Thực Tiễn Áp Dụng Quy Định Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Về Chứng Cứ Điện Tử Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Đánh giá CCĐT có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự, có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh tội phạm, người phạm tôi và giải quyết các vụ án hình sự, bởi đánh giá CCĐT chính xác chính là cơ sở quan trọng cho hoạt động thu thập, kiểm tra, sử dụng chứng cứ trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự; là căn cứ để đi đến kết luận và ra quyết định giải quyết thực chất vụ án hình sự. Có thể nói, đánh giá CCĐT là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình chứng minh tội phạm của CQTHTT.

2.4.3. Bảo quản chứng cứ điện tử.

Điều 107 BLTTHS 2015 quy định phương tiện điện tử, DLĐT được bảo quản như vật chứng theo quy định của Bộ luật này. Khi xuất trình CCĐT phải kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bản sao DLĐT.

Điều 199 BLTTHS 2015 quy định trách nhiệm bảo quản nguyên vẹn các phương tiện, DLĐT bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong. Theo đó, phương tiện, tài liệu, đồ vật, DLĐT, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bảo quản nguyên vẹn.

Theo đó, CCĐT phải được bảo toàn nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng CCĐT đã thu giữ. Việc niêm phong, bảo quản vật chứng là các phương tiện điện tử phải được thực hiện ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và phải được lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án.

Đối với vật chứng là các phương tiện điện tử không thể đưa về CQTHTT để bảo quản thì CQTHTT giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản.

Đối với vật chứng đưa về CQTHTT bảo quản thì cơ quan Công an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; Cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.

Người có trách nhiệm bảo quản CCĐT mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, thêm, bớt, sửa đổi, hủy, cất giấu hoặc hủy hoại vật chứng của vụ án, làm sai lệch hồ sơ vụ án… thì phải chịu trách

nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2.4.4. Về khai thác, sử dụng chứng cứ điện tử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

- Thứ nhất, chứng cứ là DLĐT đã được thu thập phải được khai thác và sử dụng triệt để; áp dụng các biện pháp cần thiết (có thể là giám định) để chuyển hóa thành các tài liệu nghe được, đọc được hoặc nhìn được. Khi xem xét cần xác định thời gian thực tế và thời gian được cài đặt, hiển thị trên phương tiện điện tử đã thu giữ (giờ, ngày, tháng, năm). Đây là yếu tố quan trọng để đối chiếu với các chứng cứ khác, đôi khi có ý nghĩa quyết định để giải quyết vụ việc.

- Thứ hai, trước khi lập biên bản kiểm tra DLĐT, CQTHTT cần yêu cầu người tham gia tố tụng trình bày nội dung sự việc, những điều họ đã nhìn thấy, nghe được, yêu cầu mô tả thời gian, hoàn cảnh, đặc điểm hiện trường, đặc điểm nhận dạng và các đặc điểm riêng biệt khác…bằng biên bản; Biên bản kiểm tra DLĐT phải thể hiện rò phương pháp, cách thức kiểm tra và phải có đầy đủ các thành phần như chủ sở hữu phương tiện điện tử, người làm chứng, cán bộ kỹ thuật và những người có liên quan.

Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 6

- Thứ ba, việc sao lưu DLĐT kèm theo hồ sơ hoặc in thành tài liệu qua hình ảnh (các vụ án đánh bạc qua tin nhắn điện thoại, zalo…; các hình ảnh qua facebook trong các vụ cưỡng đoạt tài sản, vu khống…) cũng cần nêu rò phương pháp, kết quả thực hiện và phải lập biên bản, có người làm chứng và ký tên trực tiếp vào các tài liệu đã sao in để đảm bảo tính khách quan. Trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định thì yêu cầu giám định tính nguyên vẹn và nội dung của DLĐT (tùy theo yêu cầu chứng minh).

- Thứ tư, nghiên cứu, đối chiếu DLĐT với các tài liệu, chứng cứ khác, nhất là lời khai của người tham gia tố tụng, hiện trường, vật chứng; yêu cầu phải xác định các chứng cứ khác trước khi khai thác nội dung của DLĐT để bảo đảm tính liên quan và yêu tố khách quan.[ 26]

Kết luận Chương 2

Qua nội dung Chương 2, tác giả đã tập trung nghiên cứu, làm rò những quy định pháp luật về CCĐT theo quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, nêu và phân tích những quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam hiện hành về CCĐT.

Trên cơ sở những quy định pháp luật về CCĐT đã phân tích, có thể thấy rằng so với Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 thì BLTTHS 2015 đã có những bước chuyển mình lớn về chứng cứ và chứng minh, trong đó, việc bổ sung một số nguồn chứng cứ mới, đặc biệt đối với nguồn chứng cứ là DLĐT là một bước tiến vượt bậc, phù hợp với tình hình tội phạm máy tính đang diễn biến vô cùng phức tạp. Tuy nhiên những quy định về thu thập phương tiện điện tử, DLĐT cũng như cách thức thu thập bí mật DLĐT vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, không rò ràng, gây khó khăn cho quá trình áp dụng; việc thu thập, bảo quản CCĐT trong Tố tụng Hình sự hiện nay ở Việt Nam chưa có những quy định hướng dẫn cụ thể, rò ràng. Tội phạm sử dụng công nghệ, phương tiện điện tử là loại tội phạm mới ở nước ta, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, dẫn đến chưa thể có được một hành lang pháp lý vững chắc để đấu tranh đối với loại tội phạm này; hơn nữa khi tội phạm xảy ra, thì việc phát hiện và đấu tranh gặp rất nhiều khó khăn.

Trên cơ sở nền tảng lý luận và các quy định pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam hiện nay về CCĐT, luận văn tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam thông qua một số vụ án thực tế đã xảy ra trên địa bàn TP.HCM ở Chương 3, từ đó làm rò những vấn đề lý luận và thực tiễn cần bổ sung để hoàn thiện hơn nữa lý luận về CCĐT, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Chương 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT


3.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam về chứng cứ điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1. Thực trạng tình hình tội phạm sử dụng công cụ phương tiện điện tử - công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Thời gian gần đây, trên phạm vi cả nước nói chung và địa bàn TP.HCM nói riêng các đối tượng phạm tội thường sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện hành vi phạm tội, dẫn đến tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng đánh bạc, cá độ bóng đá qua mạng Internet có chiều hướng gia tăng với thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại đặc biệt lớn về tài sản, nhất là thất thoát số lượng lớn ngoại tệ ra nước ngoài, có vụ thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Các loại tội phạm hình sự này đã nhanh chóng tiếp cận để sử dụng công nghệ vào thay đổi phương thức hoạt động làm phát sinh nhiều loại tội phạm và thủ đoạn mới trên không gian mạng.

Qua thực tiễn, có thể rút ra một số hình thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội phổ biến hiện nay như sau:

Tội phạm truyền thống lợi dụng không gian mạng để phạm tội như: Tổ chức đánh bạc, đánh bạc dưới các hình thức cá độ thể thao, lô đề online; game bài đổi thưởng; tội phạm liên quan tín dụng đen (vay online không thế chấp…); tội phạm lừa đảo CĐTS (Giả danh Công an, Viện kiểm sát thông báo bị hại liên quan vụ án đang điều tra và yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của chúng để chiếm đoạt; giả danh người nước ngoài kết bạn là quen trên mạng xã hội với bị hại sau đó đưa ra thông tin gửi quà giá trị rồi câu kết một số đối tượng giả danh nhân viên hải quan, thuế… yêu cầu chuyển phí để chiếm đoạt; hack tài khoản Facebook giả là người thân yêu cầu gửi tiền, vay tiền… sau đó chiếm đoạt; thủ đoạn huy động đầu tư tiền ảo để chiếm đoạt…); tội phạm liên quan tuyên truyền văn hoá phẩm phản động, đồi trụy, mua bán hóa đơn, trốn thuế, mua bán ma túy, mua bán dâm…

Tội phạm phi truyền thống:

- Sử dụng mạng máy tính mạng internet để chiếm đoạt tài sản dưới các thủ đoạn mở sàn đầu tư tài chính, sàn thương mại điện tử, đưa ra các mức lợi nhuận hấp dẫn, lợi dụng sự thiếu hiểu biết về tiền ảo, thu hút người tham gia bằng mô hình tiền thưởng của đa cấp sau đó điều chỉnh kết quả đầu tư, để chiếm đoạt tiền đầu tư của nhà đầu tư.

- Truy cập bất hợp pháp vào cơ sở dữ liệu nhằm phá hoại, sửa đổi dữ liệu, trộm cắp dữ liệu và thay đổi giao diện.

- Phát tán virus, phần mềm gián điệp xâm nhập trái phép vào tài khoản mạng xã hội, mạo danh chủ nick với các mục đích khác nhau như chính trị, gián điệp kinh tế hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tống tiền, đe dọa, quấy rối, khủng bố…

- Tội phạm trộm cắp thông tin thẻ tín dụng: Bằng các thủ đoạn như Skimming (dùng máy cà thẻ ghi trộm dãy số trên thẻ); Sử dụng phần mềm gián điệp để lấy thông tin gò từ bàn phím; Truy cập bất hợp pháp vào website, cơ sở dữ liệu để lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng; Tạo ra một trang web bán hàng giả; Thu thập, mua bán thông tin thẻ tín dụng trên một số diễn đàn của hacker.

Nhóm vi phạm quy định về an toàn thông tin, làm lộ bí mật nhà nước: Hiện nay loại này diễn ra phức tạp chủ yếu do hoạt động thu thập thông tin có chủ đích của nhiều lực lượng với nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên nguyên nhân vẫn từ việc cán bộ, công nhân viên nhà nước thiếu hiểu biết về công nghệ thông tin, thiếu ý thức bảo mật và nhiều khi không nắm được danh mục các tài liệu mật do đó dẫn đến việc sử dụng, cung cấp thông tin không đúng trên mạng internet...

Tội phạm lừa đảo sử dụng không gian mạng xảy ra thường xuyên và phổ biến với phương thức, thủ đoạn chủ yếu như: Lừa đảo giả danh người nước ngoài nhắn tin làm quen và gửi quà tặng về Việt Nam, sau đó giả danh nhân viên sân bay, nhân viên thuế…để yêu cầu bị hại chuyển tiền nộp phí, nộp phạt để chiếm đoạt tài sản; Các đối tượng giả danh cơ quan thực thi pháp luật như Công an, Viện Kiểm sát, Toà án gọi điện yêu cầu người dân nộp tiền vào tài khoản để kiểm tra sau đó chiếm đoạt; Lừa đảo qua hình thức nhắn tin trúng thưởng; các đối tượng chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người dùng, sau đó nhắn tin lừa đảo

mọi người trong danh sách bạn bè của nạn nhân; Lừa đảo qua hoạt động trao đổi, mua bán qua mạng; tội phạm lợi dụng giao dịch tiền ảo để lập ra các website kêu gọi đầu tư, lừa đảo chiếm đoạt …

Tội phạm truyền bá, phát tán ấn phẩm đồi truỵ, khiêu dâm trên không gian mạng: Tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, môi giới mại dâm, xâm phạm tình dục trẻ em trên mạng gia tăng. Các đối tượng lập các website chứa các phim ảnh có nội dung đồi trụy nhằm thu hút nhiều lượt xem để kiếm tiền từ quảng cáo; lập ra các website, diễn đàn gái gọi nhằm thu lợi từ việc đăng ký các thành viên, nâng cấp tài khoản VIP, tiền từ hoạt động quảng cáo.

Tình hình tội phạm sử dụng không gian mạng buôn bán hàng cấm, hàng lậu, ma tuý, dược phẩm: Tội phạm sử dụng không gian mạng mua bán, vũ khí vật liệu nổ có xu hướng gia tăng đặc biệt là trên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, Zalo. Các sản phẩm chủ yếu như súng quân dụng, đạn, súng điện, súng bắn đạn cao su, dùi cui điện, bình xịt hơi cay... Để phục vụ các loại đối tượng khách hàng, nhiều đối tượng đã lập đường dây nhập lậu nhiều loại súng hơi, súng bắn gas, CO2, các loại công cụ hỗ trợ… có giá thành từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Các loại hàng hóa này chủ yếu được nhập lậu từ Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia và một số nước khác.

Tình hình lợi dụng bản quyền phần mềm, phim số, nhạc số, chương trình truyền hình, quyền tác giá, tác phẩm để tuyên truyền chống phá nhà nước và thu lợi, có nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước.

Ngoài ra còn một số hành vi phổ biến hiện nay như cho vay lãi nặng (hình thức cho vay ngang hàng “peer to peer” qua các ứng dụng), tội phạm về ma túy, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, đe doạ trả thù và làm mất uy tín tổ chức, cá nhân; truyền bá văn hoá phẩm phản động…

Hầu hết các đối tượng phạm tội này có sự am hiểu về dữ liệu điện tử, có am hiểu pháp luật nên có những thủ đoạn tinh vi để che giấu thông tin phạm tội như xóa dữ liệu, phá sập trang Web đã tạo ra… nên đã gây ra không ít khó khăn cho công tác thu thập chứng cứ và trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Những hành vi phạm tội phổ biến của loại tội phạm

này thường là làm giả các loại hồ sơ, giấy tờ, thẻ ATM, thẻ tín dụng rất tinh vi để rút tiền từ ngân hàng; sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao và lắp đặt thiết bị, các máy phát sóng trái phép sử dụng mạng viễn thông, mạng internet để truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân sau đó cấu kết với các đối tượng trong nước, giả danh là cán bộ các cơ quan nhà nước rồi gọi điện thoại cho nạn nhân để hù dọa yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của chúng chỉ định rồi chiếm đoạt.

Cùng với sự gia tăng của tội phạm sử dụng công nghệ cao trên thế giới và tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam, thì tội phạm công nghệ cao trên địa bàn TP.HCM được phát hiện ngày càng nhiều, mức độ gây thiệt hại ngày càng lớn. Chỉ tính riêng năm 2018 và Quý I/2019, TP.HCM đã khởi tố 329 vụ án hình sự, 452 bị can và xử lý hành chính 98 vụ việc liên quan đến lĩnh vực sử dụng công nghệ cao [41].

Phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng hết sức tinh vi như: lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội, các ứng dụng thoại trên nền Internet (OTT); thực hiện hành vi thanh toán “khống” hàng hóa - dịch vụ qua thiết bị thanh toán cầm tay kết nối mạng (POS), trộm cắp thông tin thẻ hoặc lợi dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến để chiếm đoạt tài sản...

Đáng chú ý, xuất hiện ngày càng nhiều các đối tượng là người nước ngoài lợi dụng mục đích nhập cảnh du lịch vào Việt Nam, các đối tượng lưu trú tại các khách sạn, khu nhà ở dành cho người nước ngoài, móc nối với số đối tượng người Việt để thực hiện hành vi phạm tội.

Có thể kể đến một số vụ án điển hình đã xảy ra thời gian qua như:

Vụ án Blama Joh (Quốc tịch Liberia) bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ngày 23/01/2018. Trước đó, ngày 10/11/2017, Blama đã thông qua ứng dụng Whatsapp để làm quen với ông Đinh Văn Cường và Nguyễn Hữu Trung (cùng ngụ tại Hải Phòng). Qua trao đổi tin nhắn trên điện thoại và tài khoản tại ứng dụng Whatsapp, Blama nói có người chuyển cho mình số tiền 5.000.000 USD từ nước ngoài về Việt Nam, số tiền này để trong valy có phủ lớp bột màu trắng nên cần có hóa chất rửa thành tiền USD để sử dụng; tuy nhiên, Blama ko có tiền mua hóa chất nên rủ hai bị hại hùn tiền mua và chia lại 35% trên tổng số tiền rửa được. Các bị hại đã tin và bay vào TP.HCM gặp

Blama, giao cho Blama số tiền 200.000.000 (Hai trăm triệu Việt Nam đồng) và

30.000 USD, sau khi nhận tiền, Blama đã tìm cách trốn về nước để chiếm đoạt số tiền trên.

Vụ án Chiu Mee Shoo (quốc tịch Đài Loan) và đồng bọn bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngày 12/3/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố Chiu Mee Shoo (quốc tịch Đài Loan) và đồng bọn về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Shoo đã cấu kết với các đối tượng người Việt Nam giả danh Công an Hà Nội gọi điện yêu cầu các bị hại chuyển tiền vào tài khoản chỉ định để kiểm tra sau đó rút ra chiếm đoạt.

Ngoài ra, đối tượng thực hiện hành vi phạm tội liên quan đến sử dụng phương tiện điện tử - công nghệ cao còn là học sinh, sinh viên tại các trường Cao đẳng, Đại học trong nước. Những đối tượng này do có trình độ, am hiểu về công nghệ thông tin, thường xuyên tham gia vào các diễn đàn của Hacker trên mạng internet rồi tìm kiếm, mua bán thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp, rồi sử dụng các thông tin này đặt mua hàng hoá có giá trị như các máy móc, thiết bị vi tính tại các trang bán hàng trực tuyến trong và ngoài nước, sau đó bán lại thu lợi bất chính lớn. Nhiều trường hợp, bọn chúng còn dùng thủ đoạn thành lập các Website, sau đó đăng quảng cáo bán hàng qua Website nhưng khi nhận được đơn hàng và tiền khách hàng chuyển trước thì chúng không giao hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng. Điển hình như vụ án Phạm Văn Khoa và đồng bọn bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh truy tố về tội “Sử dụng mạng internet nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”. Theo đó, Khoa và đồng bọn có hành vi vào mạng internet lấy thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài, sử dụng để mua hàng trực tuyến ở nước ngoài, sau đó chuyển hàng về Việt Nam bán nhằm thu lợi bất chính. Tổng số tài sản bị chiếm đoạt trị giá khoảng 1,1 tỷ đồng.

Một số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội với thủ đoạn không mới nhưng khả năng gây thiệt hại vẫn rất lớn, đó là: Đối tượng gây án là người nước ngoài thường sử dụng Facebook để làm quen các phụ nữ đơn thân. Sau nhiều tháng trò chuyện, đối tượng đề nghị tặng cho bị hại những đồ vật có giá trị như tiền, dây chuyền, ĐTDĐ qua chuyển phát nhanh từ nước ngoài về Việt Nam. Sau đó,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022