Tác động của các yếu tố năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch - Trường hợp Thừa Thiên Huế - 2

5.2.1 Dưới góc độ quản trị doanh nghiệp 149

5.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước 159

5.3 Ý nghĩa của nghiên cứu 162

5.3.1 Ý nghĩa về mặt lý thuyết 162

5.3.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn 162

5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 163

KẾT LUẬN 164

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THẢO LUẬN

PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI THẢO LUẬN CÁC CHUYÊN GIA HOÀN THIỆN MÔ HÌNH

ĐỀ XUẤT TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

PHỤ LỤC 3: DÀN BÀI THẢO LUẬN CÁC CHUYÊN GIA HOÀN THIỆN THANG ĐO

TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT SƠ BỘ

PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH'S ALPHA SƠ BỘ PHỤ LỤC 6: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC

PHỤ LỤC 7: THỐNG KÊ MÔ TẢ

PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH'S ALPHA

PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (FEA) PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (CFA) PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SEM

PHỤ LỤC 12: KIỂM ĐỊNH ANOVA SỰ KHÁC BIỆT THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

AIM

Australian Instituted of Management - Học viện quản lý Úc.

2

ANOVA

Analysis of variace - Phân tích phương sai.

3

BR

Business results - Kết quả kinh doanh.

4

CFA

Confirmatory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khẳng định.

5

CFI

Comparative fix index - Chỉ số sửa chữa so sánh.

6

CMIN/df

Độ phù hợp của mô hình.

7

CMR

Customer Relationship Management - Quản trị quan hệ khách

hàng.

8

CNTT

Công nghệ thông tin.

9

CSR

Coporate social responsibility - Trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp.

10

DN

Doanh nghiệp.

11

EFA

Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá.

12

GFI

Goodness of fix index - Độ tốt của chỉ số sửa chữa.

13

IMD

Institute Management Development - Viện Quản lý Phát triển.

14

ISO

International Organization for Standardization - Tổ chức tiêu

chuẩn quốc tế.

15

ISO 14000

International Organization For Standardization - Tổ chức Quốc tế

về Tiêu chuẩn hoá.

16

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin.

17

KPI

Key Performance Indicator - Chỉ số đo lường và đánh giá hiệu

quả hoạt động của một bộ phận trong một công ty.

18

MI

Modification indices - Chỉ số sửa đổi.

19

OECD

Organization for Economic Co-operation and Development - Tổ

chức Hợp tác và phát triển kinh tế.

20

P

p-value – p giá trị.

21

P/E

Price to Earning Ratio - Giá cổ phiếu trên lợi nhuận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.

Tác động của các yếu tố năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch - Trường hợp Thừa Thiên Huế - 2

vii


22

R&D

Research & development - Nghiên cứu và Phát triển.

23

RMSEA

Root Mean Square Error Approximation - Xấp xỉ lỗi trung bình

bình phương.

24

ROA

Return On Assets - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản.

25

ROE

Return On Equity -Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu.

26

ROI

Return On Investment - Tỷ suất thu nhập trên đầu tư.

27

ROS

Return On Sales - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu.

28

SEM

Structural Equation Modeling - Mô hình cấu trúc tuyến tính.

29

SERVQUAL

Service Quality - Công cụ nghiên cứu đa chiều.

30

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences - Gói thống kê cho các

ngành khoa học xã hội.

31

TLI

Tucker & Lewis Index.

32

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn.

33

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh.

34

TQM

Total Quality Management - Quản lý chất lượng toàn diện.

35

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

- Tổ chức Khoa học và Văn hóa Giáo dục Liên Hợp Quốc.

36

UNWTO

The United World Tourism Organization - Tổ chức du lịch thế

giới.

37

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp.

38

VRIN

Valuable, Rare, Inimitable, Non – substitutable - Có giá trị, hiếm,

không thể thay thế, không thể thay thế.

39

WEF

World Economic Forum - Diễn đàn kinh tế thế giới.

40

WTO

World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới.

viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các yếu tố thuộc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch 80

Bảng 3. 1: Thang đo hình ảnh thương hiệu 89

Bảng 3. 2: Thang đo năng lực marketing 91

Bảng 3. 3: Thang đo năng lực tài chính 92

Bảng 3. 4: Thang đo năng lực quản trị 93

Bảng 3. 5: Thang đo năng lực tổ chức phục vụ 95

Bảng 3. 6: Thang đo chất lượng sản phẩm dịch vụ 96

Bảng 3. 7: Thang đo công nghệ thông tin 97

Bảng 3. 8: Thang đo văn hóa doanh nghiệp 100

Bảng 3. 9: Trách nhiệm xã hội 104

Bảng 3. 10: Thang đo kết quả kinh doanh 107

Bảng 3. 11: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thang đo các thành phần 108

Bảng 4. 1: Thống kê mô tả các biến định tính trong khảo sát 112

Bảng 4. 2: Đánh giá độ tin cậy của các thang đo 117

Bảng 4. 3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các thang đo đơn hướng (lần 2) 120

Bảng 4. 4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các thang đo đa hướng 121

Bảng 4. 5: Giá trị hội tụ của các thang đo đơn hướng 124

Bảng 4. 6: Giá trị hội tụ của các thang đo đa hướng 128

Bảng 4. 7: Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả của mô hình 132

Bảng 4. 8: Kết quả kiểm định ước lượng mô hình nghiên cứu bằng Bootrap 133

Bảng 4. 9: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các yếu tố trong mô hình tới hạn ...134 Bảng 4. 10: Kiểm định theo lĩnh vực kinh doanh ngành nghề 137

Bảng 4. 11: Kiểm định theo loại hình doanh nghiệp 138

Bảng 4. 12: Kiểm định theo vị trí quản lý 138

Bảng 4. 13: Kiểm định theo thâm niên 139

Bảng 4. 14: Kiểm định theo số năm thành lập 139

Bảng 4. 15: Kiểm định theo số lượng thành viên 140

Bảng 4. 16: Kiểm định theo quy mô doanh nghiệp 141

ix


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2. 1: Mô hình năm áp lực canh tranh của Michael E. Poter 37

Hình 2. 2: Khung lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực 50

Hình 2. 3: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả 80

Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu 84

Hình 3. 2: Mô hình tổng thể đánh giá văn hoá doanh nghiệp của Denison 99

Hình 4. 1: Kết quả CFA thang đo đơn hướng chuẩn hoá 125

Hình 4. 2: Kết quả CFA thang đo đa hướng VHDN chuẩn hoá 126

Hình 4. 3: Kết quả CFA thang đo đa hướng TNXH chuẩn hoá 127

Hình 4. 4: Kết quả CFA thang đo đa hướng KQKD chuẩn hoá 127

Hình 4. 5: Kết quả CFA mô hình tới hạn chuẩn hóa 130

Hình 4. 6: Kết quả SEM chuẩn hóa của mô hình nghiên cứu 131

Hình 5. 1: Tác động của các yếu tố của năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh ... 147

1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Giới thiệu chương

Trong chương giới thiệu về đề tài nghiên cứu này nhằm cung cấp một cách tổng quan và bao quát về nội dung của đề tài nghiên cứu “Tác động của các yếu tố năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch: Trường hợp Thừa Thiên Huế”. Đầu tiên nêu lý do chọn đề tài nghiên cứu đến lược khảo các công trình nghiên cứu trước có liên quan trong và ngoài nước, kế tiếp xác định khoảng trống của các nghiên cứu trước, trên cơ sở đó xác định mục tiêu nghiên cứu, cũng như đặt ra câu hỏi nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả cũng trình bày phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu, điểm mới đóng góp của nghiên cứu và bố cục của công trình nghiên cứu.

1.1 Lý do chọn đề tài

Du lịch là ngành kinh tế ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và là đòn bẩy tác động tăng trưởng của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy vai trò quan trọng của du lịch đã tác động sự cạnh tranh gây gắt của các quốc gia để thu hút khách du lịch một cách tốt nhất. Bên cạnh, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và tác động của cuộc cách mạng 4.0 thì sự cạnh trạnh trong hoạt động kinh doanh ngày càng quyết liệt hơn. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch để tác động nâng cao hiệu quả kinh doanh mà cụ thể là doanh nghiệp hoạt động du lịch thực sự là mũi nhọn tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Ngoài ra trên thực tế cho thấy giữa vấn đề về năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch hiện nay là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu và trên nhiều khía cạnh thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh. Trong đó có một số công trình nghiên cứu thực nghiệm trước đây liên quan đến năng lực cạnh tranh cũng như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã được thực hiện trong các ngành công nghiệp khác nhau như lĩnh vực kinh doanh nông sản, đa ngành, sản xuất. Nhiều nghiên cứu về tính cạnh tranh của các doanh nghiệp được một số chuyên gia cho là nó bị ảnh hưởng nặng nề bởi những thay đổi trong bối cảnh và thời gian kinh doanh. Còn khái niệm về năng lực cạnh tranh bao gồm ba mức độ cạnh tranh đó là: i) Trong các quốc gia; ii) Ngành công nghiệp; iii) Và các doanh nghiệp (Ambastha và Momoya, 2004). Theo Porter (1980) đưa ra lập luận rằng nguồn gốc được thể hiện ở sự năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp đó là liên kết giữa khả năng cạnh tranh

2


với chiến lược chi phí thấp và tạo ra các sản phẩm dịch vụ khác biệt. Treacy và Wiersema (1995) cho rằng việc tạo ra khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là thông qua việc tạo ra giá trị cho khách hàng một cách cụ thể. Trong khi đó Smith (2006) cho rằng các doanh nghiệp có thể cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu thông qua khả năng của các doanh nghiệp về vấn đề quản lý kỹ năng và tiềm năng của nguồn nhân lực hiện có trong doanh nghiệp. Bartlett và Ghosal (1989) kết luận rằng năng lực cạnh tranh được hình thành từ năng lực nội bộ của doanh nghiệp đó, tính chính xác của chiến lược kinh doanh, khả năng đổi mới, nguồn lực hữu hình và vô hình của doanh nghiệp. Ambastha và Momoya (2004) cho rằng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi sự kết hợp của các tài sản và quy trình. Nói chung, việc đo lường kết quả kinh doanh thường thông qua các yếu tố thuộc về năng lực cạnh tranh bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu cho thấy du lịch là một trong những ngành có tầm quan trọng và linh hoạt nhất trong các nền kinh tế trên thế giới. Ngành du lịch có tính đặc thù như là tính chất liên ngành, liên vùng và phức hợp với nền kinh tế có tầm quan trọng trong xã hội. Khi du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của khu vực đó và cũng là cơ hội kết nối với những kinh doanh lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Nền kinh tế hội nhập quốc tế là một trong những điều kiện tốt để đưa các quốc gia phát triển. Bên cạnh đó cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn mà lĩnh vực kinh doanh du lịch cũng không là ngoại lệ. Trong bối cảnh hiện nay cạnh tranh ngày càng gia tăng, thì việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp du lịch mà còn có ý nghĩa đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hỗ trợ cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Các yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh là công cụ tất yếu để các doanh nghiệp du lịch tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận cao đồng thời cũng là giải pháp để đáp ứng yêu cầu hội nhập, toàn cầu hóa của nền kinh tế quốc gia. Yêu cầu cấp bách đặt ra cho các doanh nghiệp du lịch hiện nay là tìm ra yếu tố nào làm tăng khả năng cạnh tranh của mình từ đó tác động tích cực lên kết quả hoạt động kinh doanh.

Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng ngày gia tăng cũng như mong muốn được cung cấp sản phẩm dịch vụ ngày càng tốt hơn, chính vì thế các doanh nghiệp du lịch đứng trước sức ép là phải cạnh tranh gay gắt. Do đó việc xem xét một cách tổng thể và nghiên cứu

3


chuyên sâu về tác động của các yếu tố năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch là hết sức quan trọng. Nó có giá trị vì kết quả của công trình nghiên cứu là cơ sở giúp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách có cơ sở đưa ra chiến lược kinh doanh và cơ chế chính sách giúp các doanh nghiệp ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc này tạo ra kết quả kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp du lịch trong quá trình hội nhập.

Việt Nam là một quốc gia đang sở hữu một số lượng tiêu dùng đáng kể và đây cũng là nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch (Guillet và Tasci, 2012). Theo số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam có hơn 95 triệu dân (năm 2018). Thống kê của Tổng cục du lịch cho thấy số lượng doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, từ 13.240 (năm 2010) lên 27.352 (năm 2018) tương ứng tăng 207% trong 8 năm. Còn theo thống kê của sở du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến tháng 9 năm 2018 toàn tỉnh có 663 doanh nghiệp du lịch. Với nhu cầu ngày càng tăng và nguồn cung cũng tăng theo thời gian kể cả trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam cần phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ cạnh tranh, để có được khách hàng mới và giữ khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. Do đó, sự thành công của kinh doanh du lịch tại Việt Nam đang được đặt ra bởi vì điều kiện công nghiệp thay đổi theo cường độ cạnh tranh kinh tế, hình thức sở hữu (ví dụ: thuộc sở hữu Nhà nước hoặc liên doanh), hệ thống quản lý (ví dụ: văn hóa, cấu trúc và chiến lược), các loại hình hoạt động của doanh nghiệp du lịch (ví dụ: chuỗi hoặc độc lập). Và các loại nhà cung cấp, người thay thế, người quản lý và nhân viên của doanh nghiệp du lịch (Guillet và cộng sự, 2011).

Với mục tiêu chung để điều hành bất kỳ doanh nghiệp nào là thành công trong lợi nhuận cao và tăng hiệu suất thì năng lực cạnh tranh là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến thành tích kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với nhiều lãnh đạo nghiệp du lịch. Vì ngành dịch vụ du lịch đang thay đổi đáng kể trước sự cạnh tranh khốc liệt, tăng sự tinh tế của khách hàng và tiến bộ công nghệ nhanh chóng.

Năm 2017 ngành du lịch thế giới và khu vực tiếp tục tăng trưởng. Tại Việt Nam ngành du lịch đạt mức tăng trưởng vượt bậc, là điểm sáng của nền kinh tế. Cả nước đón 12,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng 29,1% so với năm 2016; phục vụ hơn 73 triệu lượt khách nội địa,

Xem tất cả 290 trang.

Ngày đăng: 31/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí