pháp cần thiết mà không khởi kiện về vụ kiện chính bởi giữa họ không có tranh chấp nào khác hoặc có tranh chấp về vụ kiện chính nhưng sau khi Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp các bên đã tự giải quyết được. Chẳng hạn:
- Yêu cầu tạm thời mở rạp hát để công diễn trong trường hợp có sự tranh chấp giữa chủ rạp và người tổ chức;
- Chủ sở hữu căn nhà yêu cầu Toà án ra quyết định buộc bị đơn phải tháo gỡ một biển quảng cáo được gắn vào nhà mình một cách bất hợp pháp;
- Yêu cầu cưỡng chế người thuê nhà ra khỏi ngôi nhà đã xuống cấp có nguy cơ bị sụp đổ, buộc người thuê nhà phải chấm dứt hành vi xây dựng trái phép khi không có sự đồng ý của chủ nhà;
- Yêu cầu Toà án ra quyết định cấm phát hành các ấn phẩm xâm phạm đến đời tư của cá nhân;
- Yêu cầu buộc chủ sở hữu bất động sản liền kề tạm thời cho mở đường thoát nước;
- Yêu cầu buộc chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sụp đổ phải chặt cây, phá dỡ;
- Yêu cầu buộc những người đình công chiếm giữ công sở phải giải tán;
- Yêu cầu trục xuất những người chiếm hữu nhà một cách rõ ràng bất hợp pháp …
Đối với những loại việc nêu trên nếu giải quyết theo thủ tục xét xử sơ thẩm thông thường là không phù hợp vì bản chất của loại việc đòi hỏi phải giải quyết khẩn cấp. Mặt khác cũng không thể coi đây là loại việc yêu cầu áp dụng BPKCTT nhằm đảm bảo cho vụ kiện chính [ 31].
Có thể bạn quan tâm!
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam - 2
- Ý Nghĩa Của Việc Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời
- Lược Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam Về Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời
- Buộc Thực Hiện Trước Một Phần Nghĩa Vụ Bồi Thường Thiệt Hại Do Tính Mạng, Sức Khoẻ Bị Xâm Phạm
- Cấm Chuyển Dịch Quyền Về Tài Sản Đối Với Tài Sản Đang Tranh Chấp
- Tạm Dừng Việc Đóng Thầu Và Các Hoạt Động Có Liên Quan Đến Việc Đấu Thầu
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Do đó, để đáp ứng yêu cầu về tính linh hoạt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì BLTTDS năm 2015 cần quy định cho phép đương sự có quyền yêu cầu tòa áp dụng BPKCTT trước khi khởi kiện nhằm t ạo điều kiện người dân có thể giải quyết vụ việc của mình nhanh gọn, kịp thời, không phải
qua trình tự kiện tụng kéo dài . Quy điṇ h này cũng là phù hơppháp luật các nước trên thế giới hiện nay.
với thông lê
Kết luận chương 1
Trước khi có BLTTDS năm 2004, các chế định về BPKCTT được quy định trong các văn bản dưới luật như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Đến khi BLTTDS 2004 được ban hành, các quy định về về BPKCTT được thể hiện cụ thể và rõ ràng. Hiện nay, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung và hoàn thiện thêm về các chế định BPKCTT. Có nhiều cách để phân loại các BPKCTT này. Nếu dựa vào bản chất, mục đích của các BPKCTT để phân nhóm thì có thể phân thành các nhóm: nhóm các BPKCTT buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ, nhóm các BPKCTT được áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp, nhóm các BPKCTT phong tỏa tài khoản, tài sản, nhóm các BPKCTT cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định, nhóm các BPKCTT khác do pháp luật quy định; Dựa trên tiêu chí về chủ thể yêu cầu áp dụng BPKCTT thì phân thành các nhóm: nhóm các BPKCTT do Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng trong trường hợp không có yêu cầu của của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT, nhóm các BPKCTT do Tòa áp dụng bắt buộc phải có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT; Nếu căn cứ vào đối tượng tác động của các BPKCTT thì có thể phân loại các BPKCTT thành nhóm các BPKCTT tác động đến quyền nhân thân và nhóm các BPKCTT tác động đến tài sản, quyền tài sản.
Việc áp dụng các BPKCTT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp và nhu cầu cấp bách của đương sự, đồng thời góp phần ngăn chặn các hành vi sai trái, bảo vệ bằng chứng, giữ nguyên được giá trị chứng minh của chứng cứ, giúp cho việc giải quyết vụ việc dân sự được chính xác. Tuy nhiên, theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì việc áp dụng các BPKCTT chỉ được thực hiện trong giai đoạn tố tụng mà chưa quy định áp dụng ở giai đoạn tiền tố tụng.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng là BPKCTT do pháp luật quy định mà Tòa án quyết định áp dụng trước khi khởi kiện vụ án dân sự nhằm
giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tranh chấp, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức liên quan. Chính vì ý nghĩa quan trọng của việc áp dụng các BPKCTT cũng như trên cơ sở quyền con người, trên cơ sở đường lối của Đảng về hoạt động tư pháp, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật TTDS, mối liên hệ giữa luật nội dung và luật tố tụng dân sự, đồng thời trên cơ sở thực tiễn thi hành PLTTDS và tham khảo mô hình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng trên thế giới, thì BLTTDS năm 2015 cần quy định mở rộng theo hướng cho phép đương sự có quyền yêu cầu tòa áp dụng BPKCTT trước khi khởi kiện nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
Điều 114 BLTTDS năm 2015 quy định có mười sáu BPKCTT và một điều khoản dự phòng. Nếu so với BLTTDS năm 2004 thì các BPKCTT được quy định trong BLTTDS năm 2015 tăng lên bốn biện pháp đó là các biện pháp: Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ; Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu; Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án. Đây là các biện pháp hoàn toàn mới có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. Các BPKCTT nêu trên có thể áp dụng cho cả vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ việc về kinh doanh thương mại, vụ việc về lao động như biện pháp phong tỏa tài khoản, phong tỏa tài sản v.v…, nhưng cũng có những biện pháp chỉ áp dụng trong các vụ việc về dân sự như giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; có biện pháp chỉ áp dụng cho vụ việc về lao động như tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động v.v…Đây là một điểm cần lưu ý khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp cho phù hợp với quan hệ pháp luật mà Tòa án đang giải quyết [27, tr227].
2.1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
Các BPKCTT được quy định tại Điều 114 BLTTDS năm 2015 bao gồm:
2.1.1 Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
BLTTDS năm 2015 đã mở rộng đối tượng được bảo vệ trong BPKCTT này. Theo BLTTDS năm 2004 quy định “Biện pháp giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục” thì đối tượng được bảo vệ của BPKCTT này là “người chưa thành niên”.
Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm đối tượng được bảo vệ bao gồm: người mất năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Hai đối tượng là “người chưa thành niên” và “người mất năng lực hành vi dân sự” đã được quy định rõ trong BLDS năm 2005 còn đối tượng “người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” lần đầu tiên mới được ghi nhận là đối tượng cần được bảo vệ và quy định tại Điều 23 BLDS năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2017).
“Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.
Theo quy định này, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người gặp những khuyết tật nhất định về mặt thể chất hoặc có những vấn đề về mặt tinh thần tác động trực tiếp đến việc biểu đạt ý chí chính xác của họ ra bên ngoài. Những người này không rơi vào tình trạng “mất hoàn toàn khả năng nhận thức, làm chủ hành vi” nên không thể xếp họ vào nhóm chủ thể “mất năng lực hành vi dân sự” theo Điều 22 BLDS năm 2015. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thường tập trung vào nhóm người cao tuổi chủ yếu liên quan đến lý do về tinh thần và người khuyết tật do tình trạng thể chất.
Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục là việc chuyển người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho người khác hoặc một tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong trường hợp cha mẹ đứa trẻ, thân nhân của người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để họ phát triển bình thường.
Trước đây, trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, biện pháp này được quy định tại khoản 2 Điều 41 nhưng chỉ là “giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trông nom”. Khoản 1 Điều 102 BLTTDS năm 2004 đã bổ sung và BLTTDS năm 2015 tiếp tục ghi nhận: người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không chỉ được giao để “trông nom” mà còn phải được “nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục”. Biện pháp được áp dụng nhằm bảo vệ khẩn cấp một đối tượng đặc biệt mà cả xã hội quan tâm bảo vệ, đó là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trong tình thế khẩn cấp,những người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chưa có người giám hộ, tòa án cần phải giao ngay những người này cho một chủ thể có đủ điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục nhằm bảo đảm cho họ có cuộc sống và phát triển bình thường cho đến khi tòa án có quyết định chính thức giải quyết nội dung vụ án. Theo quy định tại Điều 114 BLTTDS năm 2015 thì BPKCTT này được Tòa án quyết định áp dụng trong việc giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình có liên quan đến người chưa thành niên chưa có người giám hộ phù hợp với quy định của các Điều 68, 69,70,71,72 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và Điều 61 BLDS.
Việc áp dụng BPKCTT này có thể xuất phát từ bên khởi kiện có đơn yêu cầuTòa án áp dụng và cũng có thể trong quá trình giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà Tòa án thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp để bảo vệ, chăm sóc. Trong trường hợp này thì Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT không cần có đơn yêu cầu của đương sự.
Điều kiện áp dụng biện pháp này được quy định tại Điều 115 BLTTDS năm 2015, theo đó biện pháp này sẽ được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến những người này mà họ chưa có người giám hộ. Đồng thời đối với việc giao người chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người đó.
Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP của HĐTPTANDTC hướng dẫn BLTTDS năm 2004 quy định: người chưa thành niên chưa có người giám hộ được hiểu là trường hợp người chưa thành niên không có người giám hộ đương nhiên nhưng những người thân thích của người chưa thành niên chưa cử được ai trong số họ hoặc một người khác làm giám hộ và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cùng các tổ chức xã hội tại cơ sở cũng chưa cử được ai trong số họ hoặc tổ chức từ thiện đảm nhận việc giám hộ. Trường hợp có cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện giám hộ do pháp luật quy định tự nguyện đảm nhận việc giám hộ thì tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đó trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Trong trường hợp không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào tự nguyện đảm nhận việc giám hộ thì tòa án quyết định áp dụng BPKCTT giao người chưa thành niên cho một trong số những người thân thích của người chưa thành niên có đủ điều kiện giám hộ do pháp luật quy định trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Nếu không có người thân thích hoặc không có ai trong số người thân thích có đủ điều kiện giám hộ thì tòa án quyết định áp dụng BPKCTT giao người chưa thành niên cho một người khác có đủ điều kiện giám hộ do pháp luật quy định hoặc cho một tổ chức từ thiện trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục TANDTC (2005), Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của BLTTDS ngày 27/4/2005, Hà Nội.
BLTTDS năm 2015 chưa có văn bản hướng dẫn, tuy nhiên căn cứ theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP nêu trên thấy rằng so với quy định tại Điều 115 BLTTDS năm 2015, hướng dẫn này tạo nhiều thuận lợi hơn cho tòa án khi áp dụng, tuy nhiên nếu hiểu “người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chưa có người giám hộ” chỉ là trường hợp đối tượng trên không có người giám hộ đương nhiên thì chưa thực sự đầy đủ. Trong thực tiễn tố tụng có trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong vụ án dân sự đã có người giám hộ nhưng người giám hộ đó lại đang chấp hành hình phạt tù, đang trong tình trạng bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, hoặc một bên cha, mẹ đang chấp hành hình phạt tù còn bên kia rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như ốm nặng, nghèo túng không thể trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên. Với những trường hợp này tòa án cũng cần phải quyết định áp dụng BPKCTT giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đó trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
2.1.2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng
BPKCTT buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng là việc tòa án quyết định buộc người bị yêu cầu cấp dưỡng phải tạm cấp trước một khoản tiền nhất định để đảm bảo cho người được cấp dưỡng giải quyết được những khó khăn trước mắt của họ, để họ không bị ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống. BLTTDS năm 2015 quy định tại Điều 116 như sau:“Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và