyết vụ án tranh chấp.

Tuy nhiên, ngoài những mục đích nếu trên, biện pháp này còn được đặt ra câu hỏi là nếu bị áp dụng sai dẫn đến việc chậm tiến độ đối với các dự án trọng điểm, mang tính ảnh hưởng cao thì điều gì sẽ xảy ra. Có thể nói, biện pháp này vẫn được đề cập trong tờ trình là mang rất nhiều ý kiến trái chiều và được sự quan tâm của rất nhiều cơ quan và cá nhân trong xã hội.

2.1.16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án

Việc quy định BPKCTT này hoàn toàn là nhằm thực hiện việc đảm bảo tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Việc bắt giữ tàu bay, tàu biển để đảm bảo giải quyết vụ án đã được quy định trong pháp lệnh về thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008 và pháp lệnh về thủ tục bắt giữ tàu bay năm 2010. Trong cả hai pháp lệnh đều quy định việc bắt giữ này cần có quyết định của tòa án có thẩm quyền để giải quyết vụ việc.

Bộ luật TTDS năm 2015 đã liệt kê các trường hợp cụ thể để áp dụng BPKCTT trong bắt giữa tàu biển này như sau: “Tàu biển bị yêu cầu bắt giữ để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại hàng hải mà người yêu cầu bắt giữ tàu biển đã khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án; Chủ tàu là người có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án đang giải quyết và vẫn là chủ tàu tại thời điểm áp dụng BPKCTT bắt giữ tàu biển; Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến hoặc người khai thác tàu là người có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án dân sự phát sinh từ khiếu nại hàng hải theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam và vẫn là người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến, người khai thác tàu hoặc là chủ tàu tại thời điểm áp dụng BPKCTT bắt giữ tàu biển; Tranh chấp đang được giải quyết trong vụ án phát sinh trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó; Tranh chấp đang được giải quyết trong vụ án liên quan đến quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu tàu biển đó”. Còn về bắt giữ tàu bay thì theo pháp luật về hàng không dân dụng của Việt Nam.

Có thể nói rằng, việc quy định BPKCTT này đã thống nhất được các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tạo sự đồng nhất hệ thống pháp luật và thuận tiên trong việc áp dụng để giải quyết tranh chấp.

2.1.17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác

Ngoài 16 BPKCTT cụ thể nêu trên, khoản 17 Điều 114 BLTTDS năm 2015 còn quy định tòa án còn có quyền áp dụng các BPKCTT khác mà pháp luật có quy định. Ví dụ, theo quy định của Điều 207 Luật sở hữu trí tuệ (LSHTT), ngoài BPKCTT kê biên, cấm thay đổi hiện trạng, cấm chuyển dịch quyền sở hữu đã được quy định trong BLTTDS năm 2015, các BPKCTT khác được áp dụng trong giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ còn là biện pháp thu giữ, niêm phong, cấm di chuyển. Trong Pháp lệnh bắt giữ tàu bay quy định biện pháp bắt giữ tàu bay với tính chất là một BPKCTT. Trong Pháp lệnh bắt giữ tàu biển cũng quy định về BPKCTT bắt giữ tàu biển với tính chất là một BPKCTT. Như vậy, ngoài các BPKCTT được quy định trong BLTTDS năm 2015, một số văn bản pháp luật chuyên nghành khác cũng có

quy định về các BPKCTT. Tuy nhiên, nguyên tắc áp dụng các BPKCTT trong BLTTDS năm 2015 và các BPKCTT trong các văn bản pháp lý chuyên ngành chưa được quy định rõ. Có thể hiểu linh hoạt là các BPKCTT được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành trước hết sẽ được áp dụng trong giải quyết các vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên ngành mà văn bản pháp luật đó điều chỉnh nhưng khi cần thiết vẫn có thể áp dụng BPKCTT không được quy định trong văn bản pháp lý chuyên ngành nhưng được quy định trong BLTTDS năm 2015 trong giải quyết vụ việc chuyên ngành đó. Ngược lại, cũng có thể áp dụng BPKCTT đã được quy định trong văn bản pháp lý chuyên ngành nhưng chưa được quy định trong BLTTDS năm 2015 trong giải quyết VADS. Ví dụ, vì LSHTT năm 2005 là luật riêng so với BLTTDS năm 2015 nên về nguyên tắc, luật riêng sẽ được áp dụng trước trong giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Nếu luật riêng quy định không đủ hoặc không rõ thì mới vận dụng đến các quy định của BLTTDS năm 2015 về BPKCTT. Ngược lại, trong giải quyết tranh chấp không phải là tranh chấp về sở hữu trí tuệ, nếu cần phải áp dụng một trong những BPKCTT được quy định trong LSHTT năm 2005 thì tòa án vẫn có thể quyết định áp dụng BPKCTT đó. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc áp dụng BPKCTT, nguyên tắc áp dụng BPKCTT trong BLTTDS năm 2015 và các BPKCTT trong các luật chuyên ngành cần được quy định rõ ràng hơn.

Có thể nhận thấy rằng, các BPKCTT cụ thể được BLTTDS năm 2015 và một số văn bản pháp luật khác quy định trong PLTTDS Việt Nam là tương đối đa dạng. Việc ghi nhận nhiều BPKCTT cụ thể khác nhau đã tạo nhiều thuận lợi cho người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT cũng như tòa án xác định, lựa chọn BPKCTT phù hợp để yêu cầu hoặc để quyết định áp dụng. Sự đa dạng của các BPKCTT được PLTTDS Việt Nam quy định đã đáp ứng tương đối tốt yêu cầu đặt ra về mặt lý luận đối với công tác lập pháp về các BPKCTT là pháp luật phải quy định được một hệ thống tương đối đầy đủ, toàn diện về các BPKCTT cụ thể, vì thế PLTTDS Việt Nam về các BPKCTT đã đáp ứng được về cơ bản nhu cầu của thực tiễn TTDS Việt Nam. Nói một

cách khác, với nhiều BPKCTT được quy định, trong nhiều tình thế khẩn cấp của VADS, đương sự cũng như tòa án đã kịp thời lựa chọn được một hoặc một số BPKCTT phù hợp, từ đó bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. So với quy định của các văn bản pháp luật trước đây, các BPKCTT được quy định trong BLTTDS hiện nay đã được sửa đổi, bổ sung tương đối nhiều, đặc biệt mỗi BPKCTT cụ thể lại có điều luật riêng quy định về căn cứ và điều kiện áp dụng. Điều này cho thấy công tác lập pháp của Việt Nam phần nào cũng đã bắt nhịp được với thực tiễn TTDS, từ đó giúp đương sự thuận lợi hơn, có cơ hội nhiều hơn để bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích của mình và trong nhiều trường hợp các tòa án cũng đã can thiệp kịp thời hơn để bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự.

2.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Do BLTTDS năm 2015 quy định đa dạng nhiều BPKCTT cụ thể khác nhau nên thực tiễn TTDS Việt Nam thời gian gần đây cho thấy so với trước khi có BLTTDS năm 2015, các BPKCTT được tòa án quyết định áp dụng đa dạng hơn. Đặc biệt, mặc dù các tòa án không thống kê cụ thể số liệu về từng loại BPKCTT mà đương sự yêu cầu và được tòa án áp dụng nhưng qua khảo sát thực tiễn áp dụng BPKCTT có thể thấy có một vài BPKCTT hay được tòa án quyết định áp dụng hơn như biện pháp phong tỏa tài sản, biện pháp kê biên hay biện pháp buộc thực hiện hành vi nhất định. Các BPKCTT này đã phát huy vai trò của mình trong thực tiễn áp dụng các BPKCTT. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ưu điểm trên, thực tiễn áp dụng BPKCTT còn thể hiện một vài hạn chế cần được khắc phục:

Thứ nhất, mặc dù so với trước khi có BLTTDS năm 2015, các BPKCTT cụ thể được quy định trong BLTTDS năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung nhiều hơn, từ đó cho thấy đương sự có nhiều cơ hội thuận lợi hơn để bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích của mình và các BPKCTT đã được các tòa án áp dụng có phần đa dạng hơn song nhìn chung tỷ lệ số vụ án được tòa án áp dụng BPKCTT tính trên tổng số vụ án được thụ lý giải quyết lại rất thấp. Số liệu thống kê sau đây sẽ thể hiện được điều này:

Tham khảo thực tiễn áp dụng BPKCTT tại nhiều tòa án cho thấy gần như các tòa án không thống kê số vụ án đã áp dụng BPKCTT, số vụ án có đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT hay số vụ án tòa án tự mình áp dụng BPKCTT. Một số ít tòa án có thống kê thì chỉ thống kê số vụ án có áp dụng BPKCTT trong năm chứ không thống kê số vụ án có đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT để trên cơ sở đó thống kê số vụ án áp dụng BPKCTT.

Bảng 1. Tỷ lệ các vụ án được áp dụng BPKCTT trên tổng số các vụ việc được tòa án thụ lý giải quyết từ năm 2005 đến năm 2010

Năm

Tổng số vụ án đã thụ lí

theo thủ tục sơ thẩm

Tổng số vụ án

ADBPKCTT

Tỉ lệ

%

2005

136542

251

0,18%

2006

146722

252

0,17%

2007

169737

151

0,09%

2008

173756

166

0,09%

2009

177417

290

0,16%

2010

215741

187

0,09%

Tổng

1019915

1297

0,13%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam - 8


(Nguồn từ Báo cáo của Tòa án Nhân dân Tối cao Tổng kết 5 năm thi

hành Bộ luật tố tụng dân sự)

Bảng số liệu trên mới chỉ thể hiện tỷ lệ số vụ án có áp dụng BPKCTT trên tổng số vụ án được thụ lý.. Ví dụ, theo số liệu của TAND Thành phố Bắc Giang, năm 2011 có 02 vụ án có áp dụng BPKCTT. Theo số liệu của TAND tỉnh Bắc Ninh trong năm 2007, TAND tỉnh Bắc Ninh có 01 vụ áp dụng và TAND huyện có 01 vụ áp dụng BPKCTT kê biên tài sản tranh chấp và 01 vụ áp dụng BPKCTT cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp.Do không có số liệu thống kê cụ thể về số vụ có đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT, số vụ được chấp nhận áp dụng BPKCTT, số vụ mà tòa án tự mình áp dụng BPKCTT nên khó có thể đưa ra nhận xét chính xác tuyệt đối về thực tiễn áp dụng các BPKCTT cụ thể nhưng nhìn chung qua con số tỷ lệ trung bình số vụ án có áp dụng BPKCTT là 0,13% mà TANDTC tổng hợp được có thể khẳng định số vụ án được quyết định áp dụng BPKCTT là rất ít [58].

Nhìn vào số liệu bảng thống kê trên có thể nhận thấy tỉ lệ số vụ án thương mại có áp dụng BPKCTT là cao nhất (0,58%) và tỉ lệ số vụ án hôn nhân, gia đình có áp dụng BPKCTT là thấp nhất (0, 04%). Mặc dù có tỉ lệ cao nhất nhưng với đặc thù của các tranh chấp kinh doanh, thương mại là giá trị tài sản tranh chấp thường tương đối lớn nên nhu cầu bảo toàn tài sản để bảo đảm khả năng thi hành án là rất cao, mặt khác vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận nên tính kịp thời trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại cũng cần được đề cao…nhưng cũng chỉ có 0,58% số vụ có áp dụng BPKCTT. Tỉ lệ này cũng là rất thấp. Vậy thực trạng ít áp dụng BPKCTT là do người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT ngại không yêu cầu áp dụng BPKCTT hay do có quá ít số vụ việc có sự khẩn cấp hay do các tòa án ngại áp dụng BPKCTT? Lý do được luật sư Trần Vũ Hải chỉ ra là do các tòa án “ngại áp dụng BPKCTT” hoặc “không mạnh dạn áp dụng BPKCTT” [35, tr 5]. Sau nhiều năm trong nghề và dày công nghiên cứu về BPKCTT trong TTDS, thẩm phán Chu Xuân Minh cũng có nhận xét gần tương tự “các tòa đã quá hạn chế, quá thận trọng” trong việc áp dụng BPKCTT [36, tr.5].

Thứ hai, không chỉ tỷ lệ số vụ án được tòa án quyết định áp dụng BPKCTT là rất thấp mà nếu có áp dụng BPKCTT thì các tòa án cũng chỉ xoay quanh áp dụng một vài BPKCTT cụ thể. Theo thẩm phán Chu Xuân Minh “thường thì tòa án chỉ áp dụng một biện pháp là kê biên tài sản đang tranh chấp” [37, tr. 52]. Tham khảo thực tiễn TTDS Việt Nam trong thời gian gần đây còn cho thấy biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ cũng hay được tòa án áp dụng. Ví dụ TAND Thành phố Bắc Giang năm 2011 quyết định áp dụng 2 vụ thì cả 2 vụ đều áp dụng BPKCTT phong tỏa tài sản. Có thể do BPKCTT này có thể áp dụng đối với nhiều tài sản (chỉ cần tài sản đó có khả năng thi hành án, không đòi hỏi là tài sản đó phải là tài sản có tranh chấp) nên trong thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS năm 2004 về các BPKCTT, quy định về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nhiều hơn. Việc tòa án hay quyết định áp dụng một vài BPKCTT quen thuộc đương nhiên sẽ kéo theo một hạn chế là các BPKCTT

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023