ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
-------------
PHẠM THỊ NGOAN
PHÁP LUẬT VỀ LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa: QH-2013-L
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
-------------
PHẠM THỊ NGOAN
PHÁP LUẬT VỀ LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa: QH-2013-L
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Lan Hương
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là khóa luận tốt nghiệp của chính bản thân tôi, khóa luận được TS. Nguyễn Thị Lan Hương hướng dẫn khoa học. Các số liệu nêu trong khóa luận này là trung thực. Các thông tin tham khảo đều được dẫn nguồn cụ thể.
TÁC GIẢ KHÓA LUẬN
Phạm Thị Ngoan
Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Mục Lục
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LÃI SUẤT VÀ KHÁI QUÁT NỘI DUNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 5
1.1 Những vấn đề lý luận về lãi suất 5
1.1.1 Khái niệm về lãi suất 5
1.1.2 Phân loại lãi suất 6
1.1.3 Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương 9
1.2 Khái quát pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 11
1.2.1 Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 11
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 19
2.1 Quy định pháp luật về lãi suất đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 19
2.1.1 Quy định về lãi suất trong hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 19
2.1.2 Quy định về lãi suất trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệ 30
2.2 Ưu điểm và hạn chế trong các quy định hiện hành về lãi suất đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 35
2.3.1 Hoạt động cho vay của các NHTM 35
2.3.2 Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại 38
2.3 Một số hành vi vi phạm quy định về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và chế tài xử lý 40
2.3.1 Một số hành vi vi phạm quy định về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 40
2.3.2 Chế tài xử lý 44
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 49
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 49
3.2 Các kiến nghị cụ thể 50
3.2.1 Quy định nguyên tắc xác định lãi suất trong Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng 50
3.2.2 Quy định về giới hạn lãi suất tiền gửi 52
3.2.3 Đảm bảo tính hợp lý trong mối quan hệ giữa các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước 53
3.2.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về lãi suất 55
KẾT LUẬN 57
Danh mục các chữ viết tắt
NHTM | |
Ngân hàng Trung ương | NHTW |
Ngân hàng Nhà nước | NHNN |
Tổ chức tín dụng | TCTD |
Bộ luật Dân sự | BLDS |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 2
- Khái Quát Pháp Luật Về Lãi Suất Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Thực Trạng Pháp Luật Về Lãi Suất Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lãi suất không chỉ là công cụ thiết yếu và nhạy cảm trong việc điều hành chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, mà lãi suất còn thể hiện là giá cả của việc sử dụng vốn của hoạt động tín dụng. Sự biến động của lãi suất sẽ tác động đến quá trình sản xuất, đầu tư, tiêu dùng và tiết kiệm của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Trong giai đoạn hiện nay, khi hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều hướng về mô hình kinh tế thị trường thì vai trò của lãi suất ngày càng nổi bật, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nền kinh tế. Chính vì những ảnh hưởng của lãi suất trong đời sống hàng ngày của mỗi quốc gia mà đa số các nước đều tìm cách sử dụng pháp luật để tác động vào lãi suất bằng những cách khác nhau để đạt được mục tiêu quản lý của mình. Điều này cho thấy việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với lãi suất nói chung và lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng là điều cần thiết và không thể phủ nhận. Ở Việt Nam, vấn đề lãi suất đã được Nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật. Trải qua thời gian, các quy định về lãi suất đã được điều chỉnh để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế trong từng thời kỳ. Do tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế, đặc biệt lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHTM, việc điều hành lãi suất thông qua các quy định của pháp luật cũng không tránh khỏi những hạn chế trong thực tiễn áp dụng do vậy nghiên cứu đề tài liên quan đến lãi suất là cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề mang tính thời sự của lãi suất, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM ở Việt Nam, thực tiễn áp dụng các quy định đó trong hoạt động kinh doanh của NHTM để chỉ ra những ưu điểm cũng như những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục việc áp dụng các quy định về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM; từ đó đưa ra một số định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu và đánh giá các quy định hiện hành về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM ở Việt Nam. NHTM được thực hiện rất nhiều các hoạt động ngân hàng khác nhau nhưng chủ yếu và đặc trưng nhất vẫn là hoạt động huy động vốn và cho vay, trong hoạt động đó vai trò của lãi suất huy động và lãi suất cho vay là rất quan trọng. Khóa luận văn đi sâu vào phân tích các quy định liên quan đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay của NHTM, quy định về các lãi suất mà Ngân hàng Trung ương (NHTW) sử dụng để thực thi chính sách tiền tệ có ảnh hưởng gián tiếp đến lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của NHTM, các quy định liên quan đến thanh tra, giám sát tuân thủ quy định về lãi suất. Thực tiễn áp dụng các quy định về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM những điểm tích cực và hạn chế từ thực tiễn áp dụng pháp luật, trên cơ sở đó nêu ra hướng hoàn thiện pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khoa học được sử dụng trong toàn bộ khóa luận là phương pháp luận, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng các quy định của pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Ngoài ra, để hoàn thành mục