Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của Ngân hàng thương mại trong pháp luật Việt Nam - 10

KẾT LUẬN

Quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản được công nhận ngày càng phổ biến và có giá trị lớn. Việc sử dụng, khai thác QSHTT đang được nhà nước, các ngân hàng, các doanh nghiệp và các chủ thể khác quan tâm, trong đó có việc sử dụng QSHTT làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại các NHTM.

Các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đã và đang có những bước đi trong việc cho vay có bảo đảm bằng QSHTT như hiện đại hóa chế độ pháp lý về giao dịch bảo đảm, hoàn thiện chế độ bảo hộ sở hữu trí tuệ mạnh mẽ, hiệu quả và xây dựng thị trường sở hữu trí tuệ dễ tiếp cận,… Đây là một xu hướng tất yếu của sự phát triển kinh tế, xã hội và pháp lý của toàn nhân loại, nên đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Việt Nam nghiên cứu và áp dụng.

Hiện nay, hoạt động cho vay có bảo đảm bằng QSHTT tại các NHTM Việt Nam đã diễn ra, tuy nhiên diễn ra với số lượng không đáng kể. Trong đó nguyên nhân, đồng thời là hệ quả của thực trạng này là pháp luật Việt Nam chưa có quy định trực tiếp điều chỉnh về biện pháp bảo đảm tín dụng bằng QSHTT mà chỉ có các quy định làm nền tảng cơ bản cho việc xây dựng một chế độ pháp lý về biện pháp bảo đảm bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại như: quy định pháp luật dân sự về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tài sản bảo đảm, pháp luật về sở hữu trí tuệ,... Do đó, để kịp thời bắt nhịp với sự phát triển của thế giới, đáp ứng các yêu cầu của hoạt động kinh tế và để hoạt động cho vay có bảo đảm bằng QSHTT được thực hiện trên thực tế đòi hỏi phải có sự nâng cao, thay đổi của nhiều yếu, nhiều chủ thể, trong đó đặt trọng tâm là thay đổi các quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ.

Với lợi thế là một đất nước đi sau, Việt Nam có thể học hỏi mô hình pháp luật của các nước phát triển trên thế giới về biện pháp bảo đảm tín dụng bằng QSHTT trong hoạt động của NHTM. Tuy nhiên, vấn đề cho vay có bảo đảm bằng QSHTT là một vấn đề mới, các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực đang trong quá trình nghiên cứu và xây dựng một mô hình pháp lý hoàn thiện nhất. Do đó việc lựa chọn một mô hình học tập cho pháp luật Việt Nam cần phải được xem xét những ưu điểm và

nhược điểm của từng mô hình để vận dụng linh hoạt vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Dựa trên những phân tích nêu trên, bài khóa luận của người viết đã cố gắng tìm hiểu những cơ sở lý luận của việc áp dụng biện pháp bảo đảm tín dụng bằng QSHTT trong các NHTM, thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đồng thời từ đó đưa ra một vài kiến nghị cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT trong NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, do sự hữu hạn về kiến thức và hiểu biết nên trong phạm vi bài khóa luận tốt nghiệp này, người viết không thể bao quát, làm rõ hết các vấn đề về biện pháp bảo đảm tín dụng bằng QSHTT trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên người viết cũng hy vọng thông qua bài khóa luận tốt nghiệp này sẽ góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về biện pháp bảo đảm tín dụng bằng QSHTT trong hoạt động của NHTM, đưa các biện pháp bảo đảm này vào áp dụng trong thực tiễn của hoạt động ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tiếng Việt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật dân sự.

2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự.

Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của Ngân hàng thương mại trong pháp luật Việt Nam - 10

3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng;

4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung);

5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Sở hữu trí tuệ;

6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung);

7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Chuyển giao công nghệ;

8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng;

9. Quốc hổi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng;

10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm;

11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;

12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị định số 102/2017/NĐ-CP về Đăng ký giao dịch bảo đảm

13. TS Lê Nêt (2006) Sở hữu trí tuệ - Tài liệu bài giảng;

14. Tiến sĩ Luật học Nguyễn Ngọc Điện (2001) Bình luận khoa học về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Luật dân sự Việt Nam;

15. Luật sư Trương Thanh Đức (2017), 09 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội;

16. PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy (2016), Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, ĐHQGHN, Hà Nội;

17. Phạm Thị Hồng (2015), Pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội;

18. Đào Thị Dung (2016), Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội;

19. Nguyễn Trí Đức (2008), Hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;

20. Trần Thị Thu Hường, “Cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là tài sản trí tuệ - Cơ hội, thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 170 (7), 46-52;

21. Thu Hằng (2013), “Thế chấp ảo, rút ruột ngàn tỷ thật”, www.tienphong.vn

22. Tùng Lâm (2017), “Agribank rao bán tài sản tại công ty Lifepro tai tiếng từng khiến hàng loạt cựu lãnh đạo ngân hàng này vào tù”, nhipsongkinhte.com

23. Tô My (2015), “Sử dụng tài sản trí tuệ đảm bảo cho các khoản vay”, laodong.vn;

24. Linh Chi (2015), “Cho vay đảm bảo bằng tài sản trí tuệ: Cũ người, mới ta”, doanhnhansaigon.vn;

25. Brandfinance (2017), “Báo cáo Top 50 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam về tài sản vô hình và giá trị thương hiệu năm 2017”, brandfinance.com.

B. Tiếng Anh

1. Bich Thao Nguyen (2014), Legal Frameworks for Intellectual Property-Based Secured Financing: Proposal for Reform in Vietnam, SMU Dedman School of Law, The United State of America;

2. TaylorWessing (2015), “Taking and enforcing security in Ẻuope”, TaylorWessing.com;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023