Thực Tiễn Áp Dụng Sai Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự

đây cho thấy các cơ quan tố tụng đã rất khách quan công tâm thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ bảo vệ sự công bằng được sự thật lẽ phải, ngăn chặn được hành vi phạm tội sảo quyệt, loại trừ kẻ phạm tội thoái hóa biến chất ra khỏi lực lượng Công an.

Vụ thứ 4: Vụ án “Hoa hậu - lừa đảo 16,5 tỷ” xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung vụ án: ông Cao Toàn Mỹ và Trương Hồ Phương Nga có quen biết nhau từ trước. Trong quá trình quan hệ với nhau ông Mỹ có chuyển cho Phương Nga một số tiền, cho đến nay hai người khai khác nhau về mục đích số tiền này. Do hai bên bất đồng không tự giải quyết được, nên ngày 01/4/2014 ông Cao Toàn Mỹ có tố cáo Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung có hành vi lừa đảo nói là mua nhà giá rẻ, Cao Toàn Mỹ đã tin tưởng nên đã ba lần chuyển tiền cho Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung, lần cuối chuyển tiền cho Phương Nga và Thùy Dung vào ngày 04/11/2013. Tổng cộng ba lần chuyển tiền là 16,5 tỷ VNĐ. Trên cơ sở đơn tố cáo của ông Cao Toàn Mỹ, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý tiến hành điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của đối tượng Trương Hồ Phương Nga, Nguyễn Đức Thùy Dung và thực hiện bắt tạm giam cả hai đối tượng phục vụ công tác điều tra. Theo Trương Hồ Phương Nga khai sau khi có tố cáo của ông Cao Toàn Mỹ, đến năm 2015 có bị can Nguyễn Mai Phương hướng dẫn Trương Hồ Phương Nga làm ba hợp đồng mua bán nhà nên Phương Nga đã làm theo để hợp thức hóa các hợp đồng tương đương với số tiền đã nhận của ông Cao Toàn Mỹ. Một số ý kiến của luật sư đưa ra và diễn biến tại phiên tòa cho thấy: Các hợp đồng mua bán nhà nhằm hợp thức số tiền trên được xác lập sau khi có đơn tố cáo của ông Cao Toàn Mỹ. Như vậy được nhìn nhận như hợp đồng giả cách, hay hợp đồng nhằm ngụy tạo chứng cứ, chứ không phải có thật, diễn ra thật phản ánh một giao dịch mua bán thật diễn ra trên thực tế. Trong quá trình khai báo, Phương Nga khai giữa chị và ông Cao Toàn Mỹ có mối quan hệ tình cảm với nhau, hai người đã từng có chuyến đi nước ngoài và luôn ở chung phòng với nhau; ông Cao Toàn Mỹ muốn Phương Nga làm vợ bé nên không muốn Phương Nga có giao tiếp rộng; Phương Nga muốn mở cửa hàng hiệu spa nên ông Cao Toàn Mỹ đã đầu tư cho. Nhưng ông Cao Toàn Mỹ không thừa nhận có mối quan hệ tình cảm như bị can Phương Nga khai. Còn số tiền 16,5 tỷ VNĐ hiện nay

đang cất dấu ở đâu thì Phương Nga từ chối không khai báo, đồng thời Phương Nga cho rằng quá trình điều tra vụ án Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh thực hiện điều tra không khách quan và có hành vi ép cung bị can. Với hành vi như nêu trên, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có cáo trạng truy tố đối với hai bị can Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung có hành vi lừa đảo ông Cao Toàn Mỹ với số tiền 16,5 tỷ VNĐ. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định đưa vụ án ra xét xử theo đúng thủ tục trình tự tố tụng của Bộ luật tố tụng hình sự. Qua 5 ngày tiến hành xét xử thực hiện kiểm tra theo đúng trình tự tố tụng qui định từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, về hình thức các bước tố tụng và các nội dụng chứng cứ của vụ án được kiểm tra tại phiên tòa, Tòa cho các trình bày không hạn chế, đúng vào trọng tâm vụ án, cho luật sư hai bên thực hiện hỏi bị cáo, bị hại, nhân chứng… Sự điều hành của chủ tọa phiên tòa tuân thủ theo đúng qui định của pháp luật. Các luật sư của các bị cáo đưa ra bằng chứng chứng minh Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh thực hiện điều tra không khách quan và có hành vi ép cung bị can, mớm cung thể hiện tại lời khai ngày 29/9/2014 của ông Cao Toàn Mỹ (là người tố cáo) và lời khai ngày 29/9/2014 của bị can Trương Hồ Phương Nga (là người bị tố cáo) hai bản khai này về hình thức, nội dung, giống nhau “như đúc” và như “sinh đôi” thậm chí trong bản khai có chỗ còn ghi: Phương Nga còn xưng tôi “Mỹ”. Ngoài ra, tại phiên tòa còn làm rò: khi Nguyễn Đức Thùy Dung là bị can, đang trong trại tạm giam Chí Hòa, có viết thư hằn lên giấy ni lông gửi cho ban trai là Lữ Minh Nghĩa, 8 lần gửi thông qua cán bộ quản giáo trại tạm giam Chí Hòa, thể hiện có những vi phạm về qui chế đối với việc giam giữ, thể hiện thiếu tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án.

Đồng thời Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định tiếp nhận, niêm phong các tài liệu, các chứng cứ mới, tiếp nhận đơn kiến nghị của các Luật sư bảo vệ cho các bị cáo Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung được thay đổi biện pháp tạm giam, cho các bị cáo tại ngoại, vì các bị cáo có nơi cư trú rò ràng, không thể bỏ trốn và không có dấu hiệu phạm tội khác. Sau 5 ngày xét xử vụ án bị cáo Trương Hồ Phương Nga, bị cáo Nguyễn Đức Thùy Dung, ngày 29/6/2017 Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nghị bàn và thống nhất công bố các quyết định sau:

(1) Quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn, tạm tha cho hai bị cáo Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung theo đề nghị của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho hai bị cáo.

(2) Tiếp nhận các tài liệu mới và niêm phong các chứng cứ mới tại phiên tòa để tiếp tục làm rò sự thật khách quan của vụ án.

(3) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung các nội dung như trong quyết định đã nêu.

Từ khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận lại hồ sơ vụ án để tiếp tục tiến hành điều tra, sau 6 tháng điều tra thu thập chứng cứ không đủ căn cứ chứng minh hai bị cáo Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngày 17/12/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã có kết luận về vụ án và đình chỉ vụ án đối với Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung không có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nhận xét: Đây là một trong nhưng vụ án hy hữu đi vào lịch sử tố tụng Việt Nam đã gây xôn xao dư luận một thời, được nhiều nhà làm luật trong và ngoài cơ quan tố tụng đặc biệt quan tâm theo dòi để tìm, nhìn ra ánh sáng chân lý của vụ án trước sự tố cáo của ông Cao Toàn Mỹ và sự cáo buộc của cơ quan điều tra là Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Trương Hồ Phương Nga sau hơn 2 năm bị bắt giam ngồi tù oan, sự thật của vụ án được dần sáng tỏ và đi vào hồi kết. Sau 5 phiên tòa xét xử công khai, minh bạch, dân chủ, công tâm, mọi chứng cứ được Tòa án kiểm tra toàn diện tại phiên tòa công khai. Nguyên tắc suy đoán vô tội luôn được bảo đảm thực hiện xuyên suốt trong quá trình xét xử. Phiên tòa diễn ra theo đúng theo tinh thần của nghị quyết số 48, đã làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, công lý và quyền con người đã thực sự được Tòa án bảo vệ thông qua công tác xét xử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Vụ thứ 5: Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra ở thành phố Cần Thơ.

Nội dung vụ án: Ngày 16/7/2012, Nguyễn Triều Dâng có đơn tố cáo Nguyễn Tất Vân có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thông qua hợp đồng kinh tế sau:

Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay - 15

Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản và xây dựng Golden Land do Nguyễn Tất Vân làm chủ tịch hội đồng quản trị và ông Vũ Đức Hùng là giám đốc có tiến hành với Công ty TNHH MTV Tân Triều, Giám đốc là Nguyễn Triều Dâng ký kết

Hợp đồng kinh tế số 06 ngày 01/9/2011 có nội dung tại Điều 3 quy định bên A giao cho bên B thực hiện xây dựng công trình giao thông khu du sinh thái xã Tân Ngãi – Trường an, công việc và sản phẩm hợp đồng phải tuân theo văn bản số 768/UBND- KTTH ngày 31/3/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Long và Quyết định 3117/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt dự án đâu tư xây dựng công trình. Sau khi đơn vị tư vấn thiết kế là công ty tư vấn xây dựng Vĩnh Long là chủ đầu tư giao mặt bằng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng thi công, bên A bàn giao mặt bằng; hoàn thành công trình là 24 tháng kể từ ngày bên A bàn giao mặt bằng hoàn chỉnh. Quá trình thực hiện hợp đồng, ông Vũ Đức Hùng ủy quyền cho Vò Thị Bảo Trâm ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Tân Triều, Giám đốc là Nguyễn Triều Dâng và nhận tiền của Công ty TNHH MTV Tân Triều tổng số tiền là 1.910.000.000 đồng. Trâm trích lại 840.000.000 đồng còn lại chuyển cho Hùng; Hùng trích lại 490.000.000 đồng còn lại chuyển cho Tất Vân 580.000.000 đồng. Do các bên không thực hiện đúng tiến độ trong hợp đồng, quá hạn 12 tháng. Tại công văn số 1305/UBND-KTHH ngày 22/5/2012 có nội dung thu hồi chủ trương đầu tư xây dựng của dự án, trong đó có liên quan đế Hợp đồng kinh tế số 06 ngày 01/9/2011 của Công ty TNHH MTV Tân Triều và Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản và xây dựng Golden Land. Quá trình điều tra vụ án cơ quan điều tra đã thu lại số tiền của những người cầm trong khi thực hiện hợp đồng với tổng số là 1.450.000.000 đồng giao trả lại cho Nguyễn Triều Dâng với nội dung các hành vi nêu trên.

Bản án sơ thẩm số 23/2016/HS-ST ngày 15/6/2016 của Tòa án nhân dân nhân dân thành phố Cần Thơ áp dụng điểm a Khoản 4 Điều 139 BLHS xử phạt bị cáo Nguyễn Tất Vân 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp 3 năm án treo, hình phạt chung là 15 năm.

Bị cáo Nguyễn Tất Vân kháng cáo kêu oan, cho rằng không phạm tội. Bản án phúc thẩm số 94/2017/HS-PT ngày 21/3/2017 của Tòa án nhân dân nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh tuyên hủy án sơ thẩm, giao cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ điều tra lại theo quy định của pháp luật.

Sau khi điều tra lại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ giữ nguyên quan điểm truy tố. Bản án sơ thẩm số 14/2018/HS-ST ngày 30/5/2018 của Tòa án

nhân dân nhân dân thành phố Cần Thơ, áp dụng điểm a Khoản 4 Điều 139 BLHS xử phạt bị cáo Nguyễn Tất Vân 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tổng hợp 3 năm án treo, hình phạt chung là 15 năm.

Bị cáo Nguyễn Tất Vân vẫn kháng cáo kêu oan, cho rằng không phạm tội. Bản án phúc thẩm số 02/2019/HS-PT ngày 03/01/2019 của Tòa án nhân dân nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh tuyên hủy án sơ thẩm, giao cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ điều tra lại theo quy định của pháp luật.

Sau một thời gian tiến hành điều tra lại, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an thành phố Cần Thơ, ban hành Bản kết luận điều tra số 22 ngày 29/04/2021 vụ án hình sự trong trường hợp đình chỉ điều tra, chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ.

Tại quyết định số 01 ngày 29/04/2021 của Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an thành phố Cần Thơ đình chỉ điều tra vụ án hình sự với lý lo hành vi của Nguyễn Tất Vân không đủ yếu tố cấu thành tội phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tiếp theo đó tại quyết định số 01 ngày 29/04/2021 của Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an thành phố Cần Thơ, đình chỉ điều tra bị can: Nguyễn Tất Vân với lý lo hành vi của Nguyễn Tất Vân không đủ yếu tố cấu thành tội phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Ngày 11/6/2021 Nguyễn Tất Vân đã có đơn yêu cầu khôi phục lại danh dự và bồi thường theo pháp luật.

Nhận xét: Qua 2 lần xét xử sơ thẩm đều tuyên phạm tội xử phạt 12 năm tù, 2 lần cấp phúc thẩm hủy để điều tra lại và đình chỉ vụ án hình sự, đình chỉ bị can Nguyễn Tất Vân cho thấy cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm thiếu nhận thức và không tuân thủ các nguyên tắc tố tụng, không thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội, điều cần đáng nói là vụ án này khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có hiệu lực pháp luật. Tòa án cấp phúc thẩm đã đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội, Nguyễn Tất Vân đã được minh oan.

Trên đây là một trong số các vụ án quá trình tố tụng ban đầu có vi phạm, nên đã trải qua nhiều vòng tố tụng mới tìm được ánh sáng chân lý. Qua đó càng khẳng định, giá trị, tầm quan trọng, tính thượng tôn pháp luật của việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội, xuyên suốt trong từng giai đoạn tố tụng được thực hiện

thì việc thụ lý giải quyết những vụ án được thận trọng, khách quan, minh bạch, công bằng, dù hành vi phạm tội có tin vi thủ đoạn sảo quyệt đến đâu thì sự thật chỉ là một và sớm muộn những hành vi gian dối cũng được đưa ra ánh sáng và phải nhận một mức hình phạt thích đáng trước pháp luật.

Trong ba cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự thì việc bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội còn được thực hiện thông qua hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, thực hiện chức năng kiểm sát điều tra và quyền công tố tại phiên tòa. Theo các báo cáo công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thẩm tra, thì năm 2017, các trường hợp oan, sai giảm mạnh, điển hình là số bị can đình chỉ do không phạm tội giảm 55,3%; số vụ hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự tăng 32,5% [125]. Năm 2019, báo cáo kết quả cụ thể trước Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nêu rò, để nhằm khắc phục oan sai, bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã kiểm sát 100% vụ án hình sự ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm. Thông qua thực hiện chức năng này, Viện kiểm sát đã yêu cầu cơ quan điều tra hủy bỏ 44 quyết định khởi tố vụ án, ban hành 1.300 kiến nghị yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan tổ chức liên quan khắc phục, phòng ngừa vi phạm. Số kiến nghị được chấp nhận vượt 18,5% so với yêu cầu của Quốc hội. Trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, toàn ngành kiểm sát đã tăng cường các hoạt động công tố, kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn. Kiểm sát viên đã trực tiếp kiểm sát chặt chẽ 72.694 hoạt động điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ của cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, đạt tỷ lệ 99,4%; ban hành gần 60.000 yêu cầu điều tra vụ án, tăng 17%, chiếm tỷ lệ 85% số vụ án mới khởi tố; tham gia và trực tiếp hỏi cung bị can gần 45.000 vụ án; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra hơn 24.000 vụ án… Thông qua đó, Viện kiểm sát đã kịp thời phát hiện, yêu cầu cơ quan điều tra thay đổi, bổ sung và khởi tố 650 vụ án, bị can; trực tiếp quyết định hủy bỏ 53 quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án, bị can và quyết định khởi tố 07 bị can để yêu cầu điều tra. Kết quả số người bị bắt, tạm giữ, chuyển xử lý hình sự đạt tỷ lệ 98%, tăng 0,6%; tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung tiếp tục giảm; tỷ lệ truy tố đúng tội danh vượt 4,9% so với chỉ tiêu của Quốc hội [126].

Nhằm phòng ngừa vấn đề oan, sai, đảm bảo thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội, trong công tác kiểm sát điều tra án hình sự, Viện kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Với chức năng, nhiệm vụ đó, Viện kiểm sát giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn điều tra, đảm bảo tính pháp chế của hoạt động điều tra, ngay từ khi khởi tố, bắt giữ người phạm tội, yêu cầu điều tra thu thập chứng cứ cho đến khi kết thúc điều tra nhằm làm rò toàn bộ sự thật khách quan của vụ án, nhằm mục đích phát hiện nhanh chóng, chính xác, điều tra để truy tố mọi tội phạm, đảm bảo tính chính xác, khách quan của quá trình chứng minh sự thật của vụ án hình sự; bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự có căn cứ và hợp pháp, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, ngăn ngừa các trường hợp oan, sai xảy ra, bỏ lọt tội phạm. Đây cũng chính là mục tiêu của cải cách tư pháp để bảo vệ quyền con người và công lý.

Khi cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can chuyển đến Viện kiểm sát, kiểm sát viên được phân công phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, đọc kỹ từng lời khai của bị can, người bị hại, người làm chứng, người liên quan và các tài liệu chứng cứ khác, nếu thiếu chứng cứ, kiểm sát viên phải đề ra yêu cầu bổ sung chứng cứ từng nội dung cụ thể, rò ràng trình lãnh đạo để ban hành văn bản, yêu cầu điều tra viên điều tra làm rò, bổ sung chứng cứ. Khi có đầy đủ tài liệu, chứng cứ buộc tội và gỡ tội lúc đó mới xem xét để quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn. Kiểm sát viên phải luôn luôn chủ động, bám sát điều tra viên thụ lý vụ án để cập nhật thông tin, tiến độ điều tra của vụ án, nắm rò nội dung diễn biến chi tiết của vụ án, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu mà cơ quan cảnh sát điều tra đã điều tra thu thập, phải đọc kỹ từng lời khai của bị can, người bị hại, người làm chứng, người liên quan và các tài liệu chứng cứ khác. Đồng thời, kiểm sát viên cần đặt ra những tình huống có thể bị can chối tội hay nhận tội thay để kịp thời yêu cầu điều tra viên điều tra làm rò, kiểm sát chặt chẽ về mặt chứng cứ buộc tội và gỡ tội, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm thiếu sót của điều tra viên thụ lý vụ án, để đề ra yêu cầu điều tra chính xác giúp cho điều tra viên điều tra làm rò hành vi phạm tội của bị can tránh được oan sai và bỏ lọt tội phạm.

Nghiên cứu kỹ hồ sơ đánh giá một cách khách quan toàn diện của vụ án, kiểm tra kỹ các tài liệu thu thập được có trong hồ sơ vụ án có đúng theo trình tự thủ tục tố tụng hình sự quy định không, kể cả về mặt thủ tục pháp lý của hồ sơ vụ án. Chủ động báo cáo tiến độ điều tra và những khó khăn, vướng mắc cho lãnh đạo phụ trách để chỉ đạo kịp thời. Trước khi cơ quan cảnh sát điều tra chuẩn bị kết thúc điều tra 10 ngày, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp điều tra viên thụ lý vụ án để kiểm sát hồ sơ xem xét lại các tài liệu có trong hồ sơ đã đầy đủ chứng cứ buộc tội, gỡ tội, cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và các tài liệu chứng cứ khác để kịp thời trao đổi với điều tra viên bổ sung, sau đó cơ quan cảnh sát điều tra mới ra kết luận điều tra chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát truy tố. Từ đó vụ án mới không quá hạn luật định và không có trường hợp phải trả hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra để điều tra bổ sung do thiếu chứng cứ, cũng như tránh được oan, sai.

Khi vụ án đã kết thúc điều tra, kiểm sát viên phải chủ động phúc cung bị can, kiểm tra lại lời khai mà bị can đã khai tại cơ quan cảnh sát điều tra (xem có vấn đề gì phát sinh, để kịp thời xử lý). Sau đó mới dự thảo Cáo trạng trình Viện trưởng phê duyệt. Việc xem xét lại một số vụ án oan, sai điển hình cũng đã khẳng định những tiến bộ vượt bậc trong lập pháp về tố tụng hình sự, đồng thời, nhắc nhớ về bài học cần phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện triệt để nguyên tắc suy đoán vô tội trong suốt các giai đoạn tố tụng hình sự.

3.2.3. Thực tiễn áp dụng sai pháp luật tố tụng hình sự

Khi thực thi công vụ, những người được trao thẩm quyền thực hiện các quyền trong tố tụng, đã vi phạm các nguyên tắc tố tụng, vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội của pháp luật tố tụng hình sự là nguyên nhân dẫn đến các vụ án oan sai, các hành vi của những người có thẩm quyền vi phạm thể hiện thông qua các vụ án đã được xét xử cụ thể như:

Vụ thứ nhất: vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra ở tỉnh Bắc Giang.

Nội dung vụ án: Công an tỉnh Bắc Giang nhận được đêm ngày 15/8/2003 vụ giết người, nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan, sinh 1972 (chết). Nghi can là Nguyễn Thanh Chấn, sinh 1961, trú ở xã Trung Nghĩa, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí